Vài câu hỏi hay hay

ngothutra

Member
Về màu của nước biển thì đều là do màu của những thực vật nhỏ li ti trong nước tạo nên (các loại tảo..). Do đó ta thường thấy nước biển màu xanh do chúng hấp thụ ánh sáng trắng và tán xạ ánh sáng màu xanh. Chính vì thế nên ta có biển Đen và biển Đỏ nữa, ở đó nước biển không phải là màu xanh đâu. Tương tự như vậy ta có thể giải thích tại sao bầu trời có màu xanh.
Về câu tầu nổi, kim chìm thì he he he ta cũng thể làm cái kim nổi được đấy (100% là nước ngọt, không pha gì cả đấy nhé) Câu hỏi : ta làm thế dựa trên nguyên tắc nào vậy?
Tiện thể xin hỏi luôn 1 vài câu:
1) Tại sao bầu trời ban đêm lại màu đen?
2) Tại sao buổi sáng và buổi trưa mặt trời sáng trắng còn buổi chiều thì mặt trời lại màu đỏ?
3) "Sóng bắt đầu từ gió" như thơ của XQ, nhưng tại sao gió có thể thổi chéo so với bờ biển nhưng sóng lại luôn luôn song song với bờ biển?
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Chị thử trả lời nhé:

1) Bầu trời buổi tối màu đen vì mắt con người có 2 loại tế bào, chị không biết tiếng Việt gọi chính xác như thế nào, nhưng chị dịch là tế bào hình "thoi" thì để nhìn màu", và những tế bào hình "gậy" thì để phân biệt đen trắng. Loại tế bào hình thoi thì phải có ảnh sáng mới hoạt động được, vì thế, khi trời tối, có mỗi loại tế bào hình gậy hoạt động và chúng ta chỉ có thể phân biệt được đen trắng.

2) Cái này chị không chắc, nhưng chị nghĩ là buổi sáng và trưa thì góc chiếu của mặt trời xuống nơi chúng ta đang đứng là gần với 90° --> lượng ánh sáng rất lớn và mạnh --> màu trắng. Còn ngược lại, buổi chiều thì góc chiếu sáng chỉ còn nhỏ --> độ mạnh của ánh sáng đó yếu đi --> màu đỏ

3) Hm... Cái này có lẽ liên quan đến chuyện phân phối lực và sức hút trái đất... (gió không chịu ảnh hưởng của sức hút trái đất)
 

ngothutra

Member
hì hì khó rồi. Câu thứ nhất thì tất cả đều phụ thuộc vào ánh sáng đến Trái đất như thế nào thôi mà. Cái này có liên quan đến vấn đề vũ trụ có giới hạn hay không có giới hạn đó mà.
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Thì chị trả lời có liên quan đến ánh sáng mà?
Chị trả lời từ góc độ con mắt của mình cảm nhận về ánh sáng như thế nào...
(còn có lẽ em hỏi tác động của ánh sáng lên trái đất, tuy nhiên câu hỏi trên kia của em lại có liên quan đến cảm nhận của mắt con người).
 

Who_Cares

Member
:D
1.Buổi chiều mặt trời có màu đỏ bởi vì đến buổi chiều, ánh sáng mặt trời đi đến mắt người sẽ phải đi qua một lớp khí quyển dày nhất, lúc này góc tạo bởi mặt trời, mắt người và mặt đất là nhỏ nhất, các ánh sáng có bước sóng dài bị giữ lại, chỉ còn màu đỏ có bước sóng ngắn nhất.
2. Sóng bao giờ cũng chéo so với bờ, cái này phải dựa vào độ nông sâu của mặt biển nữa chứ :>
 
tia hồng ngoại là tia có bước sóng dài nhất ,tia cực tím là tia có bước sóng rất ngắn ( sai trầm trọng qué)
1)vì buổi đêm mặt trời ở bên kía của trái đất ->>bên này k có ánh sáng ->>đen
2)tương tự WC nhưng thay bước sóng ngắn nhất là dài nhất
3)chắc là do độ sâu của thềm lục địa song song với đường bờ biển
sóng là chuyển động lên xuống của nước biển->bị đáy biển cản lại -> song song với bờ biển
 

ngothutra

Member
Dracula_in_cva said:
tia hồng ngoại là tia có bước sóng dài nhất ,tia cực tím là tia có bước sóng rất ngắn ( sai trầm trọng qué)
1)vì buổi đêm mặt trời ở bên kía của trái đất ->>bên này k có ánh sáng ->>đen
2)tương tự WC nhưng thay bước sóng ngắn nhất là dài nhất
3)chắc là do độ sâu của thềm lục địa song song với đường bờ biển
sóng là chuyển động lên xuống của nước biển->bị đáy biển cản lại -> song song với bờ biển
Ha ha ha giỏi lắm, đúng là hậu sinh khả úy =))
Về câu thứ nhất: vì ban đêm tuy rằng có rất nhiều sao chiếu sáng đến Trái đất nhưng do ở quá xa nên cường độ sáng là không đủ lớn để có làm Trái đất sáng như ban ngày. Và đây cũng là một luận chứng để khẳng định vũ trụ có giới hạn. Bởi nếu theo giả thuyết vũ trụ không có giới hạn thì theo một phương nhất định trên bầu trời ta sẽ có rất nhiều sao, và tổng cường độ sáng của các ngôi sao theo phương đó đến Trái đất sẽ rất lớn. Theo tính toán như vậy thì thực ra ban đêm Trái đất sẽ sáng trưng như ban ngày ha ha ha
 

ngothutra

Member
Một câu hỏi đơn giản trong toán học (nghịch lý của Zenon):

Một con rùa chạy thi với một con thỏ. Con thỏ chấp con rùa chạy trước con thỏ 50m. Sau khi con rùa chạy hết 50m thì con thỏ bắt đầu chạy. Khi con thỏ chạy hết 50m đó thì con rùa lại đã chạy thêm được 5m nữa rồi. Con thỏ chạy hết 5m này thì con rùa lại chạy thêm được 0,5m nữa... Cứ như vậy và con thỏ không bao giờ đuổi kịp con rùa.

Hỏi sai lầm ở đâu?

(Xenon còn được biết đến với nghịch lý mũi tên không bao giờ bắn được đến đích vì muốn đến đích thì nó phải đi hết 1/2 quãng đường đó. Mà muốn đi hết 1/2 quãng đường đó thì nó phải đi hết 1/4 quãng đường, muốn đi hết 1/4 quãng đường thì nó phải đi hết 1/8 quãng đường ....)
 

songlinh

Member
Câu này chỉ sai ở chỗ là con thỏ se đuổi kịp con rùa , Nếu gọi thời gian con thỏ đi hết 50 mà t , thì sau đó , để thỏ đi tiếp 5 m nua là 0.1 t . Vậy thời gian sẽ là t + 0.1t + 0.01 t + ............. < m ( một số cố định), vậy chỉ cần khi thời gian đạt đến ngưỡng m đó thì thỏ có thể đuổi kịp và vượt rùa . Nó cũng giống như bài toán 1+1/2 + 1/4 + 1/8 + .....+ 1/2n <2
 

ngothutra

Member
Câu trả lời chính xác :? Bravo!

Tiếp nào: đốt một bó củi trên tầng 2 phải nóng hơn đốt bõ củi đó dưới tầng 1 vì khi ta đem bó củi đó lên tầng 2 thì ta đã làm tăng năng lượng dự trữ trong bó củi vì ta đã làm tăng thế năng của nó.

:-/ ???
 

tlc

Member
à mọi người ở trên này cho hỏi với, ở đây có ai biết cái phương trình đồ thị mà nếu vẽ sẽ ra hình trái tim ko???
có 2 kiểu hình trái tim 1 cái là 1 trái tim to đùng, còn cái kia là mấy cái trái tim nhỏ nối với nhau vô hạn ko bao giờ hết ý, cái này tôi nhớ là ở trên báo hoa học trò số tết ( hình như là âm lịch, ko chắc nũa) cách đây khoảng 2 3 năm gì đấy, có ai biết thì chỉ hộ với
 
à mọi người ở trên này cho hỏi với, ở đây có ai biết cái phương trình đồ thị mà nếu vẽ sẽ ra hình trái tim ko???
có 2 kiểu hình trái tim 1 cái là 1 trái tim to đùng, còn cái kia là mấy cái trái tim nhỏ nối với nhau vô hạn ko bao giờ hết ý, cái này tôi nhớ là ở trên báo hoa học trò số tết ( hình như là âm lịch, ko chắc nũa) cách đây khoảng 2 3 năm gì đấy, có ai biết thì chỉ hộ với
trên HHT 10 năm tuổi cũng có đấy
HHT 10 năm chỉ có 10 quyển thôi ,tìm dễ mà ,chứ tìm báo mấy trăm số thì :D
 

tlc

Member
ơ thế chú có cái đấy à??? nếu thế thì nói anh biết cái phương trình đấy đi, anh làm gì có báo đâu cơ chứ. nói anh càng nhanh càng tốt nhớ, cám ơn thằng em nhiều lắm
 

eros

New Member
ngothutra said:
Câu trả lời chính xác :? Bravo!

Tiếp nào: đốt một bó củi trên tầng 2 phải nóng hơn đốt bõ củi đó dưới tầng 1 vì khi ta đem bó củi đó lên tầng 2 thì ta đã làm tăng năng lượng dự trữ trong bó củi vì ta đã làm tăng thế năng của nó.

:-/ ???
Can bản trước và sau khi đốt thì thế năng của củi không thay đổi nên củi đốt ở vị trí nào cũng ko quan trọng hi hi
 
Oái sôi nổi quá nhỉ ? Thế có cần anh thực hiện quá trình phản ứng đó không ?

Thực hành xem tận mắt se biết KQ ngay mà !

Kết quả đêêêêêê...........

Thường thôi !
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top