Top các trường Đại học thế giới năm 2006 của The Times - VN's Univ., where r u?

Em thì thấy cái đúng nhất của danh sách này là ko có trường ĐH VN nào :| cho vào như kiểu hạ thấp các trường ĐH danh tiếng TG í chứ 8-|
SV VN mà đủ $ học Harvard ko cần học bổng thì họa chăng chỉ có con cháu "các ông" :))
Mà nhắc đến chuyện học bổng với CÔCC lại thấy tức. Cách đây hơn 1 tháng lớp em nhận được thông báo về học bổng (Bộ ngoại giao) đi 3 trường của Sing (NUS,NTU @-),MDIS). Hạn chóp nộp hồ sơ hình như là ngày 21/11 trong khi 25/11 mới nhận được thông báo, vì còn phải lấy dấu của Bộ rồi mới về trường, về khoa, về lớp. Các thầy cô trong khoa bảo "Năm nào chẳng thế !!". Ai đọc đến đây chắc cũng hiểu :-??
Dân VN trong Harvard được học bổng cao lắm mà. Nếu em len chân vào top 50 của Mĩ hầu hết đều có học bổng hỗ trợ. Không biết có phải không nhỉ ?
 

Thich_Tuyet_Tinh

New Member
Mỗi một tạp chí có 1 tiêu chuẩn đánh giá riêng nên các bảng xếp hạng rất khác nhau, Newsweek và Shanghai Jiaotong cũng có bảng xếp hạng riêng của họ. Nhìn chung, các trường mạnh thì đương nhiên sẽ dẫn đầu ở cả 3 bảng (Harvard, UC Berkeley, MIT...) chỉ có 1 số trường trồi sụt thất thường ( ví dụ như NUS/NTU...).

Về chuyện tại sao các trường của Pháp thường dc đánh giá khá thấp thì chính anh Vũ đã đề cập đến, đó là phần lớn đánh giá là theo publication, mà các publication của Ecole Polytechnique và Ecole Normale Superieure thường là bằng tiếng Pháp nên tỉ lệ số publication được quote có thể sẽ ít hơn so với các publication bằng tiếng Anh. Thêm nữa là những trường nào mạnh về Business và Bio-Medicine cũng thường chiếm vị trí cao trong bảng xếp hạng, nhưng hình như cả X và ENS đều ko có ngành này (nhưng cũng ko thấy HEC hay Universite Pierre et Marie Curie dc xếp hạng cao). Thêm nữa là các ĐH của Pháp thường đc chia ra rất nhỏ, nên cũng làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của trường. Cho nên em thấy X và ENS đc xếp hạng như vậy là cũng khá sừng sỏ rồi. Thực sự em ko rành về nền giáo dục Pháp lắm nên chỉ dám nói như vậy.

Về học bổng chính phủ đi Singapore (vào NUS/NTU/SMU - ko phải MDIS): đây là một học bổng có từ khá lâu, rất nhiều người biết và khá competitive, thường thì ai đky' thi HBCP thưởng phải bỏ ra thời gian khá lâu để ôn luyện nên việc Ark đến 25/11 mới nhận dc thông báo thì là do Ark nắm bắt thông tin hơi chậm. Còn application form hình như có thể lên thẳng DSQ Singapore để lấy, ko cần qua trường. Singapore mới chỉ có 4 trường ĐH (NUS, NTU, SMU, SIM), trong đó SMU và SIM còn khá non trẻ nên việc trong bảng xếp hạng chỉ có NUS với NTU cũng là điều dễ hiểu.

Còn chuyện bao giờ mới có 1 trường ĐH VN lọt dc vào bảng xếp hạng thì em thấy cũng hơi xa. 2 yếu tố quan trọng thì đang thiếu: đường lối chính sách và vốn. Mọi thứ vẫn chỉ là những ý tưởng, còn để đưa đến hiện thực thì sẽ cần một thời gian khá dài. Tốt nhất là thay vì cứ hướng tới 2010, 2015, 2020... thì chúng ta nên tập trung vào chất lượng. Chúng ta ko cần 1 trường mang tầm cỡ thế giới, mà cần hàng chục trường. Ngày xưa có nghe về việc chuyển các trường ĐH của HN ra đâu đó gần Metro, nhưng bây giờ đã im hơi lặng tiếng, cho nên cũng không nên kì vọng quá làm gì.

Về Nguyễn Thiện Nhân, mấy tháng qua iem ko cập nhật thời sự cho lắm, nhưng chỉ thấy những chính sách của vị tân bộ trưởng này hơi xa rời với hiện tại, thường mang tính lý thuyết nhiều hơn là tính ứng dụng. Một điều mà Mỹ và Singapore đang áp dụng đó là việc trao quyền tự chủ cho các trường ĐH, và đã chứng tỏ là khá thành công thì bị bộ trưởng bác bỏ, giờ thì cũng không biết chuyện đó đã đi đến đâu :-d

Kết luận lại thì bảng xếp hạng vẫn chỉ là bảng xếp hạng. Chúng ta nên tránh thái độ đứng núi này trông núi nọ (iem nói vậy thôi chứ thỉnh thoảng iem vẫn thèm... 8->), thay vào đó nên tìm một trường phù hợp với khả năng của bản thân, tận dụng triệt để những điều kiện mà trường đem lại cho mình, như thế mới là khôn ngoan nhất :-d Còn nếu muốn lấy các bảng xếp hạng làm tham khảo thì nên lấy theo field, ví dụ nếu muốn học về Business thì nên tham khảo bảng xếp hạng riêng cho Business, như thế tính chính xác "có thể" sẽ cao hơn. Nhân tiện bổ sung luôn là bảng xếp hạng riêng về Science thì Ecole Polytechnique có rank khá cao. Rất tiếc là năm nay THES chỉ xếp hạng General, ko xếp hạng riêng cho từng Field :-d


Lời quê chắp nhặt dông dài,
Mua vui cũng được một vài trống canh.
 

ark

Active Member
Học bổng ông nói là ASEAN, ông với con Minh Phương lớp tôi đi = cái đấy thì tất nhiên phải biết chứ :-D trong văn bản ghi là Học viện phát triển quản lý Singapore, ko là mdis thì là gì , còn 2 cái kia nó ghi là Đại học QG Singapore và Đại học công nghệ Nanyang :-??
Đúng là học ngành gì thì nên xem bảng xếp hạng về ngành đó. Kaist của HQ thứ 37 TG về Technology thế mà trong này chẳng thấy đâu T_T Seoul National University thì lại thứ 64 /:)
@anh Hùng : em đang "giả sử" ko có học bổng mà dám đi học Harvard ---> chỉ có con cháu "các ông" :-D
 

Grenouille_vert

Moderator
KAIST, JAIST nó thường coi là Viện nghiên cứu có kết hợp giảng dạy chứ không phải trường Đại học trong đó giảng dạy là hoạt động chính. Nếu tính cả mấy cái này thì loạn ngay :D, hay kể thêm cả CNRS của Pháp với nhỉ :p

Theo thiển ý của tớ (ý kiến cá nhân của một thằng sinh viên thôi), thì có mấy lý do mà chúng ta chưa thể tiến nổi vào Top 500:

- Đầu tư cho giáo dục manh mún, dàn trải. Bây giờ phải quyết tâm tập trung đầu tư cho một số Đại học trọng điểm như VNU, VNU-HCM, HUT, FTU thôi, đầu tư thật mạnh, chứ chỉ vài triệu USD như bác BT Nhân đưa ra mà cũng tưởng là to thì muốn phát triển cũng chịu!
- Tinh thần địa phương chủ nghĩa quá cao, thiếu sự quản lý của cấp cao nhất. Bộ GD-ĐT quản lý mang tiếng chặt chẽ vô lối mà thực chất lại thiếu hiệu quả, lỏng lẻo, để các trường mạnh trường nào trường nấy chạy, không có sự liên kết, hậu quả là chúng ta cùng kéo nhau lại. Nếu không tập trung các trường nhỏ lại thành một cụm lớn, cộng thêm quản lý thật tốt, thì muốn phát triển cũng khó.
- Quảng bá cho giáo dục và phát triển hợp tác quốc tế còn kém, làm trí thức Việt (cả dân Việt học ở nước ngoài và dân Việt kiều) ngại/không có cơ hội về quê hương cộng tác (cộng tác thôi chứ không phải làm việc hẳn ở VN, vì VN lấy đâu ra đk cho những người đó phát huy hết khả năng được). TQ có nền giáo dục ĐH phát triển như bây giờ cũng nhờ rất nhiều vào giới trí thức TQ ở hải ngoại như Yang Chen Ning.

Hic, chờ một ngày mai tươi sáng vậy! Hy vọng là mọi người đều có chút tâm cho giáo dục VN, "lợi nhà" thì đương nhiên rồi, nhưng cũng nên "ích nước" một chút.
 

Thich_Tuyet_Tinh

New Member
@ark: HBCP khác học bổng Asean.

Học bổng ông nói là HBCP, nếu thi đỗ thì có thể chọn học ở 1 trong 3 trường NUS/NTU/SMU, sure là ko có MDIS, mà nếu có đỗ thì chắc cũng chẳng ai chọn MDIS.
From http://app.scp.gov.sg/ :
The Singapore Scholarship is tenable for the minimum period required to obtain the respective degrees at Nanyang Technological University, National University of Singapore or Singapore Management University.
SMU = Sing Management Uni

@anh Hùng : em đang "giả sử" ko có học bổng mà dám đi học Harvard ---> chỉ có con cháu "các ông" :-D
Theo iem nghĩ thì chỉ có những người đủ giỏi mới dc offer vào những trường như Harvard => sức họ thừa kiếm mấy cái full scholarship. Nếu không mà vẫn muốn du học tự túc ở Harvard thì cũng chưa chắc đã lết đc đến năm cuối :-d Not to offend anyone :-d
 

HaThu

Member
Apply xin học bổng Havard gián tiếp ở Việt Nam khó lắm, mấy người ở Việt Nam vào học ở đó hầu hết là học pre-uni ở bên đó hoặc đã ra trường, đi làm và xuất sắc đc ban ngành cử đi, cấp tiền. Không nói học tự túc, với Havard quan trọng nhất là thi đầu vào được, chứng minh tài chinh < 60000$/năm ( cái này hiển nhiên đúng với hầu hết người Việt Nam ) là trường sẽ cấp full scholarship. Nó coi trọng nhân tài mà
 
Nếu được nhận vào Harvard, có tự túc mình cũng đi học. Vấn đề là vào Harvard xét hoạt động tình nguyện và ngoại khóa rất nhiều. Cái này thì mình thiệt to.

1 điểm nữa em xin bổ xung cho anh Vũ là ở VN bây giờ thừa thầy thiếu thợ. Tỷ lệ học lệch lạc thiếu sự liên kết giữa cung và cầu. (Ai cũng đi học tài chính, kế toán, kinh doanh thế ai đi sản xuất?)

Điểm cơ bản để kinh tế nước ta đi lên là tìm được ngành hàng dịch vụ thế mạnh chủ chốt. Hiện tại em chưa được biết 1 ngành nào cụ thể cả (hay ít ra chưa ai nói cho em biết cả)

Em nghĩ VN cần giáo dục chú trọng vào những nguồn nhân lực cần thiết hiện tại chứ không phải cái kiểu dân tình đổ xô đi học kinh tế. (Ý kiến chủ quan)

Theo iem nghĩ thì chỉ có những người đủ giỏi mới dc offer vào những trường như Harvard => sức họ thừa kiếm mấy cái full scholarship. Nếu không mà vẫn muốn du học tự túc ở Harvard thì cũng chưa chắc đã lết đc đến năm cuối :-d Not to offend anyone :-d
Em ơi không hẳn như thế đâu. Thế thì tiền đâu mà họ duy trì hoạt động. Thiếu gì người vào Harvard vẫn đóng tiền rào rào. Học DH ở Harvard thì ít gia đình VN đủ khả năng chu cấp, nhưng cao học thì hơi bị nhiều đấy. Có chăng là có vào được không và gia đình có chịu đầu tư hay không thôi.
 
Theo mọi người bây giờ nước ta ngành nào có nhu cầu nhân lực cao nhất. Ngành nào có nhu cầu nhân lực khẩn cấp nhất? Đề nghị cụ thể đừng nói công nghiệp hoặc dịch vụ không thì chịu luôn.
 

Napster

Thành viên danh dự
Các trường Uni (not Col) của US có nguồn tài chính riêng bằng việc kinh doanh hay nghiên cứu, etc; nguồn từ tuition của sinh viên chỉ là phần phụ thôi. Đúng như anh Hùng nói, Havard chủ yếu tập trung vào Graduated và danh tiếng nhất cũng là của Graduated. Các bác giám đốc (không phải nhà nước) ở Việt Nam mình không thiếu người học cao học Havard mà ra. Còn Havard Undergra cũng chỉ mới vài năm gần đây thấy có sinh viên Việt Nam 8-|
 

rikku

Active Member
Mọi người ai cũng "đầu tư cho giáo dục" .. "phát triển về lâu dài" . . mà không cân bằng thu chi ngân sách thì sụt cả nước VN. Theo em giải pháp là trao quyền tự quyết cho các trường và khuyến khích thành lập trường tư thục.
Cái em bực nhất là các trường ko đc tự quyết chương trình học mà dạy cái gì cũng phải qua bộ. Bộ nên bớt can thiệp sâu hơn cho con em ta nhờ T T
 

Thich_Tuyet_Tinh

New Member
Ở VN thì thường nghĩ giáo dục mang ý nghĩa đơn thuần là giáo dục, nhưng ở nước ngoài thì giáo dục đồng nghĩa với làm kinh tế. Một trường ĐH cũng phải hoạt động như một công ty, có vốn, có nhân viên, phải xây dựng thương hiệu, phải cạnh tranh với các trường khác, hoạt động phải đem lại lợi nhuận, nói chung là cũng chịu sự chi phối của nền kinh tế thị trường. SV đồng nghĩa với khách hàng, nhà trường thu tiền học phí của SV thì cũng phải có trách nhiệm mang lại điều kiện tốt nhất cho SV học tập và nghiên cứu. Ví dụ như trường em, ban lãnh đạo sẽ dc chia rành rọt ra thành 2 bên, 1 bên chuyên lo về academic, 1 bên sẽ điều khiển trường ĐH như 1 công ty. Đây là một khía cạnh mà ĐH VN cần áp dụng.

Việc trao quyền tự chủ cho các trường ĐH (theo iem) là một việc cần thiết, nhưng cần phải làm thật từ từ, chắc chắn. Ban đầu chỉ nên trao cho những trường thật sự có năng lực (ĐHQG, ĐHBK, NT). Ngay đến chương trình học cũng có rất nhiều vướng mắc:
1. Quy chế, cách thức thi cử
2. Ngôn ngữ ( tiếng Việt >< tiếng Anh )
3. Tính cập nhật của chương trình học (ở trường iem thì mỗi batch có khi curriculum khác nhau từ 10-20%)
4. Cách học, cách giảng dạy (sẽ phải khác khá nhiều so với bây giờ)
5. Cách tính điểm ( hồi trước em có đọc 1 bài báo nói rằng cách tính theo thang điểm ở VN thường đem lại rất nhiều bất lợi cho HS nếu muốn đi học tiếp Master / PhD)

Một yếu tố quan trọng nữa đó chính là chỉ số staff/student. Đây cũng là một tiêu chí khá quan trọng, thể hiện sự quan tâm của trường với mỗi SV. Anh nào ở trên có nói là VN thừa thầy thiếu thợ, nhưng thật ra thầy chất lượng, có chuyên môn, có tâm huyết thì VN vẫn còn thiếu nhiều lắm.

Về nguồn vốn: càng nhiều càng ít. Đây là một lẽ đương nhiên. Em ko nghĩ là chúng ta có thể xây dựng một trường tiêu chuẩn quốc tế từ cơ sở vật chất hiện có bây giờ. Đây có lẽ là một điều đáng buồn. Những phòng học như ở trong BK, DHQG liệu có xứng đáng để đạt tiêu chuẩn QT? Chúng ta phải xây dựng lại từ đầu, nhưng như thế sẽ tốn khá nhiều kinh phí. Tuy nhiên xây nhà xong chưa phải đã hết, chúng ta phải mua thiết bị giảng dạy, để trang bị dc 1 phòng lab đạt tiêu chuẩn cũng tốn bộn tiền. Anh Vũ học Lý chắc biết Cathode Ray Oscilopscope, 1 máy (loại sơ sài, cho học sinh nghịch) vào khoảng trên 1000usd, cứ nhân thế lên thì vài triệu usd chắc chỉ như muối bỏ bể. Em chỉ nói đến đây, ko rồi sẽ lại lan man :-d nhưng nói chung kinh phí cũng là một bài toán nan giải cho một nước như VN. Cách đây một năm, vào một đợt họp QH, có dự thảo việc tăng học phí, mức học phí ĐH cao nhất vào khoảng 900k 1 tháng mà nhân dân (hồi đó có cả iem) đã kêu ầm trời, nhưng giờ một ĐH tiêu chuẩn QT thì mức học phí khiêm tốn nhất cũng phải vài triệu một tháng, liệu ai dám cho con học? Hay lại chỉ có CÔCC :-d

Nguồn vốn nếu có thể lấy dc từ trong nhân dân thì sẽ ổn nhất. Có thể phát hành công trái giáo dục (ý kiến chủ quan của iem là cực kì nhiêu khê, ko mang lại hiệu quả cao, % thất thoát lớn) hoặc có thể phát hành như bán cổ phiếu (iem cũng chưa biết lợi -hại của việc này thế nào). Nhà nước có thể trợ giúp, nhưng chỉ là phần nhỏ.

ĐH chỉ như tầng áp chót của ngôi nhà "hệ thống giáo dục", trong khi chúng ta vẫn còn lúng túng với phương pháp dạy - học từ cấp I thì có lẽ việc bàn đến ĐH liệu có quá xa xôi?
 
Hệ đào tạo cử nhân tài năng bên ĐH QG bị bỏ rồi à? Tiếc nhỉ! Bên BK, hệ đào tạo kỹ sư tài năng vẫn được duy trì, nhưng học hết 5 năm như mình rồi thì thấy hệ này cũng chẳng hơn về chất so với hệ chính quy bình thường là mấy...

Còn các trường đại học của Việt Nam, chưa chắc đã đứng nổi trong top 20 các trường đại học ở Đông Nam Á, chứ đừng vội so sánh với thế giới!
 

rikku

Active Member
Nguyễn Thiện Nhân cũng là một nhân vật đáng để tâm đấy. Chắc hẳn ai cũng biết "ngài" học từ trường nào ra chứ ạ? ..
Thật sự từ ngày NTN lên làm Bộ trưởng, mọi thứ cũng đã thay đổi nhiều, quy chế tính điểm mới; xử lý hàng loạt vụ tiêu cực .. Hiệu quả có thể ko thấy đc ngay nhưng không thể nói là không có chuyển biến. Mọi người nên tiếp tục quan sát và nhìn nhận các động thái mới.
 

kiwi_vn

Active Member
He he , cử nhân tài năng cuối cùng vô dụng , ko có hiệu quả , chẳng hạn như ở PPA , có lớp chất lượng cao , yêu cầu : TNTHPT khá trở lên , diểmđầu vào lấy 45 người cao điểm . Nhưng rút cục rất nhiều người sáng suốt xin sang lớp kinh tế ( :D ) , CLC cuối cùng được j ? Học sinh lớp này cái j cũng dùng xiền để có điểmcao , để trụ lại cái lớp hư danh này ,các bộ môn cũng ưu ái , tạo sự bất công cho các lớp còn lại , nhưng ở các cuộc thi trực tiếp thì có nâng đỡ cũng ko thể giúp lớp này thua lớp kinh tế be bét . Kinh tế is the best . Tất cả đều ghét học sinh lớp CLC & công nhận kinh tế như là 1 biểu tượng đích thực , he he he ...
 

chocomog_257

Moderator
Harvard thường thì ưu tiên con cháu các cụ để đảm bảo về lâu về dài các vị con cháu sẽ đóng góp + phát huy prestige & reputation cho trường :))
Mà MDIS có trong top kia ko nhỉ?
 

kiwi_vn

Active Member
he he , nghĩ đến 1 phòng để 1 khoa thực tập mà có giá trị 1 tỷ VND + 27 tỷ VND + 5 triệu USD đủ hiện đại nhất VN chưa ? PPA đang xúc tiến :p
 

rikku

Active Member
PPA từ ngày có giám đốc mới phát triển mạnh quá ! Sự kiện đầu tiên là tậu xe cho tất cả các trưởng phòng, trưởng khoa :)) Xong rồi xử lý kỷ luật một loạt học viên ..
 

smooth

Member
PPA từ ngày có giám đốc mới phát triển mạnh quá ! Sự kiện đầu tiên là tậu xe cho tất cả các trưởng phòng, trưởng khoa :)) Xong rồi xử lý kỷ luật một loạt học viên ..
UI xiền đâu ra mà lắm thế nhỉ ?? Sao thấy ở trên anh VŨ hay ai bảo nhà nước định đầu tư vài triệu USD cho giáo dục, mà trg PPA đã "làm" 5trUSD rồi còn vài chục tỉ vnd à ?? Thế thì thật là hiện đại :)
nâng cao chất lượng giáo dục theo em phải nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng dạy trước. Mà nói chung muốn làm gì cũng phải được ủng hộ đã, mỗi người 1 ý cố gắng mấy cũng ko xong nổi.
 

dangngochuy

Member
Apply xin học bổng Havard gián tiếp ở Việt Nam khó lắm, mấy người ở Việt Nam vào học ở đó hầu hết là học pre-uni ở bên đó hoặc đã ra trường, đi làm và xuất sắc đc ban ngành cử đi, cấp tiền. Không nói học tự túc, với Havard quan trọng nhất là thi đầu vào được, chứng minh tài chinh < 60000$/năm ( cái này hiển nhiên đúng với hầu hết người Việt Nam ) là trường sẽ cấp full scholarship. Nó coi trọng nhân tài mà
Ở Việt Nam mình bậc undergraduate có chị Nhung mà, sing có anh Tiến Anh, toàn dân ams alumni =.=. Năm nay 2 bác ra trường thêm bác nào LHP nữa. Còn graduate thì nhiều vô đối :)).

Ở Harvard cũng không có thi đầu vào bạn ạ, cũng làm hồ sơ tử tế cả mà thôi :D. Còn cái kia là financial aid, nôm na là hỗ trợ tài chính cho học sinh nghèo :D. Scholarship phần lớn là dành cho bọn công dân của nó kiểu như merit cho bọn học sinh giỏi, học sinh quốc tế cũng có scholarship nhưng mà tùy theo chính sách của từng trường thôi, như wesleyan thì có cái freeman scholarship cho dân châu á nhà mình (khó bỏ xừ =.=)

Nhân tụng bài scholar, tháng trước mới phát hiện ra will smith được merit scholarship của mit :)).
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top