Đây là câu trả lời của em:
Nước là phân tử phân cực.
Ở thể lỏng, các phân tử nước liên kết với nhau bằng lực liên kết Hiđro. Các phân tử liên kết trực tiếp với nhau từng đôi một.
Khi chuyển sang thể rắn, nước kết tinh tạo thành các tinh thể nước (loại tinh thể phân tử). Trong tinh thể nước, mỗi phân tử nước liên kết với bốn phân tử nước lân cận nằm trên bốn đỉnh của một tứ diện đều. Mỗi phân tử nước ở đỉnh của tứ diện lại liên kết với bốn phân tử lân cận nằm ở bốn đỉnh của tứ diện đều khác và cứ tiếp tục như vậy.
Em có 1 cái ảnh minh hoạ đây nhưng không biết upload có chuẩn không
Cấu trúc của tinh thể nước là cấu trúc tứ diện, đây là loại cấu trúc rỗng.
Cùng 1 số lượng phân tử nước nên khối lượng như nhau, nhưng ở nước đá, cấu trúc rỗng hơn nước ở thể lỏng. Điều đó có nghĩa là với cùng số phân tử thì nước đá chiếm thể tích nhiều hơn, còn nước ở thể lỏng chiếm thể tích nhỏ hơn.
Theo công thức D=m/V thì rõ ràng là nước đá phải có khối lượng riêng nhỏ hơn. Điều này hơi ngược so với các chất khác. Kiểm chứng đơn giản nhất là nước đá nổi lên trên nước.
Vậy đó em chứng minh song rùi mời anh Who_Cares xem.
Nhân tiện hỏi luôn anh câu hỏi này: Mật độ của nước lớn nhất ở bao nhiêu độ C?