Tâm sự một GV hay thực trạng

Gigi Chew

Member
Mọi người định cải tạo thực trạng ư. Nghe hơi khó đấy.
Có một số người nói rằng học sinh bây giờ bản lĩnh thi cử hơi yếu. Tôi đề nghị, sau khi học xong một lớp thì được cấp giấy chứng nhận đã học xong. Sau đó tổ chức kì thi lên lớp, như thi đại học ý. Ai không đỗ thì không được lên lớp. Tha hồ luyện thi.
con kiến mà kiện củ khoai hả? mà đề nghị ai trên này? nếu có bản lĩnh và khả năng thì để nghị những ai có thể thực hiện đề nghị của mình chứ!
mà luyện thi thế nào chứ luyện thi như hùi lớp 9 thì em là cứ muốn luyện cả đời luôn, nhàn ko chịu được, chỉ tiếc là...sau khi học xong một lớp thì được

cấp giấy chứng nhận đã học xong.
oài thế thì ai chi tiền giấy đây hả em? :cool:
 

present

New Member
Qủa thật là đau buồn và đau đầu khi đọc bài này. Chuyện này có thể thật sao. Nếu như thế thì liệu những người liên quan: học sinh. giáo viên... có thể thay đổi được không nhỉ. Các thành viên hãy lên tiếng là nên làm gì đây
 

fruit NHO

Active Member
nói chung là giải quyết đc nhưng còn tùy vào ng giáo viên và phụ thuộc và học sinh đó thôi thầy ạ!
 

ngothutra

Member
Để học sinh thay đổi ---> đội ngũ giáo viên phải thay đổi trước ---> những giáo viên tương lai trong các trường SP phải thay đổi ---> đội ngũ giáo viên trong các trường SP phải thay đổi ---> lại quay về bước 3 =))

Các giáo viên có tư tưởng dạy theo kiểu của nước ngoài, không rập khuôn theo những mô hình cũ rích và lạc hậu của Vn thì bị chỉ trích, kiểm điểm... Nên ai cũng ngại không dám thay đổi một cái đã quá cũ kĩ, không ai đủ can đảm để đứng lên thay đổi cả. Liệu trong GD có ai dám như đc bí thư K.Ngọc ngày xưa dám đứng ra khoán ruộng đất về cho nông dân trước cả Khoán 10 của Đảng và Nhà nước để rồi bị cách chức, kiểm điểm và ra đi trong cô đơn, không một ai nhớ tới không :-/
 

ngothutra

Member
Người thầy

TT - Tôi cứ đi tìm mãi trong các ngôn ngữ phương Tây một từ tương đương với hai tiếng “người thầy” trong tiếng Việt, song không sao tìm được.

Tiếng Anh thì có từ “teacher”, mà theo phân tích từ gốc thì chỉ có nghĩa là “người dạy học”, trong khi hai tiếng “người thầy” của chúng ta vừa phác họa nên một cái nghề vừa tả chân một con người gần gũi và đáng kính.

Văn hóa Việt xưa tuy có mượn câu nói của Khổng Tử “quân-sư-phụ” để chỉ vị trí của người thầy trong xã hội, song trong dân gian người thầy trong văn hóa Việt gần gũi hơn so với người thầy trong văn hóa Trung Hoa, bởi lẽ người Việt đã dùng từ “thầy” - cái từ để gọi cha (thầy u, thầy me) - để gọi người dạy dỗ mình.

Học trò đất Việt cũng gần gũi và kính mến người dạy dỗ mình như đấng sinh thành, chứ không phải trên đấng sinh thành. Có một bài hát thiếu nhi thời nay, nhẹ nhàng như một bài đồng dao đã khắc họa ý nghĩa của người thầy trong lòng người học: “Cô và mẹ là hai cô giáo, mẹ và cô ấy hai mẹ hiền”.

Phép so sánh này không làm vị trí người thầy trong văn hóa Việt thấp hơn người thầy trong văn hóa Trung Hoa, mà trái lại làm hình ảnh người thầy đất Việt mộc mạc như hồn đất Việt. Chính mang trong người nét mộc mạc hồn Việt ấy mà có những người thầy buổi sáng đứng trên bục giảng, trưa đến lại chèo đò đưa đàn trò nhỏ sang sông...

Hình ảnh mộc mạc của người thầy lồng trong hình ảnh người đưa đò đã bao đời nay, vậy mà thời nay còn bao nhiêu người thầy chịu đưa đò như thế? Ở một trường đại học, ông thầy đã cấm một cô sinh viên vào lớp chỉ vì em “thiếu kính trọng thầy” hay nghe điện thoại di động trong lớp học…

Tất nhiên đó là nội qui lớp học, nhưng người thầy có thấy “tính bản thiện” ở các em, hay chỉ nhìn thấy ở các em toàn là lầm lỗi. Là người đưa đò, người thầy phải biết sắp xếp các em trên con đò của mình rồi đưa các em sang bến. Có một em ngồi cục cựa, biết đâu vì nơi lòng đò ướt nước. Người thầy không chỉ “dạy” mà còn phải “dỗ” các em đến bến bờ tri thức - thành nhân.

Kỷ luật đôi khi làm các em hụt hẫng, dễ rẽ vào ngõ cụt. Một người bạn của tôi đã từng kéo em học sinh đầu tiên của mình, khi anh đi làm gia sư, ra khỏi một ngõ cụt như thế. Cậu bé đã bỏ trường, bỏ nhà đi hoang chỉ vì thầy giáo dạy toán cho là em nói dối, không chịu làm bài mà lấy cớ bỏ quên vở bài tập ở nhà và không cho em vào lớp.

Người gia sư ấy đã đi tìm và thấy em giữa đám trẻ đường phố, đưa em trở lại trường. Một năm sau em cũng phải nghỉ học để cáng đáng gia đình vì ba em mất. Nhưng rồi một lần ra bến đón xe đò về quê, có một người phụ lái chạy đến bên bạn tôi, giở nón ngập ngừng: “Thầy còn nhớ em không?”.

Lỗi lầm của học trò cũng như những căn bệnh trên cơ thể người bệnh, mà người thầy cũng như người thầy thuốc, phải tìm ra và giúp học trò vượt qua những căn bệnh đó. Cũng như người bệnh, nếu học trò không còn trông mong và đặt niềm tin ở người thầy, cho dù người thầy có đứng trên bục giảng nói những lời hướng nghiệp hướng nhân, những học trò vẫn rời xa vòng tay người thầy và lạc hướng trên đường đời.

Thạc sĩ LƯU TRỌNG TUẤN
(Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG TP.HCM)

source tuoitre.com.vn
 

fruit NHO

Active Member
tiếc quá vì giờ những ng thấy.....những ng luôn đồng cảm và cảm thông với học sinh.....hay là ng đc học sinh cảm thấy thực sự tin cậy và iu quý......chỉ là thuộc số ít...<may cho đời mình là đã gặp đc 1 số nhìu>
 

present

New Member
Ở Nhật Bản, học sinh được nghỉ học tới 3 ngày. Để làm gì ư. Để GV và học sinh có điều kiện gặp gỡ, trao đổi và hiểu nhau hơn.
Tại sao nước chúng ta lại liên tục xảy ra các hiện tượng đáng buồn trên học đường nhỉ?
GV thì bắt học sinh phải đi học thêm.
HS thì phản ứng thiếu lễ độ.
Làm sao để GV và HS có thể gần nhau hơn, để GV thực sự là người dẫn dắt người đưa đường cho HS tới đỉnh cao của tri thức đây?
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top