Trò ta chán sử ta

xxxzzz

Member
Nguồn Vnn.vn :
58,5% thí sinh thi tuyển sinh ĐH môn Sử năm nay có điểm 1 trở xuống - về con số này không thể nói gì hơn ngoài hai chữ: "bàng hoàng". Hai chữ mà các phương tiện truyền thông trong mấy ngày nay nhắc đi nhắc lại vẫn không hết... bàng hoàng.
Ai bảo Sử ta không hấp dẫn?

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của một dân tộc nhỏ bé mà quật cường không thể không hấp dẫn đối với hậu thế. Một dân tộc thủa xa xưa nằm ở đâu đó phía biển Nam của Trung Hoa rộng lớn mà không hề nhạt nhòa hoặc bị đồng hoá hẳn không thể khiến người sau nói là: "không có gì đáng quan tâm".

Bao thế hệ chúng ta lớn lên mang theo trong lòng niềm tự hào dân tộc - yếu tố nuôi dưỡng tinh thần yêu nước qua những huyền thoại Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Mỵ Châu - Trọng Thuỷ, Thánh Gióng. Những câu chuyện có thể làm nên giấc mơ lớn lao, đẹp đẽ của những đứa trẻ Việt tuổi lên ba khi còn nắm tay bà nội, bà ngoại.

Lịch sử Việt Nam cận - hiện đại với những cột mốc sừng sững có thể khiến bao nhiêu nhà viết sử xứ khác phải ao ước: Cuộc viễn chinh sang Đông Dương của thực dân Pháp, Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng 30/4/1975... Lịch sử trăm năm của nước Việt gắn với tên tuổi Hồ Chí Minh có thể làm nên nhiều cuốn tiểu thuyết lịch sử hấp dẫn.

Bởi thế mới có chuyện, trong những thư viện của các trường Đại học tại Pháp, Mỹ hiện lưu trữ nhiều tư liệu lịch sử Việt Nam để sinh viên nghiên cứu. Bởi thế, hẳn sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi thỉnh thoảng chúng ta lại gặp một người nước ngoài thuộc sử Việt Nam hơn cả người Việt, và nghề chính của họ là: nghiên cứu về Việt Nam, trong đó đa phần là nghiên cứu Lịch sử. Đã có những cuốn sách viết về nhân vật lịch sử Việt Nam thành nổi tiếng trên thế giới.

Vậy, ai dám nói học sinh không thích học Sử vì sử liệu nước ta không hấp dẫn?

Yêu nước nhưng chỉ "xem" sử Tàu?

Hàng ngày, phim dã sử của Tàu tràn lan trên các kênh truyền hình nước Việt. Tôi đồng ý với một ý kiến phản bác những người thích "kê kích" truyền hình rằng: "Thà có chuyện hấp dẫn mà xem còn hơn không có gì. Thà là lớp trẻ còn thích thú ngồi trước màn hình xem phim Tàu để tìm ra những triết lý sống bổ ích cho thời nay còn hơn là không "thèm" quan tâm chuyện... ngày xưa".

Dù không tìm ra người để đổ lỗi thì cũng xin thành thực mà nói rằng: trí tưởng tượng của các nhà viết sách ở ta không dồi dào lắm. Bằng chứng là trong chúng ta, ít có phiên bản khác nhau, chi tiết khác nhau về những câu chuyện lịch sử so với những gì mà ta được nghe qua lời kể của bà, của mẹ thời tuổi ấu thơ.

Và những yếu tố kích thích sự suy luận của sử liệu trong sách giáo khoa lớp trên so với lớp dưới cũng không có gì khác biệt. Đó là chưa kể chúng ta quá hiếm những tiểu thuyết dã sử. Xin các nhà tôn vinh chính sử đừng lên án sách dã sử. Bởi không có dã sử (sách và phim ảnh, sân khấu) thì người đời sau sẽ không mấy ai đủ tò mò, hứng thú đi tìm sự thật được ghi trong chính sử. Nhân tiện, tôi xin bày tỏ công khai lòng khâm phục tới một số nhà làm phim dã sử Trung Quốc khi đưa tới người xem những hình ảnh sinh động, hấp dẫn có từ thủa Xuân Thu - Chiến Quốc tới Tam Quốc. Họ thường chua thêm những lời giải thích đủ để tôn trọng sự thật: "Chính sử chép rằng...". Nếu không có dã sử, hẳn lịch sử dân tộc nào cũng sẽ kém đi sự lý thú.

Tiếc thay, những cuốn dã sử đọc được của ta như "Đảo hoang" (Tô Hoài), Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo)... không nhiều lắm. Sách không giáo khoa, phim giải trí còn hiếm hấp dẫn thế, trách gì các nhà làm sách giáo khoa môn Sử lười "sáng tạo"

Sách GK + Phim + Truyện = môn Sử hấp dẫn

Các nhà soạn sách Sử giáo khoa hẳn sẽ không đành lòng đơn phương chịu trách nhiệm về việc học sinh không chịu thuộc lòng những dòng ghi trong sách và không uyên thâm sử nước nhà bởi có lẽ họ chưa từng bị ai đặt hàng: hãy soạn cho hấp dẫn. Vì là sử nên những gì trong đó đòi hỏi tính chính thức hơn cả 1+1=2 nên hiển nhiên không ai dám sáng tạo, dù sự sáng tạo đó có thể không làm xô lệch những gì đã được coi là chính thống.

Một khi không sáng tạo mà không bị ai quở trách, chê bai trực diện thì ai dại gì vô cớ "sáng tạo", tìm sự thay đổi để "ăn" búa rìu dư luận hoặc chịu những rủi ro không đáng có. Một lối mòn trong lối nghĩ, lối sống, lối hành xử cốt để "yên thân" khiến cho sách sử nước nhà càng ngày càng cũ, càng mòn...

Huyền thoại sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn của chính sử. Nhưng tại sao chúng ta lại không làm cho trí tưởng tượng của đứa trẻ lên 10 năm 2005 khác với đứa trẻ cùng tuổi năm 1995?

Sẽ bình yên cho người viết sách và người dạy khi hình ảnh Thánh Gióng trong đứa học trò lớp 1 cách đây 1, 2 thế hệ đến bây giờ vẫn y nguyên, nhưng sự "cố định" đó sẽ làm giảm đi sự thăng hoa trong trí tưởng tượng của người Việt sau mỗi chặng đường lịch sử. Nếu bỏ quên quá khứ thì chúng ta không thể nhìn thấu tương lai.

Vâng! Thì chính sử vẫn là chính sử nhưng sẽ không nhiều sĩ tử bị điểm 1 đến thế nếu chúng ta nghĩ rằng phải làm cho nó hấp dẫn hơn trong lớp học. Nếu dạy sử theo kiểu dạy ngoại ngữ - không chỉ là thầy nói chay với những con số, địa chỉ khô khan mà kèm theo phim và sách tham khảo thì có lẽ không đến nỗi...

Nhưng vấn đề là sách và phim sử của chúng ta lại không hay!

Nhiều học trò bị điểm 1 môn Sử quả là một thực trạng báo động. Nếu lớp trẻ vô cảm với lịch sử, sẽ có nguy cơ vô cảm trước vận mệnh của dân tộc...

Lương Thị Bích Ngọc
 

teddybear

Member
ờ, đọc câu cuối bài này lại nhớ đến cái con Nguyễn Phi Thanh... lại tức lộn ruột... có hại cho sức khỏe... amen :9
 

fruit NHO

Active Member
chẳng fai?
mà là do ko tạo đc hứng thú thôi
ví dụ như thầy Dũng là 1 ví dụ cho gv tr mình những ng biết thay đổim phương pháp ...trẻ hóa để tạo hứng thú cho hs
 
Không chỉ là vấn đề các thầy cô giáo mà còn ở thái độ của chúng ta nữa. Phải nói rằng chúng ta đang học sử 1 cách thụ động, mà thụ động do chính chúng ta ở chỗ chúng ta luôn chờ và né tránh các bài học Lịch sử coi đó như 1 gánh nặng. Ngạn ngữ có câu : "Quân không muốn đánh tất bại" chúng ta chưa bắt tay vào học đã thấy chán thì còn nói chuyện gì nữa. Cách tiếp cận của chúng ta với môn Lịch sử quá đơn điệu chỉ qua sách báo. Xin được mạn phép hỏi trong số các bạn nói rằng lịch sử chán có bao nhiêu bạn 1 tháng đi bảo tàng 1 lần, 1 quí đi bảo tàng 1 lần, 1 năm đi bảo tàng 1 lần và có bao nhiêu bạn chưa đi bảo tàng lần nào. Có rất nhiều bạn dựa vào lí do nền giáo dục của chúng ta chưa hoàn thiện để né tránh Lịch sử. Chúng ta tự tạo cho mình áp lực từ bộ môn lịch sử. Đúng là cách học bộ môn lịch sử của chúng ta còn nhiều bất cập cần phải sửa chữa nhưng mình phản đối ý kiến "Trò ta chán sử ta" phải nói là "trò ta chán cách học sử hiện nay" . Cần phải năng động sáng tạo hơn trong cách tiếp cận tìm hiểu và học sử và đó không phải là câu chuyện bàn giấy của các nhà cải cách giáo dục mà còn có phần trách nhiệm của chúng ta.
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Hùng nói rất đúng!!
Mặc dù học Sử cũng rất cần 1 người dạy hay, biết cách dạy lôi cuốn HS, nhưng phần lớn vẫn phải do mình...
Thầy Cô nếu không dạy hay thì mình có thể tự tìm nguồn thông tin khác như sách truyện, hoặc hỏi những người hiểu biết về Lịch Sử - trong gia đình cũng như bạn bè...

Nhớ hồi bé, mình rất thích đọc những truyền thuyết và thần thoại của VN, qua những truyện đó, mình cũng biết chút ít về Lịch Sử nước mình (mặc dù bây giờ mình thú thật là quên cũng rất nhiều... :>> ).

Nhưng bây giờ, các em chỉ toàn đọc Manga với Anime, truyện tranh, xem phim chưởng, v.v...

Nhà nước Trung Quốc đầu tư không biết bao nhiêu tiền để dựng lại những bộ phim Lịch Sử nước mình. Ngoài ra, họ còn biết cách quảng bả cho những nước khác nữa (vd như cho VN chẳng hạn). Đấy cũng là 1 cách dạy Lịch Sử cho mọi người. Dù gì, phần lớn người ta vẫn thích xem phim hơn, và lười đọc sách...

Nói tóm lại, là người VN thì cũng nên biết về Lịch Sử VN (có thể chỉ cần những diễn biến chính thôi).
Nhưng nhiều khi, mình cảm thấy rằng ngay cả trong trường học, môn Sử hay bị xem thường và ít được chú ý đến...
 

xxxzzz

Member
Pham Vu Ngoc Ha said:
Hùng nói rất đúng!!


Nhưng bây giờ, các em chỉ toàn đọc Manga với Anime, truyện tranh, xem phim trưởng, v.v...


Nói tóm lại, là người VN thì cũng nên biết về Lịch Sử VN (có thể chỉ cần những diễn biến chính thôi).
Nhưng nhiều khi, mình cảm thấy rằng ngay cả trong trường học, môn Sử hay bị xem thường và ít được chú ý đến...

Chị Hà ơi, tiếng Việt thế đấy (Phim chưởng chớ) =)) =)) =)) =)) =)) =)) =)) =)) =))

Chắc chỉ còn thiếu "chuyện chanh " =)) =)) :) :) :q: :q: :q:
 

teddybear

Member
xxxzzz said:
Chị Hà ơi, tiếng Việt thế đấy (Phim chưởng chớ) =)) =)) =)) =)) =)) =)) =)) =)) =))

Chắc chỉ còn thiếu "chuyện chanh " =)) =)) :) :) :q: :q: :q:
Bài trả nhời hay nhất topic... kiêm luôn bài hay nhất trên diễn đàn trong ngày :d:
 

Red Devil

Member
Em rất ghét môn sử nhưng không ghét lịch sử, lịch sử Việt Nam càng không ghét nhưng cứ phải cố nhớ ra những ngày tháng sự kiện lúc ở trong phòng thi thì thật là cực hình...........
 

xxxzzz

Member
Red Devil said:
Em rất ghét môn sử nhưng không ghét lịch sử, lịch sử Việt Nam càng không ghét nhưng cứ phải cố nhớ ra những ngày tháng sự kiện lúc ở trong phòng thi thì thật là cực hình...........

Đúng là quá cực hình !
Nhưng nhiều khi cái kiểu dạy của mình khiến lịch sử bị bóp méo !!!!!!!!!!1 :)
 
Ui dạy thêm Sử ấy hả. Anh không nghĩ là có vì nếu có thì sợ không đủ học sinh học :). ( nếu có cho anh 1 chỗ :D ) Nhưng công nhận là thầy Dũng dạy rất hay cách truyền đạt sáng tạo gây cảm hứng học tốt.
Ờ nhưng mà room mình đang đi lạc đề thì phải ?
 

mọt sách

New Member
thật sự mà nói thì học sinh việt nam và học sinh khắp nơi không hề ghét sư, và chúng ta tự hào về điều đó.tuy nhiên bộ giáo dục cần có phương pháp.cái kiểu học sử bằng cách chép tay các bài lịch sử,đáp án có sẵn, nhắc đến là muốn oải.sao không có truyện tranh lịch sử như thần đồng đất việt nhỉ?
 

boyhappy

New Member
Giáo trình thì khô khan. Toàn bắt học thuộc lòng. Nên có các phương tiện media trong việc dạy lịch sử. Giống mấy chương trình trên Discovery Channel đóng lại lịch sử ý. Rất hay.
Bao giờ Việt Nam có film dã sử nhỉ ? Bao giờ Việt Nam có Kim Dung nhỉ ?
 

trunghq

New Member
Dù không tìm ra người để đổ lỗi thì cũng xin thành thực mà nói rằng: trí tưởng tượng của các nhà viết sách ở ta không dồi dào lắm. Bằng chứng là trong chúng ta, ít có phiên bản khác nhau, chi tiết khác nhau về những câu chuyện lịch sử so với những gì mà ta được nghe qua lời kể của bà, của mẹ thời tuổi ấu thơ.
Đầu đề chỉ yêu cầu nói về trò ta với sử ta. Việc học trong trường xin miễn cho, tôi con môn đó ko tồn tại.
Bây giờ, truyền hình cáp khá phổ biến, tuy MTV hay FILM được ưu tiên nhưng các chương trình khám phá của DISCOVERY thì ko ai chê chán cả. Kênh đó luôn hay, đặc biệt là các chương trình về lịch sử.
"Japan's war in colour"
...
Lần đầu tiên khi tôi xem chương trình này:
-Có màu.
-Lính Nhật mặc khố (hơi buồn cười nhỉ?).
-"Thần Phong" - họ liều mạng chăng hay cả dân tộc Nhật khi đó đều sẵn sàng hy sinh như vậy?
-....
=> Choáng.
Tiếp đó, báo ANTG 2, 3 số trước có 1 bài nói về chiến tranh TG 2 ở Nhật, có đoạn nói rằng Nhật có gần "100 triệu dân" (chưa bao giờ nghe về số liệu này) và họ sẵn sàng chiến đấu đến cùng, họ có một niềm tin... (tôi nhớ ko nhầm thì tôi đã nghi dân NHật rất oán hận chính phủ của mình cơ mà).
Ở VN chúng ta hoàn toàn làm được điều này. Chiến tranh mới qua có 30 năm, nguồn tư liệu là rát dồi dào. Với lại thử nghĩ xem nếu các bạn đọc tạp chí VNQD, họ viết hay lắm, kể cả là hư cấu.
VN mình sao ko làm được chứ. Thật buồn cười.
 

kiwi_vn

Active Member
Em Trung viết về báo ANTG khá chuẩn. Chứng tỏ em có ấn tượng sâu sắc về bài viết đó . Tất nhiên 1 người trong ngành như mình thì được phát các báo Công an , Tiền Phong , Nhân Dân miễn phí mà.
Về vấn đề Nhật Bản , trong đại chiến lần 2 , Nhật có xấp xỉ 100 triệu gì đó là đúng ( em xem lại tư liệu địa Lý dân số , phần mở rộng cho học sinh chuyên ban ). Còn về việc dân Nhật oán Nhật Hoàng thì chắc chắn là có . Nhưng nhìn theo cách của em là bề ngoài vấn đề . Em nghĩ sao về cả 1 dân tộc mang dòng máu võ sĩ đạo , thà chết chứ ko chịu khuất phục ngoại bang ? Bị Nhật Hoàng cai trị hay chịu để Mỹ xâm lược ? Chắc em biết được đáp án chứ ? Tinh thần dân tộc luôn là tình cảm mãnh liệt nhất trong mỗi cá nhân mà em.
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top