Học sinh vi phạm an toàn giao thông: Phụ huynh nuông chiều

lion

Moderator
Staff member
Thực trạng học sinh (HS) vi phạm quy định về an toàn giao thông (ATGT), sử dụng điện thoại di động để ghi cảnh đánh nhau rồi đẩy lên mạng đang trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội.
Vì thế, việc quản lý HS đi xe máy, sử dụng điện thoại di động đã được triển khai đại trà từ tháng 12 này ở Hà Nội.
Chỉ là đối phó
Hai năm trước (15/9/2010), Sở GD&ĐT và Công an TP đã triển khai Quy chế 167 về thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại các cơ sở giáo dục. 5 trường THPT được chọn thí điểm gồm: Việt - Đức, Trần Phú, Phan Đình Phùng, Kim Liên, Quang Trung. Trong tháng 12/2012, Hà Nội đã chính thức triển khai đại trà việc quản lý vấn đề này. Tuy nhiên, hiện tượng HS vi phạm vẫn chưa chấm dứt.
Theo số liệu của phòng Cảnh sát giao thông TP Hà Nội và các nhà trường, từ tháng 8/2011 đến tháng 5/2012, có 1.996 trường hợp HS vi phạm ATGT và sử dụng điện thoại di động không đúng quy định, trong đó có 1.129 HS vi phạm ATGT. Khảo sát cho thấy, có đến 95% số này chưa có bằng lái xe và hơn 70% sử dụng điện thoại di động. Để có bằng chứng vi phạm, các nhà trường, lực lượng chức năng đã dành nhiều thời gian, công sức để ghi hình phạt "nguội", hoặc theo chân HS để kiểm tra. Điều dễ thấy, hầu hết HS đều ngụy trang để qua mặt những người có trách nhiệm bằng cách không mặc đồng phục, mặc áo khoác ngoài hoặc tìm chỗ gửi xe xa trường. Số vi phạm cũng tăng, giảm theo mức độ quyết liệt của lực lượng chức năng. Điều đó cho thấy, việc chấp hành quy định của HS vẫn chỉ là đối phó.
Xử phạt học sinh vi phạm an toàn giao thông trên phố Xã Đàn. Ảnh:Hải Linh
Thiếu sự phối hợp
Điều rút ra sau gần 2 năm triển khai thí điểm cho thấy, một trong những nguyên nhân chính khiến tình trạng này vẫn diễn ra là do sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong quản lý, giáo dục HS còn lỏng lẻo. Các điểm trông giữ xe gần trường, mặc dù đã được chính quyền nhắc nhở, song vẫn cho HS gửi xe. Chỉ 1/10 trong tổng số các điểm trông giữ xe được nhắc nhở tạm thời đóng cửa. Phòng CSGT TP đã xử lý 350 trường hợp, lập danh sách gửi các nhà trường, song mới có 45% số này báo cáo xử lý vi phạm. Việc tổ chức ghi, gửi hình để "phạt nguội" mới nhận được sự chung tay từ một vài nơi, đáng nói là các trường ở quận Hoàn Kiếm, Ba Đình - địa bàn có nhiều HS đi xe máy, sử dụng điện thoại - thì chưa có phản hồi. Chính vì thế, HS coi thường kỷ luật và dễ tái phạm.
Trước tình trạng này, Đại tá Phạm Xuân Bình, Phó Giám đốc CA TP cho rằng, không chỉ riêng Phòng CSGT, mà lực lượng công an ở cơ sở cũng cần tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm... Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đồng tình, để hạn chế tối đa những vi phạm về ATGT, sử dụng điện thoại không đúng mục đích, rất cần sự đồng lòng từ phía phụ huynh, sự gắn kết của các lực lượng xã hội, mà bắt đầu từ sự gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông, nâng cao ý thức về pháp luật, chứ không chỉ có ngành giáo dục. Thực hiện đồng bộ như vậy, mới mong có kết quả tốt.
Tình trạng học sinh vi phạm ATGT, lạng lách, đèo 3 - 4, vượt đèn đỏ vẫn xảy ra. Học sinh vi phạm một phần do gia đình nuông chiều một cách thái quá. Nhiều phụ huynh viện lý do nhà xa, không có người đưa đón cho con đi xe
máy để thuận tiện đi lại, dùng dùng điện thoại sẽ dễ quản lý.
Ông Nguyễn Hiệp Thống Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top