Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

xxxzzz

Member
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", mở rộng ra là thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, cũng giống thơ văn Hồ Chí Minh, có những giá trị lịch sử, chính trị, giáo dục, tư tưởng,.. không phải bàn cãi. Nhưng trên khía cạnh văn học thì nó cần được đánh giá cởi mở công bằng khách quan trung thực hơn chúng ta vẫn thường ép các công dân nhỏ tuổi phải nghe trong các giờ học khô khan.
Cái đẹp, dù được nhìn nhận theo nhiều hướng nhiều quan niệm nhiều thời điểm, vẫn nhất định phải có một vài tiêu chuẩn bắt buộc. Ví dụ người đẹp thì phải cân đối thanh thoát da dẻ mịn màng. Ta không thể trí trá khen một cô gái cụt chân chột mắt là xinh đẹp chỉ vì cô ấy có tấm lòng vàng. Ở đây tôi loại trừ những kẻ lập dị cho rằng người đẹp không cần đủ hai mắt hai chân.

Tôi không khẳng định 90% học sinh phổ thông không hiểu (và từ đó không thích, không thuộc, không thấy đẹp) bài tế lừng danh, chỉ dám chia sẻ rằng với riêng lớp tôi, con số đó là 22/22, nghĩa là 100% tròn. Nhưng tất cả chúng tôi đã không có quyền không hiểu. Ngót ba chục năm sau, vẫn thế? Chúng tôi chỉ kháo nhau ở ngoài hành lang xa ban giám hiệu hay trong giờ lao động không có thầy cô, rằng sao mà cụ Đồ Chiểu dùng nhiều từ lạ ý lạ vậy, đọc như đọc ngoại ngữ, chả có câu nào không kèm chú giải... đối tượng của bài tế có thực là những nghĩa sĩ nông dân?

Này nhé: trường nhung, làng bộ, phong hạc, tinh chiên, vấy vá, bòng bong, xa thư, đoạn kình, bộ hổ, quân cơ, quân vệ, dân ấp, dân lân, ngoài cật, bao tấu, bầu ngòi, dao tu, nón gõ, rơm con cúi, quan quản, trống kì, mã tà, ma ní... Phần nhiều những từ, ý đó không có trong từ điển, không có cả trong thơ văn của những danh nhân trước, cùng, và sau thời cụ Đồ. Sao khó quá? Với người lớn, hiểu được bài tế có thể mất vài ngày, thậm chí nhiều năm, lũ chúng tôi sao hiểu chỉ sau hai tiết học?

Nếu phê bình văn của tiền nhân là chỉ có khen mà không có chê, có "bình" mà không có "phê", thì hiệu quả sẽ đi ngược mong muốn.



Cụ Đồ còn dùng phép tu từ rất vênh so với tiếng Việt thời nay, thày giáo tôi không đủ thời gian nhắc tới: khá thương thay (sao không là "thương thay" thôi nhỉ?), xô cửa xông vào (nghe chả oai hùng tẹo nào!), chém ngược (là chém ra sao?), hè trước (là "hầm hè phía trước" chăng?), ó sau (là "la ó phía sau" chăng?), những lăm lòng nghĩa lâu dùng (?), xác phàm vội bỏ (sao lại vội?), lụy nhỏ (có phải giống "lệ nhỏ"?), đánh giặc cho cam tâm (?), vốn không giữ thành giữ lũy bỏ đi (?), theo cho đáng số (?), ơn Chúa (sao lại Chúa, cụ Đồ đang mô tả chuyện giết quân tà đạo "mã tà ma ní" đấy thôi?), xui đồn lũy tan tành ("xui" có phải là "đánh" không?), xiêu mưa ngã gió (lại yếu ớt nữa rồi!), ở lính (có phải giống "bị bắt nhập ngũ" không?)...

Tôi còn nhớ như in thày tôi giảng: "Lang Sa" là chỉ nước Pháp, các cụ ta ngày ấy gọi France là Phú Lang Sa, rồi gọi tắt là Lang Sa cho gọn. Chúng tôi không ai thắc mắc thầy, nhưng lại hỏi nhau, thế thì từ hồi nào các cụ đổi lại gọi France là "Phú", rồi dần dà chuyển thành "Pháp" như bây giờ?

Lại nữa, thày giảng "Ma Ní" là gọi tắt Ma Ní Là (Manila, thuộc nước Philippine). Chúng tôi lại hỏi nhau, sau các cụ không gọi "Ní Là" thay cho "Ma Ní Là" vân vân. Cũng cần nói chúng tôi đã hiểu và thấy thích chỉ duy nhất đoạn này (tuy có vài từ không ưa lắm như dẫn phía trên): ...Chùa Tân Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ. Đau đớn bấy, mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ... Từ quá nhiều những khúc mắc không được giải thích thấu đáo, chúng tôi đổ hết mọi chuyện cho cụ Đồ Chiểu và không ưa văn thơ của cụ.

Chúng tôi đã cho rằng cụ luôn ép vần ép nghĩa tiếng Việt vì khả năng hạn chế của cụ và niêm luật chặt chẽ của thơ văn cổ, chứ không phải do đặc trưng tiếng Việt thế kỷ 19 như các thày cô dạy dỗ.

Điều này càng được tin chắc khi học "Lục Vân Tiên" tới câu "Cảm thương hai gã nữ nhi mắc nàn", thày giáo tôi không dám giảng, dù lũ chúng tôi trố mắt. Khi hỏi vài người lớn, họ trả lời rất vô trách nhiệm rằng: "gã" ngày xưa dùng để chỉ cả đàn ông và đàn bà, chứ không riêng chỉ đàn ông như bây giờ, còn "mắc nàn" đương nhiên là "mắc nạn", ngày xưa có "nàn" chứ không có "nạn" vân vân. Không đúng, vì chúng tôi đã tìm thấy câu Kiều có chữ "nạn" rõ ràng "hết nạn ấy đến nạn kia, thanh lâu hai lượt thanh y hai lần".

Và chúng tôi không tin người lớn nữa. Giờ đây, sau ba mươi năm, thì tôi cho rằng, nếu phê bình văn của tiền nhân là chỉ có khen mà không có chê, có "bình" mà không có "phê", thì hiệu quả sẽ đi ngược mong muốn.

Cụ Đồ Chiểu không đáng bị lũ trẻ chúng tôi ghét, bởi cụ là một Con Người, nhân hậu và nhiệt huyết, cụ đáng có một chỗ đứng lớn lao trong văn học sử Việt nam. Đám bạn học ngày xưa của tôi cũng mới nhận ra rằng, văn cụ Đồ Chiểu giống như bát cơm gạo tám đầy sạn. Ta không thể giả dối khen nó ngon, dù biết nếu nhặt hết sạn, thì nó "cũng khá ra phết".

Tôi sẽ không đưa ra bất cứ góp ý nào với ngành giáo dục. Các vị có trách nhiệm sẽ biết cần làm gì để lũ trẻ không quay lưng lại với những kỳ vọng của chúng ta. Chúng ta có môn Văn, môn Sử, môn Chính Trị, (có thể sẽ có) môn Luật, môn Tôn Giáo.. chúng ta có nên gộp tất cả các môn đó làm một hay không?
 
Làm ơn nếu quote bài của ng khác thì cho biết cái source cái :D Xin cảm ơn.
Lúc đầu đọc choáng nặng, cứ tưởng bạn nào có ý tưởng sâu sắc thế :(
 

U.F.O

Active Member
Vấn đề giáo dục đã được nói suốt một thời đến nay vẫn còn mà có thay đổi được gì đâu !
Em chỉ muốn chửi thẳng vào mặt mấy thằng giáo dục VN là ...
EM bức xúc quá mà không làm gì được . Ngậm mà học thoai . Lực bất tòng tâm ...
Tí nữa cho mấy cái link về đọc !
Mà này cảnh báo trên BBC Việt Nam có nhiều cái động đến chính trị lắm ! Ai mà yêu Đảng mù quáng là hổng được có vào hen !( nếu quan niệm yêu Đảng là yêu nước thì tốt nhất đừng nên vào BBC)
 

megalosarus

New Member
troài oai ! vừa rồi thi hs giỏi môn văn ko chuyên khối 11 có ra đề về Văn Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ,tui thuộc lòng cả bài mà làm bài cực kì hâm , (vì lúc đó đầu óc đang rối tung rối mù vì ...nhắc bài cho tụi xung quanh ,hơn nữa lúc ấy ko có hứng làm bài ) . Bây giờ đọc bài này thấy ... thật ngưỡng mộ :)
này cụ thể cái BBC là cái qué gì vậy ,nghe hông hiểu :-O :-O
làm ơn giải thích giùm cái ,(tui vừa mới được xóa mù chữ nên xem chả hiểu gì :D
 

kiwi_vn

Active Member
Vơ vẩn . Công nhận là học văn tế như tra tấn , nhưng mà may ko thi ĐH , thi thì quả thật tiêu đời . Ko khác gì dính phải sử năm nay .
 

xxxzzz

Member
megalosarus said:
troài oai ! vừa rồi thi hs giỏi môn văn ko chuyên khối 11 có ra đề về Văn Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ,tui thuộc lòng cả bài mà làm bài cực kì hâm , (vì lúc đó đầu óc đang rối tung rối mù vì ...nhắc bài cho tụi xung quanh ,hơn nữa lúc ấy ko có hứng làm bài ) . Bây giờ đọc bài này thấy ... thật ngưỡng mộ :)
này cụ thể cái BBC là cái qué gì vậy ,nghe hông hiểu :-O :-O
làm ơn giải thích giùm cái ,(tui vừa mới được xóa mù chữ nên xem chả hiểu gì :D
BBC ===> Đài BBC
 

nobita_d1

New Member
megalosarus said:
troài oai ! vừa rồi thi hs giỏi môn văn ko chuyên khối 11 có ra đề về Văn Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ,tui thuộc lòng cả bài mà làm bài cực kì hâm , (vì lúc đó đầu óc đang rối tung rối mù vì ...nhắc bài cho tụi xung quanh ,hơn nữa lúc ấy ko có hứng làm bài ) . Bây giờ đọc bài này thấy ... thật ngưỡng mộ :)
này cụ thể cái BBC là cái qué gì vậy ,nghe hông hiểu :-O :-O
làm ơn giải thích giùm cái ,(tui vừa mới được xóa mù chữ nên xem chả hiểu gì :D
bó tay.com :d:
 
Làm gì có thứ gì không tì vết. Viết như thế thì gọi là bới lông tìm vết chứ có phải là xây dựng đóng góp đâu. Không nên khơi ra rồi bỏ đấy như vậy là vô trách nhiệm.
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top