Bác sĩ Lâm Xuân Điền (Giám đốc BV Tâm Thần TPHCM) báo động: Thời gian gần đây số lượng học sinh (HS) đến khám bệnh đông, nhất là gần mùa thi và sau mùa thi (từ tháng 4 đến tháng 9): trung bình khoảng 80 - 100 bệnh nhân/ngày, tăng gấp đôi, gấp ba so với các ngày khác trong năm.
Nguyên nhân là do HS bị ép học hành quá mức, không được quan tâm về tinh thần, thiếu thời gian vui chơi, giải trí.
Những câu chuyện đau lòng
Đứng ở hành lang phòng khám trẻ em thuộc BV Tâm Thần, cô bé Đ.T.T, 10 tuổi, cứ chỉ tay xuống đất rồi cười ngặt nghẽo. Cười độ 5 phút, em lăn đùng ra đất giãy đành đạch rồi lại khóc tấm tức. Nước mắt giàn giụa trên gương mặt đau khổ của mẹ T. Chị than: 6 giờ sáng nó đã phải vào lớp. Trưa về làm bài tập ở nhà dưới sự kiểm tra của ba mẹ, tối lại vào trường để trả bài cho cô giáo do cháu đang học lớp cuối cấp, phải chạy đua trong mùa thi. Học như thế làm sao không phát bệnh cho được?
Thật đau lòng khi chứng kiến N.H.K, học lớp chuyên tại một trường THCS ở quận 1, đang ngồi trước cửa phòng khám bệnh và đọc làu làu... bảng cửu chương. Theo bác sĩ điều trị, K. có học lực khá, gần đây gia đình phát hiện mỗi khi đến giờ học ở nhà, làm bài tập được độ nửa tiếng, em lại vứt hết tập sách ra đường, cởi quần áo quăng khắp nơi, nạt nộ, chửi rủa cha mẹ. Đến phòng khám, bác sĩ phát hiện K. bị rối loạn hành vi chống đối - kết quả của sự bị gò bó trong ăn uống, học hành, vui chơi... từ gia đình.
H. học lớp 2, có mẹ là cán bộ ngân hàng vừa phải chuyển công tác từ Long An lên TP làm việc. Sợ con chuyển trường mới, không theo kịp bạn bè ở TP, chị đã ép con học thêm đến tối mắt tối mũi. Chiều 4 giờ 30 rước con đi học về, hai mẹ con ghé vội vào quán cơm ăn lót dạ, rồi trực chỉ lớp học thêm. Đến 8 giờ 30 tối H. mới về đến nhà, ăn qua quít, đúng 9 giờ lại ngồi vào bàn học đến nửa đêm. Sáng 5 giờ H. phải quáng quàng thức dậy chuẩn bị đến trường, tiếp tục một ngày "hành xác". Đột nhiên, 2 ngày nay, sáng nào H. cũng quỳ xuống lạy van mẹ, rồi đập đầu vào tường, không chịu đi học.
BS Nguyễn Thị Giang, Phó Khoa Khám trẻ em và BV Ban ngày (trực thuộc BV Tâm Thần), người trực tiếp điều trị cho H., khó khăn lắm mới thuyết phục được em chịu ngồi trò chuyện. H. than: Cô giáo ở lớp học thêm ngày nào cũng giao cho em 20 bài toán về nhà làm, hôm sau nộp lại. Nếu làm hết bài của lớp học thêm thì H. không tài nào giải quyết kịp lượng bài tập cũng nhiều không kém của lớp học chính khóa. BS Giang phải yêu cầu mẹ H. coi lại việc học của con, tốt nhất là nên cho em nghỉ hẳn lớp học thêm, vì H. chỉ là đứa bé 7 tuổi mà một ngày em chỉ được ngủ chưa đến 6 tiếng đồng hồ!
Ngày 1-4, bé Lê Thị Hà K., học lớp 7, được gia đình đưa vào BV Tâm Thần, bác sĩ chẩn đoán bị "rối loạn hành vi từng cơn" Hà K. là học sinh giỏi toàn diện, ngày 23-3 do không làm được bài tập của cô giáo cho, em và nhiều HS khác đã bị cô giáo phạt thụt dầu. Bị phạt thụt dầu 400 cái, nhưng mới thực hiện được 100 cái K. đã nằm sóng soài. Chiều cùng ngày, do không làm được bài tập, em lại bị giáo viên phạt thụt dầu tiếp, bị ngất, hai HS khác phải dìu K. về nhà. Từ ngày đó hôm nào K. cũng than mệt. Ngày 31-3, K. có dấu hiệu hoảng loạn, không làm chủ được hành vi, cứ ra đứng ở hành lang rồi bước một chân ra ngoài và nói những lời bâng quơ, vô nghĩa. May mà người nhà kéo em vào kịp. Ngày 2-4, K. chính thức nghỉ học!
M.N.P., là HS lớp 12, do áp lực phải chuẩn bị đối diện với nhiều kỳ thi, nhất là thi tốt nghiệp và ĐH, nên từ đầu năm học đến nay P. bị chứng bệnh cứ bắt đầu ngồi vào bàn học là mắc đại tiện, tần suất một một ngày khoảng 20 lần. Gia đình đưa P. đi khám ở nhiều BV, làm các xét nghiệm, nội soi dạ dày, đại tràng, thử máu... nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. BV Tâm Thần là BV cuối cùng cha, mẹ P. đưa em đến, vì càng ngày em càng bị run rẩy, đánh trống ngực liên hồi. BS tư vấn, mỗi khi bắt đầu lo lắng, căng thẳng trong chuyện học, P. nên nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách nghe nhạc, hít thở sâu. Điều trị bằng phương pháp tư vấn tâm lý là chủ yếu, sau 2 tuần; P. đã mạnh khỏe trở lại.
Áp lực học tập: SOS!
Ngày nay trẻ mới 4, 5 tuổi đầu đã phải học phụ đạo bảng chữ cái, tìm hiểu chương trình cấp 1. Sáu tuổi, tiếng mẹ đẻ sử dụng còn chưa rành rẽ, trẻ đã phải tấp tễnh đi thi lớp tăng cường ngoại ngữ. Lớn một chút, phụ huynh lại ra sức ép buộc con mình phải học trường này, thi khối kia... bằng các biện pháp dọa nạt, la mắng, đòn roi.
Theo thạc sĩ Thạch Ngọc Yến, chuyên viên phụ trách Văn phòng Tư vấn Trẻ em TP, mỗi năm nơi này tiếp nhận trên 1.000 ca tư vấn, trong đó 45% trẻ bị sức ép trong học tập. Hầu như em nào cũng khát khao: Ước gì được... thất học một chút thì các em sẽ nhẹ nhõm, hạnh phúc hơn! Việc ép trẻ học thường để lại hậu quả và di chứng nặng nề: nam dễ bỏ nhà đi bụi, sống buông thả, dễ rơi vào vòng trộm cướp ma túy. Với nữ là nguy cơ tự tử! Và, hầu như các em đều mất lòng tin, tình cảm dành cho cha mẹ, đôi khi sinh lòng thù hận cả bậc sinh thành.
Bác sĩ Nguyễn Thị Giang (BV Tâm Thần) nhấn mạnh: Trẻ em cần được cân bằng về tâm lý, trí tuệ và cảm xúc, mới có thể phát triển bình thường. Ngược lại, khi phải tiếp nhận một chương trình học quá sức, lại thiếu sự thông cảm và hỗ trợ tinh thần từ người lớn, thì sự rối loạn tâm lý ở trẻ là điều tất yếu. Thay vì tạo môi trường học tập, vui chơi phù hợp, hoặc giảm áp lực học tập khi trẻ có dấu hiệu phát bệnh, phụ huynh thường không chấp nhận, chống đối quyết liệt kết quả khám bệnh và lời khuyên của bác sĩ. Do đó từ những triệu chứng báo động ban đầu như khó ngủ, nhức đầu, cáu gắt, nói dối, nói nhảm... HS đã đi đến chỗ bị rối loạn hoạt động tâm thần.
Lúc này, việc chữa trị rất phức tạp, ít hiệu quả. Đặc biệt, với những bệnh nhi có triệu chứng như đã kể trên, thì gia đình dễ phát hiện, nhận biết. Nhưng có nhiều em lại xuất hiện các triệu chứng: ăn nhiều, ngủ nhiều nhưng cơ thể vẫn luôn mệt mỏi không thích thú trong việc học hành, vui chơi... thì gia đình và nhà trường lại thường mắng oan cho là em lười biếng. Thật ra đó là dạng trầm cảm không điển hình, khó chữa trị vì được phát hiện quá trễ!".
Vai trò dinh dưỡng trong lao động trí óc ở học sinh
Lao động trí óc quá mức dễ bị stress kéo dài; thiếu thời gian vận động, vui chơi, giải trí;. thiếu thời gian ngủ, nghỉ; ăn mất ngon, giảm ăn, tiêu hao năng lượng ít nhưng khó bù đắp; dễ sụt cân, suy nhược cơ thể và tinh thần; học bài khó nhớ nhưng mau quên; kém nhanh nhạy sáng tạo trong học tập; giảm năng suất lao động, học tập, thi cử.
Học sinh cần ăn đủ protein nhất là protein động vật. Nên sử dụng tinh bột của khoai, ngũ cốc. Tăng cường rau quả tươi có nhiều vitamin, khoáng chất.
+ Thực phẩm LÀM TĂNG TRÍ NHỚ: lòng đỏ trứng, xúp lơ, đậu nành, bắp cải, đậu phộng, táo, lê, bông cải xanh, tôm, cà chua, bí đỏ.
+ Thực phẩm LÀM GIẢM STRESS, CHỐNG MỆT MỎI: sữa, trứng, thịt, cá, hào, sò, ốc, thịt bò, gan, đậu phộng, cá thu, mè, đậu hạt, đậu Hà Lan, rau, trái cây tươi.
+ Thực phẩm CHỐNG TRẦM CẢM, PHỤC HỒI MÀNG TẾ BÀO NÃO: cá hồi, cá ngừ, cá basa, sữa.
TS-BS Nguyễn Thanh Danh -Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
Các nhà giáo dục tư vấn
Ông Nguyễn Quang Dương - chuyên viên tư vấn tâm lý: Cách học hiệu quả và tránh được stress
Với những học sinh bị rối loạn tâm thần do áp lực học tập, nhất là trước, trong và sau kỳ thi, việc chữa trị bằng thuốc không thể hạn chế tỉ lệ mắc bệnh. Mấu chốt vấn đề là nhà trường và gia đình phải tạo môi trường sống, học tập, sinh hoạt thoải mái và thú vị cho các em. Trên hết, phải có chương trình giáo dục phù hợp, hài hòa từ gia đình, nhà trường và xã hội.
BS Lâm Xuân Điền
Cách học hợp lý là ôn luyện từ đầu, ôn từng chút, luyện từ từ nhưng liên tục trong suốt chặng đường "lên đỉnh Olympia"... nó sẽ thấm mạnh và hằn sâu vào ý thức rồi nhẹ nhàng trở thành tiềm thức của ta từ lúc nào không hay. Sau những giờ học nên ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Phải biết cách ôn luyện hợp lý trong tình trạng "khẩn cấp, nước rút": Bổ túc ngay những kiến thức và kỹ năng cơ bản còn bị hẫng hoặc non yếu; phân loại khối lượng kiến thức trong mỗi bài, mỗi chương và mỗi phần, xác định chỗ trọng tâm, chỗ căn bản; đào sâu vào những điểm cơ yếu, tìm cách minh họa và triển khai các ý chính, luyện kỹ năng ứng dụng và thực hành...
Ôn luyện có hiệu quả cao phải dựa trên năng lực tư duy là chính. Đừng ỷ lại vào trí nhớ, càng không nên lạm dụng trí nhớ máy móc.
Thầy Võ Anh Dũng, Hiệu phó chuyên môn Trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong - TPHCM: Cần học tập có phương pháp
Năm nào ở trường chúng tôi cũng có một - hai HS phải xin nghỉ một học kỳ do bị áp lực quá lớn trong học tập, năm học tiếp theo mới dần ổn định được tâm lý. Áp lực quá lớn từ gia đình, nhà trường đối với các em HS là điều khó tránh khỏi. Lý do: đầu vào đại học quá hẹp, buộc các em phải phấn đấu ghê gớm, hơn sức học bình thường. Do đó, các em phải học tập có phương pháp, có thời khóa biểu rõ ràng, và quan trọng nhất là phải học đều trong cả năm học!
Nguyên nhân là do HS bị ép học hành quá mức, không được quan tâm về tinh thần, thiếu thời gian vui chơi, giải trí.
Những câu chuyện đau lòng
Đứng ở hành lang phòng khám trẻ em thuộc BV Tâm Thần, cô bé Đ.T.T, 10 tuổi, cứ chỉ tay xuống đất rồi cười ngặt nghẽo. Cười độ 5 phút, em lăn đùng ra đất giãy đành đạch rồi lại khóc tấm tức. Nước mắt giàn giụa trên gương mặt đau khổ của mẹ T. Chị than: 6 giờ sáng nó đã phải vào lớp. Trưa về làm bài tập ở nhà dưới sự kiểm tra của ba mẹ, tối lại vào trường để trả bài cho cô giáo do cháu đang học lớp cuối cấp, phải chạy đua trong mùa thi. Học như thế làm sao không phát bệnh cho được?
Thật đau lòng khi chứng kiến N.H.K, học lớp chuyên tại một trường THCS ở quận 1, đang ngồi trước cửa phòng khám bệnh và đọc làu làu... bảng cửu chương. Theo bác sĩ điều trị, K. có học lực khá, gần đây gia đình phát hiện mỗi khi đến giờ học ở nhà, làm bài tập được độ nửa tiếng, em lại vứt hết tập sách ra đường, cởi quần áo quăng khắp nơi, nạt nộ, chửi rủa cha mẹ. Đến phòng khám, bác sĩ phát hiện K. bị rối loạn hành vi chống đối - kết quả của sự bị gò bó trong ăn uống, học hành, vui chơi... từ gia đình.
H. học lớp 2, có mẹ là cán bộ ngân hàng vừa phải chuyển công tác từ Long An lên TP làm việc. Sợ con chuyển trường mới, không theo kịp bạn bè ở TP, chị đã ép con học thêm đến tối mắt tối mũi. Chiều 4 giờ 30 rước con đi học về, hai mẹ con ghé vội vào quán cơm ăn lót dạ, rồi trực chỉ lớp học thêm. Đến 8 giờ 30 tối H. mới về đến nhà, ăn qua quít, đúng 9 giờ lại ngồi vào bàn học đến nửa đêm. Sáng 5 giờ H. phải quáng quàng thức dậy chuẩn bị đến trường, tiếp tục một ngày "hành xác". Đột nhiên, 2 ngày nay, sáng nào H. cũng quỳ xuống lạy van mẹ, rồi đập đầu vào tường, không chịu đi học.
BS Nguyễn Thị Giang, Phó Khoa Khám trẻ em và BV Ban ngày (trực thuộc BV Tâm Thần), người trực tiếp điều trị cho H., khó khăn lắm mới thuyết phục được em chịu ngồi trò chuyện. H. than: Cô giáo ở lớp học thêm ngày nào cũng giao cho em 20 bài toán về nhà làm, hôm sau nộp lại. Nếu làm hết bài của lớp học thêm thì H. không tài nào giải quyết kịp lượng bài tập cũng nhiều không kém của lớp học chính khóa. BS Giang phải yêu cầu mẹ H. coi lại việc học của con, tốt nhất là nên cho em nghỉ hẳn lớp học thêm, vì H. chỉ là đứa bé 7 tuổi mà một ngày em chỉ được ngủ chưa đến 6 tiếng đồng hồ!
Ngày 1-4, bé Lê Thị Hà K., học lớp 7, được gia đình đưa vào BV Tâm Thần, bác sĩ chẩn đoán bị "rối loạn hành vi từng cơn" Hà K. là học sinh giỏi toàn diện, ngày 23-3 do không làm được bài tập của cô giáo cho, em và nhiều HS khác đã bị cô giáo phạt thụt dầu. Bị phạt thụt dầu 400 cái, nhưng mới thực hiện được 100 cái K. đã nằm sóng soài. Chiều cùng ngày, do không làm được bài tập, em lại bị giáo viên phạt thụt dầu tiếp, bị ngất, hai HS khác phải dìu K. về nhà. Từ ngày đó hôm nào K. cũng than mệt. Ngày 31-3, K. có dấu hiệu hoảng loạn, không làm chủ được hành vi, cứ ra đứng ở hành lang rồi bước một chân ra ngoài và nói những lời bâng quơ, vô nghĩa. May mà người nhà kéo em vào kịp. Ngày 2-4, K. chính thức nghỉ học!
M.N.P., là HS lớp 12, do áp lực phải chuẩn bị đối diện với nhiều kỳ thi, nhất là thi tốt nghiệp và ĐH, nên từ đầu năm học đến nay P. bị chứng bệnh cứ bắt đầu ngồi vào bàn học là mắc đại tiện, tần suất một một ngày khoảng 20 lần. Gia đình đưa P. đi khám ở nhiều BV, làm các xét nghiệm, nội soi dạ dày, đại tràng, thử máu... nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. BV Tâm Thần là BV cuối cùng cha, mẹ P. đưa em đến, vì càng ngày em càng bị run rẩy, đánh trống ngực liên hồi. BS tư vấn, mỗi khi bắt đầu lo lắng, căng thẳng trong chuyện học, P. nên nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách nghe nhạc, hít thở sâu. Điều trị bằng phương pháp tư vấn tâm lý là chủ yếu, sau 2 tuần; P. đã mạnh khỏe trở lại.
Áp lực học tập: SOS!
Ngày nay trẻ mới 4, 5 tuổi đầu đã phải học phụ đạo bảng chữ cái, tìm hiểu chương trình cấp 1. Sáu tuổi, tiếng mẹ đẻ sử dụng còn chưa rành rẽ, trẻ đã phải tấp tễnh đi thi lớp tăng cường ngoại ngữ. Lớn một chút, phụ huynh lại ra sức ép buộc con mình phải học trường này, thi khối kia... bằng các biện pháp dọa nạt, la mắng, đòn roi.
Theo thạc sĩ Thạch Ngọc Yến, chuyên viên phụ trách Văn phòng Tư vấn Trẻ em TP, mỗi năm nơi này tiếp nhận trên 1.000 ca tư vấn, trong đó 45% trẻ bị sức ép trong học tập. Hầu như em nào cũng khát khao: Ước gì được... thất học một chút thì các em sẽ nhẹ nhõm, hạnh phúc hơn! Việc ép trẻ học thường để lại hậu quả và di chứng nặng nề: nam dễ bỏ nhà đi bụi, sống buông thả, dễ rơi vào vòng trộm cướp ma túy. Với nữ là nguy cơ tự tử! Và, hầu như các em đều mất lòng tin, tình cảm dành cho cha mẹ, đôi khi sinh lòng thù hận cả bậc sinh thành.
Bác sĩ Nguyễn Thị Giang (BV Tâm Thần) nhấn mạnh: Trẻ em cần được cân bằng về tâm lý, trí tuệ và cảm xúc, mới có thể phát triển bình thường. Ngược lại, khi phải tiếp nhận một chương trình học quá sức, lại thiếu sự thông cảm và hỗ trợ tinh thần từ người lớn, thì sự rối loạn tâm lý ở trẻ là điều tất yếu. Thay vì tạo môi trường học tập, vui chơi phù hợp, hoặc giảm áp lực học tập khi trẻ có dấu hiệu phát bệnh, phụ huynh thường không chấp nhận, chống đối quyết liệt kết quả khám bệnh và lời khuyên của bác sĩ. Do đó từ những triệu chứng báo động ban đầu như khó ngủ, nhức đầu, cáu gắt, nói dối, nói nhảm... HS đã đi đến chỗ bị rối loạn hoạt động tâm thần.
Lúc này, việc chữa trị rất phức tạp, ít hiệu quả. Đặc biệt, với những bệnh nhi có triệu chứng như đã kể trên, thì gia đình dễ phát hiện, nhận biết. Nhưng có nhiều em lại xuất hiện các triệu chứng: ăn nhiều, ngủ nhiều nhưng cơ thể vẫn luôn mệt mỏi không thích thú trong việc học hành, vui chơi... thì gia đình và nhà trường lại thường mắng oan cho là em lười biếng. Thật ra đó là dạng trầm cảm không điển hình, khó chữa trị vì được phát hiện quá trễ!".
Vai trò dinh dưỡng trong lao động trí óc ở học sinh
Lao động trí óc quá mức dễ bị stress kéo dài; thiếu thời gian vận động, vui chơi, giải trí;. thiếu thời gian ngủ, nghỉ; ăn mất ngon, giảm ăn, tiêu hao năng lượng ít nhưng khó bù đắp; dễ sụt cân, suy nhược cơ thể và tinh thần; học bài khó nhớ nhưng mau quên; kém nhanh nhạy sáng tạo trong học tập; giảm năng suất lao động, học tập, thi cử.
Học sinh cần ăn đủ protein nhất là protein động vật. Nên sử dụng tinh bột của khoai, ngũ cốc. Tăng cường rau quả tươi có nhiều vitamin, khoáng chất.
+ Thực phẩm LÀM TĂNG TRÍ NHỚ: lòng đỏ trứng, xúp lơ, đậu nành, bắp cải, đậu phộng, táo, lê, bông cải xanh, tôm, cà chua, bí đỏ.
+ Thực phẩm LÀM GIẢM STRESS, CHỐNG MỆT MỎI: sữa, trứng, thịt, cá, hào, sò, ốc, thịt bò, gan, đậu phộng, cá thu, mè, đậu hạt, đậu Hà Lan, rau, trái cây tươi.
+ Thực phẩm CHỐNG TRẦM CẢM, PHỤC HỒI MÀNG TẾ BÀO NÃO: cá hồi, cá ngừ, cá basa, sữa.
TS-BS Nguyễn Thanh Danh -Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
Các nhà giáo dục tư vấn
Ông Nguyễn Quang Dương - chuyên viên tư vấn tâm lý: Cách học hiệu quả và tránh được stress
Với những học sinh bị rối loạn tâm thần do áp lực học tập, nhất là trước, trong và sau kỳ thi, việc chữa trị bằng thuốc không thể hạn chế tỉ lệ mắc bệnh. Mấu chốt vấn đề là nhà trường và gia đình phải tạo môi trường sống, học tập, sinh hoạt thoải mái và thú vị cho các em. Trên hết, phải có chương trình giáo dục phù hợp, hài hòa từ gia đình, nhà trường và xã hội.
BS Lâm Xuân Điền
Cách học hợp lý là ôn luyện từ đầu, ôn từng chút, luyện từ từ nhưng liên tục trong suốt chặng đường "lên đỉnh Olympia"... nó sẽ thấm mạnh và hằn sâu vào ý thức rồi nhẹ nhàng trở thành tiềm thức của ta từ lúc nào không hay. Sau những giờ học nên ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Phải biết cách ôn luyện hợp lý trong tình trạng "khẩn cấp, nước rút": Bổ túc ngay những kiến thức và kỹ năng cơ bản còn bị hẫng hoặc non yếu; phân loại khối lượng kiến thức trong mỗi bài, mỗi chương và mỗi phần, xác định chỗ trọng tâm, chỗ căn bản; đào sâu vào những điểm cơ yếu, tìm cách minh họa và triển khai các ý chính, luyện kỹ năng ứng dụng và thực hành...
Ôn luyện có hiệu quả cao phải dựa trên năng lực tư duy là chính. Đừng ỷ lại vào trí nhớ, càng không nên lạm dụng trí nhớ máy móc.
Thầy Võ Anh Dũng, Hiệu phó chuyên môn Trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong - TPHCM: Cần học tập có phương pháp
Năm nào ở trường chúng tôi cũng có một - hai HS phải xin nghỉ một học kỳ do bị áp lực quá lớn trong học tập, năm học tiếp theo mới dần ổn định được tâm lý. Áp lực quá lớn từ gia đình, nhà trường đối với các em HS là điều khó tránh khỏi. Lý do: đầu vào đại học quá hẹp, buộc các em phải phấn đấu ghê gớm, hơn sức học bình thường. Do đó, các em phải học tập có phương pháp, có thời khóa biểu rõ ràng, và quan trọng nhất là phải học đều trong cả năm học!