Vấn đề

Nguồn gốc: tranh luận về vấn đề quay cóp

Vấn đề phát sinh: tương quan giữa đạo đức và trí tuệ

Câu hỏi: Có sự chi phối giữa đạo đức và trí tuệ không? Tại sao lại có? Tại sao lại không? Nếu có thì chi phối thế nào?
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Đạo đức và trí tuệ liên quan nhiều đến nhau chứ, không những thế, trí tuệ càng nhiều thì lại càng liên quan chặt đến đạo đức... 1 mối liên quan rất nhạy cảm là đằng khác...
Nó như 1 con dao 2 lưỡi, nhiều khi đạo đức cản trở trí tuệ, và nhiều khi dùng sai trí tuệ sẽ mất đạo đức.
Mình lấy 2 vd cụ thể cho mọi người tham khảo nhé:

- Albert Eistein đã tìm ra phản ứng dây truyền của nguyên tử :
Nếu sử dụng đúng thì có thể sản xuất ra rất nhiều năng lượng và nhiều tác dụng khác nữa.
Ngược lại, con người có thể chế tạo ra bom nguyên tử (những quả đầu tiên là 2 quả thả xuống Nhật kết thúc Đại chiến TG 2 đấy) và đến giờ vẫn hằm hè nhau về chuyện vũ khí nguyên tử hoặc hơn nữa là vũ khí sinh học hủy diệt hàng loạt...

- Nghiên cứu gene, nhân bản gene...
Những nghiên cứu khoa học gần đây đã làm cho ngành Y và Dược có những bước tiến rất xa, với những nghiên cứu như hiện nay, người ta có thể sớm nhận ra bệnh và ngăn chặn bênh, chữa những bệnh hiểm nghèo rất có hiệu quả. Và trong tương lai có nhièu triển vọng hơn nữa...
Nhưng ngược lại, chắc ai cũng đã từng nghe chuyện về chú cừu Dolly, sản phẩm của việc nhân bản vô tính. Theo pháp luật và tính về đạo đức thì không được phép làm thí nghiệm này với con người. Mỗi con người đều là 1 cá thể duy nhất, nhưng có ai dám khẳng định rằng trong giờ phút này, ở 1 nơi nao đó trên TG, người ta đang bí mật làm những thứ bị cấm??

Cái này mâu thuẫn lắm... Vì đạo đức không được làm, nhưng không làm thì không tiến tới được... khó lám...
 
Chị đánh giá vấn đề dưới quan điểm nhìn nhận sự tồn tại song song.

Em muốn nhìn nhận từ góc độ phát sinh.

Theo em, trí tuệ chi phối đạo đức. Ban đầu khi bắt đầu xã hội loài người không tồn tại đạo đức. Nhưng do tính phức tạp của xã hội, những người đứng đầu xây dựng nên hệ thống đạo đức để đơn giản hóa việc quản lí xã hội. Theo sự phát triển của lịch sử và các hình thái xã hội các giá trị đạo đức luôn thay đổi, hoặc được bổ xung hoặc bị xóa bỏ để phù hợp với hình thức thống trị của xã hội. Ví dụ trong thời phong kiến, là tôi phải chấp nhận mọi yêu cầu của vua, đó là giá trị đạo đức tối cao trong xã hội phong kiến, đến thời cộng sản phát triển thì đạo đức tối cao là sự cống hiến cho xã hội hết mình, hay ở VN mình thì trẻ em được cho là có đạo đức khi được kết nạp đội, đoàn. Nếu đứng ở các xã hội khác nhau mà nhìn vào giá trị đạo đức của nhau thì các giá trị đạo đức ấy hoàn toàn có thể mất giá trị. Lấy ví dụ khái niệm đạo đức áp dụng cho con gái giữa châu Á và châu Âu. Em không cho rằng cái này có gì mâu thuẫn cả. Nếu như việc biến đổi gien được giai cấp thống trị (đại biểu của trí tuệ) cho là cần thiết cho sự phát triển của xã hội thì nó sẽ thành một việc làm hợp đạo đức chỉ trong vòng 100 năm. Thực tế những việc như thế xảy ra rất nhiều rồi, ví dụ ở Nga thời Stalin cầm quyền, mọi người được nghe về một Stalin tốt đẹp, người ta yêu Stalin như người VN yêu bác Hồ, khi Stalin chết người ta khóc như khóc cho một người thân yêu nhất nhưng chưa đầy 100 năm qua đi, bây h cả thế giới nói về một Stalin bạo chúa. Đó chính là một sự lật ngược một giá trị đạo đức.

Tóm lại, em cho rằng toàn bộ hệ thống đạo đức chỉ là sản phẩm của những người có trí tuệ dùng để chi phối xã hội thôi.
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Trên kia em nói hoàn toàn đúng.
Và nếu nhìn từ góc độ phát sinh đó thì suy cho cùng, sự nhìn nhận của 1 quần thể - hay 1 cộng đồng - dễ bị "manipulate" (chị không nghĩ ra từ tiếng Việt nào cho chính xác) như người ta manipulate 1 cái gene.
Đạo đức là cái gì mà con người được dạy từ bé, chứ đạo đức không phải là "khả năng" bẩm sinh (mình tạm gọi như thế). Thêm nữa, môi trường cũng ảnh hưởng nhiều đến sự nhìn nhận về đạo đức của con người. Hồi bé được dạy thế này, đứa bé đó chỉ biết thế, đến khi lớn lên, biết nghĩ và nhìn nhận, nó sẽ so sánh cái nó được dạy và cái nó chứng kiến. Nó thay đổi thế nào là do tính cách của nó 1 phần lớn nữa (nó tự xây cho nó 1 lập trường riêng hoặc đi theo 1 hướng nào đó)...

Nhưng nghĩ kỹ ra thì góc độ phát sinh và góc độ lại liên quan đến nhau khá chặt.
Vì nhiều lúc vì sợ hậu quả (khi xét về góc nhìn song song) nên người ta không dám - hoặc chưa dám - thay đổi chuẩn mực đạo đức đó (xét về góc độ phát sinh) --> "phát sinh" bị "song song" chi phối. Ví dụ: Cải biến gene - nhân bản vô tính, lúc đó, người ta có thể tạo ra những người kiểu như "perfect": vừa thông minh, vừa đẹp, lại khỏe mạnh, v.v... Thế nhưng con người là lòng tham vô đáy, và hiếu chiến. Khi 1 người perfect như thế được chế tạo ra, ai chẳng thấy thích, lúc đó sẽ có nhiều kẻ muốn lợi dụng --> nhân bản hàng loạt để minh được cai trị những người "perfect" như thế và có nhiều quyền lực --> nhiều người có suy nghĩ giống nhau như vậy --> đánh nhau.
(tuy nhiên mình cũng phải ghi chú là có tạo ra 1 người "perfect" như thế, người đó cũng phải có điều kiện học, chứ không thể "tự nhiên" lại giỏi được ngay, "tự nhiên" biết hết mọi thứ thì chỉ có robot thôi).
Trên kia là dẫn chứng "xuôi", còn bây giờ thì dẫn chứng "ngược":
Chuyện trên kia chưa xảy ra, nhưng có nguy cơ xảy ra, còn chuyện này đã xảy ra: bom nguyên tử. Ban đầu, người ta dằn vặt, không biết có nên đưa ra và phổ biến rộng rãi (vì "sợ" hậu quả), thế nhưng sau đó người ta vẫn cho phép, và hậu quả là những cái gì người ta đã từng dự đoán lúc trước...

Quy ra 1 điều là: QUYỀN LỰC và TIỀN là 2 thứ chi phối cho tất cả. Chán và thất vọng, nhưng đối với nhiều người (nhất là những người được người ta gọi là "giai cấp thống trị" ý) thì sự thật là như vậy...

Và có 1 cái em nói chị chưa đồng tình lắm: "giai cấp thống trị là đại biểu của trí tuệ". Em giải thích thêm được không?
 
Em suy luận thế này:

Con người phân biệt và tranh dành địa vị bằng trí tuệ chứ không bằng sức lực, nên muốn có địa vị càng cao thì trí tuệ cũng phải có độ cao tương ứng. Vì thế em cho rằng giai cấp thống trị luôn là tầng lớp có trí tuệ cao nhất và chính trí tuệ của họ chi phối sự phát triển của xã hội. Nếu có một cá thể nào đó có trí tuệ cao hơn so với những cá thể của tầng lớp thống trị hiện tại thì hoặc cá thể đó sẽ trở thành một thành viên mới của tầng lớp thống trị, hoặc sẽ phá hủy và thành lập một giai cấp thống trị mới hoặc sẽ bị thủ tiêu.

Còn về vấn đề phát sinh, em ko nghĩ giống chị, phát sinh chỉ tại một thời điểm và sau thời điểm đấy không có sự phát sinh nữa, chỉ có sự phát triển thôi. Vì thế không có mối quan hệ 2 chiều trong cái nhìn song song như chị nói.

Thêm nữa, em không nghĩ người ta không thay đổi các giá trị vì sợ hậu quả hay không dám. Những cái đấy là cái mình nhìn thấy thôi, còn thực tế người ta thay đổi mọi thứ nếu là cần cho quyền lợi của mình. Nếu đứng ra ngoài giai đoạn để đánh giá thì chính bản thân sự bàn tán, do dự cũng chính là một bước cần thực hiện nếu muốn thay đổi một thứ gì đã được công nhận. Bàn tán sẽ tạo cơ hội để gây ra sự nghi ngờ tính đúng của vấn đề và do dự có nghĩa là ý tưởng dám thay đổi đã nảy sinh.
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top