Bạn mua CD nhạc vì lí do gì ?

Kết quả thăm dò dư luận
Chung quanh việc chọn mua CD
02:14' 18/12/2004 (GMT+7)


Bao lâu bạn lại tự sắm cho mình những băng/đĩa nhạc? Và lý do khiến bạn quyết định mua một băng/đĩa nhạc? ... là những chủ đề chính của bài phân tích thăm dò kỳ này.


Một kết quả khả quan cho giới kinh doanh băng đĩa là có đến hơn ¾ số người tham gia chương trình này có mức độ mua đĩa nhạc thường xuyên hơn 1 lần mỗi tháng.

Tuy nhiên, vấn đề cần tìm hiểu thêm ở đây là kết quả này có thực sự đáng mừng cho giới kinh doanh băng đĩa nhạc chính thức (hợp pháp) hay không? Hay lại là cơ hội vàng cho những thành phần kinh doanh (in ấn, sao chép, buôn bán..) đĩa lậu?

Hơn 40% tỷ lệ số người được hỏi cho rằng mức độ thường xuyên mua băng đĩa nhạc là “một tuần vài lần”,gần 20% bảo rằng “một tuần mua một lần” và hơn 7% mua đĩa “vài lần mỗi tháng”.

Với xu thế hiện nay, công nghệ giải trí này xem ra rất phổ biến, ở khu vực thành thị, đa số các gia đình đều có phương tiện nghe nhạc. Cách đây hai năm, được sở hữu một đầu đĩa nghe nhạc còn là mơ ước của nhiều người, nhưng hiện tại giá một đầu đĩa VCD cũng chỉ vài trăm nghìn.

Cũng có thể nói rằng nhu cầu thưởng thức âm nhạc hiện nay khá lớn và khá phổ biến. Thị trường ca nhạc cũng rất sôi động: các ca sĩ liên tục tung ra các albums của mình, các công ty phát hành băng đĩa đua nhau sản xuất và “xào nấu”. Các chương trình ca nhạc đánh giá, xếp hạng càng khiến cho bầu không khí ca nhạc thêm hào hứng, thu hút sự tham gia, theo dõi của các giới khán giả. Vì vậy, khi có băng đĩa mới với những giọng ca và ca khúc được lăng-xê là họ mua ngay.

Thế nhưng, nhìn ở góc độ của ca sỹ, nhạc sỹ thị trường thì đây cũng chưa chắc là tin vui cho họ vì lượng khán giả này có tâm lý thay đổi theo xu hướng dư luận. Những ca sỹ, ca khúc thị trường hiện nay thường có “tuổi thọ” rất ngắn, khi xuất hiện ca sỹ mới, ca khúc mới lạ là khán giả quên ngay những ca sỹ cũ. Vì vậy, những ca sỹ thị trường thường khó chủ động giữ vững “chỗ đứng” của mình mà phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan khác.

Trong khi đó có hơn 20% số người cho rằng “thỉnh thoảng mới mua”, ta có thể đoán rằng đây là số khán giả khá khó tính, chỉ chọn mua những băng đĩa đúng sở thích, hoặc cảm thấy thật sự hay theo trình độ thưởng ngoạn âm nhạc của họ. Đây là thành phần khán giả ổn định, họ thưởng thức âm nhạc theo một “gu” riêng cố định; những ca sỹ, ca khúc họ thích thường có tuổi thọ rất dài. Những ca sỹ chiếm được cảm tình của đối tượng khán giả này có thể gọi là những ca sỹ thành công.

Và chỉ có hơn 3% nói rằng “chẳng bao giờ mua cả”. Những đối tượng này có lẽ tạm thoả mãn nhu cầu âm nhạc với những chương trình ca nhạc từ truyền hình, radio, hoặc các chương trình nghe nhạc online. Tất cả các kênh truyền thông này đều có xu hướng ngày càng phát triển nhằm phục vụ nhu cầu thưởng thức âm nhạc ngày càng cao của khán giả.




Lý do nào khiến các độc giả tham gia trả lời Chương Trình Thăm Dò Dư Luận Giai Điệu Xanh chọn mua đĩa nhạc cho mình?

Lý do được nhiều người đồng tình nhất là: mua vì “đây là đĩa của ca sỹ mình hâm mộ, yêu mến” (gần ½). Nếu bạn là một fan “cuồng nhiệt” của ca sỹ nào đó bạn sẽ đồng cảm ngay, họ luôn trong tâm trạng háo hức mong chờ “thần tượng” của mình phát hành album mới, chẳng những thế họ còn muốn người khác cũng ái mộ ca sỹ ấy giống như họ. Đây cũng là một tín hiệu vui cho các ca sĩ, và cũng sẽ là một động lực thúc đẩy các ca sĩ phải luôn sáng tạo và lao động nghệ thuật nghiêm túc để tạo dấu ấn riêng biệt, độc đáo, vững vàng trong lòng người hâm mộ. Nhưng đối tượng khán giả này cũng lại rất dễ thay đổi.

Lý do được nhiều người bình chọn tiếp theo là “vì nội dung đĩa hay” (khoảng 30%). Có thể ca sỹ trong đĩa này không phải là người họ hâm mộ nhưng khi tình cờ nghe thử hoặc được cửa hàng giới thiệu, họ khám phá nội dung đĩa hay thì họ vẫn sẵn sàng mua. Đây có thể xem là tiêu chí đáng quan tâm nhất cho giới hoạt động nghệ thuật; đối với những ca sỹ đã tạo được dấu ấn trong lòng một số khán giả thì yếu tố này sẽ giúp ích cho việc vươn tới lượng khán giả tiềm năng; còn đối với ca sỹ mới thì đây được xem là yếu tố chủ đạo trên con đường phát triển nghệ thuật.

Số người mua “vì tò mò muốn nghe thử xem sao” (chiếm tỷ lệ gần 13%) bị ảnh hưởng bởi hai loại tác động: tác động tích cực và tác động tiêu cực. Tác động tích cực được biểu hiện khi trên thị trường xuất hiện giọng ca mới, ca khúc mới hoặc những dàn dựng mới trong kỹ thuật làm video clip… tạo được sự chú ý của công luận từ đó tác động đến sự tò mò của khán giả khiến khán giả muốn xem thử thế nào. Còn tác động tiêu cực được biểu hiện khi có xuất hiện những dư luận xấu về một ca sỹ, một album nào đó, chẳng hạn như bộ đĩa “Tuyển chọn nghệ sỹ” tai tiếng vừa rồi, kết quả là một số lượng lớn những đĩa nhạc này được bán ra sau khi báo chí đưa tin ầm ĩ về nội dung câu chuyện của các cô người mẫu nói với nhau trong phần giới thiệu chuyển tiếp giữa các bài hát bởi vì khán giả muốn “xem thử họ nói những gì và họ nói như thế nào”.

Lý do mua đĩa cũng theo xu hướng “vì thấy bạn bè mua nên mua theo” chiếm tỷ lệ không cao (khoảng 5%) nhưng phân tích sâu hơn ta có thể thấy được sự ảnh hưởng quan trọng của tiêu chí này đối với thị trường băng đĩa nhạc.

Một ví dụ cụ thể, sự xuất hiện của những chương trình gọi là “công nghệ lăng-xê” đã góp phần không nhỏ vào việc mua sắm băng/đĩa nhạc theo trào lưu. Thông thường công nghệ lăng-xê được áp dụng đối với các ca sỹ nhạc trẻ, một trong những cách thức để lăng-xê một ca sỹ mới là sau khi xác định đối tượng khán giả là giới trẻ họ sẻ tiến hành quảng bá tên tuổi ca sỹ bằng cách tặng đĩa của ca sỹ ấy đến các quán café, quán bar… và yêu cầu được phát thường xuyên. Cứ đi đâu cũng nghe giọng hát của ca sỹ ấy khiến người nghe dần dần "tập nhiễm", nếu ai không biết đến ca sỹ ấy thì bị xem là “lạc hậu”, “không sành điệu”… từ đó xuất phát thói quen mua đĩa theo trào lưu, xu hướng. Và có mấy ai chấp nhận là mình bị lôi cuốn theo trào lưu?

Hình thức đĩa nhạc và công tác quảng cáo khi phát hành đĩa xem ra không được khán giả chú trọng nhiều, chỉ vài người mua đĩa vì những lý do này.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều ca sỹ, đặc biệt là các ca sỹ hát nhạc thị trường, luôn chú trọng đến các chiêu thức quảng cáo, quảng bá, lăng-xê tên tuổi và các sản phẩm của mình. Việc quảng cáo các băng đĩa mới phát hành hiện nay không còn là đề tài mới. Song, khi xã hội ngày càng phát triển thì các phương thức quảng bá, quảng cáo cũng ngày càng phát triển theo và phát triển một cách chuyên nghiệp hơn, dưới mọi hình thức sẽ tác động không nhỏ ý thức tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của khách hàng. Bên cạnh đó thì hình thức băng đĩa đẹp, hấp dẫn cũng kích thích nhu cầu tiêu dùng sản phẩm này.
 
Ặc ặc, chẳng phải đây là 1 bài viết trên cái trang web gì gì đó ư, em chịu khó đọc xong nên mới post bài trả lời, chứ người khác thì nghỉ khỏe :p
 
Xin lỗi xin lỗi lẽ ra mình phải phân biệt bài viết tay và bài viết sưu tầm nhưng tối qua buồn ngủ quá quên không dẫn nguồn . Bài này lấy nguồn từ trang www.giaidieuxanh.net mong mọi người thứ lỗi .
 

doviet

Member
Ờ... bài này là sưu tầm, tức là cho mọi người đọc thôi hả ? thế tức là không phải câu hỏi cho mọi người nhỉ ? thế thôi tớ khỏi trả lời há :D (dặn các bạn khác khỏi mất công trả nhời :p)
 
To BHOGV : Thế có nghĩa là cứ phải tự mình viết mới được post lên phải không? Nếu chê mời bạn viết thử vài bài có chất lượng cho mình được thấy Thái Sơn. Mình thuộc dạng dốt văn xấu chữ chỉ biết đọc sách, trích dẫn, lấy kiến thức của người thành của mình thôi nếu không thích thì khỏi đọc cho đỡ tốn công trả lời mang tiếng ....
 
HOHOHO, ông anh nặng lời rồi, thằng em ko nghĩ sâu xa vậy đâu, ý em là 1 bài sưu tầm hầu như ko làm cho người ta bàn luận đc nhiều, ắt topic của anh ko đc nhiều người trả lời, nên đưa ra vấn đề nào gây đc tranh cãi ấy, chẳng hạn như ý kiến của riêng anh, chứ ko nên đưa những thông tin mang tính đại chúng vậy, anh hiểu em chứ ;)
 
Hiểu! Có điều đây là thăm dò ý kiến thôi mà. Để mọi người tự xem lại chi tiêu của mình chứ không cái khoản mua đĩa nhạc cũng tốn lắm . Như mình đây thì bị đẩy vào cảnh bần cùng hóa sắp dẫn tới lưu manh hóa rồi he he .... ( Tác hại của nhạc cổ điển )
 
Lạy các bác em có tên là Việt đâu. Đề nghị đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Chả biết ma xui quỉ khiến thế nào lúc khai tên mình lại khai thế nhỉ ? :(
 

doviet

Member
À à :) bạn Nguyễn Việt Hùng :D Thế bạn contact với chị Hà admin để sửa nhé, sao lại để nhầm lẫn mãi thế được ;)
 
Hề chú down nhạc rock ,trẻ , vv đại loại nếu phối khí mỏng thì thì cỡ < 192kb/s là ok hết chứ down như anh toàn down > 192kb/s thì khổ lắm. Mấy ai có mà down toàn anh em quen biết vứt lên yousendit thôi không nhanh là hết. Với lại nghe món đó mà nghe nhạc nén hay bị mất tiếng. :D. Đau ở chỗ giờ đi mua đĩa toàn 30 k là rẻ nhất không thì cứ 50 k nhé đã thế 2 cái cùng nội dung bọn anh toàn chọn mua loại 50 k thôi vì tốt hơn :-(
 

vichia

Active Member
Anh Hùng có nhiều CD thế, hôm nào em mượn copy chất lượng cao vào máy tí, tiết kiệm là quốc sách :D
 

doviet

Member
@ bạn Hùng: theo tính toán thì nhạc tới 172Kbps là đủ chất lượng tuyệt đỉnh rồi, vì thế tính tới file 192Kbps là yên tâm, không cần phải cao hơn làm gì cho nặng máy :) Nếu nghe thính thì từ 96 tới 128 còn thấy có khác biệt chút xíu, còn từ 128 tới 160 thì khó, và từ 160 tới 192 mà thấy khác nhau thì bạn có cái tai siêu thính. Còn nếu bạn cứ cố xài nhạc có bit rate lớn hơn nữa, tới 320 (cực đỉnh) chẳng hạn, thì tức là... bạn bị hâm :D
 
Chẹp đã bảo bạn nghe toàn nhạc không chú ý đến phần hòa âm phối khí đặc biệt là phối bè rồi thì chẳng cần quan tâm đâu. Có điều dân cổ điển như tớ nghe đĩa dạng wav và mp3 wma ... nén là thấy khác ngay. Với lại muốn thấy khác thì phải chuyển ra bộ dàn mà nghe chứ có đến home theatre thì cũng không phân biệt được nhiều đâu.
 

kaze

New Member
down nhạc là sướng nhất^^
có thể chọn bài theo ý muốn mà cũng chẳng phải đợi lâu như khi mua CD đặt bài hát
 

doviet

Member
Appassionata said:
Chẹp đã bảo bạn nghe toàn nhạc không chú ý đến phần hòa âm phối khí đặc biệt là phối bè rồi thì chẳng cần quan tâm đâu. Có điều dân cổ điển như tớ nghe đĩa dạng wav và mp3 wma ... nén là thấy khác ngay. Với lại muốn thấy khác thì phải chuyển ra bộ dàn mà nghe chứ có đến home theatre thì cũng không phân biệt được nhiều đâu.
Tớ đã nói rồi, 192 và 320 không có sự khác biệt gì mấy đâu. Bạn nói thế thì tớ biết là bạn sành rồi, nhưng mà tớ thắc mắc là nhạc từ 172 tới 320 thì nó có khác gì về cấu trúc file ? :)
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top