Cách bào chế thuốc cao nước hiệu quả

yeulamgi

Member
Trong Đông y các dược liệu đông dược trước khi trở thành các vị thuốc thì đều phải qua công đoạn bào chế và chiết xuất để thanh lọc các tạp chất độc hại. Các phương pháp bào chế thuốc thông thường bao gồm thuốc phiến, thuốc sắc, thuốc cao nước, thuốc hoàn, thuốc tán. Tuy nhiên, phương pháp bào chế thuốc cao nước được sử dụng phổ biến hơn cả trong các nhà máy dược phẩm hiện nay, bởi các dược liệu sau khi được bào chế có thể đảm bảo nhu cầu cung cấp nguồn nguyên liệu dược trực tiếp để sản xuất dược phẩm thương mại tại chỗ.


Thuốc cao nước là gì?

Thuốc cao nước là những dạng thuốc dùng nước để nấu dược liệu rồi cô lại đến mức độ nhất định. Bào chế dạng thuốc này phải qua ba giai đoạn: giai đoạn đầu nấu lấy nước, giai đoạn 2 cô lại các nước nấu, giai đoạn cuối thêm đường hay mật hoặc rượu để làm ra thành phẩm.

Dược liệu dùng phải chế biến (thái, sao tẩm, bào…) theo yêu cầu từng loại. Số lượng nước dùng không quá số lượng cần thiết để rút hoạt chất, thường gấp 4 -6 lần trọng lượng dược liệu vì nếu dùng nhiều nước quá thì thời gian cô phải kéo dài, sức nóng và không khí làm hỏng phẩm chất thuốc.

Thời gian đun cũng tùy theo dược liệu: thân rễ cứng 6 -8 giờ, lá cành nhỏ 4 – 6 giờ cho một lần nấu 20kg dược liệu. Khi cô hoặc khi cô gần được phải cô cách thủy ở nhiệt độ thấp (đối với loại cao đặc). Dụng cụ dùng nấu cao thường là thùng nhôm hoặc inox, không nên dùng đồ sắt, gang.

Các loại cao dược liệu đặc phổ biến

Căn cứ vào thể chất mà người ta chia thành các loại cao như sau:

  • Cao lỏng: có thể chất lỏng sánh, có mùi đặc trưng của dược liệu bào chế cao có thể dùng trực tiếp để điều trị bệnh. Tỷ lệ giữa thể tích cao và lượng dược liệu bào chế cao thường là 1:1 (1g dược liệu thu được 1ml cao lỏng), ngoài ra nếu dược liệu có thể chất cứng rắng, tỷ trọng cao như các khoáng vật, thân gỗ… thì tỷ lệ dược liệu và thể tích cao có thể từ 1:3 đến 1:5.
  • Cao mềm và cao đặc: cả 2 loại cao này đều được bào chế từ cao lỏng bằng cách cô đến thể chất nhất định.
Cao mềm: thể chất lỏng sánh như mật đặc, hàm lượng nước trong cao khoảng 20 – 25%.

Cao đặc: thể chất dẻo, đặc quánh, sờ không dính tay, hàm lượng nước trong cao khoảng 10 – 15%.

  • Cao khô: là khối xốp hoặc bột khô đồng nhất, hàm ẩn trong cao không quá 5%.
Cao mềm, cao đặc và cao thô thường được dùng để bào chế các loại thuốc khác, không dùng trực tiếp để uống.

Phương pháp bào chế thuốc cao nước hiện đang là một trong những phương pháp chiết xuất dược liệu phổ biến hiện nay. Bởi nó có thể bào chế được thành các dạng cao mềm, cao đặc, cao khô một cách đơn giản. Trong Đông y cũng thường dùng cao nước để trị bệnh mạn tính và làm thuốc bổ.
 
Last edited:

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top