"sành điệu" là gì?

ngothutra

Member
Những đứa trẻ “sành điệu”

Chưa thực sự trở thành người lớn, nhưng một số thanh thiếu niên thế hệ 8X, 9X (sinh trong thập niên 80, 90 thế kỷ trước) đã có cách ăn chơi, hưởng thụ vô cùng "sành điệu"...

Dịp 8-3 vừa qua, trong một quán bar trên đường T.H.Đ (Q.1, TP.HCM), nhiều người đã phải lắc đầu trước cảnh ăn chơi của một lớp thiếu niên mặt búng ra sữa. Khoảng 7-8 cô cậu tuổi chỉ từ 14 - 16 vênh váo ngồi cạnh 2 chai rượu ngoại đắt tiền và rất nhiều bia.

Trong tiếng nhạc giậm giật, các nhóc tì này đã hò hét theo một cách phấn khích và lấy điện thoại ra chụp hình liên tục, tay chỉ trỏ loạn xị vào cô ca sĩ ăn mặc bốc lửa biểu diễn trên sân khấu. Bạn tôi nhận xét: "Giờ này mà mới khai tiệc rượu, điệu này chắc mấy nhóc chơi tới sáng".

Quả thật, khi đồng hồ chuyển sang 1 giờ khuya, nhóm thiếu niên này vẫn tiếp tục "chiến đấu". Khi một tiếp viên đến nhắc nhở điều gì đó, một chú nhóc trong nhóm đã đưa tay... kéo váy cô này trong tiếng cười hô hố của cả nhóm.

Trên đường Trần Quang Diệu (Q.3, TP.HCM), dễ dàng bắt gặp những nhóm thiếu niên ngồi đầy trong quán cà phê cóc vào lúc 2-3 giờ sáng. Có lẽ, đây là điểm dừng chân của họ sau một chuyến chơi đêm mệt mỏi, hoặc là điểm tập kết trước một chuyến đi chơi xa nào đó. Các thiếu niên tự móc tiền trả ly cà phê giá 2-3 ngàn đồng, kỳ kèo thêm bớt khi mua bánh giò lót bụng rồi cãi nhau ỏm tỏi... Họ chỉ là một nhóm con nít với đầy đủ tính cách của người chưa trưởng thành.

Những đứa trẻ ấy có một đặc điểm chung: thiếu sự quan tâm của gia đình. Thạc sĩ tâm lý Phạm Minh Quyền (Trung tâm Tư vấn tâm lý tình yêu - hôn nhân - gia đình) cho biết: Có những bậc phụ huynh vì thiếu thời gian chăm sóc nên bù đắp cho con bằng mọi giá. Sự bù đắp này không bằng tình thương, sự quan tâm mà bằng những khoản tiền kếch xù để con "muốn gì, được nấy". Điều này có thể thấy qua những chiếc điện thoại di động nắp trượt, những chiếc xe gắn máy đắt tiền, những bộ đồ hiệu...

Có lần, một chuyên viên tâm lý khi đến trao đổi chuyên đề tại một trường THCS đã vô cùng ngạc nhiên khi nghe những học sinh cấp 2 hỏi cặn kẽ về cách phòng tránh thai. Một phụ huynh từng thú nhận: "Cũng biết sự nuông chiều và tiền bạc khiến cho con cái hư nhưng quả thật, tôi cũng không biết phải làm sao nữa. Vả lại, bây giờ tôi cũng không biết phải bắt đầu từ đâu"...

Đúng là "không biết phải bắt đầu từ đâu" khi H.L - học sinh lớp 10 Trường B.T.X (Q.1) dọa sẽ nghỉ học nếu cha mẹ không mua chiếc điện thoại D500 để cậu thể hiện "đẳng cấp vượt trội". Do không muốn con mình... thất học, bố mẹ L. đã mua chiếc điện thoại nắp trượt ấy cho con để rồi không lâu sau đó, họ phải thỏa hiệp thêm một “yêu sách" khác: đổi chiếc Dream lấy chiếc "tay ga".

Đó chỉ là khởi đầu cho một quy trình tiêu cực. Từ ăn diện đến ăn chơi, từ khói thuốc đến thuốc kích thích, từ bia đến rượu mạnh, từ việc chọc ghẹo "các chị" đến việc qua đêm với những cô gái bán dâm... để rồi khi mọi việc vỡ lở, những bậc phụ huynh mới sửng sốt kêu trời.

Một người mẹ đã hoảng hốt vì thấy trong điện thoại của con mình có những tấm hình "nóng" tải từ Internet. Qua hạch hỏi, bà biết thêm còn có những bức hình "nóng" lẫn "động" do chính con mình là tác giả. Khi trao đổi với chuyên viên tư vấn, bà đã lặng im khi được hỏi: "Mục đích chính khi mua chiếc điện thoại ấy cho con là gì?".

Và có lẽ, có khá nhiều bậc phụ huynh đã không trả lời được câu hỏi đó, bởi hiện nay, tính năng của điện thoại đã không còn nằm trong tiện ích là liên lạc nữa mà là để "khẳng định đẳng cấp".

Thế nên, việc những đứa trẻ mới lớn đã thản nhiên móc điện thoại để "khoe hàng nóng" khi gặp nhau không còn là chuyện lạ. Họ còn canh chụp những "khoảnh khắc chết người" rồi coi đó như là bộ sưu tập để "lên mặt" với nhau như là một thú vui của thời kỹ thuật số lên ngôi!

"Không thể đổ lỗi hoàn toàn cho những đứa trẻ ấy bởi người lớn đã không giữ đúng vai trò, trách nhiệm của mình. Họ chính là sản phẩm của chính những bậc phụ huynh và họ tiếp nhận những cái nhìn, những quan điểm lệch từ phía cha mẹ của mình.

Thay vì quan tâm, gần gũi con cái, không hiếm những bậc phụ huynh đã dùng tiền thay thế nên đứa trẻ không thể nào nhận ra những giá trị đích thực để hướng đến lối sống đẹp.

Trẻ con rất khó "tiêu hóa" những lời giáo huấn suông mà họ chỉ dựa vào những tấm gương trước mặt. Do đó, mỗi thành viên trong gia đình phải được đúng vị trí và thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình. Đặc biệt là phụ huynh, hãy là một người bạn của con, biết lắng nghe con..."

Thạc sĩ tâm lý PHẠM MINH QUYỀN (Trung tâm Tư vấn tình yêu - hôn nhân - gia đình)


source TTO
 

unni_x

Active Member
Tuổi trẻ nông nổi :) Hy vọng sau này trưởng thành hơn, những người đó sẽ hiểu thế nào là cuộc sống lao động :) Tuy nhiên, un thấy có nhiều bậc cha mẹ dạy con bằng cách mỗi ngày ném cho con 1 đống tiền, muốn tiêu thế nào là tùy ý hay còn dùng biện pháp, nếu ngoan ngoãn ở nhà trong 1 tuần thì sẽ mua DTDD loại xịn, thử hỏi sau 1 tuần thì đứa con lại được trở về chốn ăn chơi kèm theo 1 chiếc DD để khoe mẽ sao :-S Sai về cách dạy dỗ của bậc cha mẹ, sai vì nhận thức của những đứa con :)
 
Mấy cái được viết chẳng liên quan gì đến chủ đề như cái tên của nó :(

Anh viết về cái chủ đề, sành điệu, theo anh là sự hiểu biết trong ứng xử, là có kiến thức tốt về những vấn đề mọi người quan tâm nhiều.

Cái mà phần lớn thanh thiếu niên thường nhầm với sành điệu là đú đởn, và khiến cái từ này nó mất đi vẻ đẹp của nó.

Mua một chai cognag hay whisky lâu năm trong bar để uống thường được nhầm là hành động sành điệu :( Nhưng thực sự, các thượng đế lắm tiền và dường như sành điệu ấy thường chẳng bao h được hưởng thụ cái ngon, cái lạc thú khi đổ vào cổ họng những thứ rượu hảo hạng. Điều đấy là sự sành điệu thật sự trong mắt của những kẻ ngu ngốc và chỉ trong mắt những kẻ đó mà thôi.
 

ngothutra

Member
Pham Vu Ngoc Ha said:
Việt Hoài nói đúng đấy, bài trên kia đang nói về sự "Đú đởn", "đua đòi" thì đúng hơn...
Thế nên chữ "sành điệu" mới nằm trong ngoặc kép chi ạ. Bọn nó tưởng như thế thì có thể gọi là sành điệu he he nhưng mà nhầm :p
 

Chim Sẻ

Member
Fak ... bố mẹ nó là hổ báo nên nhiều tiền thì con nó mới phá, mới đú chứ. Nói chung là ... cho con nó khổ quen đi ...
 

KaIgEnN

Member
Uhm... Đúng là cách dạy dỗ sai lầm của các bậc cha mẹ, cứ tưởng rằng chỉ cần thoả mãn cho con cái những lợi ích vật chất, khi chúng ko thiếu thứ gì tức là mình đã hoàn thành đầy đủ trách nhiệm của người cha, người mẹ, tức là khi đó chúng sẽ... hài lòng, biết nghe lời và ko hư hỏng. Họ có biết đâu rằng con người ta thường "đứng núi này trông núi nọ", có được cái này rồi lại muốn thứ tốt hơn, muốn thử cảm giác mới. Và những tệ nạn cũng từ đó mà nảy sinh! Khổ ghê!
 

ngothutra

Member
Học trò xài điện thoại di động

Học sinh phổ thông cơ sở, thậm chí đang học tiểu học, nhưng đã đòi bố mẹ mua điện thoại di động (ĐTDĐ) vì thấy bạn bè trong lớp “ai cũng có” đang là điều lo ngại của nhiều bậc phụ huynh. Có người mẹ trước đòi hỏi này của con mà không biết làm sao, đã phải gởi thư cầu cứu các nhà tâm lý.

Để bằng bạn bè?

B.D, con gái cưng của một đại gia kinh doanh đồ gỗ ở quận Tân Bình, ngay khi còn là học sinh lớp sáu đã sử dụng những chiếc ĐTDĐ “xịn” hơn cả người lớn. Xinh xắn, tóc dài ngang vai, áo quần toàn hàng hiệu mua từ Hồng Kông về, B.D là mục tiêu ngưỡng mộ của các bạn cùng trường. Lúc nào bên cạnh B.D cũng có chiếc điện thoại bé xíu xinh xắn, gắn thêm những chiếc dây đeo trị giá cả trăm ngàn làm cho đám bạn cùng trang lứa “thèm thuồng”.

Cứ vài tháng, B.D lại đòi đổi điện thoại một lần theo những mẫu mới. Mới học lớp sáu nhưng điện thoại của B.D được thuê bao trả sau hẳn hoi, một tháng bình quân B.D gọi vài ba trăm ngàn là chuyện bình thường. Lên lớp bảy, B.D được ba mẹ sắm cho xe tay ga để tự đi học, từ đó cô được dịp tung hoành với đám bạn con nhà giàu trong lớp. Cho con xài ĐTDĐ, ba mẹ B.D muốn liên lạc vào những giờ tan học để biết con mình đang ở đâu, làm gì.

Một điều ba mẹ B.D không hề biết là có những lúc B.D bỏ học cùng bạn bè đi chơi mà vẫn bảo là đang ở lớp học thêm! Có ĐTDĐ, càng ngày B.D càng sửa soạn hơn. Đi học về, cô vào phòng riêng đóng cửa lại nằm ôm điện thoại nhắn tin. Không thua kém chị, cậu em trai của B.D cũng được bố mẹ sắm cho một chiếc Nokia đời mới khi đang học lớp... năm! Khi đến lớp, cậu để chế độ rung và bỏ vào cặp; mỗi lần có điện thoại, cả ghế ngồi của cậu cũng rung lên.

P.H, cô bé có khuôn mặt xinh xắn, do học giỏi nên được cha mẹ thưởng cho chiếc ĐTDĐ khi đang học lớp 8 tại một trường trung học cơ sở ở quận 3. Có ĐTDĐ, H. kết thân với đám bạn nhà giàu và thành lập nhóm “những cô gái xài ĐTDĐ”. Sau giờ học trên lớp, về nhà H. luôn mang theo chiếc điện thoại một bên và xem như “vật bất ly thân” của mình. Mỗi tháng, ba mẹ H. cho con 200.000 đồng chi phí cho “chú dế” thân yêu.

Nhiều đêm thấy con gái thức khuya, ba mẹ H. mừng thầm bởi nghĩ rằng con ngày càng ngoan hơn, chăm học hơn. Một thời gian dài, cứ mỗi lần ba mẹ bước vào phòng riêng của mình, H. lại giấu điện thoại đi. Thấy thái độ của con hơi lạ, mẹ H. đã lựa lúc cô bé đi tắm để xem thử điện thoại của con mới tá hỏa khi biết cô bé đang yêu một học sinh lớp 11 nhà ở quận 2.

Những lời lẽ yêu đương mùi mẫn tụi nhỏ nhắn cho nhau như “Anh nhớ em lắm, thỏ con của anh” hay “Lần sau anh không được hôn em lâu như thế đâu đấy” làm mẹ của H. thực sự hoảng hốt. Hôm đó, bị hạch hỏi đủ điều, biết mẹ đọc được những tin nhắn của mình, H. không nói không rằng nhưng sau đó cài password cho máy, mỗi lần đi tắm đều tắt máy. Bà mẹ hào phóng kể từ đó có mở ĐTDĐ ra cũng không thể xem được gì.

Cạnh nhà tôi có một cậu học sinh lớp tám sức học rất khá. Một lần sang chơi, cậu bé khoe vừa đề nghị bố mẹ mua cho chiếc ĐTDĐ để “bằng với bạn bè”. “Bố mẹ thật là cổ hủ, trong lớp em hầu như đứa nào cũng xài ĐTDĐ rồi, thậm chí tụi nó xài toàn loại có chụp hình, quay phim đủ thứ hết. Mỗi lần đi cắm trại, thấy tụi nó lôi điện thoại trong túi ra mà chóng mặt”- cậu bé cho biết và còn minh chứng bằng trường hợp xài ĐTDĐ nổi trội nhất trong lớp mình, đó là H. - cô học sinh lớp 8 xinh xắn. Bố mẹ ở quê, H. sống tại TPHCM với người dì.

Trong cặp sách của cô học trò này luôn thường trực hai cái ĐTDĐ mới toanh, hẹn hò cả trong và ngoài giờ học. Một lần trong giờ toán, cả lớp đang chăm chú vào bài giảng thì điện thoại của H. reo inh ỏi một bản nhạc, kết quả là cô bé phải mời phụ huynh vào gặp nhà trường. H. đã đối phó với việc này bằng cách... tìm thuê một ông xe ôm làm phụ huynh vào gặp giáo viên. “Thế bạn em dùng ĐTDĐ để làm gì?”. “Nó muốn khoe khoang, với lại để hẹn với thằng bồ nó ở lớp trên”.

Sử dụng ĐTDĐ khi đang ngồi trên ghế nhà trường đang là “mốt” của không ít học sinh. Tại các quán bar, hàng đêm lượng khách là học sinh không hề nhỏ vào đây các em mặc váy ngắn cũn cỡn, môi son má phấn, uống rượu Tây như nước suối, đặc biệt không bao giờ thiếu chiếc ĐTDĐ mới cáu cạnh giắt bên người.

Trong đêm cuối tuần có mặt tại một quán bar ở khu cư xá Bắc Hải, Q10, chúng tôi chứng kiến bốn cô gái mặt non choẹt nhưng trang điểm và đầu tóc rất sành điệu. Các cô mặc áo hai dây, váy ngắn, đi giày thể thao trắng; vừa lắc lư theo điệu nhạc, các cô vừa ôm nhau cười sằng sặc. Khi chuông chiếc điện thoại Samsung reo vang, một cô chạy ngay ra ngoài đường gào lên: “Con vừa học xong, bây giờ chuẩn bị về nè” (!).

Ở tuổi các em, nhu cầu có ĐTDĐ để liên lạc hầu như không cần thiết vì giờ học của học sinh rất ổn định. Nếu không quản lý chặt, ĐTDĐ còn là phương tiện giúp các em nói dối một cách hiệu quả. Hầu hết các em ở lứa tuổi này sử dụng ĐTDĐ là để khoe khoang, nổi trội hơn so với bạn bè. Ai có “con dế” ngon hơn được xem như “đẳng cấp” cao hơn (!).

Mặt trái của việc sử dụng ĐTDĐ ở lứa tuổi còn quá nhỏ là các em thường muốn chứng tỏ mình qua vật chất hơn là tập trung sức lực, đầu óc cho việc học hành. Một số nhà khoa học còn khuyên các phụ huynh có con đang trong độ tuổi đi học cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi cho phép chúng sử dụng ĐTDĐ vì nó có thể ẩn chứa một số ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe.

source TTO
 

KaIgEnN

Member
Thực ra dùng DTDD ko có gì xấu cả, nếu nó được sử dụng đúng mục đích. Chẳng phải ở các nước phát triển, ở độ tuổi trên, có DTDD cũng là rất bình thường đó sao! Có điều, ở VN mình, độ tuổi đó dùng DTDD thì... có lẽ hầu hết là mang mục đích show off nhiều hơn là nhu cầu thực sự. Chiếc DTDD ko còn là phương tiện liên lạc thuần túy mà được dùng như phương tiện thể hiện đẳng cấp, "sành điệu"... Mà một thứ khi được dùng sai mục đích thì thường... ko mang lại kết quả tốt, vậy thôi ^ ^
 

kiwi_vn

Active Member
NÓi chung là dùng cần có mục đích cơ. MÌnh học Đ H mà thấy chẳng cần dùng lắm , vừa bỏ ra 6700 k để mua N3230 nhưng sau đó chán bán luôn với giá 4000k trong vòng 2 tuần. Mệt thật. Bao giờ có nhu cầu thì hãy nên dùng bà con ạ !
 

chocomog_257

Moderator
Đáng lẽ sành điệu phải được hiểu theo nghĩa là hiểu biết chứ không phải và không chỉ có duy nhất sự hưởng thụ :-? "Sành điệu" mà lại văng ra những câu không hề thuộc về người sành điệu ngay trước bàn dân thiên hạ thì phải gọi là "đú đởn"... :|
 

kiwi_vn

Active Member
Óa óa ! Nói thía thui chứ , ko dùng lại thấy nhớ. Hum nay lại lọ mọ ra xì 6 triệu để mua N3230.
 

Vova

New Member
hình như chữ sành điệu và ăn chơi đã được hiểu sai với nghĩa vốn có của nó thì phải.
Sành điệu là một tuýp người cập nhật thông tin một cách nhanh nhạy , nắm bắt thị trường cũng như sử dụng có một cách hợp lý vào cuộc sống. Luôn luôn đổi mới , luôn luôn khác lạ. Họ là mẫu người cho thời đại mới. Nổi bật và hmm .... sành điệu
Ăn chơi lại là một tuyp khác , một mẫu người luôn biết thay đổi tùy theo tình cảnh , họ có thể chơi với mọi loại người, trong mọi hoàn cảnh họ luôn có cách đối phó có cách làm cho cuộc chơi trở lên sôi động mà không cần các nhân tố cố định. Họ là người biết ăn chơi.
hiểu thế có được không nhỉ? có thể ngôn ngữ được sử dụng không đúng.
hmm giống như các đây 20 năm có một tác phẩm rất nổi tiếng " Những người khốn nạn " , do sai lệch ngôn ngữ nên bây h phải đổi tên " những người khốn khổ "
 

rikku

Active Member
đi làm rùi hẵng mua . . khi có việc cần phải liên hệ nhìu và vào những giờ oái oăm thì hẵng dùng .. hix .. theo cá nhân muh .. bi giờ di động mình đem xếp xó, tới nước đem bán mất . .
 
Có làm ra tiền đâu mà để biết rằng có hay không nên sành điệu, tiền có ở trong túi tội gì không tiêu hết nhỉ. Làm sao phải để cho thiên hạ loé mắt và coi thường mình chứ. Đi tới đâu cũng phải cầm trên tay con dế thì nó mới oai chứ ! Mà phải để trên tay vung vẩy thì mọi người mới nhìn thấy chứ, mới trầm trồ chứ,... Tóc phải đo đỏ, vàng vàng, quần áo phải khác người chứ, mặt phải có rươu thi no moi bốc, mà phải có viên lắc vào thì nhẩy mới bốc, mà phải vào đồn công an thì mọi người mới biết mình.... Sành điệu mà................
Phải biết tiêu tiền thì mới biết cách kiếm tiền chứ ! Nhưng mà kiếm tiền bằng cách nào nhỉ? Trong tủ ông bà già có thiếu đâu, làm gì mà phải nhọc
haaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa, hhhhiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
 

AndyKu

New Member
sành điệu là phải tiêu tiền quyển .Quan áo đồ hiệu D&G,Justcavalli + Robertocavalli,Moschino,Evivus. Nhà giàu thì mua ôto BMWPorsche Boxter,hay là Ferrari F430 Spider. Nhà cũng gọi là khá giả thì mua Sh Dylan thôi! he he he. Dùng đt đắt tiền như Vertu ỵ Thế là dân chới đây! các bạn hiêu chưa? kệ hội nó đi,,,,ra đường nhà nó giàu có nhà giàu hớn mà. Để cho chúng nó Fang nhau đi !hi hi hi hi hi :)) :9 :9 :9 :9 :9 :9 :9
 

fruit NHO

Active Member
đọc bài của chị trà mới thấy mình cũng fải xem lại
dù em dùng DD khá có mục dích
nói chung ko fải khoe khoang mà cũng vì có công có việc....dạo này nhìu việc hay fải đi --->bố mẹ và mọi ng liên lạc cho dễ <hehe...làm j có ng iu...>....
nhưng đọc xong bài này lại càng ức chế....1 con sâu làm rầu nồi canh.......
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top