Vài nét về phương pháp giáo dục thanh niên Trung Quốc đương đại

Vài nét về phương pháp giáo dục thanh niên Trung Quốc đương đại

Đảng Cộng sản, Chính phủ, các trường học, Đoàn thanh niên cộng sản Trung Quốc luôn quan tâm chú trọng đến công tác thanh thiếu niên, đến tư tưởng của thanh niên trong thời kỳ dài. Sự quan tâm giáo dục này đã mang lại một loạt hiệu quả, nâng cao bản lĩnh và nghị lực của thanh niên nói chung và thanh niên sinh viên nói riêng trong sự nghiệp xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc. Phương pháp giáo dục của họ rất đa dạng và phong phú. Sau đây là một số phương pháp giáo dục trọng yếu hiện nay:

1. Giáo dục lý luận
Đảng và Chính phủ luôn luôn kiên trì dùng lý luận khoa học để trang bị cho mọi người. Đặc biệt là dùng chủ nghĩa Mác - Lênin, lý luận Đặng Tiểu Bình, thuyết ba đại diện của Giang Trạch Dân là tư tưởng quan trọng để giáo dục thanh niên. Trong chế định giáo dục của quốc gia thì "lý luận của Đặng Tiểu Bình", "thuyết trọng yếu ba đại diện” đều được đưa vào trong các tài liệu giảng dạy, vào từng lớp học vào từng khu tập thể của SVHS, vào các SV trong dạng qui hoạch nòng cốt.

2. Giáo dục đạo đức
Đảng và Chính phủ luôn luôn kiên trì dùng các hình tượng nhân vật về tinh thần và đạo đức để giáo dục thế hệ sau. Tinh thần cao thượng, đặc biệt là phải chỉ ra được tính tích cực của nó trong việc định hướng tinh thần đạo đức. Năm 2001, Đảng cộng sản Trung Quốc đã ban hành một chuyên đề “Đề cương xây dựng đạo đức công dân” chú trọng xây dựng qui phạm đạo đức cơ bản gồm: ái quốc thủ pháp, minh lễ thành tín, đoàn kết hữu thiện, cần kiệm tự cường, kinh nghiệm dâng hiến. Báo cáo Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 16 tiếp tục nhấn mạnh: mở rộng và nâng cao tinh thần chủ nghĩa ái quốc, lấy việc vì nhân dân phục vụ làm trọng tâm, lấy chủ nghĩa tập thể làm nguyên tắc, lấy "thành thực thủ tín" làm trọng điểm, tăng cường công đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp và giáo dục mỹ đức trong gia đình.

3. Giáo dục theo định hướng dư luận
Trung Quốc bao giờ cũng có lời giáo huấn cổ xưa như "ngôn năng hưng bang, ngôn năng tang bang” (lời nói có khả năng làm hưng thịnh đất nước, lời nói có khả năng làm mất đất nước). ở đây đã nói rõ sức mạnh hùng cường của định hướng dư luận. Đảng và Chính phủ Trung Quốc cũng luôn luôn kiên trì dùng những dư luận chính xác để hướng dẫn mọi người. Việc xuất bản các tin tức và phát thanh truyền hình đều có chế độ pháp qui hướng dẫn nghiêm ngặt, định hướng một cách chuẩn xác các thông tin, yêu cầu mở rộng cải cách mở cửa, xây dựng XHCN, xây dựng pháp luật theo định hướng chính. Hiện thời họ đang áp dụng một số biện pháp, tập trung lực lượng, tiến hành hướng dẫn mọi người thông qua dư luận, giúp đỡ mạng lưới này đã trở thành trận địa để truyền bá văn hóa tiên tiến.

4. Giáo dục thẩm mỹ
"Mỹ dục" được coi là giáo dục nghệ thuật thẩm mỹ, ở đây tiếp tục sử dụng truyền thống của Trung Quốc trước đây như “Ngu giáo vu nhạc” (gửi gắm sự giáo dục trong âm nhạc), đồng thời có sự sáng tạo vượt bậc mới. Đảng và Chính phủ Trung Quốc luôn trọng thị: Lấy tác phẩm ưu tú để cổ vũ mọi người. Khuyến khích công tác văn nghệ để thâm nhập vào quần chúng, thâm nhập vào cuộc sống, vì nhân dân phục vụ, dâng hiến, xứng đáng với tác phẩm hay của thời đại. Trong các trường học, việc xây dựng văn hóa vườn trường là một trong những hoạt động quan trọng của giáo dục thẩm mỹ; nó luôn phát huy được tác dụng quan trọng trong giáo dục con người.

5. Giáo dục thực hành
Trung Quốc có truyền thống "Tri hành hợp nhất" (Sự hiểu biết và hành động phải thống nhất hoặc tri thức và hành động phải luôn hợp nhất). “Tri” có nghĩa là sự hiểu biết rõ ràng về đạo lý, “hành" có nghĩa là bản thân gắng sức thực hiện. Nói rõ hơn một chút thì có nghĩa là vừa nói vừa làm. Hiện nay đối với thanh niên Trung Quốc đương đại thì hình thái giáo dục thực hành có hiệu quả nhất định như việc mở rộng các hoạt động tình nguyện; lấy sự hiến dâng tình yêu bằng cả trái tim, lấy xã hội công ích giúp đỡ người yếu, người nghèo, người khó khăn làm mục đích. Các hình thức tương quan như: Các hoạt động tình nguyện trên địa bàn khu xã, hoạt động khoa học kỹ thuật, vệ sinh, văn hóa trên thôn quê; xây dựng chủ nghĩa yêu nước trên nền tảng giáo dục, lôi kéo thanh niên vào các hoạt động tham quan du lịch, các hoạt động du lịch thám hiểm….
Thúc đẩy thanh niên thâm nhập thực tiễn xã hội để hiểu biết tình hình của đất nước, hiểu biết được lòng dân, cảm nhận được thành tựu vĩ đại của công cuộc xây dựng XHCN mang màu sắc Trung Quốc; kiên định niềm tin vào lý tưởng; tự mình bồi dưỡng và huấn luyện thành con người mới thời đại XHCN là "có lý tưởng, có đạo đức, có văn hóa, có kỷ luật”.

6. Giáo dục lịch sử
Trung Quốc cải cách mở cửa, Tổng thiết kế sư Đặng Tiểu Bình đã chỉ ra: "Chúng ta phải dùng lịch sử để giáo dục thanh niên, giáo dục nhân dân". Giang Trạch Dân cũng chỉ ra: "Dục tri đại đạo, ắt tiên minh sử" (muốn có tri thức lớn, đạo đức lớn, thì trước tiên ắt phải hiểu lịch sử).

Điều quan trọng chính là thanh niên phải biết tại sao mấy ngàn năm văn minh Trung Quốc chói lọi như vậy. Năm 1840, Trung Quốc bị các cường quốc phương Tây nã đại pháo làm cho đất nước hỗn loạn, do đó đất nước rơi vào hơn 100 năm yếu kém. Triều đại nhà Thanh không còn đủ sức, Chính phủ Quốc dân Đảng không có thành tích gì, chỉ có Đảng Cộng sản mới đủ sức mạnh để đưa nhân dân tiến lên đồng thời đảm bảo giải quyết vấn đề ăn, ở, bảo đảm ấm no cho nhân dân, bảo đảm sức khỏe để tiến bước mạnh mẽ. Chỉ có thanh niên mới giải thích rõ được lịch sử, khả năng kiên định của mình. Chỉ có lý luận CNXH mới có khả năng cứu giúp Trung Quốc, niềm tin của Trung Quốc là chỉ có CNXH mới có khả năng phát triển toàn diện.
 
Nhìn chung đọc bài của anh xong, em thấy cũng có nhiều điều khá hợp lí xong có vẻ như nặng về giọng tuyên truyền quá. Em không dám bình luận những vấn đề trên vì tính nhạy cảm của chính trị. Em băn khoăn đây là do anh viết hay sưu tầm?
 

Vampire

Member
Dù không thích Trung Quốc nhưng vẫn phải khâm phục ông Đặng Tiểu Bình, quá giỏi luôn. Ông luôn có những suy nghĩ mà đến bây giờ VN vẫn không thấy ai dám nhắc lại và làm theo nhỉ. VD: mèo trắng hay mèo đen cũng là mèo, miễn là bắt được chuột (nói về CNXH) --> ơ hay, tiến lên CNXH thì làm kiểu gì chả được, miễn là dân giàu, nước mạnh, có công bằng XH.

Câu này là tâm đắc nhất:
Từ năm 1972, sau khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon tới Bắc Kinh, và sau đó ông Đặng Tiểu Bình đi Mỹ, Trung Quốc bắt đầu cử nhiều cán bộ đi học ở các nước phương Tây. Số người Trung Quốc được đưa đi học tăng vọt lên kể từ sau khi ông Đặng nắm quyền và bắt đầu áp dụng chính sách tự do kinh tế. Có không ít những người đi học không trở về nhưng ông Đặng từ lúc đó đã có một cái nhìn sáng suốt: "Người Trung Quốc nào ra nước ngoài học xong trở về là yêu nước, ở lại là vì nước"
 
Bài này là anh sưu tầm từ tạp chí Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Tất nhiên vì viết cô đọng và mang tính chỉ dẫn chung nên đọc có vẻ tuyên truyền. Ít nhất là chúng ta cũng nắm được vài nét về phương pháp giáo dục thanh niên của Trung Quốc, và cũng xem xét được ở Việt Nam thanh niên chúng ta cần phải học hỏi những gì.
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top