Alex_sanda
New Member
Phan Thị Thanh Nhàn - đi qua giông bão cuộc đời
Một người phụ nữ đa cảm mà nghiêm túc, vất vả mà thanh lịch, thơ của Phan Thị Thanh Nhàn dịu dàng, đời nhiều sóng gió nhưng vẫn có gì đó rất riêng, vừa giống vừa khác xa cái tên ký trên những bài thơ... Với người phụ nữ này, thơ như lý lịch cuộc đời.
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Mọi người biết đến cái tên Phan Thị Thanh Nhàn qua ấn tượng với bài thơ Hương thầm. Người ta còn biết rằng có những người lính trẻ khi ngã xuống còn nguyên bài thơ này trong balô như một nỗi niềm yêu dấu để động viên, khích lệ. Bài thơ về hương bưởi đã giúp người chiến sĩ tìm được những giây phút dịu lòng trong đạn bom, khói lửa.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Khung cửa sổ hai nhà cuối phố là cửa sổ ở phố Yên Phụ (Hà Nội), nơi gia đình chị sống. Đôi bạn ngày xưa học chung một lớp trong bài thơ là em trai thứ 6 của nữ thi sĩ và cô bạn. Anh đã lên đường khi lời yêu còn chưa lên môi. Chỉ có tấm lòng của người chị đa cảm, lãng mạn để cho hương bưởi trong khăn tay cô gái hàng xóm tiễn em mình. [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Một thời gian sau, từ chiến trường khốc liệt, cậu em viết thư về cho chị gái: "Em nghe đài ngâm bài thơ Hương thầm của chị". Chị Nhàn chưa kịp viết thư cho em kể rằng "Bài thơ viết về em đó", thì người em trai vui tính Phan Hữu Khải của chị đã hy sinh. [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Không ngờ bài thơ đã đúng như cái tên Hương thầm, cứ lặng lẽ đến mức ngay cả những người trong cuộc "tử biệt, sinh ly" cũng không được biết. Và rồi người ta hình dung ra nữ sĩ đã làm bài thơ về cuộc tiễn đưa của chính mình. Họ còn cho rằng người đi ấy là mối tình thầm của chị. [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Chồng chị - nhà thơ Thi Nhị - qua đời khi chị mới 32 tuổi. Gần 30 năm một mình nuôi con gái chống chọi với nỗi cô đơn, chống chọi với những yêu thương không bến nương neo mà chị vẫn vui vẻ, khiêm nhường. Niềm vui của chị là người mẹ 87 tuổi một đời tảo tần nuôi tám đứa con trưởng thành bởi chồng mất sớm. Đến giờ, bên cạnh nỗi nhớ thương người con trai hy sinh vì Tổ quốc, người mẹ ấy vẫn thầm lo cho đứa con gái yêu thương đã tuổi lên bà mà vẫn lẻ loi. Giờ đây, Phan Thị Thanh Nhàn đang sống cùng cô con gái làm nghề dạy học. Lòng mong con có nơi có chốn, lại thoáng lo lúc con theo chồng mình sẽ lại tiếp tục những tháng ngày lặng lẽ. [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Có người thương mẹ con chị, nhưng hoàn cảnh không thuận, nên chị vẫn ở vậy. "Từng trải rồi, có thể sống không cần đàn ông", chị bộc bạch. Nói vậy thôi, nhưng chị vẫn thầm ao ước: "Giá như đi làm về có người ngồi đợi, lúc nấu cơm, rửa bát có người ngồi gần đó nói chuyện, khi đi công tác có người dậy sớm dắt hộ xe". [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Thơ và đời như vậy nhưng thời gian thì cứ trôi lạnh lùng. Người đàn bà thân thiện là thế, đại diện cho một thế hệ lãng mạn và cam chịu là thế, lại tiếp tục với hương thầm trong những đêm thao thức: "Người yêu ngày ấy đâu rồi/ Chỉ câu thơ sống cùng tôi tuổi già".[/FONT]
theo CAND
Một người phụ nữ đa cảm mà nghiêm túc, vất vả mà thanh lịch, thơ của Phan Thị Thanh Nhàn dịu dàng, đời nhiều sóng gió nhưng vẫn có gì đó rất riêng, vừa giống vừa khác xa cái tên ký trên những bài thơ... Với người phụ nữ này, thơ như lý lịch cuộc đời.
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Mọi người biết đến cái tên Phan Thị Thanh Nhàn qua ấn tượng với bài thơ Hương thầm. Người ta còn biết rằng có những người lính trẻ khi ngã xuống còn nguyên bài thơ này trong balô như một nỗi niềm yêu dấu để động viên, khích lệ. Bài thơ về hương bưởi đã giúp người chiến sĩ tìm được những giây phút dịu lòng trong đạn bom, khói lửa.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Khung cửa sổ hai nhà cuối phố là cửa sổ ở phố Yên Phụ (Hà Nội), nơi gia đình chị sống. Đôi bạn ngày xưa học chung một lớp trong bài thơ là em trai thứ 6 của nữ thi sĩ và cô bạn. Anh đã lên đường khi lời yêu còn chưa lên môi. Chỉ có tấm lòng của người chị đa cảm, lãng mạn để cho hương bưởi trong khăn tay cô gái hàng xóm tiễn em mình. [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Một thời gian sau, từ chiến trường khốc liệt, cậu em viết thư về cho chị gái: "Em nghe đài ngâm bài thơ Hương thầm của chị". Chị Nhàn chưa kịp viết thư cho em kể rằng "Bài thơ viết về em đó", thì người em trai vui tính Phan Hữu Khải của chị đã hy sinh. [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Không ngờ bài thơ đã đúng như cái tên Hương thầm, cứ lặng lẽ đến mức ngay cả những người trong cuộc "tử biệt, sinh ly" cũng không được biết. Và rồi người ta hình dung ra nữ sĩ đã làm bài thơ về cuộc tiễn đưa của chính mình. Họ còn cho rằng người đi ấy là mối tình thầm của chị. [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Chồng chị - nhà thơ Thi Nhị - qua đời khi chị mới 32 tuổi. Gần 30 năm một mình nuôi con gái chống chọi với nỗi cô đơn, chống chọi với những yêu thương không bến nương neo mà chị vẫn vui vẻ, khiêm nhường. Niềm vui của chị là người mẹ 87 tuổi một đời tảo tần nuôi tám đứa con trưởng thành bởi chồng mất sớm. Đến giờ, bên cạnh nỗi nhớ thương người con trai hy sinh vì Tổ quốc, người mẹ ấy vẫn thầm lo cho đứa con gái yêu thương đã tuổi lên bà mà vẫn lẻ loi. Giờ đây, Phan Thị Thanh Nhàn đang sống cùng cô con gái làm nghề dạy học. Lòng mong con có nơi có chốn, lại thoáng lo lúc con theo chồng mình sẽ lại tiếp tục những tháng ngày lặng lẽ. [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Có người thương mẹ con chị, nhưng hoàn cảnh không thuận, nên chị vẫn ở vậy. "Từng trải rồi, có thể sống không cần đàn ông", chị bộc bạch. Nói vậy thôi, nhưng chị vẫn thầm ao ước: "Giá như đi làm về có người ngồi đợi, lúc nấu cơm, rửa bát có người ngồi gần đó nói chuyện, khi đi công tác có người dậy sớm dắt hộ xe". [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Thơ và đời như vậy nhưng thời gian thì cứ trôi lạnh lùng. Người đàn bà thân thiện là thế, đại diện cho một thế hệ lãng mạn và cam chịu là thế, lại tiếp tục với hương thầm trong những đêm thao thức: "Người yêu ngày ấy đâu rồi/ Chỉ câu thơ sống cùng tôi tuổi già".[/FONT]
theo CAND