Biếm họa + Tôn Giáo = Bạo động <- Sự kiện tốn nhiều giấy mực nhất tháng qua

Bất chấp những lời kêu gọi kiềm chế của một số giáo sĩ hàng đầu, bạo lực vẫn tiếp diễn, thậm chí theo chiều hướng trầm trọng hơn. Đan Mạch, nơi những bức tranh biếm hoạ về Mohamed xuất hiện lần đầu tiên tháng 9 năm ngoái, trở thành mục tiêu chính của những vụ đốt phá, đe doạ và kêu gọi tẩy chay kinh tế.

Từ Đan Mạch, làn sóng phẫn nộ của người Hồi giáo dâng cao, lan rộng ra toàn châu Âu, rồi lan sang Trung Đông và châu Á.

Syria

Suốt hai ngày cuối tuần, người biểu tình tại Damascus đã đốt Sứ quán Đan Mạch và Na Uy. Sứ quán Thuỵ Điển nằm cùng toà nhà với Sứ quán Đan Mạch cũng bị hư hại nghiêm trọng. Người biểu tình cũng tìm cách bao vây Sứ quán Pháp nhưng đã bị cảnh sát chống bạo động chặn lại.

Cho tới lúc này chưa nhà ngoại giao nào bị thương. Nhưng Bộ Ngoại giao Đan Mạch và Na Uy đã khuyến cao công dân lập tức rời khỏi Syria càng sớm càng tốt.

Về phần mình, tối qua, Bộ Ngoại giao Syria tuyên bố họ "lấy làm tiếc trước những hành vi bạo động đi kèm theo biểu tình gây thiệt hại về tài sản cho một số Sứ quán".

Iran

Nước này đã bày tỏ sự phản đối của mình bằng cách triệu hồi Đại sứ ở Đan Mạch về nước, noi gương Syria, Ảrập Xêút và Libya.

"Sỉ nhục Nhà tiên tri là điều không thể chấp nhận, và là biểu hiện của sự thiếu văn hoá", người phát ngôn Iran Hamid Reza Asefi nói và không quên nhấn mạnh Tehran sẽ có hành động mạnh mẽ hơn.

Hôm thứ 7, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã yêu cầu thành lập một uỷ ban xem xét khả năng huỷ các giao dịch thương mại với Đan Mạch và một số nước khác đăng tải tranh biếm hoạ.

Palestine

Đây là nơi bạo lực bùng phát sớm nhất và mạnh nhất. Hôm qua, khoảng 30 tay súng đã đe doạ tấn công một trung tâm giáo dục Pháp tại Nablus. Nhưng sau một hồi thương thuyết với cảnh sát bảo vệ toà nhà, họ chỉ được phép viết nghuệch ngoạc lên tường với nội dung: "Nơi này bị đóng cửa" và "Thượng đế vĩ đại".

Một tay súng giấu tên tuyên bố họ sẽ không cho phép trung tâm này hoạt động trở lại cho đến khi các nhà lãnh đạo châu Âu xin lỗi. Trong khi đó tại Gaza và một số thành phố khu Bờ Tây khác, hàng chục nghìn người chủ yếu là sinh viên đã đổ xuống đường để tham gia biểu tình.


Người biểu tình Lebanon tức giận đốt xe hơi.

Iraq

Một nhóm vũ trang đã kêu gọi tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào công dân những nước đăng tải tranh biếm hoạ. Tự nhận là nhóm vũ trang thuộc Quân đội Chính nghĩa, nhóm này đã phát tờ rơi trong một cuộc biểu tình tại Ramadi.

Nội dung tờ rơi như sau: "Mục tiêu đầu tiên của những cuộc tấn công sắp diễn ra sẽ là quân đội Đan Mạch. Chúng tôi yêu cầu tất cả giáo sĩ ở các nước Ảrập ra chỉ dụ tôn giáo chống lại người nước ngoài và đóng cửa toàn bộ sứ quán".

Được biết Đan Mạch có hơn 500 binh sĩ phục vụ tại Iraq.

Afghanistan

Hàng nghìn người dân nước này đã đổ xuống đường biểu tình suốt 2 ngày qua. Tại thành phố phía bắc Fayzabad, cảnh sát đã phải bắn súng chỉ thiên để giải tán một đám đông hỗn loạn. Phó tỉnh trưởng Shams ul-Rahaman cho biết cảnh sát đang tìm cách ngăn chặn khoảng 1.000 người biểu tình xông vào văn phòng của LHQ và các tổ chức cứu trợ khác.

Tại thành phố miền trung Mihtarlam, khoảng 3.000 người biểu tình đã đốt một lá cờ Đan Mạch và yêu cầu biên tập tờ báo đầu tiên xuất bản 12 bức tranh biếm hoạ phải bị truy tố vì tội báng bổ.

Còn tại thành phố phía nam Kandahar, khoảng 100 người đã tụ tập tại một đền thờ yêu cầu chính phủ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đan Mạch.

Ảrập Xêút

Bạo lực lan rộng tại tất cả các thành phố trên vương quốc này, tới mức Hội nghị thượng đỉnh Hồi giáo đã phải lên tiếng chỉ trích.

"Những hành động quá khích vượt quá giới hạn rất nguy hiểm và bất lợi cho nỗ lực bảo vệ luật pháp của thế giới Hồi giáo", trích tuyên bố của nhóm.

Pakistan

Người biểu tình thuộc các nhóm Hồi giáo đã phẫn nộ đốt cờ Đan Mạch và Pháp.

Trong khi đó, Tổng thống Musharraf cũng lên tiếng chỉ trích các bức biếm hoạ: "Tôi bị xúc phạm và rất phẫn nộ", ông Musharraf nói. "Việc báo chí châu Âu tái đăng các bức tranh biếm hoạ là độc ác và khiêu khích". Ông không quên nhấn mạnh rằng hành động này sẽ làm tăng cuộc xung đột giữa các nền văn minh đang diễn ra giữa phương Tây và thế giới Hồi giáo.

Indonesia

Tại thủ đô Jakarta, người Hồi giáo đã tấn công Đại sứ quán Đan Mạch bàng trứng thối, giật đứt cờ và đốt. Họ thậm chí xô cả hàng rào an ninh để xông vào toà nhà Sứ quán song đã bị chặn lại trước khi leo lên tầng 25.

Jordan

Hai biên tập tờ báo đăng tải các bức biếm hoạ đã bị bắt vào cuối tuần qua. Cả Jihad Momani và Hisham Khalidi bị kết tội sỉ nhục tông giáo căn cứ vào luật xuất bản báo chí Jordan.

Trước đó, Momani đã bị tờ tuần san Shihan sa thải vì đăng tải 3 trong số 12 bức hình.


Người biểu tình tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ

Một linh mục Nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã có tên Andrea Santaro, 60 tuổi đã bị bắn chết ngay tại sân nhà thờ thuộc thành phố cảng Trabzon. Các nhân chứng cho biết một cậu thiếu niên đã gây ra vụ tấn công này.

Chưa rõ liệu án mạng có liên quan tới các cuộc biểu tình rầm rộ của người Hồi giáo đang diễn ra trên khắp đất nước này hay không.

Bangladesh

Khoảng 4.000 người đã tham gia biểu tình tại thủ đô Dhaka, hò hét khẩu hiệu: "Hãy xin lỗi người Hồi giáo". Nhiều người thậm chí tham gia biểu tình sau buổi cầu nguyện tại đền thờ chính trong thành phố.

Hà Lan

Cuộc tranh cãi về các bức tranh biếm hoạ đã bất ngờ rẽ sang một hướng mới khi tổ chức chính trị Hồi giáo Hà Lan-Bỉ đăng tải những bức biếm hoạ chống Do Thái trên trang web của mình hôm thứ 7. Trong một bức hình là cảnh Anne Frank đang ở trên giường với Hitler.

Đức Minh - (Tổng hợp)
 
Hình ảnh tình trạng bạo động ở các nước Ả Rập

http://vietnamnet.vn/thegioi/2006/02/538764/

Những lí giải đăng tải trên Vietnamnet

Thực hư vụ lộn xộn về tranh biếm hoạ Mohamed
18:03' 03/02/2006 (GMT+7)
Từ 12 bức tranh biếm hoạ Nhà tiên tri Mohamed đăng tải trên một tờ báo Đan Mạch, làn sóng công phẫn đã bùng lên trong thế giới Hồi giáo. Sự việc trở nên vô cùng phức tạp bởi lẽ nó đụng chạm tới điều cấm kỵ nhất của Đạo Hồi.


Thánh địa Mecca của người Hồi giáo.

Thật vậy, những hình ảnh vẽ Nhà tiên tri Mohamed từ lâu đã trở thành điều cấm kỵ trong đạo Hồi. Nhưng ở phương Tây ít người hiểu tại sao lại vậy, cũng như người ta không thể hiểu nổi mức độ phẫn nộ của người Hồi giáo trước thái độ của những người không theo tín ngưỡng này dành cho nhà sáng lập đạo Hồi.

Vì sao người Hồi giáo kỵ vẽ hình Mohamed?

Đối với các sử gia, Mohamed vừa là một nhà tiên tri, lại vừa là nhà cải cách tôn giáo. Ông chính là người đã liên kết các bộ lạc Ảrập sinh sống rải rác trong thế kỷ thứ 7 lại, tạo nên một tôn giáo mà sau này trở thành một trong 5 tôn giáo lớn của thế giới. Đối với người Hồi giáo, ông là người cuối cùng trong hàng ngũ các nhà tiên tri Abraham, Moses và Jesus nhưng lại là người hoàn thành sứ mệnh tối cao của các nhà tiên tri.

Họ tin rằng Thiên sứ Gabriel đã tới gặp Mohamed và ra lệnh cho ông ghi nhớ rồi kể lại những câu thơ mà Thượng để truyền xuống, về sau trở thành kinh Koran; rằng ông chính là người hoàn thiện sự giáo huấn của Thượng đế trong suốt lịch sử.

Vì người Hồi giáo tin rằng Mohamed là sứ giả của đấng Allah, họ đã tự suy luận rằng tất cả các hành động của ông đều theo ý Thượng đế. Cũng vì lẽ đó, người ta dành cho con người Mohamed một sự tôn sùng và kính yêu khác thường. Bất cứ khi nào viết hay nói, tên của ông luôn được đặt sau từ "Nhà tiên tri" và đặt trước cụm từ: "Hoà bình phụ thuộc vào Ngài", chữ viết tắt trong tiếng Anh là PBUH.

Bất kì nỗ lực nào muốn minh hoạ hình ảnh của Mohamed cũng đồng nghĩa với việc minh hoạ một điều cao quý, siêu phàm nên nó bị cấm đoán. Hơn nữa, khi người ta chỉ trích và bác bỏ Mohamed cũng là người ta phủ nhận và chỉ trích đấng Allah. Vì lẽ này, chỉ trích Nhà tiên tri cũng đồng nghĩa với sự báng bổ và ở một số nhà nước Hồi giáo, tội này sẽ bị kết án tử hình.

Song ở phương Tây, sự hiểu biết về đạo Hồi còn rất nhiều thiếu sót. Kẽ hở văn hoá này bắt nguồn từ thực tế đạo Cơ đốc, cũng như đạo Hinđu, đạo Phật và Giai na chủ yếu là những tôn giáo mô tả qua tranh ảnh. Trong thời kỳ đầu, thế giới Cơ đốc giáo lấy hình tượng của những vị thần và nữ thần cổ Hy Lạp rồi tạo ra hình ảnh đức mẹ đồng trinh Mary và các vị thánh. Tất cả những hình ảnh này được đặt tại các nhà thờ.

Trái lại, người Hồi giáo, cũng giống người Do Thái lại có quan điểm khác hẳn. Họ cho rằng Hồi giáo và đạo Do Thái là tôn giáo của ngôn ngữ, không phải của hình ảnh. Đạo Hồi vốn cấm đặt hình ảnh của người và loài vật cùng nhau và đó là lý do tại sao nhiều loại hình nghệ thuật Hồi giáo lại được tạo nên từ lối viết chữ trang trí hay các mẫu hình uốn lượn trừu tượng. Trong suốt quá trình lịch sử, người Hồi giáo đã phá huỷ hoặc luôn coi mọi hình ảnh dù là được tạc hay vẽ, là sự sùng bái thần tượng.


Người hành hương Hồi giáo tại Thánh địa Mecca.
Sức mạnh của nghệ thuật

Song bất chấp sự cấm đoán này, hàng trăm hình ảnh của Nhà tiên tri Mahomed vẫn được vẽ nên qua nhiêu thế kỷ. Các nghệ sĩ Cơ đốc giáo thời Trung cổ đã tạo ra những bức vẽ hoặc bản chép tay mô tả hình ảnh của Mohamed, thường là vẽ đầy đủ khuôn mặt ông. Cùng thời, các nghệ sĩ đạo Hồi cũng mô tả hình ảnh của Mohamed song thường để trắng khuôn mặt ông hoặc vẽ thêm chiếc mạng che.

Nghệ thuật của đế chế Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman và Ba Tư thế kỷ 16 thường mô tả hình ảnh của Nhà tiên tri dù khuôn mặt ông hoặc bị che hoặc đang toả ra những vầng hào quang sáng chói. Một bức tranh của Thổ Nhĩ Kỳ trong thế kỷ 16 hiện trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Boston mô tả Mohamed trong chiếc áo dài tay để tránh lộ ra bàn tay của ông.

Tất nhiên, điều cấm kỵ này không phải là tuyệt đối. Giờ đây, những bức tranh vẽ hình Mohamed được bán công khai trên các đường phố Iran. Dù việc sáng tác, bán hay sở hữu những bức hình đó là bất hợp pháp, song nhà chức trách vẫn "phớt lờ" thực tế này bởi lẽ người Hồi giáo ở Iran đều là người Shia, không phải theo dòng Sunni.

Nhưng sự việc xảy ra gần đây ở châu Âu lại là điều hoàn toàn khác. Những bức tranh biếm hoạ xuất hiện đầu tiên ở Đan Mạch và sau đó xuất hiện trên toàn châu Âu được tạo ra không phải nhằm mục đích mô tả hình ảnh của Nhà tiên tri mà để châm biếm ông. Trong một bức hình, Nhà tiên tri đang đội trên đầu chiếc khăn quấn Hồi giáo hình một quả bom có ngòi đang cháy. Và sự việc trên đã làm cho người Hồi giáo trên toàn thế giới, đặc biệt là khu vực Trung Đông cảm thấy bị cô lập, bị đe doạ và bị xỉ nhục bởi các cường quốc.
 
Sự kiện này được coi là sự kiện quốc tế nóng bỏng nhất trong tháng vừa qua tại Mĩ. Tât cả các hãng thông tấn và báo chí đều có bài và chương trình bình luận về vấn đề này.

Điều làm đau đầu các nhà cầm quyền là

Sự mâu thuẫn giữa quyền tự do ngôn luận và các giá trị tôn giáo.

Theo ý kiến của bạn, phía nào nên được bảo vệ, phía nào đáng bị lên án chịu trách nhiệm trong việc này?
 

Lucifer

Active Member
cả hai bên cùng có trách nhiệm
quyền tự do ngôn luận là tất nhiên ai cũng có đc
nhưng người Hồi giáo cũng hơi quá khích
nhưng công bằng thì
em nghiêng về người Hồi giáo hơn
biết là đc tự do ngôn luận nhưng xúc phạm đến tín ngưỡng điều thiêng liêng nhất của một con người là ko thể tha thứ
nếu em bị ai lôi điều mình coi trọng thần tượng nhất làm trò cười em sẽ ko thể tha thứ
phải làm thỏa cơn giận trong lòng
phán ứng người hồi giáo là tất nhiên
 

t.jerome

Member
em lại đứng về báo giới
tại sao khi những nguyên thủ quốc gia bị vẽ tranh biếm họa lại ko có ai phản ứng
tại sao người Hồi giáo không xem xét bức tranh biếm họa,liệu nó có động chạm đến sự thiêng liêng của nhà tiên tri Mohamed không
tất nhiên mỗi một tôn giáo có sự thiêng liêng của mình nhưng sự việc cũng không nghiêm trọng đến mức thành bạo động như vậy
 

winter09

Moderator
Em cũng thấy báo giới đúng, họ có quyền tự do ngôn luận của mình. Khi các nguyên thủ quốc gia các nước bị vẽ biếm họa, có ai nói gì đâu. Nói chung chuyện chính trị phức tạp, rắc rối lắm
 

DarkTemplar

Member
Tự do ngôn luận đâu phải tự do xúc phạm người khác...Ví dụ không phải thánh Mohamed mà là Bác của chúng ta thì anh em có nên đi đập sứ quán Đan Mạch không nhỉ?? :-&
 

winter09

Moderator
Chúng ta có dám đập ko? Tất nhiên cái gì cũng có ranh giới của nó nhưng ko đến nỗi phải lên đến bạo động. Hanoi là thành phố hòa bình cơ mà, những cái đầu nóng nên lạnh đi 1 chút.
 

imagineT_T

Member
Tự do ngôn luận, nhưng cái gì cũng có khuôn khổ của nó. Khi các nguyên thủ quốc gia bị vẽ biếm họa, ko ai nói gì vì đấy là do nền văn hóa của chúng ta nhìn nhận khác. Còn ở đây, xúc phạm nhà tiên tri có khác gì xúc phạm đạo Hồi, xúc phạm đến tín ngưỡng của người khác. Người phương Tây thật cứng đầu bảo thủ, không những không xin lỗi còn ra sức biện luận " tự do báo giới " dẫn đến tình hình ngày càng căng thẳng :|
=> ý kiến riêng của tôi thôi
 

t.jerome

Member
em xin phép là bây giờ không bàn đến sự thiêng liêng của Đạo hồi và tự do ngôn luận
đã có ai trong số những người post bài ở trên xem bức biếm họa chưa
liệu bức biếm họa ấy có động đến sự thiêng liêng hay không
bản thân em cũng chưa đc xem mà chỉ nghe tin nên cũng không có bình luân gì:|
 
Anh xem bức biếm họa đó rồi.
Bức ảnh đó vẽ hình Mohamed đeo 1 cái khăn đội đầu hình quả bom đang cháy. Đại để 12 tấm hình đó miêu tả Mohamed như trùm khủng bố Bin Laden.
 

DarkTemplar

Member
Bức tranh đó vẽ tiên tri Mohamed với một quả bom lồi ra từ đầu (hay cuốn một cái khăn trùm đầu hình quả bom anh cũng không rõ nữa). Theo anh nhìn hoàn toàn không có gì hài hước mà chỉ cảm thấy ngụ ý: tư tưởng của người sáng lập đạo Hồi và cả đạo Hồi chỉ có bạo lực.
Các cuộc bạo động nổ ra không phải chỉ do những cái đầu nóng của thế giới Hồi giáo mà theo anh là do cảm xúc chung của họ lúc này.
Lấy ví dụ đơn giản một đứa trẻ bị thường bị người lớn, bạn bè giễu cợt, bắt nạt..Lâu dài đứa trẻ đó sẽ trở nên cục cằn..Mọi trò đùa dù ác ý hay không sẽ đều làm nó tổn thương..Người ta sẽ phải hiểu không nên đùa chớt nhả với nó..vì nó sẽ phản ứng..Phải có sự tế nhịtôn trọng..
Đối với các nhà báo vẽ nên bức tranh đó và cho in, chỉ có thể thuộc một trong hai dạng: ngu ngốc hay làm tiền bẩn thỉu..
 

mike

Member
chẹp!! em đồng ý với ý kiến của bác Darktemplar, có lé khi làm bức biếm họa này họ ko nghĩ đến vần đề ngoại giao roài!! mặc dù giới báo chí có thể có quyền tự do ngôn luận nhưng mà họ nên nghĩ đến hậu quả ko đáng có nếu bài báo đấy được ban hành, mà hậu quả ko đáng có ở đây xem ra nó "nhớn" quá!!!
sự việc này ko liên quan gì đến tự việc vi phạm tự do ngôn luận gì cả mà là 1 số phản ứng của dư luận với bài báo!! nếu thế thì cũng có quyền tự do phản ứng chứ nhẻy!!!
CHốt hạ lại là, trong vụ này, tờ báo của Đan Mạch đã đụng phải vấn đề lẽ ra ko đáng để lôi ra !!!
 

kiwi_vn

Active Member
Mình không muốn bàn nhiều về Tôn giáo vì đây là vấn đề nhạy cảm nhưng mọi người không cần nói cũng biết Đạo Hồi là 1 trong những tôn giáo thế giới nhưng lại mang màu sắc dễ bạo loạn nhất . không thể chấp nhận được hành động cuồng tín quá mức -> Các tờ báo Châu âu mới thay phiên nhau đăng bức biêm họa đó vì họ cho rằng đó là quyền tự do ngôn luận .
 

t.jerome

Member
tự do ngôn luận,báo giới đc phép đưa lên những gì muốn nói
nhưng vấn đề này hơi nhạy cảm
nên em thấy không có gì để nói nhiều về vấn đề này:)
 

kiwi_vn

Active Member
Ừa ! Nhưng mà anh khoái hành động của các tờ báo Châu âu . Cứ đăng tải để chứng tỏ quyền tự do ngôn luận . Thích thì đem quân đi đánh nhau , tưởng chúng có 1,5 tỷ mà đông à ? Đâu phải tất cả các nước hồi giáo đều hăng máu đâu ?
 

winter09

Moderator
Anh nói thế cũng ko đúng, hòa bình thế giới đâu có thể nói dễ dàng như thế được, Chắc chắn là ko phải nước nào cũng có bạo động như thế, nhưng còn những nước còn lại thì sao?=> chiến tranh Thế giới thứ III??
 

t.jerome

Member
Không có chuyện chiến tranh thế giới thứ III!!!
và em nghĩ hành động tiếp tục đăng tải hình biếm họa của các nước Châu Âu có thể là hành động trả thù vụ tấn công các đại sứ quán và sự quá khích của người Hồi giáo!
 
Em ơi nhầm mất rồi. Đăng tải ảnh trước đốt xứ quán sau mà em. Chiến tranh có nhiều dạng. Chiến tranh chống khủng bố và khủng bố cũng là 1 dạng. Đừng định nghĩa chiến tranh là tổng động viên.
 

winter09

Moderator
Em thấy cách cư xử của người Malaysia là ổn nhất, họ khoan dung khi nhận được lời xin lỗi. Đấy là cách cư xử của những nười yêu hòa bình và văn minh.
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top