avirax
Member
Cái này mình cũng viết lâu rồi, chẳng có gì mới toàn phải khoe mấy thứ cũ, hơi ngượng
viết sau một lần đến trại trẻ mồ côi
Thằng trẻ con không khóc
Trại trẻ mồ côi, ít ra thì cũng có một lần tôi tới đó cùng vài đứa bạn, có lẽ nếu không có lần ấy thì chắc đến già cũng chẳng có nổi một lần tôi biết nó như thế nào cả. Tôi xuất hiện ở đó trong cái dáng vẻ vững vàng (theo suy nghĩ của tôi là phù phiếm) so với lũ trẻ con ngơ ngác nhìn thích thú lẫn tò mò vào tôi.
Tôi đến đó chẳng phải vì lòng nhân ái gì, sự thực là tôi không thích bọn trẻ con, chỉ thích chính cái thằng trẻ con là tôi hồi xưa là hết. Tôi ngồi vào một góc, im lặng ngắm nhìn và chơi trò chơi quen thuộc là đánh giá - nếu độc ác hơn thì gọi là phán xét thầm tuơng lai hay con người từng đứa một. Với những người có tấm lòng nhân ái hơn tôi, có lẽ họ nảy sinh thương cảm nào đó chăng? Có lẽ họ thích nghe những cảnh đời bằng đôi tai đầy trắc ẩn. Còn với riêng tôi thì đã vào đến đây thì cái việc nghe là thừa thãi quá, tôi chẳng làm gì ngoài cái việc ngồi trong góc. Tôi nhìn bọn trẻ từ đầu tới chân, bọn trẻ cũng nhìn tôi chẳng kém.
· * *
Thực sự là hình ảnh đứa trẻ trong trại mồ côi không phải là đứa trẻ cúi đầu buồn tủi, cũng không nhếch nhác bẩn thỉu, mà bình thường như bao đứa trẻ khác. Chỉ có vài nét hơi khác chút ít thôi, nhưng lại không nằm ở diện mạo mà miêu tả được. Hiện giờ tôi chưa nắm bắt được nhiều.
Nhưng có khác thì chúng không thể dấu đi được cái bản chất trẻ con của chúng, bởi vì chúng vẫn có tiếng cười đùa, bọn con trai đuổi nhau um tỏi, bọn con gái tụm vào một chỗ, và tất cả cùng cười. Phải công nhận một điều, không có sự giải toả mệt mỏi nào hiệu quả hơn cái việc ngồi một chỗ và nhìn bọn trẻ với những trò ngu ngốc của chúng. Mà tôi thì chưa phải là ông già.
Tôi phát ghen với chúng, bọn trẻ con.
Trẻ con thì được quyền cười thoải mái với niềm vui thuần tuý của nó, kể cả cười với những thứ chẳng đáng một xu để cười, hoặc cười vì thấy thằng bên cạnh nó cười ngặt nghẽo mà chẳng hiểu ra làm sao cả. Còn đến bây giờ thì, hỡi ôi, cười vì một điều ngu ngốc nào đó cũng đông nghĩa là chửi chính mình ngu ngốc. “Một thằng người lớn” được phép cười thoải mái, nhưng nó không được phép luôn cười cợt vô tư. Và nói thật, ngay cả lúc bọn trẻ con ngoài đường chửi những câu mà đến người lớn nói ra còn ngượng thì ở đâu đó cũng là vui vẻ nào đó của đứa trẻ con, vô tội. Niềm vui và tiếng cười đứa trẻ, thượng đế đem cho con người một đặc ân.
Khi lớn lên thì Thượng đế tước đi của chúng ta nhiều thứ.
Người ta bảo các cô gái thì thất thường, lúc vui lúc cáu để hành thiên hạ. Nhưng theo tôi thì cóc phải thế, đấy là các cô đang giăng những cái lưới chằng chịt để bẫy thiên hạ mà thôi. Bọn trẻ con mới thực sự thất thường đúng nghĩa. Cái này tôi cam đoan đấy vì tôi nhớ hồi xưa tôi với thằng hàng xóm đang đánh cầu lông cực vui thì tý nữa hai thằng đấm nhau chỉ vì cái quả cầu rơi ra giữa mà chẳng thằng nào muốn nhặt. Bọn trẻ con được quyền cười hết mức và khóc thoải mái chẳng sợ thằng người lớn nào cười, hoạ có thì sợ bọn đồng lứa chế nhạo là cùng thôi. Còn đến khi lớn, bố thằng nào dám khóc. Không khóc được thì nốc cồn, đấm nhau bùm bụp hoặc cùng lắm là ngồi cười vào mặt mình vì sự bất lực của bản thân. Thế đấy, không khóc được trong khi chẳng có cái gì xoa nhanh mấy vết chém trên người bằng nước mắt.
Bọn trẻ con trong trại trẻ, trừ những đứa bé tin hin, còn lại đều không mang vẻ của một đứa trẻ có thể khóc được. Một số đứa lớn không nói làm gì, còn lại thì nhìn mặt chúng cũng đã đanh lại, nhìn kỹ thì mới biết. Chẳng biết có phải vì không thể có gì tồi hơn quá khứ, hay vì quá khứ mà chúng hết cảm giác cần khóc từ lâu?
· * *
Những thằng bé đang chia nhau mấy chú lính dù bằng nhựa. Ném một thằng lính lên, dù bung ra và thằng lính rơi từ từ xuống đất. Cái trò này hay ho phết, hồi bé tôi cũng hay chơi, nhưng mà thằng lính thì là cục gạch, còn cái dù tôi cắt từ cái vỏ túi nilông rồi buộc bằng chỉ, không màu mè đẹp đẽ như bây giờ. Bọn chúng xem ra càng vui vẻ, chỉ có điều, một thằng bé không được chia vì dù đã hết. Chậm chân là không có gì chơi.
Thằng bé xin một cây diều, chẳng còn cái nào cả. Nó xin chơi chung, chẳng thằng nào chơi cùng với nó. Nó xuốn nước, chỉ xin một lần cầm thằng lính ném lên, cũng không có đứa nào đưa cho nó. Cuối cùng nó giật lấy một cái trên tay thằng bên cạnh, nhưng nó cũng chẳng thành công. Nó bật lực và cáu bẳn bỏ đi. Chẳng ai ngăn cản nó.
Tôi ngồi đấy và quyết định chẳng làm gì cả. Chẳng biết có phải tôi hay cái tính lười của tôi nó quyết định hay không nữa. Thằng bé đi ra và chẳng được cái gì. Nếu nó nán lại, nó có thể ngồi một chỗ, và may ra có một đứa nào đó trong đám bọn tôi nhận ra và đưa nó quyển truyện tranh. Nhưng chắc là người đó chẳng phải là tôi.
Tôi đoán chắc bây giờ mắt thằng bé đã đỏ hoe, nhưng có thể nó sẽ không khóc. Cũng chỉ là ước đoán vì ở cái tuổi của nó thì cái việc khóc là điều hoàn toàn được cho phép.
· * *
Tôi đưa cho thằng bé quyển truyện tranh, không dụ dỗ, không mời mọc bởi tôi không có khả năng như thế. Mà nếu tôi xuống nước hơn, chưa chắc sự việc đã tốt hơn. Sự việc thế này. Tôi đưa cho thằng bé theo cách thông thường nhất, và thế là: “Ông đ** cần!”- Rồi nó bỏ đi.
Tôi hứng thêm nỗi ray rứt và trở về chỗ ngồi trong góc.
Lại là một tưởng tượng logic của tôi
Rốt cuộc là tôi chẳng làm gì cả, vẫn ngồi nguyên một chỗ mặc nó bỏ đi.
· * *
Đứa trẻ bỏ đi, không khí vẫn vui vẻ như thường, kẻ cả tôi cũng chẳng mấy áy náy và vui lây với bầu không khí. Bon con trai có đồ chơi, bọn con gái ngồi quây lại với mấy trò bố nhắng do bọn con gái bày đặt ra.
Vô tình thằng bé kia trở thành nạn nhân của những hành vi vô tội.
Nó bỏ đi để vớt vát, ảo tưởng rằng thiếu nó mọi người sẽ suy nghĩ lại, áy náy hay thế này thế kia chăng? Nó đã tự mình đào thêm cái hố bất công? Không phải thế, nó bỏ đi vì bất lực, cay cú và bất lực chứ không giống cái cách vùng vằng của một thằng bé bình thường, no ấm.
Nhưng đứa bé sẽ không khóc, tôi rất tin là thế.
· * *
Đến ngày hôm sau là nó lại phải cười. Bản năng của nó là cười đùa với bọn trẻ xung quanh, dù muốn hay không muốn. Nếu không chắc chắn nó không phải là trẻ con mà chỉ là một cái gì đó không phải trẻ con nằm trong thân xác trẻ con.
Bây giờ nó không khóc, còn tất cả đang cười đùa hớn hở. Còn đến mai, nó lại cười đừa và sẽ có một đứa trẻ nào đó không khóc.
Và sẽ chẳng có đứa nào khóc cả.
Tất cả đủ lớn để ý thức rằng không nên khóc
Tất cả đủ lớn để có thể độc ác, có thể chế nhạo và sợ độc ác, sợ cả sự chế nhạo mà mình biết cách làm thuần thục.
Tất cả đủ lớn, hoặc là đủ để cuộc sống dạy cho biết là khóc chẳng được cái gì, một sự dạy dỗ cần thiết cho chúng nó và tai hại cho một đứa trẻ con không giống như chúng nó.
Tất cả đủ lớn nhưng chưa đủ để hiểu rằng ích kỷ là bản năng của con người, thế nên ác độc nhiều khi không trở thành tội lỗi, cả đám đông ác độc nên họ là vô tội, anh xin xỏ và quấy rầy đã quá sai. Đứa trẻ ở đó không đủ khả năng để lại ngồi xuống một góc, ngắm nhìn và chấp nhận bất công và cho đó là điều bình thường nhất.
Phần nào đấy, cuộc sống chia đều phết, giống như một miếng bánh to sẽ được cắt ra làm nhiều mảnh chia cho tất cả bọn trẻ con đều đặn. Nhưng chỉ đều chứ cóc công bằng. Bọn trẻ ở đây chắc chắn hiểu rõ và thực tế hơn bất kỳ ai trong chúng ta.
· * *
Ở ngoài cổng trại trẻ có tẩm bảng nội quy: “Người thân được phép đến thăm vào ngày nghỉ:. Chẳng biết là cái nội quy ấy hay được tuân thủ, hoặc phá vỡ nó hay không nữa.
· * *
Thằng bé đó không khóc, đến bây giờ thì tôi dám chắc là như thế. Bởi vì tôi đã nhận ra điểm khác biệt rất rõ ràng của tất cả lũ trẻ con ở đây so với bọn trẻ không sống ở đây hoặc ở nơi nào đó đại loại thế. Chúng đã hiểu được một điều mà bọn trẻ kia thường chưa hiểu: “Không có anh cuộc sống chẳng hề thay đổi”.
Hà Nội 21-10-2002
viết sau một lần đến trại trẻ mồ côi
Thằng trẻ con không khóc
Trại trẻ mồ côi, ít ra thì cũng có một lần tôi tới đó cùng vài đứa bạn, có lẽ nếu không có lần ấy thì chắc đến già cũng chẳng có nổi một lần tôi biết nó như thế nào cả. Tôi xuất hiện ở đó trong cái dáng vẻ vững vàng (theo suy nghĩ của tôi là phù phiếm) so với lũ trẻ con ngơ ngác nhìn thích thú lẫn tò mò vào tôi.
Tôi đến đó chẳng phải vì lòng nhân ái gì, sự thực là tôi không thích bọn trẻ con, chỉ thích chính cái thằng trẻ con là tôi hồi xưa là hết. Tôi ngồi vào một góc, im lặng ngắm nhìn và chơi trò chơi quen thuộc là đánh giá - nếu độc ác hơn thì gọi là phán xét thầm tuơng lai hay con người từng đứa một. Với những người có tấm lòng nhân ái hơn tôi, có lẽ họ nảy sinh thương cảm nào đó chăng? Có lẽ họ thích nghe những cảnh đời bằng đôi tai đầy trắc ẩn. Còn với riêng tôi thì đã vào đến đây thì cái việc nghe là thừa thãi quá, tôi chẳng làm gì ngoài cái việc ngồi trong góc. Tôi nhìn bọn trẻ từ đầu tới chân, bọn trẻ cũng nhìn tôi chẳng kém.
· * *
Thực sự là hình ảnh đứa trẻ trong trại mồ côi không phải là đứa trẻ cúi đầu buồn tủi, cũng không nhếch nhác bẩn thỉu, mà bình thường như bao đứa trẻ khác. Chỉ có vài nét hơi khác chút ít thôi, nhưng lại không nằm ở diện mạo mà miêu tả được. Hiện giờ tôi chưa nắm bắt được nhiều.
Nhưng có khác thì chúng không thể dấu đi được cái bản chất trẻ con của chúng, bởi vì chúng vẫn có tiếng cười đùa, bọn con trai đuổi nhau um tỏi, bọn con gái tụm vào một chỗ, và tất cả cùng cười. Phải công nhận một điều, không có sự giải toả mệt mỏi nào hiệu quả hơn cái việc ngồi một chỗ và nhìn bọn trẻ với những trò ngu ngốc của chúng. Mà tôi thì chưa phải là ông già.
Tôi phát ghen với chúng, bọn trẻ con.
Trẻ con thì được quyền cười thoải mái với niềm vui thuần tuý của nó, kể cả cười với những thứ chẳng đáng một xu để cười, hoặc cười vì thấy thằng bên cạnh nó cười ngặt nghẽo mà chẳng hiểu ra làm sao cả. Còn đến bây giờ thì, hỡi ôi, cười vì một điều ngu ngốc nào đó cũng đông nghĩa là chửi chính mình ngu ngốc. “Một thằng người lớn” được phép cười thoải mái, nhưng nó không được phép luôn cười cợt vô tư. Và nói thật, ngay cả lúc bọn trẻ con ngoài đường chửi những câu mà đến người lớn nói ra còn ngượng thì ở đâu đó cũng là vui vẻ nào đó của đứa trẻ con, vô tội. Niềm vui và tiếng cười đứa trẻ, thượng đế đem cho con người một đặc ân.
Khi lớn lên thì Thượng đế tước đi của chúng ta nhiều thứ.
Người ta bảo các cô gái thì thất thường, lúc vui lúc cáu để hành thiên hạ. Nhưng theo tôi thì cóc phải thế, đấy là các cô đang giăng những cái lưới chằng chịt để bẫy thiên hạ mà thôi. Bọn trẻ con mới thực sự thất thường đúng nghĩa. Cái này tôi cam đoan đấy vì tôi nhớ hồi xưa tôi với thằng hàng xóm đang đánh cầu lông cực vui thì tý nữa hai thằng đấm nhau chỉ vì cái quả cầu rơi ra giữa mà chẳng thằng nào muốn nhặt. Bọn trẻ con được quyền cười hết mức và khóc thoải mái chẳng sợ thằng người lớn nào cười, hoạ có thì sợ bọn đồng lứa chế nhạo là cùng thôi. Còn đến khi lớn, bố thằng nào dám khóc. Không khóc được thì nốc cồn, đấm nhau bùm bụp hoặc cùng lắm là ngồi cười vào mặt mình vì sự bất lực của bản thân. Thế đấy, không khóc được trong khi chẳng có cái gì xoa nhanh mấy vết chém trên người bằng nước mắt.
Bọn trẻ con trong trại trẻ, trừ những đứa bé tin hin, còn lại đều không mang vẻ của một đứa trẻ có thể khóc được. Một số đứa lớn không nói làm gì, còn lại thì nhìn mặt chúng cũng đã đanh lại, nhìn kỹ thì mới biết. Chẳng biết có phải vì không thể có gì tồi hơn quá khứ, hay vì quá khứ mà chúng hết cảm giác cần khóc từ lâu?
· * *
Những thằng bé đang chia nhau mấy chú lính dù bằng nhựa. Ném một thằng lính lên, dù bung ra và thằng lính rơi từ từ xuống đất. Cái trò này hay ho phết, hồi bé tôi cũng hay chơi, nhưng mà thằng lính thì là cục gạch, còn cái dù tôi cắt từ cái vỏ túi nilông rồi buộc bằng chỉ, không màu mè đẹp đẽ như bây giờ. Bọn chúng xem ra càng vui vẻ, chỉ có điều, một thằng bé không được chia vì dù đã hết. Chậm chân là không có gì chơi.
Thằng bé xin một cây diều, chẳng còn cái nào cả. Nó xin chơi chung, chẳng thằng nào chơi cùng với nó. Nó xuốn nước, chỉ xin một lần cầm thằng lính ném lên, cũng không có đứa nào đưa cho nó. Cuối cùng nó giật lấy một cái trên tay thằng bên cạnh, nhưng nó cũng chẳng thành công. Nó bật lực và cáu bẳn bỏ đi. Chẳng ai ngăn cản nó.
Tôi ngồi đấy và quyết định chẳng làm gì cả. Chẳng biết có phải tôi hay cái tính lười của tôi nó quyết định hay không nữa. Thằng bé đi ra và chẳng được cái gì. Nếu nó nán lại, nó có thể ngồi một chỗ, và may ra có một đứa nào đó trong đám bọn tôi nhận ra và đưa nó quyển truyện tranh. Nhưng chắc là người đó chẳng phải là tôi.
Tôi đoán chắc bây giờ mắt thằng bé đã đỏ hoe, nhưng có thể nó sẽ không khóc. Cũng chỉ là ước đoán vì ở cái tuổi của nó thì cái việc khóc là điều hoàn toàn được cho phép.
· * *
Tôi đưa cho thằng bé quyển truyện tranh, không dụ dỗ, không mời mọc bởi tôi không có khả năng như thế. Mà nếu tôi xuống nước hơn, chưa chắc sự việc đã tốt hơn. Sự việc thế này. Tôi đưa cho thằng bé theo cách thông thường nhất, và thế là: “Ông đ** cần!”- Rồi nó bỏ đi.
Tôi hứng thêm nỗi ray rứt và trở về chỗ ngồi trong góc.
Lại là một tưởng tượng logic của tôi
Rốt cuộc là tôi chẳng làm gì cả, vẫn ngồi nguyên một chỗ mặc nó bỏ đi.
· * *
Đứa trẻ bỏ đi, không khí vẫn vui vẻ như thường, kẻ cả tôi cũng chẳng mấy áy náy và vui lây với bầu không khí. Bon con trai có đồ chơi, bọn con gái ngồi quây lại với mấy trò bố nhắng do bọn con gái bày đặt ra.
Vô tình thằng bé kia trở thành nạn nhân của những hành vi vô tội.
Nó bỏ đi để vớt vát, ảo tưởng rằng thiếu nó mọi người sẽ suy nghĩ lại, áy náy hay thế này thế kia chăng? Nó đã tự mình đào thêm cái hố bất công? Không phải thế, nó bỏ đi vì bất lực, cay cú và bất lực chứ không giống cái cách vùng vằng của một thằng bé bình thường, no ấm.
Nhưng đứa bé sẽ không khóc, tôi rất tin là thế.
· * *
Đến ngày hôm sau là nó lại phải cười. Bản năng của nó là cười đùa với bọn trẻ xung quanh, dù muốn hay không muốn. Nếu không chắc chắn nó không phải là trẻ con mà chỉ là một cái gì đó không phải trẻ con nằm trong thân xác trẻ con.
Bây giờ nó không khóc, còn tất cả đang cười đùa hớn hở. Còn đến mai, nó lại cười đừa và sẽ có một đứa trẻ nào đó không khóc.
Và sẽ chẳng có đứa nào khóc cả.
Tất cả đủ lớn để ý thức rằng không nên khóc
Tất cả đủ lớn để có thể độc ác, có thể chế nhạo và sợ độc ác, sợ cả sự chế nhạo mà mình biết cách làm thuần thục.
Tất cả đủ lớn, hoặc là đủ để cuộc sống dạy cho biết là khóc chẳng được cái gì, một sự dạy dỗ cần thiết cho chúng nó và tai hại cho một đứa trẻ con không giống như chúng nó.
Tất cả đủ lớn nhưng chưa đủ để hiểu rằng ích kỷ là bản năng của con người, thế nên ác độc nhiều khi không trở thành tội lỗi, cả đám đông ác độc nên họ là vô tội, anh xin xỏ và quấy rầy đã quá sai. Đứa trẻ ở đó không đủ khả năng để lại ngồi xuống một góc, ngắm nhìn và chấp nhận bất công và cho đó là điều bình thường nhất.
Phần nào đấy, cuộc sống chia đều phết, giống như một miếng bánh to sẽ được cắt ra làm nhiều mảnh chia cho tất cả bọn trẻ con đều đặn. Nhưng chỉ đều chứ cóc công bằng. Bọn trẻ ở đây chắc chắn hiểu rõ và thực tế hơn bất kỳ ai trong chúng ta.
· * *
Ở ngoài cổng trại trẻ có tẩm bảng nội quy: “Người thân được phép đến thăm vào ngày nghỉ:. Chẳng biết là cái nội quy ấy hay được tuân thủ, hoặc phá vỡ nó hay không nữa.
· * *
Thằng bé đó không khóc, đến bây giờ thì tôi dám chắc là như thế. Bởi vì tôi đã nhận ra điểm khác biệt rất rõ ràng của tất cả lũ trẻ con ở đây so với bọn trẻ không sống ở đây hoặc ở nơi nào đó đại loại thế. Chúng đã hiểu được một điều mà bọn trẻ kia thường chưa hiểu: “Không có anh cuộc sống chẳng hề thay đổi”.
Hà Nội 21-10-2002