TẠI SAO THẾ HỆ 8X CHÚNG TA LẠI ĐƯỢC NÓI ĐẾN NHIỀU

xxxzzz

Member
Vì sao thế hệ 8X chúng ta lại được quan tâm nhiều hơn, nhắc đến nhiều hơn và kỳ vọng nhiều hơn so với các thế hệ 6X, 7X hay 9X?
Tôi đã từng nghe nhiều người lớn nói như sau: 8X tự tin hơn, 8X năng động hơn, 8X sáng tạo hơn... Vậy thực sự có phải vì vậy mà chúng ta được đánh giá cao hơn kô? Và liệu 8X thực sự có tự tin, năng động hay không?
 

kiwi_vn

Active Member
Tất nhiên ! Trong các thế hệ trẻ thì 8X xứng đáng nhất. 7X thì đã " già " , 9X thì chưa đủ trưởng thành như 8X , vì vậy ko thể năng động bằng 8X rồi !
 

kiwi_vn

Active Member
Thế hệ nào cũng vậy thôi , đều có nhũng người năng động & lười biếng. Thế hệ trước đó , đặc biệt các cụ trung niên bây giờ còn chịu khá nhiều ảnh hưởng của chế độ bao cấp rập khuôn thì sao có thể tiến nhanh bằng 8X?
 

xxxzzz

Member
fruit NHO said:
9X còn quá trẻ
chỉ 1 vài năm nữa...ng ta sẽ lại nói đến 9X như đang nói về 8X bây giờ...........
Nghe triết lý ghê. =))
Phải ngót nghét chục năm nữa may ra, bọn nó hơi bị "nhóc con" :)
 
Đơn giản thôi vì chúng ta là 8X nên khi có ai đề cập đến 8X là chúng ta thấy tự hào thấy ấn tượng và ghi nhớ rất lâu . Nói các khác chúng ta tự thiết lập cho mình 1 ảo giác là chúng ta được chú ý chứ thực ra nghiêm túc mà nói những điều mà họ viết về chúng ta thế nào mới quan trọng. Không nên nghĩ 8X là số 1 theo mình là như vậy . Cái quan trọng là từng cá nhân ở từng độ tuổi đã đóng góp bao nhiêu cho xã hội .
 

kiwi_vn

Active Member
Đây ko phải là ảo giác sư đệ ạ ! Cái nì trên báo chí liên tục nói đến 8x , 9x đâu có nhiều bài viết đến thế chứ ?
 
Em không nghĩ thế chẳng mấy ai bình luận về thế hệ 9X cả vì đa số các em còn đang học hành trau dồi chưa thể đóng góp nhiều. Trong khi đó thế hệ của chúng ta đã có những con người đang từng bước khẳng định và có nhiều con người đang chuẩn bị khẳng định bản thân. Tất nhiên xã hội mong chờ chúng ta đóng góp họ đặt lên vai chúng ta sự kì vọng sự tin tưởng và cả trách nhiệm. Vì lẽ đó mọi người dành cho chúng ta sự chú ý, sự khích lệ, quan tâm là lẽ thường. Điều em muốn nói ở đây là chúng ta không thể vì những lời khích lệ, tán dương dành cho 1 số cá nhân thuộc thế hệ chúng ta mà nhận rằng cả thế hệ chúng ta đang vững bước, trưởng thành và thế hệ chúng ta là số 1.
Chúng ta năng động nhất ư ? Phải không ai nghi ngờ điều đó bởi chúng ta có tuổi trẻ sự hăng hái nhiệt tình, các thế hệ đi trước làm sao gìn giữ được điều đó mãi ? Chúng ta tự tin hơn ư ? Cũng đúng chẳng ai muốn khẳng định mà không có lòng tự tin sâu sắc vào bản thân. Chúng ta sáng tạo hơn ư ? Hẳn rồi chúng ta được tiếp cận với thế giới 1 cách sâu sắc và rộng rãi qua nhiều phương tiện.
Chắc chắn ở cương vị của người đi trước cha mẹ chúng ta ông bà chúng ta luôn đặt niềm tin và hy vọng 1 lớp thanh niên được hưởng những thành quả to lớn do chính họ làm ra. Một cách hình tượng( có lẽ k chính xác lắm ) cũng như người nông dân gieo trồng và chờ đợi thành quả vậy. Nên nhớ rằng tỉ lệ tội phạm ở lớp 8X đang chiếm đa số dù rằng hành vi và tính chất còn chưa nghiêm trọng nhưng lại đang tăng với chiều hướng báo động. Còn ai khác nếu không phải chúng ta phải đối mặt với vô vàn thách thức của thời kì quá độ . Vì thế theo ý kiến của em càng mang nhiều trọng trách càng được kì vọng chúng ta càng phải nỗ lực phấn đấu. Mỗi cá nhân cần hành động 1 cách đúng đắn ( phải đúng đã ) và nhiệt tình vì không chỉ chúng ta đang tiến lên, thế giới cũng đang tiến lên với tốc độ vũ bão . Hơn nữa xét về phương diện báo chí hãy xem họ viết gì về chúng ta là chủ yếu : Ăn uống, thời trang, chơi bời, thời thượng .... đang chiếm đa số so với những gì chúng ta làm được.
Viết bài này không khỏi gây phật ý nhiều bạn mong được tha lỗi. Mình chỉ muốn nhắn nhủ 1 điều
" XIN HÃY NHANH LÊN CHỨ VỘI VÀNG LÊN CHỨ, CHÚNG TA VẪN ĐANG Ở PHÍA SAU ĐỪNG ĐỂ ĐIỀU GÌ LÀM CHẬM BƯỚC TA"

Xin được trích đăng 1 bài báo phỏng vấn 1 người đã có danh vọng thuộc thế hệ 80's. Có thể nói đây chính là tiếng nói của chúng ta về thế hệ chúng ta :

Vì sao 8X lại được quan tâm nhiều hơn, nhắc đến nhiều hơn và kỳ vọng nhiều hơn so với các thế hệ 6X, 7X hay 9X?”. Cuộc trò chuyện dưới đây là quan điểm của một doanh nhân 7X về thế hệ được kỳ vọng này.


* Anh nghĩ như thế nào về khái niệm 8X - thế hệ của những con người sinh ra trong thập niên 1980?

- Khi Đại học Kinh tế TP.HCM tổ chức diễn đàn 8X và khai trương website 8X, được mời đến để giao lưu, tôi hỏi các bạn sinh viên: “Vì sao 8X lại được quan tâm nhiều hơn, nhắc đến nhiều hơn và kỳ vọng nhiều hơn so với các thế hệ 6X, 7X hay 9X?”, các bạn đưa ra khá nhiều lời giải: 8X tự tin hơn, 8X năng động hơn, 8X sáng tạo hơn...

“Không hẳn là như vậy”, tôi bảo và trình bày quan điểm của mình: 8X là thế hệ đầu tiên sinh ra và lớn lên trọn vẹn trong hòa bình; trưởng thành trong thời đại mở cửa, hội nhập và toàn cầu hóa, là thế hệ có nhiều khả năng và điều kiện nhất để tiếp cận và lĩnh hội những tinh hoa của thế giới. Và vì vậy mọi người đều kỳ vọng thế hệ này có thể làm nên những điều kỳ diệu cho đất nước.

* Mọi người kỳ vọng, còn anh?

- Hoài bão, nhiệt huyết thì có thừa và nhiều bạn đã nhìn thấy trước tương lai của mình. Nhưng một số bạn vẫn còn lúng túng trong việc xác lập con đường phía trước. Lý tưởng cống hiến sẽ tuyệt vời hơn nếu đặt “cái riêng” nằm trong “cái chung” của đất nước. Điều mà một quốc gia lo sợ đó là thế hệ trẻ của mình không mang trong mình những khát vọng lớn.

* Nhiều người bảo 8X thực dụng, anh nghĩ sao?

- Thực dụng cũng chưa hẳn là xấu, vấn đề là bạn kiếm được cái gì, bằng cách nào và có mang lại gì cho cái chung hay không. Nếu biết đặt cái riêng trong cái chung thì thực dụng cũng tốt. Nếu không thực dụng, tôi nghĩ mình đang theo đuổi một lý tưởng không rõ ràng một cách mù quáng. Nhiều ông tỉ phú Nhật được mọi người tôn trọng và xem là anh hùng dân tộc đấy, tại sao?

Chẳng hạn như trước khi có thương hiệu Sony, ông tỉ phú Nhật thắt lưng buộc bụng để làm ra một sản phẩm điện tử mang thương hiệu Nhật Bản và làm lợi cho đất nước mình, dân tộc mình. Ông Sony kiếm được 1 đồng thì đã mang về cho Nhật Bản 1.000 đồng. Bill Gates cũng thực dụng, nhưng nhờ ông mà cả thế giới mới có Windows để dùng chứ...

Giản Tư Trung thời sinh viên là phó bí thư Đoàn Trường ĐH Tài chính kế toán, lại vừa bươn chải kiếm sống (làm thợ sơn bảng, thợ chụp ảnh, lập cơ sở nhựa tại Chợ Lớn...) rồi học cao học...

Trung đã qua ba trong số bốn tập đoàn tư vấn quản lý hàng đầu thế giới (KPMG, DTT, PWC), làm việc tại Ủy ban Chứng khoán nhà nước ở Hà Nội. Trung quan niệm: kinh doanh không đơn thuần là chuyện kiếm tiền.

Và Công ty PACE đã ra đời với “sứ mạng”: “Góp phần đưa kiến thức của thế giới vào VN để phát triển con người cho các doanh nghiệp tại VN”.

* Đang giữ một vị trí rất “ngon lành” ở một tập đoàn lớn, chuyển sang Ủy ban Chứng khoán nhà nước rồi lại nhảy ra thành lập doanh nghiệp riêng, phải chăng hình ảnh mà 8X bị ảnh hưởng khá lớn hiện nay là trở thành ông chủ?


- Tôi nghĩ: con người ta suy cho cùng là phải làm những gì mình giỏi nhất, làm công hay làm chủ thì chẳng có gì để phân biệt. Vấn đề là làm thế nào để tạo ra giá trị nhiều nhất cho mình và cho xã hội mà thôi.

Một quốc gia muốn phát triển không chỉ có doanh nhân mà cần có những bác sĩ giỏi, những kỹ sư tài năng, những nhà khoa học vĩ đại, nhà văn và nhà báo lớn... Tôi nói giỏi là hơi khiêm tốn, một đất nước vĩ đại cần có nhiều con người vĩ đại trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực...

* Anh có nhận ra một luồng sinh khí mới: du học sinh 8X đầu (sinh năm 1980) đang quay về làm việc ở VN?

- Có nhiều là đằng khác.

* Theo anh, việc trở về của họ có trở ngại gì không?

- Có lần tôi sang Anh, “bị” các du học sinh tóm được, họ thiết kế ngay một buổi giao lưu. Trong số hơn 450 du học sinh VN có mặt tại Trường Kinh tế chính trị London hôm đó, một số bạn hỏi tôi: “Liệu chúng em có hòa nhập được với xã hội VN sau khi đi học lâu quá không?”. Tôi hỏi lại: Các bạn có nghĩ mình là người Anh không? Người Anh có coi các bạn là người Anh không? Các bạn chôn nhau cắt rốn ở đâu? Ngôn ngữ nào các bạn giỏi nhất? Các bạn có ăn nước mắm, cà pháo mắm tôm không?... Vậy thì không có lý do gì để khó hòa nhập khi trở về.

* Cuối cùng thì anh chờ đợi điều gì ở 8X?

- Chúng ta vừa kỷ niệm 30 năm thống nhất đất nước. Hôm ấy, tôi ngồi lặng nghe về những quá khứ hào hùng và anh dũng của thế hệ cha anh. Tôi lại mơ đến ngày kỷ niệm 60 năm thống nhất đất nước, sẽ “chống gậy” đi để được nghe một trang sử vẻ vang mới của một dân tộc mạnh mẽ do thế hệ 8X làm nòng cốt viết lên...

* Cảm ơn anh.
 

unni_x

Active Member
Thế hệ trước đang kì vọng vào thế hệ 8X cũng như đã từng kì vọng vào thế hệ những người sinh sau năm 1975 :) Tất cả đều có điểm mốc, năm 1975 là khi nước ta hoàn toàn thống nhất bước vào công cuộc tái thiết đất nước, còn điểm mốc thứ 2 là vào 1 năm 8X, năm 1986 khi đất nước bắt đầu bước vào việc cải cách. Dĩ nhiên điểm mốc thứ 2 cũng chỉ là 1 phần, phần còn lại chính là 8X (16t-> 25t) đang là thế hệ trẻ của đất nước :)
 

kiwi_vn

Active Member
He he . Anh sinh tuy cuối năm 86 nhưng cũng kịp trước khi quyết định đổi mới ban hành . Tuy nhiên , hoàn toàn tán đồng với lập luận mà Việt đưa r a thôi , bài viết rất công phu , sức sưu tầm độc đáo .
 

rosekiller

Member
ôi
vinh dự thay cho những 8X tiu bỉu
đáng buồn thay cho những 8X còn mê muội .......
không gì là tuyệt đối
hãy nhìn vào những mẹt xí của thế hệ chúng ta
 
Oái Mr Kiwi kính mến em nào có tên là Việt đâu em là Hùng ạ. Xin lỗi mọi người vì lạc đề tí nhưng không nói không được :) . Mong mọi người thứ lỗi
 

xxxzzz

Member
rosekiller said:
ôi
vinh dự thay cho những 8X tiu bỉu
đáng buồn thay cho những 8X còn mê muội .......
không gì là tuyệt đối
hãy nhìn vào những mẹt xí của thế hệ chúng ta
Phải nhìn vào tất chứ đặc biệt là phải nhìn lên trên
 

kiwi_vn

Active Member
Ừa ! Em xài tên theo kiểu tiếng Anh vậy nên anh ko để ý . Nhưng mà rosekiller nói có vẻ bi quan quá , đừng để mấy chuyện mà em đang gặp phải liên quan đến lĩnh vực nhìn nhận cuộc sống .
 

rosekiller

Member
không bi quan đâu anh ơi
em thấy 8x sống năng động theo đúng nghĩa thì ít
chỉ thấy ngày càng đú đởn theo lối vô văn hóa
học đòi những thứ không nên thôi
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top