Chất này là chất gì??

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
1. Một dung dịch không màu có độ pH = 7, không có phản ứng với AgNO3, khi để bốc hơi, không để lại cặn, để ngoài không khí 1 thời gian thì pH giảm xuống còn khoảng 5

2. Chất lỏng, phản ứng với Oxi thì có màu đỏ nâu, phản ứng với OH- thì có màu vàng đậm (hơi ngả sang đỏ nâu), không hòa tan được với nước, khó phản ứng vơi NaCl.

3. Chất gì ăn ngọt ngọt như đường, hòa tan được với nước, khi cho dung dịch phản ứng với Zn thì có khí hắc giống mùi tỏi bay lên...

Hì, hỏi 3 câu này thui đã... Có gì mình sẽ post tiếp :D
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Thôi thì chị giải câu 3 vậy nhé, câu này ai đọc truyện trinh thám của Agatha Christie thì có lẽ sẽ trả lời được, hihi :D
Đó là Arsenic, As2O3 (Arsen 2 O 3), chất này rất độc, thường bị nhầm là đuờng (vì thế cho nên muốn ám sát người khác, cho họ ăn As2O3, họ tưởng là đường, ăn vào 1 lúc thì... ngỏm :D ). Nhưng cái bất tiện của kiểu ám sát này là Arsenic khá dễ nhận biết, kể cả chỉ có hàm lượng nhỏ...
Hồi xưa, khi bán ngựa già, người ta thường cho ngựa ăn 1 chút ít Arsenic để nó trông khỏe mạnh hơn để lừa người mua... Hoặc khi ốm dậy, ngày xưa người ta cũng ăn 1 chút Arsenic để mặt mũi được hồng hào hơn...
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Chẳng lẽ mấy HS chuyên Hóa trường mình lại để cho chị "tự hỏi tự giải" à?? :(
Mấy em Hằng với Việt Anh đâu rồi?? :cool: ;)
2 chất còn lại mình hay sử dụng hàng ngày lắm mà...
 

hate_a3

Member
khi học chị có biết mấy chất này ko, hay là đọc ở đâu đó, nhớ rồi post lên 4r
nếu chị học cấp 3 mà biết mấy chất này thì đúng là chị bị điên rồi, chả ai học mấy cái đó cả
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Em Vinh nói hơi quá lời đấy nhé...
Chị đố chung chung chứ đâu có đố riêng những em HS cấp 3 đâu?


Mà em nói đúng đấy,
Vinh said:
chả ai học mấy cái đó cả
đúng là cái này không ai dạy ở trường cả, vì những câu trả lời của các câu hỏi đó đều dựa trên sự suy diễn logic và cách nắm bắt những kiến thức từ trên lớp hoặc do có 1 chút đam mê chuyện trinh thám mà em... :)
 
Lũ VN nhà mình chỉ toàn bọn đầu bò bị nhồi nhét thôi chị HST ạ :( Đừng hỏi chúng bất cứ thứ gì không có trong chương trình mất công, chúng ko đứa nào biết đến say mê với một thứ gì đâu, chỉ giỏi nhầm tưởng sự hứng thú bị nhồi nhét với sự say mê thôi.
 
Em bây giờ chẳng học tí gì về hoá nữa, nhưng thấy một câu hỏi còn để trống nên tò mò muốn trả lời quá. Chỉ tiếc là chẳng có dụng cụ hay chất hoá học nào để thí nghiệm kiểm tra lại giả định. Mà cũng không có nhiều thời gian để tra cứu sách vở. Mấy thằng bạn em trên đại học ở lớp Công nghệ hoá học thì toàn học hoá học ở phần nguyên tử, obitan... gì gì thôi (mấy phương trình giống trong vật lý lượng tử :D ). Thế nên có khi phải nhờ bà chị giải đáp cho.
Theo em suy đoán thì chất thứ hai có thể là một hợp chất hữu cơ nào đó. Em thấy khả nghi nhất là benzen hay họ hàng cô dì chú bác của chất đó. Không biết em suy đoán có đúng hướng không??? :D
 
Chất lỏng, không hòa tan được với nước, khó phản ứng với NaCl, là một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, thông dụng. Đó có phải là thuỷ ngân không?
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Hiền Lang said:
Chất lỏng, không hòa tan được với nước, khó phản ứng với NaCl, là một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, thông dụng. Đó có phải là thuỷ ngân không?
Chính xác :D
Chị gợi ý thêm là có trong bảng tuần hoàn thì dễ quá rồi đúng không em ;)
 

aadder27

Member
À tôi có một câu đố để đố tất cả người đây : Có một chất hóa học sẽ làm cho người ta cảm thấy vui ( vì khi ngửi nó thì cứ ôm bụng ra mà cười ),mà cái As203 đó là thạch tín chứ là cái gì,thường thôi.Đó là chất gì vậy.
 
Thông tin về Asen (thạch tín)

• Chất độc chết người

Thạch tín từ lâu đã được biết đến như một chất độc gây chết người, thậm chí còn là một công cụ sát hại thầm lặng trong nhiều vụ giết người. Bản chất Asen là một bán kim loại có màu xám trắng, rất độc hại. Cả Asen và các hợp chất của nó đều có độc tính rất mạnh.
Trong khí trời, Asen dễ bị hóa thành Asen trắng, khi tồn tại ở dạng Asin thì nó lại thể hiện là một chất khí không màu, không mùi, không vị và cũng rất độc. Trong tự nhiên, Asen tồn tại dưới dạng hợp chất với hơn 1500 hợp chất đã được biết đến. Trong nước, Asen chủ yếu dịch chuyển dưới dạng ion hóa trị +3, +5; khi sử dụng cho mục đích sinh hoạt hoặc ăn uống, Asen sẽ tích tụ trong cơ thể gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm mà đến giờ y học chưa có phác đồ điều trị hiệu quả. Hàm lượng Asen trong nước càng cao nguy cơ mắc bệnh càng lớn.
• Các bệnh do nhiễm độc Asen: sừng hoá da, hắc tố da và mất sắc tố da, bệnh Bowen, bệnh đen và rụng móng chân. Sau 15-20 năm kể từ khi phát bệnh, người nhiễm độc thạch tín sẽ chuyển sang ung thư và chết. Ngoài khả năng gây ung thư, Asen còn gây đột biến gen, gây các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, rối loạn vận chuyển máu, viêm tắc mạch ngoại vi, bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ cơ tim và não... Đáng sợ hơn cả là Nhật Bản và Trung Quốc đã phối hợp nghiên cứu nhưng 10 năm nay, nền y học tiên tiến của 2 nước vẫn bó tay, chưa tìm ra một phác đồ hữu hiệu nào để điều trị những bệnh nhân bị nhiễm bệnh.
 
To Phạm Anh Tuấn: Thạch tín "thường" thôi. Hi hi. Nhưng cho chú em biết một thông tin là mạch nước ngầm ở Hà Nội đang bị nhiễm độc Asen ở mức báo động đấy. Rất may là nếu sử dụng hệ thống nước sạch của thành phố thì không đáng ngại. Chỉ thương những ai sử dụng nước giếng khoan sẽ có nguy cơ ung thư rất cao. Ở một số huyện ngoại thành, Bộ Y tế đã phát hiện nhiều trường hợp bị mắc bệnh do nhiễm độc Asen.
Ôi... Lại nhớ đến mấy câu khẩu hiệu "Bảo vệ môi trường"...
 

aadder27

Member
Anh Dương nói sao?Nước giếng khoang cũng có hàm lượng assen?Cho em hỏi asen tồn tại trong nước thì có mùi gì,có phản ứng với nước để tạo ra 1 chất gì mới không
Anh nói thế cũng chưa được đúng đâu,nước thành phố có 1 hàm lượng clo nhất định,mà clo thì biết rồi đấy,rất độc,nó được dùng để sát khuẩn,khi chẳng may nhà máy nước cho quá nhiều thì cũng gây hại cho con người đó.Bằng chứng ở nhà em chứ đâu,vài lần khi mở nước thấy mùi clo quá cao,nồng nặc,nhưng để 1 lúc,chảy được 1 chút thì lại hết
Mà cũng có 1 chất ngọt như đường(nhưng không phải là As2O3 đâu) được dùng cho những người bị bệnh tiểu đường,khi người bệnh ăn vào chỉ có cảm giác ngọt nhưng không ảnh hưởng gì tới hệ insulin ở trong.What's it
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top