xoai
Member
Death metal, một thuật ngữ còn khá xa lạ với nhiều rockfan Việt Nam. Vậy Death metal là gì? Có rất nhiều định nghĩa về dòng nhạc này nhưng tôi nghĩ định nghĩa này là đúng nhất:
Death metal là thể loại nhạc bị nghiền nát với cường độ mãnh liệt, tiếng guitar tàn khốc kết hợp với tiếng trống mạnh như vũ bão và giọng hát khàn đục như ma quỷ. Lời ca của Death metal chủ yếu chống đối lại những bất công, sự suy đồi đạo đức của xã hội. Đây là hình thái khốc liệt nhất của metal nói riêng và của rock nói chung.
Death metal tuy đã có lịch sử gần hai mươi năm phát triển nhưng sao tại Việt Nam lại ít người nghe dòng nhạc này? Nguyên nhân là dòng nhạc này vân còn ở trong bóng tối, một yếu tố quan trọng nữa là đất nước chúng ta còn nghèo nên không có điều kiện để nghe và tìm hiểu. Nhưng rào cản lớn nhất ngăn cách giữa Death metal với các rockfan là còn quá nhiều định kiến xấu về đứa con ngỗ nghịch của rock này. Hầu hết trong số những người không nghe Death metal cho rằng nó là dòng nhạc của ma quỷ, ầm ĩ, chẳng có "cảm xúc" tẹo nào nên coi thường dòng nhạc đầy mạnh mẽ này. Nhưng đó là những định kiến sai lầm, sự thật là dòng nhạc này không chỉ có máu me, chết chóc, đen tối mà còn có giai điệu rất đẹp và lãng mạn.
Ngược dòng thời gian, khi Death metal bắt đầu manh nha xuất hiện vào khoảng giữa thập kỉ 80 với những nhóm tiên phong như Bathory(Thuỵ điển), Celtic Frost(Thuỵ Sỹ), Bulldozer(Italia) và Possessed(Mỹ). Những ban nhạc này với một lý tưởng chung là đẩy thể loại nhạc metal đi đến giới hạn tột cùng của nó về âm lượng, về tốc độ và cũng như về tư tưởng xã hội. Họ thực sự đã đặt những viên gạch nền móng đầu tiên cho Death metal. Bathory với album đầu tiên "Bathory" năm 1984 được coi là kẻ “đầu têu” cho việc đem tư tưởng chống đối thiên chúa giáo vào Death và Black metal, mở đường cho sự phát triển của một thể loại mang tính báng bổ tôn giáo ghê gớm đó là Satanic metal. Quothorn (vocals/guitar) của nhóm này đã tuyên bố : "Chúng tôi căm thù thiên chúa giáo tột độ và coi thiên chúa giáo như một kẻ xâm lăng đã tiêu diệt tổ tiên Viking. Chúng tôi sẽ chiến đấu cho những vị chúa mà tổ tiên chúng tôi tôn thờ bằng bất cứ cách nào... Chúng tôi hướng về cội nguồn, lật đổ sự thống trj của thiên chúa giáo. Hơn 900 năm trước, chúng tôi có lịch sử 2000 năm với "Asatru" (tiếng Thuỵ điển có nghĩa là niềm tin vào Aesir, vị thần tối cao của người Viking). Nếu Thuỵ điển không muốn nói về điều đó, chúng tôi sẽ chiến đấu bằng mọi cách". Xin được nói thêm là cái tên Bathory chính là tên của một nữ bá tước người Hungary, kẻ được coi là "Dracula nữ" vì có thành tích sát hại hơn 600 thiếu nữ để tắm máu với ước muốn trẻ mãi không già. Ban nhạc Celtic Frost thành lập vào năm 1984 với nòng cốt là hai thành viên cũ của nhóm Hellhammer gồm Thomas Gabriel Warrior (Satanic Slaughter) và Martin Ain ( Savage Damage), dược coi là sự chuyển tiếp hoàn hảo từ Thrash lên Death metal và có khá nhiều ảnh hưởng tới các ban Death metal sau này.
Một ban nhạc không thể không nhắc đến đó là nhóm Possessed (The first big death metal bands) xuất thân từ thành phố San Fransisco(Mỹ). Đây là một ban nhạc đóng góp không nhỏ cho công cuộc khai phá mới mẻ này. Tuy nhiên ban nhạc này không tồn tại được lâu do Jeff Becerra, trụ cột của ban nhạc qua đời vì tai nạn. Death metal sau đó được Bulldozer định hình rõ hơn với các album "The day of Wrath"(1985) và "The Final Separation"(1986). Nhưng thật sự Death metal chỉ được nhìn nhận như là một dòng nhạc độc lập khi mà ban nhạc Death với linh hồn là Chuck Schuldiner xuất hiện. Chính Chuck là người đã gây ảnh hưởng rất nhièu tới các nghệ sỹ Death metal sau này bởi hầu như các giai điệu do anh sáng tác đều mang âm hưởng dữ dội và mạnh mẽ cùng với những cú riff guitar thần sầu diễn tả nỗi kinh hoàng của bóng đêm. Death đã mở một hướng đi mới cho dòng Death metal với album đầu tay "Scream Bloody Gore" năm 1987. Album này, đúng như cái tên gọi của nó, là tập hợp những âm thanh nóng bỏng nhất đưa ban nhạc đi vào lịch sử với tư cách như những nhà tiên phong cho thể loại nhạc diễn t sự bất mãn tột độ, túng quẫn đến cùng cực. Trước đó giới phê bình âm nhạc vẫn đánh đồng Death metal với Thrash metal, khi Death xuất hiện thì người ta mới lấy cái tên Death đặt cho dòng nhạc này. Nước Mỹ từ đó được biết đến như là nơi sản sinh ra Death meal và xuất hiện một trào lưu từ Florida bao gồm năm nhóm Death metal gây đựoc tiếng vang là Death, Obituary, Morbid Angel, Deicide, Malevolent Creation đều có xuất thân từ mảnh đất này, đó là chưa kể hàng trăm ban nhạc lớn nhỏ khác cũng thành danh ở đây. Khi Death metal đang phát triển cực thịnh ở Mỹ thì tại Bắc Âu, một trào lưu mới trỗi dậy cũng mạnh mẽ không kém, một loạt các ban nhạc Death metal của châu Âu xuất hiện như một thế lực mới phân chia mnh đất metal với Mỹ. Nếu Thuỵ điển có trào lưu Death metal xuất phát từ thành phố Gothenburg gồm những ban nhạc kinh điển như At the gates, In Flames, Dark Tranquility, Gardenian... thì tại Anh thì có ba con khủng long xuất thân cùng một lúc từ thành phố Birmingham đó là Benediction, Napalm Death và Bolt Thrower cũng lừng danh không kém, đó là chưa kể tại thành phố cảng Liverpool cũng có 2 anh tài đó là Carcass và Paradise lost. Một mảnh đất âm nhạc cũng cần được nhắc đến đó là đất nước xinh đẹp và cổ kính Italia nằm ở Nam Âu, đây là một trong những cái nôi văn hoá, thi ca, Opera... và cả bóng đá nữa. đây cũng là nơi sản sinh ra không ít các ban nhạc metal xuất chúng. Và sẽ là một sai lầm lớn nếu không nhắc đến một ban nhạc đến từ thế giới thứ 3 đó là Sepultura đến từ đất nước Brazil. Sepultura xuất hiện cùng thời với Death nhưng tuy nhiên nhóm này lại không có nhiều ảnh hưởng đến Death metal, chủ yếu là thời kì đầu âm nhạc của họ nghiêng về Thrash và sau này là Grindcore, bên cạnh đó họ cũng sử dụng nhiều âm hưởng nhạc dân gian Brazil trong các album của mình.
Nếu Death là người khai sinh ra Death metal thì những ban nhạc như Cannibal Corpse(Mỹ), Benediction(Anh), Obituary(Mỹ), Dismember(Thuỵ điển), Entombed(Thuỵ điển), Gorefest(Hà lan), Pungent Stench(áo), Vader(Ba lan), Eternal Tears Of Sorrow(Phần lan), Krisiun(Brazil), Hypocrisy(Thuỵ điển)... đã làm dòng nhạc phát triển lên đến đỉnh cao vào thập niên 90. Tuy có một số lượng tín đồ rất lớn trên toàn thế giới thế nhưng Death metal vẫn chỉ phát triển trong bóng tối của Underground. Death metal hầu như không có một đài phát thanh nào chính thức cả. Vì sao ư? Chủ yếu đó là do sự kiểm soát của hệ thống kiểm duyệt nghiêm ngặt tại hầu hết những nước có thị trường âm nhạc phát triển, đó là chưa kể các nước thế giới thứ ba, nơi mà nền văn hoá luôn kín đáo hơn phương Tây. Những ban nhạc có ca từ hết sức bệnh hoạn như Cannibal Corpse hoặc báng bổ tôn giáo như Deicide, Christian Death, Satanic Black hẳn nhiên sẽ chẳng bao giờ được thừa nhận cả. Ra đời trong một xã hội đầy bất công, mâu thuẫn và xung đột, cho nên các nhóm Death metal dường như có xu hướng muốn giải quyết tất cả bằng con đường bạo lực. Nhưng nếu nhìn nhận một cách thẳng thắn thì sự thật trong xã hội còn khủng khiếp hơn nhiều so với những gì "bị coi" là bệnh hoạn và ghê tởm theo quan niệm của các nhà kiểm duyệt. Trong một cuộc tr lời phỏng vấn ca sỹ George "Corpsegrinder" Fisher của nhóm Cannibal Corpse đã từng bộc lộ một cách thắn: " Nước Mỹ ngày nay là một bãi rác khổng lồ, truyền hình thì đầy rẫy những cảnh chém giết bạo lực, hậu quả là đứa trẻ lên bốn tuổi đã biết bóp cò súng. Âm nhạc của chúng tôi chỉ là sự phản kháng bắt buộc đến tột cùng mà thôi. Nó có thấm tháp gì so với những thứ bẩn thỉu đang diễn ra hàng ngày trước mắt anh, trước mắt tôi? Tôi chẳng thấy bận tâm khi những gì tôi viết ra bị coi là bệnh hoạn. Trong gia đình tôi, chỉ có mỗi đứa con gái 7 tuổi của tôi là không đựoc phép nghe nhạc của Cannibal Corpse vì nó chưa đủ tuổi thành niên...".
Max Caravela (Sepultura) đã phi cay đắng thốt lên trong bài Arise:
I see the world - OLD
I see the world – DEAD
Trái tim nhạy cảm của những người nghệ sỹ đó đang thấy thế giới này càng ngày càng trở nên bệnh hoạn: (Sick world - Acoustic Torment)
Child abusing. the sick man. his thoughts.
the criminal perverted act. rapes and kills.
no one heard the cry. no one saw the tears.
no one, no one heard ...
the scream, the scream, the scream
the scream in a sick world.
full of violence, full of perversion.
satan goes around
searching for inhuman machines
Trở lại với trường hợp của Deicide, một nhóm nhạc báng bổ thiên chúa giáo một cách ghê gớm và có "tổ chức" nhất. Chúng ta sẽ hiểu tại sao họ lại làm như thế khi trụ cột của nhóm, ca sỹ/bassit Glenn Benton đã từng bị một vị linh mục "đáng kính" lạm dụng tình dục từ năm lên 8 tuổi với lời đe doạ là chúa sẽ ghét bỏ nếu không làm theo lời của ông ta (Câu chuyện này được mô t trong bài Confessional Rape - Deicide). Tức giận trước thói đạo đức gi và vô liêm sỉ của những kẻ được chúa tin tưởng giao trọng trách, lợi dụng đức tin của các con chiên để làm những điều bại hoại nên họ quay sang thờ phụng Satan, trong khi ngay cả bản thân họ cũng phải thừa nhận một sự thật là tất cả thế giới sẽ trở nên tối tăm khi những con quỷ thống trị thế giới này (When the Satan rules his world - Deicide):
When Satan rules his world
Disease, run free, killing
When Satan rules his world
Religion, infliction, obscene
When Satan rules his world
Witness, dismissed, executed
When Satan rules his world
Bạn hãy hiểu rằng đâu phải ai sinh ra đã có tư tưởng chống đối, tất cả chỉ là do những ngoại cảnh xấu tác động lên họ khiến cho họ bất mãn mà thôi. Từ sự thật như vậy nên bên trong những lời hát đầy tức giận và mỉa mai đó dường như ẩn chứa một nỗi khát khao được sống như bao con người bình thường khác như lời tâm sự của Rotting Christ trong After dark I feel:
It's all the same
So dull so plain
I need the spark, the flame
To drag me out of my insane, of my insane
Only you and me
Face to face
Come and lead me
To another place
...
After dark I feel
I smell the pain
I revive and heal
And this is my gain
Hay bạn sẽ cảm nhận được nỗi niềm tâm sự của một con người sắp ra đi vĩnh viễn nói với người mình yêu trong bài hát One Second của Paradise Lost:
And for one second I lost my head
and for one second, I wished that you were dead
and for one second, you wish that you were here all alone
Hold back the tears that could fall for me.
And for one second, I lost my breath
and for one second, I cherish what you said
and for one second, it seemed that I was here all alone
Hold back the tears that could fall for me...
Mặc dù âm nhạc của Death metal luôn dữ dội khiến nhiều người tưởng họ chỉ là những kẻ nổi loạn và đầy bất mãn, nhưng khi yêu họ luôn yêu hết mình và cũng rất lãng mạn trong tình yêu. Hãy lắng nghe những lời hát cháy bỏng yêu thương của những kẻ ngoại đạo trong Bumblebee hair của ban nhạc At Dawn they sleep:
Hey you girl, why don't you look at my face
why don't you please fly, fly to my world
The unnegative sign on your lips
is something I want to feel, and I will be healed.
Take my hand, and guide me to your nest
let me drink your honey, show me the test.
You are the queen, and I'm your soldier
that's all I will be, I can't stand no longer
But my mouth is closed, lips tied together
your bumblebee hair, flying in the air.
Cho dù bị rất nhiều những thành kiến, thậm chí là cấm đoán, ngăn cản nhưng không vì thế mà dòng Death metal lụi tàn. Những người đàn ông mạnh mẽ đó không bao giờ để cho cuộc sống quyết định và cũng không bao giờ chịu gục ngã trước những thử thách nghiệt ngã của cuộc sống, cũng như Chuck Schuldiner (Chuck đã qua đời vào ngày 13/12/2001 do bị ung thư vòm họng cho dù anh đã cố gắng chiến đấu với bệnh tật, đây là sự mất mát lớn nhất của Death metal world) đã từng hát trong "Pull the Plug":
Once I had full control of my life
I know behold a machine deicides my fate
Trong những năm qua, dòng nhạc này cùng với Black metal vẫn luôn phát triển mạnh mẽ và vươn lên một tầm cao mới, đa dạng hơn về cả phong cách lẫn tư tưởng. Từ cội rễ Death metal chính thống cho đến nay đã có rất nhiều nhánh phụ ra đời, có thể tạm chia như sau:
- Soft/ Slow Death metal: Dòng nhạc này thường chơi chậm nhưng rất có giai điệu, tiếng guitar lead thường ngắn gọn. Một đặc điểm nữa là vocals có giọng ca "soft" nên khá dễ dàng nhận biết được nó.
Những ban nhạc tiêu biểu: Death, Six Feet Under(Mỹ), Gorefest(Hà lan), Never(Mỹ), Acrostichon(Mỹ)
- Grindcore Death metal: Dòng nhạc thường đánh hỗn loạn, các câu guitar thường đứt đoạn và bị ngắt đột ngột và bài hát khá ngắn và nhạc thì luôn bị đẩy lên với cường độ rất cao. Khi nghe thể loại này có lẽ bạn nên chuẩn bị một thần kinh vững chắc.
Những ban nhạc tiêu biểu: Brutal Truth(Mỹ), Sepultura(Brazil), Napalm Death(Anh), General Surgery(Thuỵ điển), Cryptopsy(Canada)
- Hardcore Death metal: đây là sự kết hợp tuyệt vời của thể loại nhạc Hardcore và Death metal. Các ban nhạc chơi thể loại này thường chơi guitar khá trau truốt ngược hẳn với Grincore.
Những ban nhạc tiêu biểu: Carcass(Anh), Satariel (Thuỵ điển)
- Satanic Death metal: Thể loại này có đặc trưng là ca từ chỉ duy nhất một mục đích là báng bổ tôn giáo và tôn thờ quỷ Satan.
Những ban nhạc tiêu biểu: Deicide(Mỹ), Immolation(Mỹ), Blood of Christ(Mỹ)
- Melodic Death metal: Đặc trưng của dòng nhạc này là những giai điệu guitar mạnh mẽ kết hợp với tiếng Keyboards hay violon, cello... du dương trên nền nhạc dữ dội của Death metal, ca từ cũng được trau truốt kĩ và biểu cảm hơn. Cái nôi của Melodic Death metal chính là ở Bắc Âu đặc biệt là Thuỵ điển. Nhóm tiên phong đầu tiên cho thể loại này là Ceremonial Oath(Thuỵ điển) với album đầu tay "The book of truth" năm 1992. Hiện nay nhiều nước trên thế giới có nhiều ban nhạc ra đời và chịu nh hưởng rõ nét của Swedish Melodic Death metal (Nước Nga có nhóm Absurd, Đức có Mourning Caress)
Những ban nhạc tiêu biểu: Gardenian(Thuỵ điển), Dark Tranquility(Thụy điển), In Flames(Thuỵ điển), Ebony Tears(Thuỵ điển), Sentenced(Phần lan), Children of Bodom(Phần lan), Caledonian(Phần lan)
- Gothic Death metal: Đây cũng là một dòng nhạc không kém phần du dương so với Melodic Death metal. Có thể nói 95% các ban nhạc Gothic sử dụng giọng nữ cao trong âm nhạc của mình. Lời ca của thể loại này khá là sâu xa, huyền bí. Nhạc của Gothic Death metal thường chậm và buồn hơn dòng Melodic và một điểm khác nữa là không như Melodic, Gothic luôn sử dụng nhạc cụ chủ đạo là Keyboards. Nó rất hay bị nhầm lẫn với thể loại Doom một phần nguyên nhân là có rất nhiều nhóm kết hợp gothic với doom metal (Trail of Tears của Nauy, Godgory...)
Những ban nhạc tiêu biểu: Crematory(Đức), Paradise Lost(Anh), Dark, Tristiana(Nauy)
- Industrial/Techno Death metal: Dòng này mang đậm chất công nghiệp kết hợp với một chút nhạc điện tử. Thể loại này bắt nguồn từ Mỹ, nơi mà nền công nghiệp rất phát triển và cũng đầy sự áp bức bóc lột. Thể loại nhạc này tôi rất thích Fear Factory nhưng chỉ tiếc là sau này ban nhạc chuyển sang chi Nu metal.
Những ban nhạc tiêu biểu: Fear Factory(Mỹ), Distant Sun(Canada), Deathstars(Thuỵ điển), Godflesh(Anh)
- Progressive Death metal: Thể loại nhạc này rất khó nhận biết rõ được, có lẽ đặc điểm của Progressive Death metal là bài hát thường rất dài, vượt ra khỏi khuôn mẫu truyền thống, phá bỏ cấu trúc âm nhạc truyền thống. Nhạc cụ của họ cũng không bị bó buộc bởi những nhạc cụ chủ chốt, thậm chí tư tưởng của họ còn chịu ảnh hưởng của thể loại nhạc cổ điển. Lời nhạc thường có cốt truyện với một ý tưởng to lớn, đầy trí tuệ và nghệ thuật. Với dòng nhạc này tôi cực khoái Haggard, bạn nên mua ngay nhóm này về khi có thể và sẽ mê mệt ngay nhóm này cho dù bạn không phải là fan của Death metal.
Những ban nhạc tiêu biểu: Opeth(Thuỵ điển), Cynic(Mỹ), Haggard(Đức)
- Death/Black metal: Những nhóm chơi dòng nhạc này thường thể hiện loại nhạc là death nhưng mang tư tưởng của Black metal hoặc là lúc thì chi Death lúc chuyển sang chi Black (Vd như Hypocrisy). Đây là bằng chứng cho thấy Death và Black rất gần gũi với nhau và càng ngày càng kết hợp với nhau.
Những ban nhạc tiêu biểu: Behemoth(Balan), Hypocrisy(Thuỵ điển), Daemusinem(Italia), Dissection(Thuỵ điển), Mortal Intention(Đức), Miasma(áo), Angel Corpse(Mỹ)
- Thrash/Death metal: Luôn thể hiện một lối đánh cực nhanh, tiếng trống "giã" rất dồn dập và dữ dội. Còn vocals thì hát nhanh như gió cuốn. Đó là phẩm chất dễ thấy nhất của thể loại Thrash/Death, một sự kết hợp có từ thủa sơ khai của Death metal.
Những ban nhạc tiêu biểu: Opprobrium(Brazil), Massacra(Pháp), Evil Dead(Mỹ), At the Gates(Thuỵ điển), Agressor(Pháp), Carnal Forge(Thuỵ điển), Enter My Silence, Destruction(Đức)
- Dark metal: Một thể loại rất khó phân biệt nó thuộc Death hay Black nữa (Tạm xếp vào Death metal vậy, vì tôi trót lấy lời của Rotting Christ làm minh hoạ mất rồi). Lời ca của Dark metal rất u ám nhưng cũng rất lãng mạn và đậm nét sử thi và triết học. Không chỉ như thế nó còn nói đến cái chết, những mối tình tội lỗi và ca ngợi những vị chúa tể của bóng đêm (Nói chung là ca từ khó hiểu lắm). Rất nhiều người đánh đồng dòng này với Black metal. Nhưng tôi thiết nghĩ nó chưa chắc đó là Black metal bởi vì tư tưởng của họ cũng không có gì đen tối cho lắm.
Những ban nhạc tiêu biểu: Rotting Christ(Hy lạp), Ancient Ceremony(Đức), Autumn Tears(Mỹ), Decameron(Thuỵ điển với các thành viên của Dissection)
- Doom/Death metal: Lại một sự kết hợp nữa, lần này là Death metal với Doom metal. Với âm nhạc nặng nề , tâm trạng u sầu cộng với giai điệu chậm rãi, tiếng trống lê nhịp không hung hãn như vốn có của phong cách Death metal.
Những ban nhạc tiêu biểu: Carpathian Full Moon(Nauy), Dies Irae(Mexico), Diabolique(Thuỵ điển với các thành viên của nhóm At the Gates), Gardens Of Gehenna(Đức), Nightfall(Hy lạp), Thalarion(Slovakia)
- Brutal Death metal: Trong các dòng nhạc của Death metal, Brutal Death metal được xem là dòng nhạc nặng nhất, tàn khốc nhất, điên loạn nhất hành tinh đúng như cái tên gọi của nó. Với đặc trưng là Drummer chi cực kì tốc độ nghe như tiếng súng máy cùng với giọng additional vocals thỉnh thong lại gào thét rùng rợn. Hiện nay nhiều rockfan nhầm lẫn Brutal với Grindcore, có lẽ là do 2 dòng nhạc này cùng đưa âm thanh lên cực điểm và có một số nhóm chi kết hợp cả hai dòng nhạc này(Brutal/Grincore Death metal) như Obliterate (Slovakia), Abaddon Incarnate(Ailen). Nhóm tiên phong thử nghiệm Brutal là ban nhạc Mind Snare(Italia) với bản Demo đầu tiên: "Satan's Slaughter"(1990), đội hình nguyên thuỷ lúc đó gồm hai thành viên là Gigi Casini(bass/vocals) và Chris Benso(Guitar). Tuy nhiên không hiểu lý do gì mà nhóm này mãi tới năm 2000 mới ra album đầu tiên. Nhưng người đặt dấu ấn lớn nhất cho Brutal Death metal đó là nhóm Broken Hope(Mỹ) với album đầu tiên năm 1992: "Swamped in Gore" làm cả thế giới phải kinh ngạc vì cường độ âm thanh khủng khiếp của nó.
Những ban nhạc tiêu biểu:Broken Hope(Mỹ), Hate Enternal(Mỹ), Sinister(Mỹ), Vile(Mỹ), Goratory(Mỹ), Origin(Mỹ), Impurity(Mỹ), God Dethroned(Hà Lan), T666, War Corpse(Mỹ), Krisiun(Barzil)
Ngoài ra còn một số phân nhánh nhỏ khác như:
- Art Death metal: Armophis(Phần lan)
- Cult Death metal: Sabbath(Nhật)
- Avantgarde death metal Septic Flesh(Hy lạp),
- Hyperblast death metal: Kataklysm(Canada)
- Ultra-grindcore death metal: Cephalic Carnage(Mỹ)
- Symphonic death metal: Skyfire(Thuỵ điển), Stormlord
- Atmospheric Death metal: Garden of Shadows(Mỹ)
- Deathcore: Cannibal Corpse(Mỹ)
- Death and Roll: Christian Death(ý)
- Extreme Death metal: Dawn of Dreams(Đức), Arise(Thuỵ điển)
- Power/Death metal : Scariot
Hiện nay, Death metal đã từng bước thâm nhập tới khắp các thị trường âm nhạc của thế giới và vẫn đang ở thời kì “hoàng kim”. Một loạt các ban nhạc mới xuất hiện ở nhiều nơi như một thế lực mới thách thức những cái nôi âm nhạc của thế giới:
- Châu Âu: Isolated, Yattering (Balan), On Thorn I Lay (Hy lạp), Tales of Darknord (Nga), Orphaned Land (Israel), Lunatic Gods, Sanatorium (Slovakia), Rupudiate, Loudblast, Mercyless (Pháp)
- Nam mỹ: Serpent's Blood, Sacarsmo (Mexicô), Ossuary (Urugoay), Internal Suffering (Colômbia), Thornspawn (Chi lê), Prosapia (Achentina), Pscorragia (Peru), Stratuz (Venezuela), Ophiolary, Mental Horror, Nephasth (Brazil)
- Châu á: Abattory (Singapore), Shadow, Sabbat (Nhật), Absolute Defiance, Jasad (Indonesia)
Thế giới ngầm của những kẻ ngoại đạo sẽ không bao giờ ngừng chảy cho dù nó chỉ ở trong bóng tối. Death metal đã, đang và sẽ là một bộ phận không thể thiếu của rock và nó sẽ luôn tồn tại, chừng nào những bất công, mâu thuẫn và xung đột trên thế giới này chưa được chấm dứt. Điều đó là không tưởng cũng như bài hát "Never Stop the Wars" của ban nhạc Dark Days.
Death Metal chưa bao giờ có riêng một nhánh là Hardcore Death Metal cả mà chỉ có một số nhóm như Sepultura mang âm hưởng của Hardcore Punk vào nhạc của họ ( từ album "Chaos A.D" năm 1994 ). Giờ hãy nói thêm về thuật ngữ "Hardcore" - thể loại này được coi là sự kết hợp giữa Heavy Metal và Punk, với đặc trưng là tốc độ nhanh, những đoạn riff ngắn và đơn giản, giọng ca gào thét... Các nhóm Hardcore tiền khởi có thể kể đến Bad Brains, Black Flags, D.O.A, Dead Kennedy's...sau này Hardcore tiến triển thành một dạng mới là Metalcore,và thế là ta có thêm những Machine Head, Bio Hazard, Body Count, Stormtroopers of Death.
Grindcore lại hoàn toàn khác, nó là biến thể cực đoan và thái quá nhất của Death Metal. Tất cả các yếu tố âm nhạc trong Grindcore đều bị đẩy lên tột đỉnh : tốc độ điên cuồng, những đoạn riff dài và hỗn loạn, ca sỹ hát gì không ai hiểu nổi, các bài hát hầu như không có giai điệu. Grindcore được khai sinh với album "Scum" của Napalm Death năm 1987, được khẳng định vị trí bằng album "Extreme Conditions Demand Extreme Response" năm 1992 của Brutal Truth và đỉnh cao là các album "Heartwork" (1994), "Swansong" (1996) của Carcass. Trang www.allmusic.com có ghi rõ style của Carcass là : "Heavy Metal, Grindcore, Death Metal/Black Metal, Thrash" và Carcass luôn luôn được coi là một trong những tên tuổi sáng chói nhất của Grindcore chứ chưa ai xếp họ vào Hardcore cả (nếu muốn kiểm chứng thì Benediction có thể xem bài viết về Carcass của rockarolla bên rockcafe). Số nhóm chơi Grindcore cũng không có nhiều, nổi nhất ngoài Carcass ra chỉ có vài ban như Brutal Truth, Napalm Death, Bolt Thrower, Godflesh, Pungent Stench.
- Ancient Ceremony chơi thể loại Satanic (?). Nhạc của Ancient Ceremony là Romantic Black Metal có pha trộn rất nhiều yếu tố của nhạc Gothic, thể loại nhạc này thường được gọi bằng một thuật ngữ "Darkwave". Như vậy đầu tiên ta có thể thấy rằng họ không phải một nhóm Death Metal. Còn bây giờ nói đến khía cạnh Satanic trong nhạc của Ancient Ceremony, mặc dù mới chỉ nghe được một album "Under Moonlight We Kiss" của nhóm này, tôi cũng có thể khẳng định họ tuy có tôn thờ các hình tượng mang tính Satan nhưng lại đi theo xu hướng lãng mạn hoá các hình ảnh của thế giới bên kia, của thuyết tâm linh chứ không phải mang hình ảnh Chúa Jesus và Kinh thánh ra để mà báng bổ như kiểu Deicide. Ở khía cạnh này có thể khẳng định Ancient Ceremony là một nhóm "thờ Satan nhưng không chống Chúa". Thế cho nên câu "DARK AND EXTREME METAL FOR SUPERIOR SATANIC SOULS!" trên website không phải là sự định nghĩa cho thể loại nhạc của họ, đó chỉ là một lời giới thiệu chung về ban nhạc. Đấy là còn chưa nói đến khía cạnh âm nhạc, không thể xếp thứ âm nhạc tàn bạo, khốc liệt của Deicide, Immolation bên cạnh những âm thanh dữ dội nhưng bay bổng và rất có giai điệu của Ancient Ceremony. Nếu như cứ có tư tưởng Satanic mà được xếp vào Satanic Death Metal như Benediction nói thì sao không xếp cả Behemoth, Marduk, Dark Funeral vào, họ chống Chúa đâu có kém gì Deicide ? Hay chỉ vì cậu đã xếp họ vào thể loại khác ? Theo tôi, xếp Ancient Ceremony vào thể loại Romantic/Gothic Black Metal là hợp lý nhất. Tương tự với Christian Death. Rõ ràng họ là một nhóm Gothic Rock, không thể xếp họ vào cùng dòng nhạc của Deicide.
- Cậu hiểu lầm ý tôi rồi. Tôi muốn nói là không thể mang nhịp điệu của keyboard ra làm tiêu chí để phân biệt Gothic và Melodic Death. Chỉ so sánh như vậy được khi mà cả hai dòng nhạc này đều sử dụng keyboard với mức độ như nhau. Đằng này nhạc Gothic sử dụng keyboard như một nhạc cụ chủ đạo, xuyên suốt từ đầu đến cuối, còn Melodic Death thì không, chỉ coi đó là additional instrument. Ví dụ như In Flames, họ có dùng nhiều keyboard đâu ? Trong khi Dark hay Crematory thì bài nào cũng dùng keyboard.
- Còn về Malevolent Creation thì đúng là họ cũng cùng thời với Deicide hay Obituary nhưng đóng góp của họ lại không thể bằng những nhóm kia được cho nên họ không được xếp vào bộ tứ Florida. Họ cũng giống như Testament không được xếp vào tứ trụ Thrash vậy
muốn biết thêm nhiều tư liệu về rock nữa! mời bạn ghé thăm www.rys.vze.com
Death metal là thể loại nhạc bị nghiền nát với cường độ mãnh liệt, tiếng guitar tàn khốc kết hợp với tiếng trống mạnh như vũ bão và giọng hát khàn đục như ma quỷ. Lời ca của Death metal chủ yếu chống đối lại những bất công, sự suy đồi đạo đức của xã hội. Đây là hình thái khốc liệt nhất của metal nói riêng và của rock nói chung.
Death metal tuy đã có lịch sử gần hai mươi năm phát triển nhưng sao tại Việt Nam lại ít người nghe dòng nhạc này? Nguyên nhân là dòng nhạc này vân còn ở trong bóng tối, một yếu tố quan trọng nữa là đất nước chúng ta còn nghèo nên không có điều kiện để nghe và tìm hiểu. Nhưng rào cản lớn nhất ngăn cách giữa Death metal với các rockfan là còn quá nhiều định kiến xấu về đứa con ngỗ nghịch của rock này. Hầu hết trong số những người không nghe Death metal cho rằng nó là dòng nhạc của ma quỷ, ầm ĩ, chẳng có "cảm xúc" tẹo nào nên coi thường dòng nhạc đầy mạnh mẽ này. Nhưng đó là những định kiến sai lầm, sự thật là dòng nhạc này không chỉ có máu me, chết chóc, đen tối mà còn có giai điệu rất đẹp và lãng mạn.
Ngược dòng thời gian, khi Death metal bắt đầu manh nha xuất hiện vào khoảng giữa thập kỉ 80 với những nhóm tiên phong như Bathory(Thuỵ điển), Celtic Frost(Thuỵ Sỹ), Bulldozer(Italia) và Possessed(Mỹ). Những ban nhạc này với một lý tưởng chung là đẩy thể loại nhạc metal đi đến giới hạn tột cùng của nó về âm lượng, về tốc độ và cũng như về tư tưởng xã hội. Họ thực sự đã đặt những viên gạch nền móng đầu tiên cho Death metal. Bathory với album đầu tiên "Bathory" năm 1984 được coi là kẻ “đầu têu” cho việc đem tư tưởng chống đối thiên chúa giáo vào Death và Black metal, mở đường cho sự phát triển của một thể loại mang tính báng bổ tôn giáo ghê gớm đó là Satanic metal. Quothorn (vocals/guitar) của nhóm này đã tuyên bố : "Chúng tôi căm thù thiên chúa giáo tột độ và coi thiên chúa giáo như một kẻ xâm lăng đã tiêu diệt tổ tiên Viking. Chúng tôi sẽ chiến đấu cho những vị chúa mà tổ tiên chúng tôi tôn thờ bằng bất cứ cách nào... Chúng tôi hướng về cội nguồn, lật đổ sự thống trj của thiên chúa giáo. Hơn 900 năm trước, chúng tôi có lịch sử 2000 năm với "Asatru" (tiếng Thuỵ điển có nghĩa là niềm tin vào Aesir, vị thần tối cao của người Viking). Nếu Thuỵ điển không muốn nói về điều đó, chúng tôi sẽ chiến đấu bằng mọi cách". Xin được nói thêm là cái tên Bathory chính là tên của một nữ bá tước người Hungary, kẻ được coi là "Dracula nữ" vì có thành tích sát hại hơn 600 thiếu nữ để tắm máu với ước muốn trẻ mãi không già. Ban nhạc Celtic Frost thành lập vào năm 1984 với nòng cốt là hai thành viên cũ của nhóm Hellhammer gồm Thomas Gabriel Warrior (Satanic Slaughter) và Martin Ain ( Savage Damage), dược coi là sự chuyển tiếp hoàn hảo từ Thrash lên Death metal và có khá nhiều ảnh hưởng tới các ban Death metal sau này.
Một ban nhạc không thể không nhắc đến đó là nhóm Possessed (The first big death metal bands) xuất thân từ thành phố San Fransisco(Mỹ). Đây là một ban nhạc đóng góp không nhỏ cho công cuộc khai phá mới mẻ này. Tuy nhiên ban nhạc này không tồn tại được lâu do Jeff Becerra, trụ cột của ban nhạc qua đời vì tai nạn. Death metal sau đó được Bulldozer định hình rõ hơn với các album "The day of Wrath"(1985) và "The Final Separation"(1986). Nhưng thật sự Death metal chỉ được nhìn nhận như là một dòng nhạc độc lập khi mà ban nhạc Death với linh hồn là Chuck Schuldiner xuất hiện. Chính Chuck là người đã gây ảnh hưởng rất nhièu tới các nghệ sỹ Death metal sau này bởi hầu như các giai điệu do anh sáng tác đều mang âm hưởng dữ dội và mạnh mẽ cùng với những cú riff guitar thần sầu diễn tả nỗi kinh hoàng của bóng đêm. Death đã mở một hướng đi mới cho dòng Death metal với album đầu tay "Scream Bloody Gore" năm 1987. Album này, đúng như cái tên gọi của nó, là tập hợp những âm thanh nóng bỏng nhất đưa ban nhạc đi vào lịch sử với tư cách như những nhà tiên phong cho thể loại nhạc diễn t sự bất mãn tột độ, túng quẫn đến cùng cực. Trước đó giới phê bình âm nhạc vẫn đánh đồng Death metal với Thrash metal, khi Death xuất hiện thì người ta mới lấy cái tên Death đặt cho dòng nhạc này. Nước Mỹ từ đó được biết đến như là nơi sản sinh ra Death meal và xuất hiện một trào lưu từ Florida bao gồm năm nhóm Death metal gây đựoc tiếng vang là Death, Obituary, Morbid Angel, Deicide, Malevolent Creation đều có xuất thân từ mảnh đất này, đó là chưa kể hàng trăm ban nhạc lớn nhỏ khác cũng thành danh ở đây. Khi Death metal đang phát triển cực thịnh ở Mỹ thì tại Bắc Âu, một trào lưu mới trỗi dậy cũng mạnh mẽ không kém, một loạt các ban nhạc Death metal của châu Âu xuất hiện như một thế lực mới phân chia mnh đất metal với Mỹ. Nếu Thuỵ điển có trào lưu Death metal xuất phát từ thành phố Gothenburg gồm những ban nhạc kinh điển như At the gates, In Flames, Dark Tranquility, Gardenian... thì tại Anh thì có ba con khủng long xuất thân cùng một lúc từ thành phố Birmingham đó là Benediction, Napalm Death và Bolt Thrower cũng lừng danh không kém, đó là chưa kể tại thành phố cảng Liverpool cũng có 2 anh tài đó là Carcass và Paradise lost. Một mảnh đất âm nhạc cũng cần được nhắc đến đó là đất nước xinh đẹp và cổ kính Italia nằm ở Nam Âu, đây là một trong những cái nôi văn hoá, thi ca, Opera... và cả bóng đá nữa. đây cũng là nơi sản sinh ra không ít các ban nhạc metal xuất chúng. Và sẽ là một sai lầm lớn nếu không nhắc đến một ban nhạc đến từ thế giới thứ 3 đó là Sepultura đến từ đất nước Brazil. Sepultura xuất hiện cùng thời với Death nhưng tuy nhiên nhóm này lại không có nhiều ảnh hưởng đến Death metal, chủ yếu là thời kì đầu âm nhạc của họ nghiêng về Thrash và sau này là Grindcore, bên cạnh đó họ cũng sử dụng nhiều âm hưởng nhạc dân gian Brazil trong các album của mình.
Nếu Death là người khai sinh ra Death metal thì những ban nhạc như Cannibal Corpse(Mỹ), Benediction(Anh), Obituary(Mỹ), Dismember(Thuỵ điển), Entombed(Thuỵ điển), Gorefest(Hà lan), Pungent Stench(áo), Vader(Ba lan), Eternal Tears Of Sorrow(Phần lan), Krisiun(Brazil), Hypocrisy(Thuỵ điển)... đã làm dòng nhạc phát triển lên đến đỉnh cao vào thập niên 90. Tuy có một số lượng tín đồ rất lớn trên toàn thế giới thế nhưng Death metal vẫn chỉ phát triển trong bóng tối của Underground. Death metal hầu như không có một đài phát thanh nào chính thức cả. Vì sao ư? Chủ yếu đó là do sự kiểm soát của hệ thống kiểm duyệt nghiêm ngặt tại hầu hết những nước có thị trường âm nhạc phát triển, đó là chưa kể các nước thế giới thứ ba, nơi mà nền văn hoá luôn kín đáo hơn phương Tây. Những ban nhạc có ca từ hết sức bệnh hoạn như Cannibal Corpse hoặc báng bổ tôn giáo như Deicide, Christian Death, Satanic Black hẳn nhiên sẽ chẳng bao giờ được thừa nhận cả. Ra đời trong một xã hội đầy bất công, mâu thuẫn và xung đột, cho nên các nhóm Death metal dường như có xu hướng muốn giải quyết tất cả bằng con đường bạo lực. Nhưng nếu nhìn nhận một cách thẳng thắn thì sự thật trong xã hội còn khủng khiếp hơn nhiều so với những gì "bị coi" là bệnh hoạn và ghê tởm theo quan niệm của các nhà kiểm duyệt. Trong một cuộc tr lời phỏng vấn ca sỹ George "Corpsegrinder" Fisher của nhóm Cannibal Corpse đã từng bộc lộ một cách thắn: " Nước Mỹ ngày nay là một bãi rác khổng lồ, truyền hình thì đầy rẫy những cảnh chém giết bạo lực, hậu quả là đứa trẻ lên bốn tuổi đã biết bóp cò súng. Âm nhạc của chúng tôi chỉ là sự phản kháng bắt buộc đến tột cùng mà thôi. Nó có thấm tháp gì so với những thứ bẩn thỉu đang diễn ra hàng ngày trước mắt anh, trước mắt tôi? Tôi chẳng thấy bận tâm khi những gì tôi viết ra bị coi là bệnh hoạn. Trong gia đình tôi, chỉ có mỗi đứa con gái 7 tuổi của tôi là không đựoc phép nghe nhạc của Cannibal Corpse vì nó chưa đủ tuổi thành niên...".
Max Caravela (Sepultura) đã phi cay đắng thốt lên trong bài Arise:
I see the world - OLD
I see the world – DEAD
Trái tim nhạy cảm của những người nghệ sỹ đó đang thấy thế giới này càng ngày càng trở nên bệnh hoạn: (Sick world - Acoustic Torment)
Child abusing. the sick man. his thoughts.
the criminal perverted act. rapes and kills.
no one heard the cry. no one saw the tears.
no one, no one heard ...
the scream, the scream, the scream
the scream in a sick world.
full of violence, full of perversion.
satan goes around
searching for inhuman machines
Trở lại với trường hợp của Deicide, một nhóm nhạc báng bổ thiên chúa giáo một cách ghê gớm và có "tổ chức" nhất. Chúng ta sẽ hiểu tại sao họ lại làm như thế khi trụ cột của nhóm, ca sỹ/bassit Glenn Benton đã từng bị một vị linh mục "đáng kính" lạm dụng tình dục từ năm lên 8 tuổi với lời đe doạ là chúa sẽ ghét bỏ nếu không làm theo lời của ông ta (Câu chuyện này được mô t trong bài Confessional Rape - Deicide). Tức giận trước thói đạo đức gi và vô liêm sỉ của những kẻ được chúa tin tưởng giao trọng trách, lợi dụng đức tin của các con chiên để làm những điều bại hoại nên họ quay sang thờ phụng Satan, trong khi ngay cả bản thân họ cũng phải thừa nhận một sự thật là tất cả thế giới sẽ trở nên tối tăm khi những con quỷ thống trị thế giới này (When the Satan rules his world - Deicide):
When Satan rules his world
Disease, run free, killing
When Satan rules his world
Religion, infliction, obscene
When Satan rules his world
Witness, dismissed, executed
When Satan rules his world
Bạn hãy hiểu rằng đâu phải ai sinh ra đã có tư tưởng chống đối, tất cả chỉ là do những ngoại cảnh xấu tác động lên họ khiến cho họ bất mãn mà thôi. Từ sự thật như vậy nên bên trong những lời hát đầy tức giận và mỉa mai đó dường như ẩn chứa một nỗi khát khao được sống như bao con người bình thường khác như lời tâm sự của Rotting Christ trong After dark I feel:
It's all the same
So dull so plain
I need the spark, the flame
To drag me out of my insane, of my insane
Only you and me
Face to face
Come and lead me
To another place
...
After dark I feel
I smell the pain
I revive and heal
And this is my gain
Hay bạn sẽ cảm nhận được nỗi niềm tâm sự của một con người sắp ra đi vĩnh viễn nói với người mình yêu trong bài hát One Second của Paradise Lost:
And for one second I lost my head
and for one second, I wished that you were dead
and for one second, you wish that you were here all alone
Hold back the tears that could fall for me.
And for one second, I lost my breath
and for one second, I cherish what you said
and for one second, it seemed that I was here all alone
Hold back the tears that could fall for me...
Mặc dù âm nhạc của Death metal luôn dữ dội khiến nhiều người tưởng họ chỉ là những kẻ nổi loạn và đầy bất mãn, nhưng khi yêu họ luôn yêu hết mình và cũng rất lãng mạn trong tình yêu. Hãy lắng nghe những lời hát cháy bỏng yêu thương của những kẻ ngoại đạo trong Bumblebee hair của ban nhạc At Dawn they sleep:
Hey you girl, why don't you look at my face
why don't you please fly, fly to my world
The unnegative sign on your lips
is something I want to feel, and I will be healed.
Take my hand, and guide me to your nest
let me drink your honey, show me the test.
You are the queen, and I'm your soldier
that's all I will be, I can't stand no longer
But my mouth is closed, lips tied together
your bumblebee hair, flying in the air.
Cho dù bị rất nhiều những thành kiến, thậm chí là cấm đoán, ngăn cản nhưng không vì thế mà dòng Death metal lụi tàn. Những người đàn ông mạnh mẽ đó không bao giờ để cho cuộc sống quyết định và cũng không bao giờ chịu gục ngã trước những thử thách nghiệt ngã của cuộc sống, cũng như Chuck Schuldiner (Chuck đã qua đời vào ngày 13/12/2001 do bị ung thư vòm họng cho dù anh đã cố gắng chiến đấu với bệnh tật, đây là sự mất mát lớn nhất của Death metal world) đã từng hát trong "Pull the Plug":
Once I had full control of my life
I know behold a machine deicides my fate
Trong những năm qua, dòng nhạc này cùng với Black metal vẫn luôn phát triển mạnh mẽ và vươn lên một tầm cao mới, đa dạng hơn về cả phong cách lẫn tư tưởng. Từ cội rễ Death metal chính thống cho đến nay đã có rất nhiều nhánh phụ ra đời, có thể tạm chia như sau:
- Soft/ Slow Death metal: Dòng nhạc này thường chơi chậm nhưng rất có giai điệu, tiếng guitar lead thường ngắn gọn. Một đặc điểm nữa là vocals có giọng ca "soft" nên khá dễ dàng nhận biết được nó.
Những ban nhạc tiêu biểu: Death, Six Feet Under(Mỹ), Gorefest(Hà lan), Never(Mỹ), Acrostichon(Mỹ)
- Grindcore Death metal: Dòng nhạc thường đánh hỗn loạn, các câu guitar thường đứt đoạn và bị ngắt đột ngột và bài hát khá ngắn và nhạc thì luôn bị đẩy lên với cường độ rất cao. Khi nghe thể loại này có lẽ bạn nên chuẩn bị một thần kinh vững chắc.
Những ban nhạc tiêu biểu: Brutal Truth(Mỹ), Sepultura(Brazil), Napalm Death(Anh), General Surgery(Thuỵ điển), Cryptopsy(Canada)
- Hardcore Death metal: đây là sự kết hợp tuyệt vời của thể loại nhạc Hardcore và Death metal. Các ban nhạc chơi thể loại này thường chơi guitar khá trau truốt ngược hẳn với Grincore.
Những ban nhạc tiêu biểu: Carcass(Anh), Satariel (Thuỵ điển)
- Satanic Death metal: Thể loại này có đặc trưng là ca từ chỉ duy nhất một mục đích là báng bổ tôn giáo và tôn thờ quỷ Satan.
Những ban nhạc tiêu biểu: Deicide(Mỹ), Immolation(Mỹ), Blood of Christ(Mỹ)
- Melodic Death metal: Đặc trưng của dòng nhạc này là những giai điệu guitar mạnh mẽ kết hợp với tiếng Keyboards hay violon, cello... du dương trên nền nhạc dữ dội của Death metal, ca từ cũng được trau truốt kĩ và biểu cảm hơn. Cái nôi của Melodic Death metal chính là ở Bắc Âu đặc biệt là Thuỵ điển. Nhóm tiên phong đầu tiên cho thể loại này là Ceremonial Oath(Thuỵ điển) với album đầu tay "The book of truth" năm 1992. Hiện nay nhiều nước trên thế giới có nhiều ban nhạc ra đời và chịu nh hưởng rõ nét của Swedish Melodic Death metal (Nước Nga có nhóm Absurd, Đức có Mourning Caress)
Những ban nhạc tiêu biểu: Gardenian(Thuỵ điển), Dark Tranquility(Thụy điển), In Flames(Thuỵ điển), Ebony Tears(Thuỵ điển), Sentenced(Phần lan), Children of Bodom(Phần lan), Caledonian(Phần lan)
- Gothic Death metal: Đây cũng là một dòng nhạc không kém phần du dương so với Melodic Death metal. Có thể nói 95% các ban nhạc Gothic sử dụng giọng nữ cao trong âm nhạc của mình. Lời ca của thể loại này khá là sâu xa, huyền bí. Nhạc của Gothic Death metal thường chậm và buồn hơn dòng Melodic và một điểm khác nữa là không như Melodic, Gothic luôn sử dụng nhạc cụ chủ đạo là Keyboards. Nó rất hay bị nhầm lẫn với thể loại Doom một phần nguyên nhân là có rất nhiều nhóm kết hợp gothic với doom metal (Trail of Tears của Nauy, Godgory...)
Những ban nhạc tiêu biểu: Crematory(Đức), Paradise Lost(Anh), Dark, Tristiana(Nauy)
- Industrial/Techno Death metal: Dòng này mang đậm chất công nghiệp kết hợp với một chút nhạc điện tử. Thể loại này bắt nguồn từ Mỹ, nơi mà nền công nghiệp rất phát triển và cũng đầy sự áp bức bóc lột. Thể loại nhạc này tôi rất thích Fear Factory nhưng chỉ tiếc là sau này ban nhạc chuyển sang chi Nu metal.
Những ban nhạc tiêu biểu: Fear Factory(Mỹ), Distant Sun(Canada), Deathstars(Thuỵ điển), Godflesh(Anh)
- Progressive Death metal: Thể loại nhạc này rất khó nhận biết rõ được, có lẽ đặc điểm của Progressive Death metal là bài hát thường rất dài, vượt ra khỏi khuôn mẫu truyền thống, phá bỏ cấu trúc âm nhạc truyền thống. Nhạc cụ của họ cũng không bị bó buộc bởi những nhạc cụ chủ chốt, thậm chí tư tưởng của họ còn chịu ảnh hưởng của thể loại nhạc cổ điển. Lời nhạc thường có cốt truyện với một ý tưởng to lớn, đầy trí tuệ và nghệ thuật. Với dòng nhạc này tôi cực khoái Haggard, bạn nên mua ngay nhóm này về khi có thể và sẽ mê mệt ngay nhóm này cho dù bạn không phải là fan của Death metal.
Những ban nhạc tiêu biểu: Opeth(Thuỵ điển), Cynic(Mỹ), Haggard(Đức)
- Death/Black metal: Những nhóm chơi dòng nhạc này thường thể hiện loại nhạc là death nhưng mang tư tưởng của Black metal hoặc là lúc thì chi Death lúc chuyển sang chi Black (Vd như Hypocrisy). Đây là bằng chứng cho thấy Death và Black rất gần gũi với nhau và càng ngày càng kết hợp với nhau.
Những ban nhạc tiêu biểu: Behemoth(Balan), Hypocrisy(Thuỵ điển), Daemusinem(Italia), Dissection(Thuỵ điển), Mortal Intention(Đức), Miasma(áo), Angel Corpse(Mỹ)
- Thrash/Death metal: Luôn thể hiện một lối đánh cực nhanh, tiếng trống "giã" rất dồn dập và dữ dội. Còn vocals thì hát nhanh như gió cuốn. Đó là phẩm chất dễ thấy nhất của thể loại Thrash/Death, một sự kết hợp có từ thủa sơ khai của Death metal.
Những ban nhạc tiêu biểu: Opprobrium(Brazil), Massacra(Pháp), Evil Dead(Mỹ), At the Gates(Thuỵ điển), Agressor(Pháp), Carnal Forge(Thuỵ điển), Enter My Silence, Destruction(Đức)
- Dark metal: Một thể loại rất khó phân biệt nó thuộc Death hay Black nữa (Tạm xếp vào Death metal vậy, vì tôi trót lấy lời của Rotting Christ làm minh hoạ mất rồi). Lời ca của Dark metal rất u ám nhưng cũng rất lãng mạn và đậm nét sử thi và triết học. Không chỉ như thế nó còn nói đến cái chết, những mối tình tội lỗi và ca ngợi những vị chúa tể của bóng đêm (Nói chung là ca từ khó hiểu lắm). Rất nhiều người đánh đồng dòng này với Black metal. Nhưng tôi thiết nghĩ nó chưa chắc đó là Black metal bởi vì tư tưởng của họ cũng không có gì đen tối cho lắm.
Những ban nhạc tiêu biểu: Rotting Christ(Hy lạp), Ancient Ceremony(Đức), Autumn Tears(Mỹ), Decameron(Thuỵ điển với các thành viên của Dissection)
- Doom/Death metal: Lại một sự kết hợp nữa, lần này là Death metal với Doom metal. Với âm nhạc nặng nề , tâm trạng u sầu cộng với giai điệu chậm rãi, tiếng trống lê nhịp không hung hãn như vốn có của phong cách Death metal.
Những ban nhạc tiêu biểu: Carpathian Full Moon(Nauy), Dies Irae(Mexico), Diabolique(Thuỵ điển với các thành viên của nhóm At the Gates), Gardens Of Gehenna(Đức), Nightfall(Hy lạp), Thalarion(Slovakia)
- Brutal Death metal: Trong các dòng nhạc của Death metal, Brutal Death metal được xem là dòng nhạc nặng nhất, tàn khốc nhất, điên loạn nhất hành tinh đúng như cái tên gọi của nó. Với đặc trưng là Drummer chi cực kì tốc độ nghe như tiếng súng máy cùng với giọng additional vocals thỉnh thong lại gào thét rùng rợn. Hiện nay nhiều rockfan nhầm lẫn Brutal với Grindcore, có lẽ là do 2 dòng nhạc này cùng đưa âm thanh lên cực điểm và có một số nhóm chi kết hợp cả hai dòng nhạc này(Brutal/Grincore Death metal) như Obliterate (Slovakia), Abaddon Incarnate(Ailen). Nhóm tiên phong thử nghiệm Brutal là ban nhạc Mind Snare(Italia) với bản Demo đầu tiên: "Satan's Slaughter"(1990), đội hình nguyên thuỷ lúc đó gồm hai thành viên là Gigi Casini(bass/vocals) và Chris Benso(Guitar). Tuy nhiên không hiểu lý do gì mà nhóm này mãi tới năm 2000 mới ra album đầu tiên. Nhưng người đặt dấu ấn lớn nhất cho Brutal Death metal đó là nhóm Broken Hope(Mỹ) với album đầu tiên năm 1992: "Swamped in Gore" làm cả thế giới phải kinh ngạc vì cường độ âm thanh khủng khiếp của nó.
Những ban nhạc tiêu biểu:Broken Hope(Mỹ), Hate Enternal(Mỹ), Sinister(Mỹ), Vile(Mỹ), Goratory(Mỹ), Origin(Mỹ), Impurity(Mỹ), God Dethroned(Hà Lan), T666, War Corpse(Mỹ), Krisiun(Barzil)
Ngoài ra còn một số phân nhánh nhỏ khác như:
- Art Death metal: Armophis(Phần lan)
- Cult Death metal: Sabbath(Nhật)
- Avantgarde death metal Septic Flesh(Hy lạp),
- Hyperblast death metal: Kataklysm(Canada)
- Ultra-grindcore death metal: Cephalic Carnage(Mỹ)
- Symphonic death metal: Skyfire(Thuỵ điển), Stormlord
- Atmospheric Death metal: Garden of Shadows(Mỹ)
- Deathcore: Cannibal Corpse(Mỹ)
- Death and Roll: Christian Death(ý)
- Extreme Death metal: Dawn of Dreams(Đức), Arise(Thuỵ điển)
- Power/Death metal : Scariot
Hiện nay, Death metal đã từng bước thâm nhập tới khắp các thị trường âm nhạc của thế giới và vẫn đang ở thời kì “hoàng kim”. Một loạt các ban nhạc mới xuất hiện ở nhiều nơi như một thế lực mới thách thức những cái nôi âm nhạc của thế giới:
- Châu Âu: Isolated, Yattering (Balan), On Thorn I Lay (Hy lạp), Tales of Darknord (Nga), Orphaned Land (Israel), Lunatic Gods, Sanatorium (Slovakia), Rupudiate, Loudblast, Mercyless (Pháp)
- Nam mỹ: Serpent's Blood, Sacarsmo (Mexicô), Ossuary (Urugoay), Internal Suffering (Colômbia), Thornspawn (Chi lê), Prosapia (Achentina), Pscorragia (Peru), Stratuz (Venezuela), Ophiolary, Mental Horror, Nephasth (Brazil)
- Châu á: Abattory (Singapore), Shadow, Sabbat (Nhật), Absolute Defiance, Jasad (Indonesia)
Thế giới ngầm của những kẻ ngoại đạo sẽ không bao giờ ngừng chảy cho dù nó chỉ ở trong bóng tối. Death metal đã, đang và sẽ là một bộ phận không thể thiếu của rock và nó sẽ luôn tồn tại, chừng nào những bất công, mâu thuẫn và xung đột trên thế giới này chưa được chấm dứt. Điều đó là không tưởng cũng như bài hát "Never Stop the Wars" của ban nhạc Dark Days.
Death Metal chưa bao giờ có riêng một nhánh là Hardcore Death Metal cả mà chỉ có một số nhóm như Sepultura mang âm hưởng của Hardcore Punk vào nhạc của họ ( từ album "Chaos A.D" năm 1994 ). Giờ hãy nói thêm về thuật ngữ "Hardcore" - thể loại này được coi là sự kết hợp giữa Heavy Metal và Punk, với đặc trưng là tốc độ nhanh, những đoạn riff ngắn và đơn giản, giọng ca gào thét... Các nhóm Hardcore tiền khởi có thể kể đến Bad Brains, Black Flags, D.O.A, Dead Kennedy's...sau này Hardcore tiến triển thành một dạng mới là Metalcore,và thế là ta có thêm những Machine Head, Bio Hazard, Body Count, Stormtroopers of Death.
Grindcore lại hoàn toàn khác, nó là biến thể cực đoan và thái quá nhất của Death Metal. Tất cả các yếu tố âm nhạc trong Grindcore đều bị đẩy lên tột đỉnh : tốc độ điên cuồng, những đoạn riff dài và hỗn loạn, ca sỹ hát gì không ai hiểu nổi, các bài hát hầu như không có giai điệu. Grindcore được khai sinh với album "Scum" của Napalm Death năm 1987, được khẳng định vị trí bằng album "Extreme Conditions Demand Extreme Response" năm 1992 của Brutal Truth và đỉnh cao là các album "Heartwork" (1994), "Swansong" (1996) của Carcass. Trang www.allmusic.com có ghi rõ style của Carcass là : "Heavy Metal, Grindcore, Death Metal/Black Metal, Thrash" và Carcass luôn luôn được coi là một trong những tên tuổi sáng chói nhất của Grindcore chứ chưa ai xếp họ vào Hardcore cả (nếu muốn kiểm chứng thì Benediction có thể xem bài viết về Carcass của rockarolla bên rockcafe). Số nhóm chơi Grindcore cũng không có nhiều, nổi nhất ngoài Carcass ra chỉ có vài ban như Brutal Truth, Napalm Death, Bolt Thrower, Godflesh, Pungent Stench.
- Ancient Ceremony chơi thể loại Satanic (?). Nhạc của Ancient Ceremony là Romantic Black Metal có pha trộn rất nhiều yếu tố của nhạc Gothic, thể loại nhạc này thường được gọi bằng một thuật ngữ "Darkwave". Như vậy đầu tiên ta có thể thấy rằng họ không phải một nhóm Death Metal. Còn bây giờ nói đến khía cạnh Satanic trong nhạc của Ancient Ceremony, mặc dù mới chỉ nghe được một album "Under Moonlight We Kiss" của nhóm này, tôi cũng có thể khẳng định họ tuy có tôn thờ các hình tượng mang tính Satan nhưng lại đi theo xu hướng lãng mạn hoá các hình ảnh của thế giới bên kia, của thuyết tâm linh chứ không phải mang hình ảnh Chúa Jesus và Kinh thánh ra để mà báng bổ như kiểu Deicide. Ở khía cạnh này có thể khẳng định Ancient Ceremony là một nhóm "thờ Satan nhưng không chống Chúa". Thế cho nên câu "DARK AND EXTREME METAL FOR SUPERIOR SATANIC SOULS!" trên website không phải là sự định nghĩa cho thể loại nhạc của họ, đó chỉ là một lời giới thiệu chung về ban nhạc. Đấy là còn chưa nói đến khía cạnh âm nhạc, không thể xếp thứ âm nhạc tàn bạo, khốc liệt của Deicide, Immolation bên cạnh những âm thanh dữ dội nhưng bay bổng và rất có giai điệu của Ancient Ceremony. Nếu như cứ có tư tưởng Satanic mà được xếp vào Satanic Death Metal như Benediction nói thì sao không xếp cả Behemoth, Marduk, Dark Funeral vào, họ chống Chúa đâu có kém gì Deicide ? Hay chỉ vì cậu đã xếp họ vào thể loại khác ? Theo tôi, xếp Ancient Ceremony vào thể loại Romantic/Gothic Black Metal là hợp lý nhất. Tương tự với Christian Death. Rõ ràng họ là một nhóm Gothic Rock, không thể xếp họ vào cùng dòng nhạc của Deicide.
- Cậu hiểu lầm ý tôi rồi. Tôi muốn nói là không thể mang nhịp điệu của keyboard ra làm tiêu chí để phân biệt Gothic và Melodic Death. Chỉ so sánh như vậy được khi mà cả hai dòng nhạc này đều sử dụng keyboard với mức độ như nhau. Đằng này nhạc Gothic sử dụng keyboard như một nhạc cụ chủ đạo, xuyên suốt từ đầu đến cuối, còn Melodic Death thì không, chỉ coi đó là additional instrument. Ví dụ như In Flames, họ có dùng nhiều keyboard đâu ? Trong khi Dark hay Crematory thì bài nào cũng dùng keyboard.
- Còn về Malevolent Creation thì đúng là họ cũng cùng thời với Deicide hay Obituary nhưng đóng góp của họ lại không thể bằng những nhóm kia được cho nên họ không được xếp vào bộ tứ Florida. Họ cũng giống như Testament không được xếp vào tứ trụ Thrash vậy
muốn biết thêm nhiều tư liệu về rock nữa! mời bạn ghé thăm www.rys.vze.com