ark
Active Member
http://gamethu.net/News/Chuyen-game/2006/06/3B9AD470/
Mang quốc tịch Canada, sinh ra tại Sài Gòn năm 1978, Lê Minh không phải là một game thủ giỏi đến mức được mọi người biết đến bởi chiến thắng ở giải nọ, giải kia. Nhưng tầm ảnh hưởng của Minh đã bao trùm khắp thế giới bởi đơn giản, anh không chỉ chơi game Counter-Strike mà còn tạo ra nó.
3 trong 10 game thủ có ảnh hưởng nhất mọi thời đại của thế giới game.
Đã 3 thập kỷ trôi qua trong lịch sử trò chơi điện tử, thế giới đã tôn vinh 10 game hay nhất, 10 nhà phát triển xuất sắc nhất, rồi 5 sản phẩm bắn súng tuyệt với nhất... Đồng thời, ngay cả những chiếc máy game hay tay cầm cũng đã được bình chọn để tung hô. Các nhân vật để lại dấu ấn sâu đậm như Mario, Sonic the Hedgehog cũng từng được nhắc đến như những người hùng xây dựng nên cả một ngành giải trí.
Nói tóm lại, người ta đã xếp hạng mọi thứ, trừ đóng góp của chính các game thủ.
Bức xúc với thiếu sót này của cả một ngành công nghiệp, kênh thông tin MTV đã đi tìm lời giải đáp. Dựa trên tiêu chí "nêu danh người chơi đã tác động đến nền văn hóa, đến phong cách sáng tạo và khả năng kinh doanh của game video", các chuyên gia MTV đã lập nên danh sách "10 game thủ có ảnh hưởng nhất mọi thời đại".
Lê Minh và Jesse Cliffe: "kẻ làm hàng nhái siêu việt"
Dù trong danh sách gốc của MTV, theo trình tự thời gian, 2 nhân vật này không phải là những người được nhắc đến trước tiên nhưng với một chút cảm phục chủ quan, biên tập viên của Game Thủ.NET xin được đặt họ lên hàng đầu.
Lê Minh, được làng game toàn cầu biết đến dưới cái tên Gooseman (Người Ngỗng), bắt đầu chơi Quake lần đầu tiên năm 1996, và cũng chỉ từ năm đó, anh bắt đầu mày mò "nghịch" với các công cụ phát triển phần mềm (SDK).
Trong những năm 1990, SDK là thứ vũ khí lợi hại mà các game thủ sử dụng để biến đổi trò chơi ưa thích của họ thành một sản phẩm mới tinh nhưng chỉ phục vụ cho mục đích giải trí.
Minh bắt đầu sự nghiệp "sửa game" của mình với trò chơi đầu tiên mang tên Navy SEALs. Rồi đến khi phát triển phần mềm điều chỉnh Action Quake 2, anh bắt đầu "nghiên cứu" biến game bắn súng góc nhìn thứ nhất Half-Life thành một sản phẩm giải trí nhiều người chơi. Cũng từ đây, Minh đã làm quen và kết bạn với anh chàng điều hành trang Web Action Quake 2 tên là Jesse Cliffe.
"Gooseman" Lê Minh.
Cliffe và Minh bắt đầu "kiệt tác" chỉnh sửa Half-Life của mình khi Người Ngỗng còn đang là sinh viên năm thứ 4 của trường đại học Simon Fraser (Canada), khoa Công nghệ máy tính. Minh đảm trách phần lập trình và Cliffe mở rộng quan hệ để quảng bá trò chơi trên các Website. Sau nhiều tuần liên tục bỏ ra 20 tiếng "làm việc" (nhiều hơn cả thời gian làm bài tập), tháng 6/1999, Minh đã hoàn thành bản beta 1.0 đầu tiên của siêu phẩm ngày nay được cả thế giới biết đến với cái tên Counter-Strike.
Hàng nghìn, chục nghìn ... rồi nhanh chóng đến hàng triệu người say mê Counter-Strike. Sản phẩm leo lên vị trí hàng đầu trong danh sách các game online và trở thành trò chơi tiêu chuẩn trong các cuộc thi đấu chuyên nghiệp. Năm 2000, nhà sản xuất game Half-Life "cũ" là Valve đã mời cả Lê Minh và Jesse Cliffe về làm việc cho mình và Counter-Strike chính thức được thương mại hóa, không còn chỉ là một sản phẩm "bị" hack nữa.
Năm 2003, tạp chí trực tuyến GameSpy đánh giá Lê Minh là nhân tố quan trọng nhất giúp cho trò chơi Half-Life tiếp tục sống mãnh liệt sau 5 năm phát hành. Thậm chí cho đến tận bây giờ, vào một thời điểm bất kỳ, vẫn có đến 120.000 game thủ đang hăm hở "chạy và bắn" Counter-Strike trên mạng. Chỉ tính riêng trong tháng 5/2006, thời lượng đăng nhập vào trò chơi này là 4,6 tỷ phút đồng hồ.
Loa phát thanh Mike Krahulik và Jerry Holkins
Cùng nằm trong danh sách 10 vĩ nhân game thủ thế giới này còn có "các thày cãi" Mike Krahulik và Jerry Holkins, những người 8 năm về trước đã tạo ra môi trường Penny Arcade, nơi người chơi được bày tỏ mọi ý kiến và tiếng nói của riêng mình.
Chính họ đã buộc nhà sản xuất World of Warcraft lần đầu tiên phải đứng ra xin lỗi toàn thể các fan hâm mộ của mình về những khiếm khuyết ban đầu của trò chơi (hiện trên trên thế giới đã có đến 6 triệu tài khoản WoW đang hoạt động). Hơn nữa, Mike và Jerry cũng đã tổ chức thành công những sự kiện hàng năm "kiểu E3" chỉ dành cho game thủ mang tên Penny Arcade Expo.
Thiên hạ vô địch "Slayers Boxer" Im Yo Hwan
Vượt qua cả cái tên Jonathan "Fatal1ty" Wendel nổi đình nổi đám ở Mỹ, Im Yo Hwan đã từ một kẻ vô danh trở thành một game thủ chuyên nghiệp được ái mộ nhất với thu nhập từ việc thi đấu StarCraft hàng năm ít nhất là 250.000 USD. Thường xuất hiện với đội ngũ vệ sỹ hùng hậu bao quanh cùng đám đông các cô gái hò hét hâm mộ, Im Yo Hwan "Slayers Boxer" được ví như Michael Jordan của game StarCraft và là biểu tượng thể thao quốc gia của xứ Đại Hàn.
Mang quốc tịch Canada, sinh ra tại Sài Gòn năm 1978, Lê Minh không phải là một game thủ giỏi đến mức được mọi người biết đến bởi chiến thắng ở giải nọ, giải kia. Nhưng tầm ảnh hưởng của Minh đã bao trùm khắp thế giới bởi đơn giản, anh không chỉ chơi game Counter-Strike mà còn tạo ra nó.
3 trong 10 game thủ có ảnh hưởng nhất mọi thời đại của thế giới game.
Đã 3 thập kỷ trôi qua trong lịch sử trò chơi điện tử, thế giới đã tôn vinh 10 game hay nhất, 10 nhà phát triển xuất sắc nhất, rồi 5 sản phẩm bắn súng tuyệt với nhất... Đồng thời, ngay cả những chiếc máy game hay tay cầm cũng đã được bình chọn để tung hô. Các nhân vật để lại dấu ấn sâu đậm như Mario, Sonic the Hedgehog cũng từng được nhắc đến như những người hùng xây dựng nên cả một ngành giải trí.
Nói tóm lại, người ta đã xếp hạng mọi thứ, trừ đóng góp của chính các game thủ.
Bức xúc với thiếu sót này của cả một ngành công nghiệp, kênh thông tin MTV đã đi tìm lời giải đáp. Dựa trên tiêu chí "nêu danh người chơi đã tác động đến nền văn hóa, đến phong cách sáng tạo và khả năng kinh doanh của game video", các chuyên gia MTV đã lập nên danh sách "10 game thủ có ảnh hưởng nhất mọi thời đại".
Lê Minh và Jesse Cliffe: "kẻ làm hàng nhái siêu việt"
Dù trong danh sách gốc của MTV, theo trình tự thời gian, 2 nhân vật này không phải là những người được nhắc đến trước tiên nhưng với một chút cảm phục chủ quan, biên tập viên của Game Thủ.NET xin được đặt họ lên hàng đầu.
Lê Minh, được làng game toàn cầu biết đến dưới cái tên Gooseman (Người Ngỗng), bắt đầu chơi Quake lần đầu tiên năm 1996, và cũng chỉ từ năm đó, anh bắt đầu mày mò "nghịch" với các công cụ phát triển phần mềm (SDK).
Trong những năm 1990, SDK là thứ vũ khí lợi hại mà các game thủ sử dụng để biến đổi trò chơi ưa thích của họ thành một sản phẩm mới tinh nhưng chỉ phục vụ cho mục đích giải trí.
Minh bắt đầu sự nghiệp "sửa game" của mình với trò chơi đầu tiên mang tên Navy SEALs. Rồi đến khi phát triển phần mềm điều chỉnh Action Quake 2, anh bắt đầu "nghiên cứu" biến game bắn súng góc nhìn thứ nhất Half-Life thành một sản phẩm giải trí nhiều người chơi. Cũng từ đây, Minh đã làm quen và kết bạn với anh chàng điều hành trang Web Action Quake 2 tên là Jesse Cliffe.
"Gooseman" Lê Minh.
Cliffe và Minh bắt đầu "kiệt tác" chỉnh sửa Half-Life của mình khi Người Ngỗng còn đang là sinh viên năm thứ 4 của trường đại học Simon Fraser (Canada), khoa Công nghệ máy tính. Minh đảm trách phần lập trình và Cliffe mở rộng quan hệ để quảng bá trò chơi trên các Website. Sau nhiều tuần liên tục bỏ ra 20 tiếng "làm việc" (nhiều hơn cả thời gian làm bài tập), tháng 6/1999, Minh đã hoàn thành bản beta 1.0 đầu tiên của siêu phẩm ngày nay được cả thế giới biết đến với cái tên Counter-Strike.
Hàng nghìn, chục nghìn ... rồi nhanh chóng đến hàng triệu người say mê Counter-Strike. Sản phẩm leo lên vị trí hàng đầu trong danh sách các game online và trở thành trò chơi tiêu chuẩn trong các cuộc thi đấu chuyên nghiệp. Năm 2000, nhà sản xuất game Half-Life "cũ" là Valve đã mời cả Lê Minh và Jesse Cliffe về làm việc cho mình và Counter-Strike chính thức được thương mại hóa, không còn chỉ là một sản phẩm "bị" hack nữa.
Năm 2003, tạp chí trực tuyến GameSpy đánh giá Lê Minh là nhân tố quan trọng nhất giúp cho trò chơi Half-Life tiếp tục sống mãnh liệt sau 5 năm phát hành. Thậm chí cho đến tận bây giờ, vào một thời điểm bất kỳ, vẫn có đến 120.000 game thủ đang hăm hở "chạy và bắn" Counter-Strike trên mạng. Chỉ tính riêng trong tháng 5/2006, thời lượng đăng nhập vào trò chơi này là 4,6 tỷ phút đồng hồ.
Loa phát thanh Mike Krahulik và Jerry Holkins
Cùng nằm trong danh sách 10 vĩ nhân game thủ thế giới này còn có "các thày cãi" Mike Krahulik và Jerry Holkins, những người 8 năm về trước đã tạo ra môi trường Penny Arcade, nơi người chơi được bày tỏ mọi ý kiến và tiếng nói của riêng mình.
Chính họ đã buộc nhà sản xuất World of Warcraft lần đầu tiên phải đứng ra xin lỗi toàn thể các fan hâm mộ của mình về những khiếm khuyết ban đầu của trò chơi (hiện trên trên thế giới đã có đến 6 triệu tài khoản WoW đang hoạt động). Hơn nữa, Mike và Jerry cũng đã tổ chức thành công những sự kiện hàng năm "kiểu E3" chỉ dành cho game thủ mang tên Penny Arcade Expo.
Thiên hạ vô địch "Slayers Boxer" Im Yo Hwan
Vượt qua cả cái tên Jonathan "Fatal1ty" Wendel nổi đình nổi đám ở Mỹ, Im Yo Hwan đã từ một kẻ vô danh trở thành một game thủ chuyên nghiệp được ái mộ nhất với thu nhập từ việc thi đấu StarCraft hàng năm ít nhất là 250.000 USD. Thường xuất hiện với đội ngũ vệ sỹ hùng hậu bao quanh cùng đám đông các cô gái hò hét hâm mộ, Im Yo Hwan "Slayers Boxer" được ví như Michael Jordan của game StarCraft và là biểu tượng thể thao quốc gia của xứ Đại Hàn.