kiwi_vn
Active Member
Bí ẩn của hạnh phúc
Hạnh phúc là gì? Làm thế nào để có được hạnh phúc? Đó luôn là vấn đề trăn trở của con người, một đề tài khoa học cho thiên niên kỷ mới.
Trên thế giới chưa có ngành khoa học nào giải thích rõ ràng hạnh phúc là gì? Con người là một sinh vật phức tạp và trải nghiệm hạnh phúc bằng nhiều cách khác nhau khiến định nghĩa của danh từ cao sang này càng trở nên khó khăn hơn.
Trong cuộc sống ta thường thấy người này hạnh phúc hơn người kia do họ được sinh ra với khí chất tốt. Các nhà tâm lý cho rằng hơn 50% số người trên trái đất có được hạnh phúc. Nhưng họ vẫn tiếp tục nghiên cứu để khẳng định con người luôn muốn được sung sướng hơn.
Tiền không làm con người hạnh phúc
Giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2003 được trao cho nhà tâm lý học Daniel Kahneman thuộc Trường Đại học Princeton (Mỹ) vì những đóng góp của ông trong việc nghiên cứu nguyên nhân tiền bạc có thể mua được hạnh phúc nhưng không làm con người hạnh phúc. Các nhà kinh tế nghiên cứu các phép tính mang lại hạnh phúc như đặt giá cho hôn nhân, công ăn việc làm, môi trường trong sạch, ít lạm phát v.v... Hình mẫu kinh tế chuẩn mực cho rằng hạnh phúc là sự cân đối giữa công việc (đau khổ) và hưởng thụ (sung sướng). Người hạnh phúc là được tiêu pha thoải mái và có nhiều thời gian rỗi. Tuy nhiên, giáo sư Richard Layard, Trường Kinh tế London, phản bác lại rằng xã hội phương Tây thật điên rồ khi cứ tiếp tục tích lũy vật chất trong khi con người cảm thấy không được an toàn và stress nhiều hơn. Ông phát biểu: “Tâm hồn yên tĩnh và sự an toàn là những điều thông thường phải được tăng lên (chứ không phải giảm đi) khi con người trở nên giàu hơn”. Trong vòng 50 năm qua, mức sống trong các nước phát triển tăng lên không ngừng nhưng con người ở đây không hạnh phúc hơn.
Không chỉ có các nhà kinh tế, tâm lý học mà ngay cả triết học, thần kinh học, dược học, khoa học chính trị, di truyền và ngôn ngữ đều nghiên cứu về hạnh phúc. Chương trình dữ liệu World database for Happiness ra đời, nhiều tờ báo mở mục nghiên cứu hạnh phúc. Nhà tâm lý học Timothy Sharp người Úc lập Viện Nghiên cứu Hạnh phúc ở Sydney.
Hạnh phúc và niềm vui ở vỏ não trái
Giáo sư Richard Davidson của Trường Đại học Wisconsin (Mỹ) đang nghiên cứu tác động của não đối với hạnh phúc tại một trong những phòng thí nghiệm hiện đại nhất thế giới. Ông phát hiện cảm giác hạnh phúc và vui sướng tác động mạnh lên vỏ não trái, còn lo lắng và ưu phiền thường tập trung ở não phải. Giáo sư Davidson tin chắc rằng não có thể được tái tạo nhằm đạt được khoái cảm hạnh phúc tột đỉnh. Nghiên cứu của ông về não bộ các nhà sư khi họ trầm tư mặc tưởng càng củng cố giả thiết này.
Thế nào là người hạnh phúc?
Nhà tâm lý học Seligman trong cuốn Hạnh phúc đích thực (Authentic Happiness) ra đời năm 2004 và trên website www.authentichapiness.com cho rằng người hạnh phúc là người say mê hoạt động quên bản thân và thời gian, sống theo bản năng và không trông đợi vào những hoàn cảnh cũng như tác động của xã hội. Seligman từng là chủ tịch Hội Tâm lý học Mỹ, một trong những người sáng lập ra phong trào “tâm lý tích cực”. Tham vọng của ông làm tăng “mức độ hạnh phúc của con người” trên toàn thế giới trong vòng 10 đến 15 năm tới. Nhà tâm lý học hàng đầu của Mỹ Ed Diener cho rằng người hạnh phúc thường tự tin hơn, làm việc tốt hơn, giải quyết tình huống sáng tạo hơn, có hệ thống miễn dịch tốt hơn những người thất vọng. Người hạnh phúc yêu thích hôn nhân, hết lòng vun đắp gia đình, có nhiều lợi thế và kiếm được nhiều tiền hơn kiểu người thất thế, trầm uất.
10 bước làm bạn hạnh phúc
1. Nắm chắc mục đích việc mình làm
Người hạnh phúc phải có mục đích rõ ràng, thiết thực. Nên biết chắc bạn muốn gì và cần phải làm gì để đạt được mong muốn đó. Mục tiêu của bạn phải hợp lý (cụ thể, vừa phải, dễ thực hiện, thực tế và có giới hạn).
2. Hiểu rõ lý do việc mình làm
Nắm chắc mục tiêu cuộc sống sẽ càng làm tăng cơ hội đạt được hạnh phúc thực sự của bạn. Phải xác định rõ bạn có lý do chính đáng để đi tới mục tiêu đó.
3. Phải mạnh mẽ
Nên hiểu rõ bạn giỏi về lĩnh vực nào để tìm cách thực hiện. Hạnh phúc không chỉ ở chỗ bạn nhìn ra khuyết điểm và khắc phục điểm yếu mà còn phải tin vào tài năng và phẩm chất của chính mình nữa.
4. Không nên đơn thương độc mã
Phải dựa vào sự cổ vũ của gia đình, bè bạn, đặc biệt những người có quan hệ thân thiết với bạn, luôn nỗ lực để cải thiện các mối quan hệ đó. Hãy rủ họ cùng làm với mình, chia sẻ kinh nghiệm và không quên ủng hộ họ.
5. Có thái độ tích cực
Một trong những yếu tố quan trọng của hạnh phúc là phải luôn suy nghĩ lạc quan. Dù bạn không được lựa chọn làm một số công việc nhưng bạn được quyền suy nghĩ về nó. Chính nó sẽ làm tăng khả năng biến bạn thành người may mắn.
6. Luôn năng động
Muốn hạnh phúc, bạn phải là người khỏe mạnh. Luôn năng động, tập thể dục đều đặn, ăn uống điều độ, ngủ và nghỉ đủ.
7. Kiểm soát
Kiểm soát đến mức tối đa cuộc đời bạn. Học và thực hành cách giải quyết vấn đề, thu xếp thời gian, nghiền ngẫm và giao lưu. Tuy không ai hoàn toàn kiểm soát được bản thân nhưng quan trọng là phải thực tế và chấp nhận cả những lúc bạn không giữ được mình.
8. Tuân theo kỷ luật
Hạnh phúc không gì hơn là giữ kỷ luật hằng ngày. Tránh rầu rĩ hay phê phán sai lầm của mình ngày này sang ngày khác. Dù hôm nay bạn được ưng ý, nên bắt đầu có chiến lược ngay cho mình. Hãy tập trung vào nó, bạn sẽ thấy vui ngay trước khi sự việc xảy ra.
9. Hãy sống cho hiện tại
Người hạnh phúc thường dành thời gian nghĩ đến hiện tại hơn là đắm chìm trong quá khứ hay lo lắng về tương lai. Rút ra bài học từ sai lầm của chính bạn, vạch kế hoạch cho tương lai nhưng hãy tận hưởng cuộc sống ngay đi.
10. Luôn tiến lên phía trước
Ai cũng gặp rắc rối cả. Người hạnh phúc lường trước và đối phó được với rắc rối khi cần. Phải học tính kiên nhẫn, bền gan. Hạnh phúc sẽ ở bên bạn.
Viện Nghiên cứu Hạnh phúc
Hạnh phúc là gì? Làm thế nào để có được hạnh phúc? Đó luôn là vấn đề trăn trở của con người, một đề tài khoa học cho thiên niên kỷ mới.
Trên thế giới chưa có ngành khoa học nào giải thích rõ ràng hạnh phúc là gì? Con người là một sinh vật phức tạp và trải nghiệm hạnh phúc bằng nhiều cách khác nhau khiến định nghĩa của danh từ cao sang này càng trở nên khó khăn hơn.
Trong cuộc sống ta thường thấy người này hạnh phúc hơn người kia do họ được sinh ra với khí chất tốt. Các nhà tâm lý cho rằng hơn 50% số người trên trái đất có được hạnh phúc. Nhưng họ vẫn tiếp tục nghiên cứu để khẳng định con người luôn muốn được sung sướng hơn.
Tiền không làm con người hạnh phúc
Giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2003 được trao cho nhà tâm lý học Daniel Kahneman thuộc Trường Đại học Princeton (Mỹ) vì những đóng góp của ông trong việc nghiên cứu nguyên nhân tiền bạc có thể mua được hạnh phúc nhưng không làm con người hạnh phúc. Các nhà kinh tế nghiên cứu các phép tính mang lại hạnh phúc như đặt giá cho hôn nhân, công ăn việc làm, môi trường trong sạch, ít lạm phát v.v... Hình mẫu kinh tế chuẩn mực cho rằng hạnh phúc là sự cân đối giữa công việc (đau khổ) và hưởng thụ (sung sướng). Người hạnh phúc là được tiêu pha thoải mái và có nhiều thời gian rỗi. Tuy nhiên, giáo sư Richard Layard, Trường Kinh tế London, phản bác lại rằng xã hội phương Tây thật điên rồ khi cứ tiếp tục tích lũy vật chất trong khi con người cảm thấy không được an toàn và stress nhiều hơn. Ông phát biểu: “Tâm hồn yên tĩnh và sự an toàn là những điều thông thường phải được tăng lên (chứ không phải giảm đi) khi con người trở nên giàu hơn”. Trong vòng 50 năm qua, mức sống trong các nước phát triển tăng lên không ngừng nhưng con người ở đây không hạnh phúc hơn.
Không chỉ có các nhà kinh tế, tâm lý học mà ngay cả triết học, thần kinh học, dược học, khoa học chính trị, di truyền và ngôn ngữ đều nghiên cứu về hạnh phúc. Chương trình dữ liệu World database for Happiness ra đời, nhiều tờ báo mở mục nghiên cứu hạnh phúc. Nhà tâm lý học Timothy Sharp người Úc lập Viện Nghiên cứu Hạnh phúc ở Sydney.
Hạnh phúc và niềm vui ở vỏ não trái
Giáo sư Richard Davidson của Trường Đại học Wisconsin (Mỹ) đang nghiên cứu tác động của não đối với hạnh phúc tại một trong những phòng thí nghiệm hiện đại nhất thế giới. Ông phát hiện cảm giác hạnh phúc và vui sướng tác động mạnh lên vỏ não trái, còn lo lắng và ưu phiền thường tập trung ở não phải. Giáo sư Davidson tin chắc rằng não có thể được tái tạo nhằm đạt được khoái cảm hạnh phúc tột đỉnh. Nghiên cứu của ông về não bộ các nhà sư khi họ trầm tư mặc tưởng càng củng cố giả thiết này.
Thế nào là người hạnh phúc?
Nhà tâm lý học Seligman trong cuốn Hạnh phúc đích thực (Authentic Happiness) ra đời năm 2004 và trên website www.authentichapiness.com cho rằng người hạnh phúc là người say mê hoạt động quên bản thân và thời gian, sống theo bản năng và không trông đợi vào những hoàn cảnh cũng như tác động của xã hội. Seligman từng là chủ tịch Hội Tâm lý học Mỹ, một trong những người sáng lập ra phong trào “tâm lý tích cực”. Tham vọng của ông làm tăng “mức độ hạnh phúc của con người” trên toàn thế giới trong vòng 10 đến 15 năm tới. Nhà tâm lý học hàng đầu của Mỹ Ed Diener cho rằng người hạnh phúc thường tự tin hơn, làm việc tốt hơn, giải quyết tình huống sáng tạo hơn, có hệ thống miễn dịch tốt hơn những người thất vọng. Người hạnh phúc yêu thích hôn nhân, hết lòng vun đắp gia đình, có nhiều lợi thế và kiếm được nhiều tiền hơn kiểu người thất thế, trầm uất.
10 bước làm bạn hạnh phúc
1. Nắm chắc mục đích việc mình làm
Người hạnh phúc phải có mục đích rõ ràng, thiết thực. Nên biết chắc bạn muốn gì và cần phải làm gì để đạt được mong muốn đó. Mục tiêu của bạn phải hợp lý (cụ thể, vừa phải, dễ thực hiện, thực tế và có giới hạn).
2. Hiểu rõ lý do việc mình làm
Nắm chắc mục tiêu cuộc sống sẽ càng làm tăng cơ hội đạt được hạnh phúc thực sự của bạn. Phải xác định rõ bạn có lý do chính đáng để đi tới mục tiêu đó.
3. Phải mạnh mẽ
Nên hiểu rõ bạn giỏi về lĩnh vực nào để tìm cách thực hiện. Hạnh phúc không chỉ ở chỗ bạn nhìn ra khuyết điểm và khắc phục điểm yếu mà còn phải tin vào tài năng và phẩm chất của chính mình nữa.
4. Không nên đơn thương độc mã
Phải dựa vào sự cổ vũ của gia đình, bè bạn, đặc biệt những người có quan hệ thân thiết với bạn, luôn nỗ lực để cải thiện các mối quan hệ đó. Hãy rủ họ cùng làm với mình, chia sẻ kinh nghiệm và không quên ủng hộ họ.
5. Có thái độ tích cực
Một trong những yếu tố quan trọng của hạnh phúc là phải luôn suy nghĩ lạc quan. Dù bạn không được lựa chọn làm một số công việc nhưng bạn được quyền suy nghĩ về nó. Chính nó sẽ làm tăng khả năng biến bạn thành người may mắn.
6. Luôn năng động
Muốn hạnh phúc, bạn phải là người khỏe mạnh. Luôn năng động, tập thể dục đều đặn, ăn uống điều độ, ngủ và nghỉ đủ.
7. Kiểm soát
Kiểm soát đến mức tối đa cuộc đời bạn. Học và thực hành cách giải quyết vấn đề, thu xếp thời gian, nghiền ngẫm và giao lưu. Tuy không ai hoàn toàn kiểm soát được bản thân nhưng quan trọng là phải thực tế và chấp nhận cả những lúc bạn không giữ được mình.
8. Tuân theo kỷ luật
Hạnh phúc không gì hơn là giữ kỷ luật hằng ngày. Tránh rầu rĩ hay phê phán sai lầm của mình ngày này sang ngày khác. Dù hôm nay bạn được ưng ý, nên bắt đầu có chiến lược ngay cho mình. Hãy tập trung vào nó, bạn sẽ thấy vui ngay trước khi sự việc xảy ra.
9. Hãy sống cho hiện tại
Người hạnh phúc thường dành thời gian nghĩ đến hiện tại hơn là đắm chìm trong quá khứ hay lo lắng về tương lai. Rút ra bài học từ sai lầm của chính bạn, vạch kế hoạch cho tương lai nhưng hãy tận hưởng cuộc sống ngay đi.
10. Luôn tiến lên phía trước
Ai cũng gặp rắc rối cả. Người hạnh phúc lường trước và đối phó được với rắc rối khi cần. Phải học tính kiên nhẫn, bền gan. Hạnh phúc sẽ ở bên bạn.
Viện Nghiên cứu Hạnh phúc