fruit NHO
Active Member
Trường ca "Trên đường"-cuộc đổi mới của Trần Anh Thái
Tôi đã biết phải bắt đầu từ đâu khi viết một đôi lời về trường ca "Trên đường" của Trần Anh Thái, khi thấy ngọn lửa sáng tạo thi ca bùng cháy từ sự tự đốt cháy không ngừng của chủ thể sáng tạo, của nhà thơ trước cảm hứng về khát vọng, sự dâng hiến trên con đường nghiệt ngã trở lại mình tìm kiếm bản thể của đời sống, của nguồn cội, của sự chiêm nghiệm đầy băn khoăn thao thức trước những giá trị đã được khẳng định trong quá khứ và hiện tại.
Có thể nhiều người đã từng đọc tập thơ TRÊN ĐƯỜNG của Trần Anh Thái do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành năm 2004, trình bày bìa tập thơ là hoạ sĩ Lương Xuân Đoàn. Tập thơ này được chia làm hai phần rõ rệt. Phần một gồm những bài thơ ngắn, phần hai là trường ca "Trên đường". Rất mong những ai đã đọc tập thơ TRÊN ĐƯỜNG, xin hãy dừng lại ở phần hai của tập thơ này. Có lẽ sự đặc biệt trong cảm hứng sáng tạo Trần Anh Thái lần đầu được bộc lộ và trình bày đầy đủ, đậm đặc và sáng tỏ ở phần hai của tập thơ, với cái tên "Trên đường" — một trường ca cuộn xiết khát vọng như làn gió run rẩy vừa trào sôi vừa bền bỉ nhẫn nại. Ở trường ca này, ta thấy tác giả của trường ca "Đổ bóng xuống mặt trời" đã mạnh mẽ dứt bỏ. Sự dứt bỏ một cách bạo liệt, quyết đoán đối với những gì còn bịn rịn, níu kéo dù mỏng như tơ nhện trong cảm hứng sáng tác và thi pháp vốn có của anh; tuy nhiên đó là một sự dứt bỏ theo hướng đẩy xa tiến xa hơn nữa nỗi băn khoăn đã ám ảnh ở trường ca "Đổ bóng xuống mặt trời". Có lẽ sự dứt bỏ này chưa tạo được sự cảm thông mới của người đọc đối với trường ca "Trên đường". Nhưng sáng tạo thơ ca là vậy, sự cách tân, đổi mới chính mình, là mục tiêu quan thiết nhất, là nguyên tắc duy nhất quyết định con đường thi ca của mỗi nhà thơ. Những nhà thám hiểm Bắc cực, hoặc những nhà thám hiểm từng tìm ra con đường hàng hải của nhân loại và tìm ra châu Mỹ, làm việc đó không phải để chờ tiếng vỗ tay của đồng loại, mà họ tiến hành một sứ mệnh. Tiếng gọi của sứ mệnh sôi réo trong máu họ, thôi thúc họ hiến dâng cho công cuộc tìm ra con đường mới, miền đất mới. Sứ mệnh của nhà thơ cũng vậy. Nhà thơ không tự son phấn ve vãn mình bằng những tràng vỗ tay tại những buổi đọc thơ ở hội trường trong các buổi giao lưu hoặc trước ống kính sắp đặt trong phòng quay của các chương trình truyền hình được thực hiện theo các chủ đề: mùa xuân, mùa thu...
Có thể bạn cho tôi là người trầm lặng, có thể bạn cho tôi là người bốc đồng, nhưng tôi rất thấm thía ý kiến này của Freud khi ông bàn về lý luận phân tâm học "nhưng có khả năng là lúc đầu anh nhượng bộ trong việc dùng từ ngữ, tiếp đó sẽ từng bước cúi đầu vâng dạ trong các vấn đề thực chất". Chỉ là việc dùng từ ngữ thôi cũng đã là một vấn đề hệ trọng trong việc tiếp cận chân lý, chính vì vậy mà cũng theo Freud "một số ít người bỏ ra chẳng bao công sức để cứu giúp chân lý sâu sắc nhất ra khỏi mớ tình cảm hỗn độn của họ, còn những người như chúng ta thì phải vất vả, thấp thỏm, mò mẫm mới có thể tìm ra con đường đi tới chân lý".
* *
*
Trường ca "Trên đường" của Trần Anh Thái được bố cục làm ba phần: Mở đầu là phần "Ra đi" gồm có các khúc thơ về Yên Tử, "Ba Bể", "New York", "Tokyo"... Nhà thơ có ý bắt đầu từ cội nguồn dân tộc rồi toả đến các miền đất trên thế giới, tiếp theo là phần "Trở về" và cuối cùng là những suy tư lắng lại trong "Khúc cuối".
Tôi có thể quả quyết rằng "Trên đường" của Trần Anh Thái là trong trường ca lại có trường ca. Vì sao lại nói vậy ? Vì "Yên Tử" và "Ba Bể", nếu đứng độc lập thì đó là hai trường ca trong cảm hứng bỏng rát, dâng cao và xoáy xiết khát vọng từ những câu hỏi đầy thôi thúc trên đường hành hương về nguồn cội. Đó là một con đường gập ghềnh, khuất khúc của kẻ đi tìm mình, tìm cái bản thể khởi nguyên của con người trong ước vọng sáng tạo hùng vĩ. Trường ca "Yên Tử" là cơn gió lớn và lạ thổi chếnh choáng không dứt:
Trong dấu tích cổ xưa
Tôi đi
Tiếng chân bước âm u
Tiếng gió ù ù
Con đường
LẠC LONG QUÂN Người sinh ra từ đâu?
Tôi có gì trong ông
Ông có gì rùng rùng đất chuyển
...
Tôi vạch tìm gốc cây
Đâu dấu chân tổ tiên
Đâu bóng hình thế kỷ
Tôi gõ lên phiến đá
Nơi hang sâu
con suối cạn ngoằn ngoèo ký ức
Dòng người lầm lũi đi
Mắt sáng trong veo
Nụ cười xiêu dại
Họ đi theo đường nào?
...
Đỉnh ở đâu?
Lá trúc bay rát mặ
/Đá tướp bàn chân
Giấc mơ vượt mắt
Từ mạch thơ đến nhịp thơ và hình ảnh thơ tạo nên sự gấp gáp của hơi thở dốc trong màn sương mờ ảo và hiện thực. Nhà thơ như chạm đến và tưởng chừng như giáp mặt với nhân vật huyền thoại khổng lồ đã khai sinh ra con cháu Lạc Hồng. Và những câu hỏi lớn treo lơ lửng sừng sững trong không gian thời gian đã từ triệu triệu năm trôi qua.
LẠC LONG QUÂN Người sinh ra từ đâu?
Tôi có gì trong ông
Ông có gì rùng rùng đất chuyển ?...
Vâng, đúng vậy, một sứ mệnh của sự đi vang lên "Nỗi ngờ vực vang lên. Con đường chênh vênh gió", "Không có ai đốt lửa trước con đường, chỉ có niềm hy vọng cháy lên". Trước ta, trước sứ mệnh của sáng tạo nghệ thuật, không có và không bao giờ có, dù ta có chờ đợi hoá thành đá thì cũng vậy, "không có ai đốt lửa trước con đường" sáng tạo của ta. Tự ta phải khai mở, tự ta phải vạch đường mở lối. Người bạn duy nhất cùng ta đồng hành trên con đường đơn độc đó là "niềm hy vọng cháy lên". Vâng, "Họ đi ! Hun hút. Vực thẳm bốn chiều / Không thể khuỵu ngã trong đêm. Hãy gượng dậy và hãy bước tới. Cơn đói cồn cào / Ở nơi chập chờn ý thức, tiếng chuông trên đỉnh chùa Đồng cất lên lời ca xa cách".
Trường ca "Ba Bể" mở ra sứ mệnh mang thi vị của cảm xúc. Nếu "Yên Tử" là sự hướng nhập tới những biểu tượng cao vời của tâm tưởng thì "Ba Bể" là sự trở lại với đời sống nội tâm dung dị hơn, một đời sống gần gụi của ước vọng con người:
Tôi soi xuống mặt hồ
Sóng Ba Bể nghìn xưa vọng lại
Hạnh phúc ở đâu
Vách đá quành quèo đáy sâu hồ nước
Ngày chưa mở ra ánh sáng chưa tràn...
Người đi tìm nhau
Tôi đi tìm
Rừng nguyên khởi
con đường khép mở
Tôi đã biết phải bắt đầu từ đâu khi viết một đôi lời về trường ca "Trên đường" của Trần Anh Thái, khi thấy ngọn lửa sáng tạo thi ca bùng cháy từ sự tự đốt cháy không ngừng của chủ thể sáng tạo, của nhà thơ trước cảm hứng về khát vọng, sự dâng hiến trên con đường nghiệt ngã trở lại mình tìm kiếm bản thể của đời sống, của nguồn cội, của sự chiêm nghiệm đầy băn khoăn thao thức trước những giá trị đã được khẳng định trong quá khứ và hiện tại.
Có thể nhiều người đã từng đọc tập thơ TRÊN ĐƯỜNG của Trần Anh Thái do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành năm 2004, trình bày bìa tập thơ là hoạ sĩ Lương Xuân Đoàn. Tập thơ này được chia làm hai phần rõ rệt. Phần một gồm những bài thơ ngắn, phần hai là trường ca "Trên đường". Rất mong những ai đã đọc tập thơ TRÊN ĐƯỜNG, xin hãy dừng lại ở phần hai của tập thơ này. Có lẽ sự đặc biệt trong cảm hứng sáng tạo Trần Anh Thái lần đầu được bộc lộ và trình bày đầy đủ, đậm đặc và sáng tỏ ở phần hai của tập thơ, với cái tên "Trên đường" — một trường ca cuộn xiết khát vọng như làn gió run rẩy vừa trào sôi vừa bền bỉ nhẫn nại. Ở trường ca này, ta thấy tác giả của trường ca "Đổ bóng xuống mặt trời" đã mạnh mẽ dứt bỏ. Sự dứt bỏ một cách bạo liệt, quyết đoán đối với những gì còn bịn rịn, níu kéo dù mỏng như tơ nhện trong cảm hứng sáng tác và thi pháp vốn có của anh; tuy nhiên đó là một sự dứt bỏ theo hướng đẩy xa tiến xa hơn nữa nỗi băn khoăn đã ám ảnh ở trường ca "Đổ bóng xuống mặt trời". Có lẽ sự dứt bỏ này chưa tạo được sự cảm thông mới của người đọc đối với trường ca "Trên đường". Nhưng sáng tạo thơ ca là vậy, sự cách tân, đổi mới chính mình, là mục tiêu quan thiết nhất, là nguyên tắc duy nhất quyết định con đường thi ca của mỗi nhà thơ. Những nhà thám hiểm Bắc cực, hoặc những nhà thám hiểm từng tìm ra con đường hàng hải của nhân loại và tìm ra châu Mỹ, làm việc đó không phải để chờ tiếng vỗ tay của đồng loại, mà họ tiến hành một sứ mệnh. Tiếng gọi của sứ mệnh sôi réo trong máu họ, thôi thúc họ hiến dâng cho công cuộc tìm ra con đường mới, miền đất mới. Sứ mệnh của nhà thơ cũng vậy. Nhà thơ không tự son phấn ve vãn mình bằng những tràng vỗ tay tại những buổi đọc thơ ở hội trường trong các buổi giao lưu hoặc trước ống kính sắp đặt trong phòng quay của các chương trình truyền hình được thực hiện theo các chủ đề: mùa xuân, mùa thu...
Có thể bạn cho tôi là người trầm lặng, có thể bạn cho tôi là người bốc đồng, nhưng tôi rất thấm thía ý kiến này của Freud khi ông bàn về lý luận phân tâm học "nhưng có khả năng là lúc đầu anh nhượng bộ trong việc dùng từ ngữ, tiếp đó sẽ từng bước cúi đầu vâng dạ trong các vấn đề thực chất". Chỉ là việc dùng từ ngữ thôi cũng đã là một vấn đề hệ trọng trong việc tiếp cận chân lý, chính vì vậy mà cũng theo Freud "một số ít người bỏ ra chẳng bao công sức để cứu giúp chân lý sâu sắc nhất ra khỏi mớ tình cảm hỗn độn của họ, còn những người như chúng ta thì phải vất vả, thấp thỏm, mò mẫm mới có thể tìm ra con đường đi tới chân lý".
* *
*
Trường ca "Trên đường" của Trần Anh Thái được bố cục làm ba phần: Mở đầu là phần "Ra đi" gồm có các khúc thơ về Yên Tử, "Ba Bể", "New York", "Tokyo"... Nhà thơ có ý bắt đầu từ cội nguồn dân tộc rồi toả đến các miền đất trên thế giới, tiếp theo là phần "Trở về" và cuối cùng là những suy tư lắng lại trong "Khúc cuối".
Tôi có thể quả quyết rằng "Trên đường" của Trần Anh Thái là trong trường ca lại có trường ca. Vì sao lại nói vậy ? Vì "Yên Tử" và "Ba Bể", nếu đứng độc lập thì đó là hai trường ca trong cảm hứng bỏng rát, dâng cao và xoáy xiết khát vọng từ những câu hỏi đầy thôi thúc trên đường hành hương về nguồn cội. Đó là một con đường gập ghềnh, khuất khúc của kẻ đi tìm mình, tìm cái bản thể khởi nguyên của con người trong ước vọng sáng tạo hùng vĩ. Trường ca "Yên Tử" là cơn gió lớn và lạ thổi chếnh choáng không dứt:
Trong dấu tích cổ xưa
Tôi đi
Tiếng chân bước âm u
Tiếng gió ù ù
Con đường
LẠC LONG QUÂN Người sinh ra từ đâu?
Tôi có gì trong ông
Ông có gì rùng rùng đất chuyển
...
Tôi vạch tìm gốc cây
Đâu dấu chân tổ tiên
Đâu bóng hình thế kỷ
Tôi gõ lên phiến đá
Nơi hang sâu
con suối cạn ngoằn ngoèo ký ức
Dòng người lầm lũi đi
Mắt sáng trong veo
Nụ cười xiêu dại
Họ đi theo đường nào?
...
Đỉnh ở đâu?
Lá trúc bay rát mặ
/Đá tướp bàn chân
Giấc mơ vượt mắt
Từ mạch thơ đến nhịp thơ và hình ảnh thơ tạo nên sự gấp gáp của hơi thở dốc trong màn sương mờ ảo và hiện thực. Nhà thơ như chạm đến và tưởng chừng như giáp mặt với nhân vật huyền thoại khổng lồ đã khai sinh ra con cháu Lạc Hồng. Và những câu hỏi lớn treo lơ lửng sừng sững trong không gian thời gian đã từ triệu triệu năm trôi qua.
LẠC LONG QUÂN Người sinh ra từ đâu?
Tôi có gì trong ông
Ông có gì rùng rùng đất chuyển ?...
Vâng, đúng vậy, một sứ mệnh của sự đi vang lên "Nỗi ngờ vực vang lên. Con đường chênh vênh gió", "Không có ai đốt lửa trước con đường, chỉ có niềm hy vọng cháy lên". Trước ta, trước sứ mệnh của sáng tạo nghệ thuật, không có và không bao giờ có, dù ta có chờ đợi hoá thành đá thì cũng vậy, "không có ai đốt lửa trước con đường" sáng tạo của ta. Tự ta phải khai mở, tự ta phải vạch đường mở lối. Người bạn duy nhất cùng ta đồng hành trên con đường đơn độc đó là "niềm hy vọng cháy lên". Vâng, "Họ đi ! Hun hút. Vực thẳm bốn chiều / Không thể khuỵu ngã trong đêm. Hãy gượng dậy và hãy bước tới. Cơn đói cồn cào / Ở nơi chập chờn ý thức, tiếng chuông trên đỉnh chùa Đồng cất lên lời ca xa cách".
Trường ca "Ba Bể" mở ra sứ mệnh mang thi vị của cảm xúc. Nếu "Yên Tử" là sự hướng nhập tới những biểu tượng cao vời của tâm tưởng thì "Ba Bể" là sự trở lại với đời sống nội tâm dung dị hơn, một đời sống gần gụi của ước vọng con người:
Tôi soi xuống mặt hồ
Sóng Ba Bể nghìn xưa vọng lại
Hạnh phúc ở đâu
Vách đá quành quèo đáy sâu hồ nước
Ngày chưa mở ra ánh sáng chưa tràn...
Người đi tìm nhau
Tôi đi tìm
Rừng nguyên khởi
con đường khép mở