Nhà văn Alexandre DUMAS (bố) (1802-1870)

avirax

Member
ark said:
Hóa ra Không gia đình là của Dumas à, chị Hà có nhầm lẫn gì ko :unsure: hay là mình nhầm :huh: hix hix , mình nhớ ko phải mà .

Em bít vài truyện nè :
+ Ba người lính ngự lâm ( gồm 3 phần : 3 ng` lính ngự lâm, 20 năm sau và Cái chết 3 ng` lính ngự lâm ; trong đó phần 1 hay nhất , đánh nhau nhiều, phần 2 cảm động còn phần 3 đọc thấy thương tâm lắm :( )
+ Bá tước Monte Cristo : cũng tàm tạm
+ Hoa tuylip đen
+ Robin Hood- Chúa trộm oai hùng
+ Hoàng hậu Macgo

Chỉ nhớ ra chừng đó thôi :p nhưng trong tất cả có lẽ hay nhất là 3 ng` lính ngự lâm :rolleyes: , đọc mấy lần ko chán .

Sai tiếp, Robin Hood là của Sir Walter Scotts, người Anh chứ không phải người Pháp. Tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông là Aivanhoe và Robin Hood.
 

ark

Active Member
Ồ, Ivanhoe chứ, đã viết tiếng Anh thì cho ra tiếng Anh :D
Thế mà cái quyển Robin Hood - chúa trộm oai hùng của mình nó ghi tác giả Dumas =))
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Nếu các em đã tranh luận thế này thì cho chị nói "xen" vài câu nhé ;)

Bobin Hood thực ra là nhân vật huyền thoại của Anh, muộn nhất là từ đầu thế kỷ thứ 13, nó được truyền bá rỗng rãi. Những câu chuyện về ông được người dân truyền miệng cho nhau qua những bài bát (nên không có tác giả). Ban đầu người ta nói về Robin Hood là tên tướng cướp (cướp của những địa chủ, quý tộc giàu) chứ không phải là 1 người bảo vệ người nghèo khổ đâu... Dần dần, chuyện biến thành kể về 1 người giàu nhưng bỏ gia tài đi phiêu lưu (thế kỷ thư 15, do Anthony Munday "bịa"), sau này (khoảng thế kỷ thứ 17 gì đó) thì có thêm cô Marian (gộp lại từ những bài hát huyền thoại của người Pháp) và phải đến cuối thế kỷ thứ 17, đầu TK thứ 18 thì mới có Robin Hood như mình biết bây giờ, và chuyện này được ông Walter Scott (không có chữ "s") chép lại và viết thành tiểu thuyết (còn thực ra từ những năm 1500 trở đi thì có rất nhiều người chép lại rồi, nhưng họ không ghi tên...).
Tất nhiên là sự hình thành của nhân vật này còn rắc rối hơn, nó còn bị ảnh hưởng của nhiều huyền thoại khác từ Pháp, Schotland,... nhưng chị chỉ nói tóm tắt thế thôi...
 

avirax

Member
Nói về Dumas, thật sự tôi không hề thấy hay chút nào cả, văn phong rườm rà, câu chuyện chả có gì hơn thứ có thể gọi là tiểu thuyết kiếm hiệp của phương Tây. Được cái là nó thực sự dễ đọc, dễ đọc hơn Hugo, dễ hơn Banzac (lão này viết cũng thường), và càng dễ hơn Camus - tác giả theo trường phái văn học hiện sinh mà tôi khá thích.
 

ngothutra

Member
Vì những tác phẩm của cha con nhà Dumas được xuất bản rất nhiều, với số lượng lớn và bán rất chạy nhưng tác phẩm thiên về giả trí nên ở Pháp đã bàn cãi rất nhiều về việc đưa Dumas cha vào Panthéon. Tác phẩm của cha con nhà Dumas tuy vậy cũng mang nhiều ý nghĩa về giáo dục. Mình thích nhất là "Ba người lính ngự lâm" và "Bá tước Monte Cristo". Truyện "Ba người lính ngự lâm" thì khỏi phải nói, còn "Bá tước Monte Cristo" thì cho ta thấy một nghị lực phi thường, sự trả thù và đền ơn xứng đáng. Ta nhận ra rằng không có điều ác gì lại không phải trả giá cả, cuộc đời rất công bằng, nếu như trời không làm điều đó thì chính con người làm thay cho trời. Đó chính là sự công bằng.

Còn Victor Huygo với những tác phẩm kinh điển như "Những người khốn khổ", "Thằng gù nhà thờ Đức Bà Paris", "Thằng cười"... thì không thể phủ nhận được vị trí của ông trong nền Văn học Pháp cũng như thế giới. Những tác phẩm của Victor Hugo là hiện thực của xã hội Pháp khi đó, có thể ta sẽ mệt mỏi khi đọc những đoạn tả thành phố Paris với những con phố, với những bức tường... hay nhà thờ Đức Bà với những chi tiết chạm trổ, với những bức tượng... nhưng hãy đọc kĩ rồi ta sẽ nhận ra ý đồ của tác giả muốn nói gì qua những chi tiết đó. Phải đọc, phải nghiền ngẫm mới nhận ra được cái hay, cái sâu sắc trong văn của Victor Hugo.

Trên thế giới còn một nền Văn học lớn nữa đó là nền Văn học Xô Viết với nhũng tác phẩm như "Chiến tranh và hòa bình", "Anna Carenina", "Sông Đông êm đềm", "Đất vỡ hoang", "Chúng tôi sẽ chết như đã sống", "Tiếng gọi vĩnh cửu", "Thép đã tôi thế đấy", "Ba bộ mặt của Ianut", "Nam tước Phôn gôn ring", "Cỏ ngải đắng"... hay những tập truyện ngắn của Lep Tônxtôi. Khi ngày xưa tiểu thuyết của nhà xuất bản Cầu Vồng, xuất sang Việt Nam chỉ đáng giá 1 cây kem, nghĩ mà muốn quay về thời đấy mua sách quá.

Ngoài ra còn một số nhà văn in đậm dấu ấn trong mình từ khi còn nhỏ. Đó là Jack London với "Tiếng gọi nơi hoang dã", "Nhóm lửa", "Đoạn kết một câu chuyện cổ tích", "Gót sắt"...là Ernet Henminway với "Giã từ vũ khí", "Ông già và biển cả", "Chuông nguyện hồn ai"...

Còn một số tác phẩm nữa mình nghĩ là các bạn cũng nên đọc, mình không có đủ thời gian để phân tích hết:

Trăm năm cô đơn
Ruồi trâu
Bông hồng vàng
Đồi gió hú
Tiếng chim hót trong bụi mận gai
Bố già
Bức họa maja khỏa thân (viết về họa sĩ Goya nổi tiếng của TBN)
Cô gái thành Rome
............................

Các tác phẩm của TQ thì không cần kể ra các bạn cũng đã biết đó là các bộ: Thủy hử, Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí, Hồng lâu mộng. Đã có ai đọc hết các bộ này chưa? Riêng bộ Tam quốc diễn nghĩa thì mình đọc đi đọc lại không biết đến mấy chục lần.

Còn nhiều, nhiều lắm, không thể nhớ nổi ngay ra trong một lúc được.

Còn các bạn nào thích đọc truyện cổ tích thì đừng bỏ qua "Truyện cổ Andersen" và truyện của anh em nhà Grimm nhé (đặc biệt là "Những cánh buồm đỏ thắm" --> chỉ có thể nói một câu là tuyệt với)
 

avirax

Member
Nói leo vài câu với:

Tiểu thuyết có lẽ nên chia thành 2 loại chính, đấy là loại tiểu thuyết cổ điển và tiểu thuyết hiện đại, đấy là tự tôi chia thế thôi nhé. Chúng ta lấy mốc là thời điểm chủ nghĩa hiện sinh ra đời (sau thế chiến thứ II). Đọc tiểu thuyết cổ điển, đối với những người ít khi đọc sách hoặc mới bắt đầu đọc thì có lẽ điều quan trọng nhất là phải kiên trì cho đến hết vài chương đầu của tiểu thuyết. Các tác phẩm cổ điển thường miêu tả tỉ mẩn, nhân vật được đưa ra giới thiệu bằng cái nhìn từ bên ngoài như diện mạo, tính cách, phẩm chất. Những tiểu thuyết vĩ đại thuộc loại này hướng về xã hội và lịch sử.

Theo sự nghiên cứu chưa chắc đúng đắn của bản thân, thì mình cho rằng tiểu thuyết hiện đại được đặt nền móng bởi Frank Kafka và các nhà văn theo chủ nghĩa hiện sinh, không thể không nhắc tới Albert Camus ̣̣̣̣̣(tạo nên những kiệt tác như Kẻ xa lạ, Dịch hạch...) Thực ra, tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh đã xuất hiện trước đó trong tiểu thuyết Đôn Kihôtê, một tiểu thuyết cổ điển. Tiểu thuyết hiện đại không miêu tả tỉ mỉ, trực tiếp và nhiều khi hết sức mông lung. Nhân vật được đưa ra ngay ở chính bản ngã của mình, những suy nghĩ lý trí và bản năng vốn có.

Những tiểu thuyết cổ điển tôi cho là xuất xắc nhất:

Chiến tranh và hòa bình - Lep Tonxtoi
Bản sonat Kreuzer - Lep Tonxtoi ̣- ko phải là tác phẩm lớn nhưng mà tôi lại rất thích
Sông đông êm đềm - Mikhain Solokhop
Nhà thờ Đức bà Paris - Victor Hugo - thằng gù ... chỉ là một phần của tiểu thuyết này chứ không phải như lời bạn ngothutra giới thiệụ
Những người khốn khổ - Hugo

Và tiểu thuyết hiện đại

Camus - ở trên rồi nhé
Chuông nguyện hồn ai - Hemingway
Phía tây không có gì lạ và Bản du ca cuối cùng - Remarque
Chùm nho nổi giận - Steinberg
Narsisse và Goldmund - Herman Hesse
Cái trông thiếc - Gunter Grass
 

howhow

New Member
truoc day em cung thich doc truyen "ngay xua" lem nhung bi gio ban biu lai co phan bi cuon theo trao luu nen cung it doc va lai cung luoi ngai di mua sach. Sach truyen han hoi bi gio dat ko chiu duoc chac vai buoi nua em ra thu vien lam the doc vayT_T
Cac chi co bit cho nao ban sach re ko chi tro giup vui^_^
 

banzac

Member
ÔI! mọi người có một vốn kiến thức văn học khủng quá!
KHi ra đời vô tuyến truyền hình, có người dự đoán rằng nó sẽ thay thế những cuốn sách, nhưng thực tế đã chứng minh không phải thế!
Khi xem sách, có những điều thú vị riêng mà TV và phim ảnh không thể diễn tả nổi.
Đó dường như là tâm lý nhân vật, các diễn biến nội tâm phức tạp, sự liên tưởng, so sánh và đôi chút cá tính mà cho dù đôi mắt đẹp nhất thế giới của Rai cũng hông biểu hiện hết đươc.
Bây giờ thấy mọi người đọc truyện tranh nhiều quá, dễ hiểu nhưng đọc xong chẳng đọng lại chút gì cả.
 
Phải nói em Trà viết rất hay. Bây giờ có vẻ như rất ít người đọc được tất cả những tác phẩm đó em ạ ! Có vẻ như nhịp sống bây giờ làm cho người ta lười đọc hay sao ấy.
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top