vichia
Active Member
Nhắc đến cái tên Hồ Anh Thái là nhắc đến sự tranh cãi. Người thì cho rằng ông là một đại diện của văn mới, mở đầu xuất sắc cho một trào lưu văn học của tương lai. Người thì cho rằng đây chỉ là một nhà văn rẻ tiền với ngôn từ thô thỉển và nội dung nhạt nhẽo ...
Bến Ôsin
Cô đầu tiên xin cứ gọi là cô Nhất, mốt phim truyền hình Trung Quốc nhiều tập thì cả nhà gọi cô là Lâm Nhất Nhất. Nhất vừa mới đến một buổi sáng đã nghe huỳnh huỵch bôm bốp từ phòng ăn sang phòng khách, vợ và con gái anh tái xanh tái mét chạy dúi vào phòng ngủ.
Nhất theo vào ngay, miệng cười đắc thắng, tay giơ cao đuôi con chuột vừa bị cô đánh hộc máu ra đằng mõm chìa cả răng. Phải xua mãi Nhất mới chịu ra. Lát sau nhác thấy một con chuột chạy men theo chân tường, cô lại đuổi nó tơi bời chạy ra khỏi bếp men theo lan can lên cầu thang. Lại bài cũ, cô rút phắt cái dép cầm tay ném một phát ăn ngay. Con chuột quay lơ ngất xỉu. Con thứ ba bị cô đá một phát không còn biết trời đất là gì ngay trong phòng khách. Một buổi sáng đi tong ba mạng chuột. Rồi Nhất vừa nấu cơm vừa kể ngày bé đi chăn trâu cô nổi tiếng là tay sát chuột. Hun được một ổ chuột đồng, vơ một ít rơm rạ cỏ khô nổi lửa lên là được bữa thơm lừng ấm bụng. Nhưng đây là chuột thành phố, chuột thành phố độc hại không ăn được, một ổ dịch hạch đấy. Cô rành rẽ thế.
Đến được vài ngày, cô dặn cả nhà hễ bạn cô gọi đến thì phải nói đây là Xí nghiệp bánh kẹo Hà Nội. Cô đã nói với mọi người rằng lên Hà Nội làm công nhân. Một hôm đi chợ, cô gặp một con bé người làng mang gà lên bán đang tỉ tê trò chuyện với mấy bà hàng ngày vẫn bán rau cho cô. Cô bảo mày về làng mà nói thấy tao đi chợ thế này, tao cấu đầu rút ruột mày vứt vào nồi canh. Báu bở gì cái nghề đi ở.
Bà nội cô ngày trước cũng ở cho nhà anh. Lúc bà bằng tuổi cô bây giờ. Làm quản gia tay hòm chìa khóa, được tin cẩn như người nhà. Toàn quốc kháng chiến, ông bà cha mẹ anh đưa nhau ra vùng Việt Bắc kháng chiến, còn một hộp đồ nữ trang và những đồ quý sót lại trong nhà, bà cho vào thúng gánh về quê, về sau hòa bình bà gánh lên hoàn chủ, không suy chuyển mảy may. Nhất kể lại. Kể xong cô bình, cũng là một thứ trung thành theo kiểu nô bộc nô tài.
Hôm khác lại bảo cách mạng đưa bà cháu từ thân phận thằng ở con sen lên địa vị làm chủ, có thời bà cháu còn làm đội trưởng sản xuất. Thế mà hôm cháu đi bà cháu lại mừng. Ra đây có cô chú chăm nom bà cháu yên tâm lắm, chứ ở nhà làm cái mảnh ruộng bằng viên gạch, lấy gì mà đút mồm.
Tình nghĩa cũ hai nhà. Anh chị định nuôi Nhất dăm ba năm rồi cho cô đi học may có cái nghề mà lấy chồng. Làm Ôsin mới được vài tháng cô đòi đổi ngược quy trình: học may trước, vừa học vừa làm. Thế là học may. Về nhà trải báo cũ ra đo đo cắt cắt. Nhưng không quên nấu nướng. Bảo rau gì nấu với thịt gì, cá gì cho gia vị gì, rau thơm gì, cô tiếp thu nhanh làm đúng ngay. Không lẫn. Tuy nhiên thỉnh thoảng cô lại chế tác ra những món cải tiến. Làm phở đã rất ổn, cô lại còn cho thêm những viên mọc vào. Anh đi nhìn ngó thì hóa ra không phải một mình cô nghĩ ra, các cô Ôsin đã cho gần hết cả Hà Nội ăn phở mọc. Rau sống cô mua về, rau muống chẻ là món chính thì ít, rau thơm là món ăn hương ăn hoa thì lại thành món chính, ăn cả cây. Lại đi nhìn ngó thì hóa ra cả Hà Nội thanh lịch bây giờ ăn cả cây rau húng rau kinh giới um tùm sum suê. Ẩm thực Ôsin thịt vịt thịt ngan cưỡi hẳn lên đám giỗ đám cưới. Tự chế mãi, một hôm Nhất xoay ra bảo cô chú mua cho cháu quyển sách dạy nấu đặc sản, cháu làm đặc sản cho cả nhà ăn. Mua sách về. Cho thực hành. Vợ anh khen, con bé này mai ngày về quê lấy chồng không muốn làm ruộng mở quán cơm bụi đắt hàng đấy. Nhất bảo cháu xin thưa lại hai điều: Một, những đứa như cháu đổi đời ra phố rồi, đố mà quay về quê được. Hai, mở hàng cơm củi lửa dầu mỡ nhem nhuốc, không sang. Vợ anh hỏi thế nào thì sang. Nhất chỉ tay lên bức tranh phiên bản treo ở phòng khách: sang là như cô tiểu thư kia kìa.
Một bức danh họa châu Âu. Một cô gái áo váy tươm tất, mái tóc rẽ ngôi còn in đường lược, hai tay nâng cái khay trên có một cốc nước không hề sóng sánh, chân thì đang khoan thai bước đi. Nhất gọi cô gái trong tranh là cô tiểu thư.
Nhất học hết lớp dạy cắt may. Thực hành hết quyển sách dạy nấu ăn. Một hôm cô xin phép ra đi. Người ta nhận cô vào một xí nghiệp may mặc liên doanh. Mấy chị em công nhân thuê chung một chỗ ở. Vợ anh tiếc con bé nấu ăn ngon. Tiếc cái công đào tạo. Anh bảo tiếc gì. Nó như con cháu trong nhà.
Hôm cô đi, cô còn rút dép đập chết được một con chuột nữa.
* * * * *
Cô thứ hai cứ coi như tên Nhị, Khuất Nhị Nhị. Theo mốt phim truyền hình Trung Quốc nhiều tập, bốn cô lần lượt đến đỗ tạm bợ vào cái bến Ôsin này đã và sẽ là Lâm Nhất Nhất, Khuất Nhị Nhị, Lý Tam Tam, Đàm Tứ Tứ, có thể sẽ có một cô thập thò ngấp nghé ở cuối truyện mang tên Ngũ Nương Nương.
Cô Nhị, tiếng Việt nhằng nhịt đại từ nhân xưng phân cấp ngôi thứ thì phải gọi bằng chị, chị Nhị xấp xỉ tứ tuần ở quê mấp mé lên bà ngoại. Chồng chết, ba đứa con gửi lại nhà mình. Nhị đi ở nhà người. Kêu chị nấu canh nhạt, hôm sau nồi canh mặn chát muối iốt cho cả nhà phát triển trí tuệ. Kêu mặn thì hôm sau chị cho ăn nhạt trở lại. Cứ như thế cho đến khi cả nhà đều biết sợ, không kêu nữa. Khen nồi canh cua rau rút khoai sọ ngon, ngon à, Nhị cho ăn canh khoai sọ ba ngày liền đến mức con bé nhìn thấy khoai sọ thì bảo là khoai đầu lâu.
Nhị mê mẩn những bộ váy áo của vợ anh. Con bé đi học về sớm thấy Nhị mở nhạc Thái Lan tưng bừng giậm giật, khoác trên người dăm ba bộ cánh của vợ anh, giày cao gót cũng của vợ anh, đi một vòng lại kéo vạt áo một cái, nghiêng mình như người mẫu trên sàn diễn. Đi qua một vòng Nhị cởi một bộ trút xuống dưới chân. Đi lại một vòng Nhị cởi bộ nữa. Dăm ba lần cởi như lột vỏ hành. Sắp sửa lột đến phần áo tắm thì con bé về. Nhị nhìn mấy bộ xống áo xõa xượi trên nền nhà thở dài với con bé, thật là kẻ ăn không hết người lần chẳng ra.
Lần sau không phải con gái mà là anh bắt gặp. Nhị mặc cái váy ngủ màu kem của vợ anh, nằm trên giường ngủ của vợ chồng anh. Em nằm chờ anh đấy. Anh xem bộ này em mặc dứt khoát đẹp hơn cảnh sát mặc váy của anh. Anh lờ đi như không nghe thấy gì, bỏ ra ngoài. Hôm sau anh khen nhà cửa dọn dẹp trang hoàng đẹp mắt. Nhị lúng liếng đung đưa cặp mắt, em làm được thế là nhờ có tình yêu.
Phải bảo vợ gặp nói chuyện riêng với Nhị. Vâng, em cũng định nói chuyện riêng với chị từ lâu. Chị cầm tù anh ấy làm gì. Chị hãy buông tha cho anh ấy. Cô đã xem cho em rất kỹ, cô bói bài tây, cô giúp em viết sớ gieo quẻ, cô xem tay cho em, xem tướng mặt, vạch cả mắt em ra mà xem, cô bảo chỉ cần em kiên trì là muốn gì được nấy. Bây giờ em chỉ muốn anh ấy mà thôi. Cô điên à? Chị đừng hét lên như thế, em còn có thể hét to hơn chị nhiều.
Hai vợ chồng bảo nhau cho Nhị nghỉ. Chờ thêm vài ngày nữa để tìm một con bé khác. Nhưng ngay ngày hôm sau Nhị chủ động bảo cho em thôi việc, em sang làm cho nhà bác Nhỡ đối diện nhà mình, em sẽ ở đó chờ cho tới ngày anh được chị tha bổng, bao lâu em cũng chờ.
Từ hôm đó, hễ anh chở chị trên cùng một xe, lại thấy ánh mắt hàng phố thương cảm một cặp vợ chồng cầm tù lẫn nhau mà không buông được nhau ra. Thời gian ở với anh chị, Nhị đã kịp lân la truyền tin trong mạng lưới Ôsin khắp dãy phố, mạng lưới Ôsin truyền sang mạng lưới các bà nội trợ, các ông về hưu, truyền vào những bữa cơm gia đình đủ mặt mọi thế hệ.
***
Bến Ôsin
Cô đầu tiên xin cứ gọi là cô Nhất, mốt phim truyền hình Trung Quốc nhiều tập thì cả nhà gọi cô là Lâm Nhất Nhất. Nhất vừa mới đến một buổi sáng đã nghe huỳnh huỵch bôm bốp từ phòng ăn sang phòng khách, vợ và con gái anh tái xanh tái mét chạy dúi vào phòng ngủ.
Nhất theo vào ngay, miệng cười đắc thắng, tay giơ cao đuôi con chuột vừa bị cô đánh hộc máu ra đằng mõm chìa cả răng. Phải xua mãi Nhất mới chịu ra. Lát sau nhác thấy một con chuột chạy men theo chân tường, cô lại đuổi nó tơi bời chạy ra khỏi bếp men theo lan can lên cầu thang. Lại bài cũ, cô rút phắt cái dép cầm tay ném một phát ăn ngay. Con chuột quay lơ ngất xỉu. Con thứ ba bị cô đá một phát không còn biết trời đất là gì ngay trong phòng khách. Một buổi sáng đi tong ba mạng chuột. Rồi Nhất vừa nấu cơm vừa kể ngày bé đi chăn trâu cô nổi tiếng là tay sát chuột. Hun được một ổ chuột đồng, vơ một ít rơm rạ cỏ khô nổi lửa lên là được bữa thơm lừng ấm bụng. Nhưng đây là chuột thành phố, chuột thành phố độc hại không ăn được, một ổ dịch hạch đấy. Cô rành rẽ thế.
Đến được vài ngày, cô dặn cả nhà hễ bạn cô gọi đến thì phải nói đây là Xí nghiệp bánh kẹo Hà Nội. Cô đã nói với mọi người rằng lên Hà Nội làm công nhân. Một hôm đi chợ, cô gặp một con bé người làng mang gà lên bán đang tỉ tê trò chuyện với mấy bà hàng ngày vẫn bán rau cho cô. Cô bảo mày về làng mà nói thấy tao đi chợ thế này, tao cấu đầu rút ruột mày vứt vào nồi canh. Báu bở gì cái nghề đi ở.
Bà nội cô ngày trước cũng ở cho nhà anh. Lúc bà bằng tuổi cô bây giờ. Làm quản gia tay hòm chìa khóa, được tin cẩn như người nhà. Toàn quốc kháng chiến, ông bà cha mẹ anh đưa nhau ra vùng Việt Bắc kháng chiến, còn một hộp đồ nữ trang và những đồ quý sót lại trong nhà, bà cho vào thúng gánh về quê, về sau hòa bình bà gánh lên hoàn chủ, không suy chuyển mảy may. Nhất kể lại. Kể xong cô bình, cũng là một thứ trung thành theo kiểu nô bộc nô tài.
Hôm khác lại bảo cách mạng đưa bà cháu từ thân phận thằng ở con sen lên địa vị làm chủ, có thời bà cháu còn làm đội trưởng sản xuất. Thế mà hôm cháu đi bà cháu lại mừng. Ra đây có cô chú chăm nom bà cháu yên tâm lắm, chứ ở nhà làm cái mảnh ruộng bằng viên gạch, lấy gì mà đút mồm.
Tình nghĩa cũ hai nhà. Anh chị định nuôi Nhất dăm ba năm rồi cho cô đi học may có cái nghề mà lấy chồng. Làm Ôsin mới được vài tháng cô đòi đổi ngược quy trình: học may trước, vừa học vừa làm. Thế là học may. Về nhà trải báo cũ ra đo đo cắt cắt. Nhưng không quên nấu nướng. Bảo rau gì nấu với thịt gì, cá gì cho gia vị gì, rau thơm gì, cô tiếp thu nhanh làm đúng ngay. Không lẫn. Tuy nhiên thỉnh thoảng cô lại chế tác ra những món cải tiến. Làm phở đã rất ổn, cô lại còn cho thêm những viên mọc vào. Anh đi nhìn ngó thì hóa ra không phải một mình cô nghĩ ra, các cô Ôsin đã cho gần hết cả Hà Nội ăn phở mọc. Rau sống cô mua về, rau muống chẻ là món chính thì ít, rau thơm là món ăn hương ăn hoa thì lại thành món chính, ăn cả cây. Lại đi nhìn ngó thì hóa ra cả Hà Nội thanh lịch bây giờ ăn cả cây rau húng rau kinh giới um tùm sum suê. Ẩm thực Ôsin thịt vịt thịt ngan cưỡi hẳn lên đám giỗ đám cưới. Tự chế mãi, một hôm Nhất xoay ra bảo cô chú mua cho cháu quyển sách dạy nấu đặc sản, cháu làm đặc sản cho cả nhà ăn. Mua sách về. Cho thực hành. Vợ anh khen, con bé này mai ngày về quê lấy chồng không muốn làm ruộng mở quán cơm bụi đắt hàng đấy. Nhất bảo cháu xin thưa lại hai điều: Một, những đứa như cháu đổi đời ra phố rồi, đố mà quay về quê được. Hai, mở hàng cơm củi lửa dầu mỡ nhem nhuốc, không sang. Vợ anh hỏi thế nào thì sang. Nhất chỉ tay lên bức tranh phiên bản treo ở phòng khách: sang là như cô tiểu thư kia kìa.
Một bức danh họa châu Âu. Một cô gái áo váy tươm tất, mái tóc rẽ ngôi còn in đường lược, hai tay nâng cái khay trên có một cốc nước không hề sóng sánh, chân thì đang khoan thai bước đi. Nhất gọi cô gái trong tranh là cô tiểu thư.
Nhất học hết lớp dạy cắt may. Thực hành hết quyển sách dạy nấu ăn. Một hôm cô xin phép ra đi. Người ta nhận cô vào một xí nghiệp may mặc liên doanh. Mấy chị em công nhân thuê chung một chỗ ở. Vợ anh tiếc con bé nấu ăn ngon. Tiếc cái công đào tạo. Anh bảo tiếc gì. Nó như con cháu trong nhà.
Hôm cô đi, cô còn rút dép đập chết được một con chuột nữa.
* * * * *
Cô thứ hai cứ coi như tên Nhị, Khuất Nhị Nhị. Theo mốt phim truyền hình Trung Quốc nhiều tập, bốn cô lần lượt đến đỗ tạm bợ vào cái bến Ôsin này đã và sẽ là Lâm Nhất Nhất, Khuất Nhị Nhị, Lý Tam Tam, Đàm Tứ Tứ, có thể sẽ có một cô thập thò ngấp nghé ở cuối truyện mang tên Ngũ Nương Nương.
Cô Nhị, tiếng Việt nhằng nhịt đại từ nhân xưng phân cấp ngôi thứ thì phải gọi bằng chị, chị Nhị xấp xỉ tứ tuần ở quê mấp mé lên bà ngoại. Chồng chết, ba đứa con gửi lại nhà mình. Nhị đi ở nhà người. Kêu chị nấu canh nhạt, hôm sau nồi canh mặn chát muối iốt cho cả nhà phát triển trí tuệ. Kêu mặn thì hôm sau chị cho ăn nhạt trở lại. Cứ như thế cho đến khi cả nhà đều biết sợ, không kêu nữa. Khen nồi canh cua rau rút khoai sọ ngon, ngon à, Nhị cho ăn canh khoai sọ ba ngày liền đến mức con bé nhìn thấy khoai sọ thì bảo là khoai đầu lâu.
Nhị mê mẩn những bộ váy áo của vợ anh. Con bé đi học về sớm thấy Nhị mở nhạc Thái Lan tưng bừng giậm giật, khoác trên người dăm ba bộ cánh của vợ anh, giày cao gót cũng của vợ anh, đi một vòng lại kéo vạt áo một cái, nghiêng mình như người mẫu trên sàn diễn. Đi qua một vòng Nhị cởi một bộ trút xuống dưới chân. Đi lại một vòng Nhị cởi bộ nữa. Dăm ba lần cởi như lột vỏ hành. Sắp sửa lột đến phần áo tắm thì con bé về. Nhị nhìn mấy bộ xống áo xõa xượi trên nền nhà thở dài với con bé, thật là kẻ ăn không hết người lần chẳng ra.
Lần sau không phải con gái mà là anh bắt gặp. Nhị mặc cái váy ngủ màu kem của vợ anh, nằm trên giường ngủ của vợ chồng anh. Em nằm chờ anh đấy. Anh xem bộ này em mặc dứt khoát đẹp hơn cảnh sát mặc váy của anh. Anh lờ đi như không nghe thấy gì, bỏ ra ngoài. Hôm sau anh khen nhà cửa dọn dẹp trang hoàng đẹp mắt. Nhị lúng liếng đung đưa cặp mắt, em làm được thế là nhờ có tình yêu.
Phải bảo vợ gặp nói chuyện riêng với Nhị. Vâng, em cũng định nói chuyện riêng với chị từ lâu. Chị cầm tù anh ấy làm gì. Chị hãy buông tha cho anh ấy. Cô đã xem cho em rất kỹ, cô bói bài tây, cô giúp em viết sớ gieo quẻ, cô xem tay cho em, xem tướng mặt, vạch cả mắt em ra mà xem, cô bảo chỉ cần em kiên trì là muốn gì được nấy. Bây giờ em chỉ muốn anh ấy mà thôi. Cô điên à? Chị đừng hét lên như thế, em còn có thể hét to hơn chị nhiều.
Hai vợ chồng bảo nhau cho Nhị nghỉ. Chờ thêm vài ngày nữa để tìm một con bé khác. Nhưng ngay ngày hôm sau Nhị chủ động bảo cho em thôi việc, em sang làm cho nhà bác Nhỡ đối diện nhà mình, em sẽ ở đó chờ cho tới ngày anh được chị tha bổng, bao lâu em cũng chờ.
Từ hôm đó, hễ anh chở chị trên cùng một xe, lại thấy ánh mắt hàng phố thương cảm một cặp vợ chồng cầm tù lẫn nhau mà không buông được nhau ra. Thời gian ở với anh chị, Nhị đã kịp lân la truyền tin trong mạng lưới Ôsin khắp dãy phố, mạng lưới Ôsin truyền sang mạng lưới các bà nội trợ, các ông về hưu, truyền vào những bữa cơm gia đình đủ mặt mọi thế hệ.
***