Thanh lịch văn minh khi tham gia giao thông

lion

Moderator
Staff member


Ngay trong bài đầu tiên của bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh Hà Nội” lớp 11 có nội dung “Thanh lịch, văn minh khi tham gia giao thông”. Không chỉ nêu cao trách nhiệm tôn trọng luật giao thông, bài học chỉ ra cách ứng xử đúng luật, văn minh khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, đối chiếu những nội dung ấy với quan sát thực tế, ta dễ dàng nhận thấy, nhiều học sinh chưa thực sự thanh lịch, văn minh. Đồng thời, nhiều ứng xử mới cần được bổ sung vào bộ tài liệu.
Sai luật khi đi xe đạp
Người đi xe đạp văn minh sẽ không đi hàng hai, hàng ba; không sử dụng ô dù khi đạp xe; không đi trên vỉa hè, trong công viên, vườn hoa; không chở ba người, không vượt đèn đỏ, không đi vào đường một chiều, không đua xe trên phố.
Tuy nhiên, anh Nguyễn Văn Hùng bán nước ở đường giải phóng, cho biết: “Tôi ngồi đây hàng ngày, chuyện học sinh đi xe đạp hàng hai, ba không hiếm gặp. Các em còn vừa đi vừa cười đùa, trêu ghẹo nhau ầm ĩ. Hơn nữa, một số học sinh nam, lợi dụng xe đạp nhỏ nên luồn lách kinh lắm!”.
Một số học sinh cho rằng, mình đi xe đạp, chẳng ai bắt mình, cũng chẳng thấy xe đạp bị phạt tiền bao giờ. Vì thế, các em hiên ngang đạp xe vượt đèn đỏ, đạp lên vỉa hè. Các em không biết rằng, đi xe đạp sai luật vẫn bị xử phạt, chẳng hạn bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường.
Hiện nay, học sinh tuy đã được tuyên truyền nhưng một số em vẫn chưa ý thức được hậu quả của việc đi xe máy khi không đủ điều kiện. Cha mẹ học sinh vẫn vẫn cho các em sử dụng xe máy với nhiều lý do như phải đi học xa nhà, cha mẹ bận công tác nên cho con tự tự đi khi không có điều kiện đưa đón… Giải pháp được nhiều người đưa ra là sử dụng xe đạp điện. Tuy nhiên, hiện tượng gần đây về những chiếc xe đạp điện khiến nhiều người lo lắng. Không chỉ dừng lại ở việc chở quá số người quy định, kẹp ba phóng vù vù với vận tốc rất lớn trên 30km/h, nhiều bạn trẻ còn “độ” lại xe đạp điện, xe đạp máy tạo ra những chiếc xe kích thước lớn, với hình thù kỳ quái, chạy với tốc độ nhanh hơn cả xe máy.
Nhiều em nghĩ rằng xe đạp điện thì cũng vẫn là xe đạp, phương tiện thô sơ nên không cần thiết đội mũ bảo hiểm mà không biết theo Nghị định 34/2010/NĐ-CP, những người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe đạp điện) không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ bị phạt tiền từ 100 - 200 nghìn đồng.
Không chỉ gây mất an toan toàn giao thông, những hành vi như trên làm mất hình ảnh của học sinh Thủ đô và thiện cảm của người dân. Có lẽ, bộ sách “giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh” cần bổ sung nội dung đi xe đạp điện văn minh thay vì đánh đồng xe đạp điện, xe đạp máy với xe đạp thô sơ.
Bài học văn minh từ chiếc mũ bảo hiểm
Cách ứng xử đúng luật khi tham gia giao thông bằng xe máy đã được nói đến rất nhiều với những nội dung như phải đội mũ bảo hiểm, đi đúng tốc độ cho phép, không phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, không nghe điện thoại di động khi đang điều khiển các phương tiện giao thông. Khi gặp ùn tắc không vọt lên vỉa hè, lấn phần đường của xe đi ngược chiều.
Thực tế, việc học sinh vi phạm luật như đi xe máy khi chưa đủ điều kiện, phóng nhanh, vượt ẩu, nghe điện thoại khi đi xe máy không còn xa lạ. Nhiều chương trình truyền thông, công tác phối hợp được thực hiện như việc quay phim, ghi hình học sinh vi phạm. Tất cả những việc làm này đã góp phần giảm số lượng học sinh vi phạm.

Nhiều chương trình truyền thông kêu gọi mọi người tham gia giao thông đúng luật

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, dư luận lại đang “nóng” về việc xử lý người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm giả. Nhìn xâu xa ở vấn đề này, chiếc mũ “rởm” không chỉ liên quan đến an toàn của người tham gia giao thông, trong đó có học sinh mà còn phần nào cho thấy mức độ văn minh của con người. Bác Nguyễn Văn Hòa, một giáo viên nghỉ hưu nói: “Nhiều người cố tình mua và đội mũ bảo hiểm rởm để đối phó với công an. Điều này không chỉ coi thường tính mạng bản thân họ mà còn làm gương xấu cho con trẻ. Các cháu cũng sẽ dần hình thành cách hành sử mang tính đối phó. Ra đường bây giờ có thể thấy nhiều cháu tóc vuốt keo dựng ngược, không đội mũ bảo hiểm lại đèo nhau, ngang nhiên phóng vèo vèo trên đường phố. Vì sao? Vì đó là phố gần nhà. Trong khi đó, nhiều cháu đội mũ lưỡi trai để che mắt công an… Và không ít cháu, học tập người lớn, cũng dùng mũ bảo hiểm rởm để đối phó, đoạn đường nào không thấy công an thì bỏ mũ ra”. Theo bác Hòa, nội dung đội mũ bảo hiểm có lẽ nên bổ sung vào bộ tài liệu câu “đội mũ bảo hiểm đúng quy cách” khi tham gia giao thông.
Ngoài ra, nói về việc thiếu văn minh của một số bạn trẻ khi tham gia giao thông có thể kể đến việc xúm xít vào xem khi trên đường xảy ra tai nạn giao thông hay gặp chuyện xô xát. Rú ga, gây mất trật tự công cộng…
Bộ sách “Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh” đã viết: “Văn hóa giao thông là tấm gương chiếu phản ánh sự hiểu biết, thanh lịch, trình độ văn minh của một đô thị. Tôn trọng, chấp hành pháp luật là nấc thang đầu của giá trị văn hóa trong tham gia giao thông”. Hiện nay, các cơ quan chức năng đang đau đầu tìm phương pháp nhận biết độ thật giả của mũ bảo hiểm. Hơn lúc nào hết, đây là thời điểm thích hợp phát huy những phẩm chất tốt đẹp của người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Theo Tạp chí Giáo dục Thủ đô số 40 (tháng 4/2013)
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top