Tâm sự một GV hay thực trạng

NQD

Member
Con cần một lời tiếp sức, thầy ơi!


Bên cạnh lời chúc tới thầy nhân ngày 20.11, chúng con có vài lời thưa...
"Trưa nay, một nữ sinh lớp con đang ngồi trong lớp tự nhiên ho khan, mặt tái xanh rồi nôn thốc nôn tháo ở cuối lớp. Rốt cuộc, con bé và thằng bé người yêu của nó phải ra hội đồng kỷ luật, một đám cưới đã diễn ra. Con buồn và thấy mình bất lực quá..." - Đó là nội dung trích trong bức thư của một học trò hiện đang đứng trên bục giảng gửi đến thầy giáo cũ của mình.


Dạ thưa thầy!

Con còn nhớ buổi học phương pháp giảng dạy của lớp chúng ta tại nhà học ba tầng. Thầy dạy chúng con rằng: "Trong mọi hoàn cảnh phải đổi mới phương pháp giảng dạy...".

Nhưng mà thầy ơi, sự thật cuộc sống không phải thế. Đổi mới gì mà lớp học vẫn có sĩ số trên 40 em, phòng học vẫn là những băng ghế dài sòng sọc bốn em một bàn.

Cần tìm hiểu thêm thì: http://www1.tintucvietnam.com/Nhip-Song-Tre/2004/11/80193.ttvn

Đổi mới gì mà chúng con không được đụng đến cái máy overhead mà thầy từng khản cổ mắng chúng con là lười biếng không biết nâng cấp kiến thức. Đổi mới sao được khi mà con vừa chia nhóm để HS thảo luận thì đã bị tổ trưởng chuyên môn nhắc nhở rằng giờ dạy của con đã để HS làm ồn đến các lớp bên cạnh (!). Còn hiệu trưởng thì nhắc nhở con kết quả tốt nghiệp không cần đến những buổi thảo luận ồn ào thế đâu. Con phải làm thế nào, thưa thầy?

Dạ thưa thầy!

Trưa nay, một nữ sinh lớp con đang ngồi trong lớp tự nhiên ho khan, mặt tái xanh rồi nôn thốc nôn tháo ở cuối lớp. Vốn có chút kiến thức y học, con nhìn con bé rồi mặt con cũng tái xanh theo. Rốt cuộc, con bé và thằng bé người yêu của nó chuẩn bị ra hội đồng kỷ luật. Một đám cưới đã diễn ra, thầy ạ. Đám cưới mà buồn hơn đám ma...

Con buồn và thấy mình bất lực quá. Tại sao nhà trường chúng ta không dạy giáo dục giới tính cho trẻ? Chúng ta sợ vẽ đường cho hươu chạy hay là để mặc hươu chạy vào bụi rậm? Thầy ơi, con đau lòng biết mấy khi biết hiện nay tỉ lệ nạo phá thai của trẻ vị thành niên ở nước ta thuộc vào hàng cao nhất thế giới.

Con thấy trách nhiệm đè nặng lên vai mình. Chúng con - những thầy cô giáo - có lỗi quá phải không thầy? Tại sao chúng con không dám mạnh dạn nói đến những điều đó trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm? Tại sao chúng con biết mà vẫn mũ ni che tai?

Dạ thưa thầy!

Chiều nay con đi dạy về, băng qua ngã tư đèn xanh đèn đỏ con nhìn thấy một cụ già mù râu tóc bạc phơ, ăn mặc rách rưới đang đứng chìa tay xin tiền. Một tốp học sinh chạy ngang vứt vào đó nhiều tờ giấy cắt hình chữ nhật, chúng nó đợi ông lão cất tiếng cảm ơn rồi cười hô hố.

Thầy ơi, lòng con đau đớn quá! Đám học trò ấy không đeo phù hiệu trường con dạy, con đã thoáng thở phào nhẹ nhõm khi phát hiện điều ấy, rồi con lại thở dài. Biết đâu chừng học trò của con cũng làm vậy mà con chưa bắt gặp. Thầy ơi, có phải lỗi tại chúng con không biết dạy các em kính trọng người già, thương yêu kẻ bần hàn, không biết cách thắp lửa nhân ái trong lòng các em?

Thầy ơi, chúng con dạy môn giáo dục công dân với những bài hàng chục trang sách cho HS khối 10 về cơ bản triết học, về qui luật vật chất và ý thức. Tuổi 16 của học trò con có hiểu được triết học không hả thầy?

Dạ thưa thầy! Tại sao chúng con không được dạy cho HS những bài học giáo dục công dân bắt đầu từ tình yêu quê hương gia đình hàng xóm, yêu con đường nho nhỏ dẫn ra bờ sông, yêu mùa lúa vàng trĩu bông đượm giọt mồ hôi của người cày cấy... Sao chúng con không được dạy giáo dục công dân cho HS bằng những mẩu chuyện về tâm hồn cao thượng, rằng một người mạnh là người nâng người khác trên đôi vai của mình?

Dạ thưa thầy!

Tháng rồi con nằm viện mà đêm cứ mơ về kỳ thi chọn HS giỏi của tỉnh con. Thầy ơi, con vẫn nhớ lời thầy dạy, dạy học trò giỏi là dạy học trò tư duy và phương pháp. Thế nhưng khi con lãnh đội tuyển, hiệu trưởng không nói như thầy mà giao chỉ tiêu bao nhiêu giải. Thầy tha lỗi cho con khi con dạy học trò đi trên những lối đi quen mòn để bảo đảm cho có kết quả.

Con hèn quá phải không thầy? Thầy vẫn dạy con mỗi nhà giáo là một nhà khoa học, phải đam mê khoa học mình theo đuổi suốt đời. Vậy mà con đã không dạy học trò mình đam mê mà chỉ dạy chúng đối phó với các kỳ thi HS giỏi. Rồi con lại phập phồng lo sợ chúng không học vẹt bằng những đứa khác, sợ những bất công trong thi cử làm chúng bị rớt. Con thật chẳng ra gì phải không thầy?

Dạ thưa thầy!

Sáng qua, đứa học trò thông minh nhất của con đã hỏi con rằng lớn lên nó có nên làm nghề giáo như con không? Câu hỏi ấy giống như câu mà con đã hỏi thầy nhiều năm trước đây. Con chẳng biết trả lời thế nào. Đang phân vân thì nó lại hỏi tiếp rằng tại sao thầy cô giáo cứ dạy những điều mà bản thân họ không thích hay biết không hợp lý mà vẫn dạy. Nó nói rằng nó đã đọc trong một tháng để biết sơ qua những tác phẩm của Nguyễn Du và cần thêm ngần ấy thời gian để đọc Hồ Xuân Hương. Thế mà tại sao con chỉ dạy có mấy tiết làm sao nó hiểu!

Thưa thầy, tại sao chúng con là giáo viên trực tiếp đứng lớp mà không ai cho chúng con quyền được lên tiếng về những bất cập của chương trình và sách giáo khoa mà chúng con đang dạy?

Dạ thưa thầy!

Thầy hãy trả lời con biết nên làm thế nào để đi tiếp cho trọn đường trần với nghề giáo mà con đã trót yêu? Bức thư này con viết cho thầy trong một đêm dài của tháng mười một. Con thành tâm chúc thầy và những bạn đồng nghiệp của con sớm có lời giải đáp cho những câu hỏi nhức nhối tận đáy lòng. Có một điều chắc chắn rằng con sẽ đi tiếp con đường mình đã chọn. Bởi vì nếu bỏ chạy là hèn nhát. Nhưng con cần một lời tiếp sức, thầy ơi
 

smilemore

Member
Một tâm sự_một thực trạng_đáng buồn biết mấy! Học sinh đi học bây giờ liệu đã có ai tự hỏi mình rằng "sao mình đi học như..." thế này chưa? Chắc là rồi, nhưng khi mà con người ta ngày ngày phải đối mặt với bao nhiêu khó khăn của cuộc sống thường nhật thì có khi ta lại tự quên đi nó một cách vô thức. Nước mắt_ tôi cảm nhận được chúng khi đọc những dòng "thực trạng" đau đớn này. Dù đây ko phải là lần đầu tiên nghe việc đó tôi cũng ko dám phủ nhận rằng mình cũng đã khóc(dù là chút thôi). Có phải chăng vì tôi vốn là 1 học sinh chuyên văn thì dễ nhạy cảm? Tôi cũng ko rõ nhưng tôi chỉ muốn nói tới NQD về những dòng đầy chua xót này 1 sự thật_đây là 1 sự thật_ĐAU!
 

fruit NHO

Active Member
Tháng rồi con nằm viện mà đêm cứ mơ về kỳ thi chọn HS giỏi của tỉnh con. Thầy ơi, con vẫn nhớ lời thầy dạy, dạy học trò giỏi là dạy học trò tư duy và phương pháp. Thế nhưng khi con lãnh đội tuyển, hiệu trưởng không nói như thầy mà giao chỉ tiêu bao nhiêu giải. Thầy tha lỗi cho con khi con dạy học trò đi trên những lối đi quen mòn để bảo đảm cho có kết quả.
năm ngoái đi theo đúng lối mòn thì đc thủ khoa trường ..năm nay làm theo đúng cảm xúc và giọng văn của mình lại đc có 13 điểm!buồn! :(
 

smilemore

Member
Thi học sinh giỏi_ một mục tiêu khích lệ học sinh chúng ta nhưng có phải mọi thứ đều tuyệt như ta nghĩ?
Thật là ...ko thể chấp nhận dược kiểu thi của một số trường.
Tôn Anh vừa chứng kiến một sự thật đau lòng ạ!
Một cuộc thi học sinh giỏi của một trường khá nổi: có một số học sinh ở lớp giáo viên ra đề phụ trách biết trước đề thi. Thế là tèn tén ten... họ chỉ còn mỗi cách là hùng hục làm từ đầu chí cuối. BẤT CÔNG!!!
Chưa hết đến khi chấm thi thì những học sinh may mắn được thầy cô của mình chấm thì được "lới lỏng"...
Kiểu dột từ nóc dột xuống như thế thì làm sao mà thi thành phố chính xác được nhỉ???
 

fruit NHO

Active Member
ở đâu cũng có tiêu cực cả thôi..chẳng tránh đc ...như chị thi văn nè...rơi vào tay cô dễ thì điểm cao ,cô khó thì điểm thấp..chẳng nói đc ....đến khi thi thnahf phố thật còn bị hạ từ giải nhất thành giái ba mà....ô to quá mặc dù trời ko mưa! :(
 

fruit NHO

Active Member
ừa cũng 1 phần là xem lại mình nữa thôi!cũng là do mình cả!văn mà ,nói làm sao đc!
chỉ mừng là con bạn chị năm nay cuối cùng nó cũng đã thành công!mình ko mừng nhưng lại mừng cho nó! :>> buồn cười nhỉ?
 

NQD

Member
Như vậy thì vấn đề bây giờ là do ai? Giáo viên, học sinh hay xã hội (các ban ngành, người dân..những đối tượng có liên quan).
Mà bây giờ thì không chỉ có chị NHO bị trường hợp như thế đâu. Em được biết rằng, kể cả người lớn đi thi còn bị chấm như thế nữa là. Bó tay.
 

fruit NHO

Active Member
hơ hơ chị em ng ta mà lị.....ưi trời ,như bé TA ng ta gọi là gì nhỉ????????2 bé này,buồn cười thật...chí chóe với nhau mãi...2 bé mà là 1 thì....ối ng chết!
 

avirax

Member
Thật chứ, theo các bạn thì giọng văn riêng biệt của chính mình các bạn có không? Với cái chương trình dạy văn cấp III thì nếu có bất kỳ ai có khả năng viết một bài văn của chính mình thì tôi đi đầu xuống đất là cái chắc. Vấn đề tuỳ từng giáo chấm điểm môn văn khác nhau là nằm ở chỗ mỗi người thích một kiểu diễn đạt riêng, và diễn đạt thì cũng chỉ là diễn đạt. Những học sinh chăm chỉ học văn nhất, rốt cuộc như tôi thấy thì giỏi lắm là đọc hết tất cả các tác phẩm của những tác giả được sách giáo khoa giới thiệu, và nhồi vào đầu một đống cái gọi là cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn. Nhồi những thứ đấy vào để làm gì nào? Để viết cái mở bài và chứng minh những điều hiển nhiên mà người ta đưa ra cho các bạn. Viết là cá nhân chứ không phải là một rập khuân theo mẫu. Và học sinh đang được đưa vào một cái vòng luẩn quẩn của những ý kiến được áp đặt, và quanh quẩn tìm ra cái riêng biệt cho mình bằng những câu diễn đạt, những từ ngữ để đưa ra một luận điểm chắc chắn và đông cứng. Những gì cố định được ràng buộc thì không thể là văn học.
 

fruit NHO

Active Member
hèm...viết bài ở lớp.....tất nhiên theo 1 khuon mẫu...có đọc rất nhiều sách...
đến khi đi thi...ko viết tất cả những gì ng khác đã viết.....viết theo ý nghĩ của mình...thế thôi!
 

avirax

Member
Dấu "..." dùng nhiều quá thì người ta đọc dễ có cảm giác bạn đang hết sức khó khăn trong việc thể hiện ý kiến và cảm xúc của mình.
 

ngothutra

Member
Không lo đâu ngành GD năm nào chả có đổi mới mà :D , rồi GD nước ta sẽ đi đầu thế giới về đổi mới cho mà xem. Bắt đầu là đổi mới từ thấp đổi mới lên đến Bộ. Ở mức thấp nhất là mẫu giáo, các bạn cho ý kiến chúng ta có nên tổ chức thi tốt nghiệp mẫu giáo không nhỉ?
 

avirax

Member
Thi tốt nghiệp thì chưa cần thiết lắm, nhưng nhất thiết các trường cấp I nên có một kỳ thi tuyển đầu vào cho nó hoành tráng. À, mà từ nhà trẻ lên mẫu giáo đôi khi cũng nên có thêm phát nữa thì mới gọi là vui vẻ.
 

ngothutra

Member
Ô thi vào cấp I thì có rồi mà, rất hoành tráng là đằng khác. "Allo, yêu cầu các thí sinh không được mang theo phụ huynh, tài liệu hay bình sữa vào phòng thi" =))
 

fruit NHO

Active Member
tiểu học...thời oanh liệt nhất cuộc đời...
cấp 2..xịt ,xẹp lép....
cấp 3:chả biết thế nào.....
mọi ng thi lớp 9 điẻm khá cao đúng ko?em thấy toàn 10!
 

NQD

Member
Mọi người định cải tạo thực trạng ư. Nghe hơi khó đấy.
Có một số người nói rằng học sinh bây giờ bản lĩnh thi cử hơi yếu. Tôi đề nghị, sau khi học xong một lớp thì được cấp giấy chứng nhận đã học xong. Sau đó tổ chức kì thi lên lớp, như thi đại học ý. Ai không đỗ thì không được lên lớp. Tha hồ luyện thi.
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top