Môn Sử: Học máy móc nên sĩ tử "ngã ngựa" hàng loạt

lion

Moderator
Staff member
Cô Lương Thị Thái, một giáo viên dạy Sử ở Hà Nội đã theo nghề hơn 26 năm. Nghe cô nói chuyện mới thấy, nếu chỉ ngồi yên và chê trách việc dạy, học Sử là chưa đủ. Nỗ lực để học sinh yêu sử và hiểu sử có thể bắt đầu từ mỗi cá nhân.

Đừng nói học sinh không yêu Sử

Cô đã dạy Sử được bao nhiêu năm rồi ạ?

Tôi dạy Sử bắt đầu từ năm 1985. Trước đó 10 năm, tôi dạy văn. Vì thế, so với các giáo viên dạy Sử, tôi có lợi thế hơn.

Theo cô, dạy Sử như thế nào mới hấp dẫn được học sinh thời nay?

Dạy Sử không chỉ là việc nêu các sự kiện và mốc thời gian, mà cần dẫn dắt, phân tích, tổng hợp, đôi khi là sắp xếp lại bố cục của bài mà không nhất thiết theo sắp xếp của sách giáo khoa để bài học diễn ra logic và làm nổi bật được nội dung chính của bài.

Chẳng hạn khi giới thiệu với các em về chiến dịch Điện Biên Phủ, nếu chỉ đơn thuần giới thiệu diễn biến, kết quả, số liệu liên quan đến chiến dịch thì các em không ấn tượng về ý nghĩa lớn lao của chiến thắng,nên tôi thường kể thêm cho các em câu chuyện về những người chỉ huy hay cập nhật cuộc hội ngộ của những người tham chiến trong thời bình…

Tôi thường đặt câu hỏi cho các em trả lời, đôi khi là gợi ý câu trả lời để các em mạnh dạn nói lên ý kiến. Ví dụ: nếu con trong tình huống ấy, con sẽ làm gì? Cần đặt học sinh trong các tình huống lịch sử, so sánh, tư duy để đưa ra các phán đoán. Từ đó, quay trở lại vấn đề bài học, các em có thể tự rút ra ý chính và thấm nhuần bài học đó. Sau cùng, tôi sẽ chốt lại vấn đề để các em chú ý khi ôn bài.

Còn khi học về lịch sử địa phương, tôi có yêu cầu các em đi chụp lại các di tích đình, chùa, vật thể văn hóa… Khi tôi công tác ở trường PTTH Trần Phú (Hà Nội), các em tỏ ra thích thú khi làm bài tập thực tế nhưng như thế lại chiếm rất nhiều thời gian của các em. Vì thế, các hoạt động này chỉ thực hiện được với lớp Sử khối 10 và 11. Các em học sinh lớp 12 phải dành thời gian học thuộc và ghi chép nhiều hơn.
Cô Thái (thứ 4 từ trái sang) và học sinh
Cô thấy, học sinh có thích học Sử không?

Đừng nói là học sinh không yêu Sử. Khi được hỏi câu hỏi như trên, các em rất hào hứng trả lời. Câu trả lời có thể sai hoặc đúng. Đúng thì càng tốt, sai thì sẽ sửa. Thế mới cần đi học. Như thế ít ra cũng kéo học sinh tập trung vào bài giảng và ít bị động hơn trong giờ học.

Sáng dạy Sử, chiều đi làm tóc kiếm thêm

Cô thường mất bao nhiêu thời gian để chuẩn bị giờ giảng?

Trước đây, khi thông tin còn thiếu, tôi thường đọc báo, tư liệu rồi cắt, chép, lưu giữ để dùng trong các giờ học. Đó là câu chuyện về các vị hoàng đế, các nhân vật liên quan đến cuộc cách mạng… Ngày nay có mạng internet, dễ kiếm và nhiều thông tin hơn.

Thu nhập của cô thế nào?

Khi hệ thống trường dân lập chưa có, sáng đến trường đi dạy, chiều thì về làm thêm nghề làm tóc. Cuộc sống chủ yếu dựa vào nghề làm tóc, nếu khó khăn nữa thì nhờ đến gia đình.

Sau này, khi con cái đã lớn và về hưu thì tôi có nhiều thời gian để giảng dạy ở các trường dân lập cho nên thu nhập được cải thiện.

Lương chính của tôi kịch trần là gần 3,9 triệu khi tôi công tác ở trường PTTH Trần Phú giai đoạn 2000 – 2008.
[FONT=Times New Roman, Times, serif] [/FONT]
[FONT=Times New Roman, Times, serif] "Học sinh vẫn kêu tôi cho điểm đắt. Khi làm đề kiểm tra, tôi tuân thủ tiêu chí: 7 điểm cho học thuộc và 3 điểm cho tư duy, hiểu vấn đề và sáng tạo. Nên chỉ cần học sinh viết ra được những ý chính là tôi đã cho 7 điểm rồi, đôi khi giáo viên cũng phải chiếu cố học sinh khi học sinh dùng từ không chính xác vì học sinh phải thực hiện quá nhiều yêu cầu của các bộ môn khác", cô Lương Thị Thái cho biết. [/FONT]Giờ cô có lương hưu và đi dạy thêm ở các trường dân lập, thu nhập chắc được cải thiện hơn nhiều?

Có lẽ là hơn 10 triệu. Nhưng để được thu nhập như thế thì rất vất vả vì phải dạy tới 3 trường dân lập. Muốn dạy thêm nữa cũng khó có thể thực hiện được vì quỹ thời gian chỉ có thế.

Vì sao cô lại yêu nghề đến vậy?

Thế hệ chúng tôi đã trải qua thời chiến tranh loạn lạc, rồi đến bao cấp khó khăn. Có lẽ thành công nhất của ngành giáo dục thời ấy là đã tạo ra thế hệ giáo viên như chúng tôi, say mê lý tưởng, yêu nghề yêu trò. Chính điều đó đã giữ chân tôi lại…

Tôi thấy rất nể phục các bạn trẻ thời nay. Rõ ràng là các em nhìn thấy bộ môn cho thu nhập rất thấp so với các bạn đồng nghiệp, đồng học. Đặc biệt, đối tượng mình làm việc cùng thì lại không ủng hộ và không dành nhiều thời gian cho môn học.

Theo cô, làm thế nào để cải thiện "nạn dốt Sử" hiện nay?

Nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thực hiện nhiều hội thảo để cải thiện tình hình dạy và học môn Sử. Tuy nhiên, để thay đổi tình hình, cần một chiến lược Sử tổng hợp.

Hiện nay, học sinh mới chú ý vào học ý, thuộc lòng một cách máy móc, trong khi đề khi lại xoáy vào tư duy, kiến thức tổng hợp, phân tích và hiểu bản chất.

Như trường hợp năm nay, học thuộc lòng thôi là chưa đủ để làm tốt đề đại học. Đó là lí do các em “ngã ngựa" hàng loạt trong kì thi năm nay.


Theo thống kê của riêng cá nhân tôi, học sinh thi đại học khối C, đặc biệt là các học sinh ở Hà Nội là rất ít. Ở các lớp tôi dạy thì tỉ lệ này là 1-2 em/40 học sinh, thậm chí cả trường PTTH chỉ có 4 em/200 học sinh chọn thi khối C và hầu như không có em nào chọn ngành Sử.
Tôi cho rằng không học được toán, không thể chọn các khối A, B, D, vậy nên các em chọn khối C. Trong khi đó để học Sử tốt, học sinh cần có tư duy tốt giống như các môn khoa học tự nhiên khác.
Cô giáo Lương Thị Thái, Hà Nội
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top