Văn hoá… alô

Văn hoá… alô
19:12' 25/03/2006 (GMT+7)

Trên chuyến xe buýt 17 từ ga Long Biên về Nội Bài, nhiều hành khách giật mình khi chợt nghe tiếng khóc lóc thảm thương của một cô gái. Một ông khách trung niên móc từ túi quần “con” Nokia đen trũi… alô.

Sau đó, đột nhiên vang lên tiếng chim kêu, vượn hót, suối chảy róc rách... Một cô gái móc điện thoại ra, oang oang nói chuyện, chốc chốc lại cười ré lên.

Còn ở lớp tập huấn nghiệp vụ tại một Bộ nọ (toàn những quan chức từ trưởng, phó phòng trở lên), tình trạng cũng không khá hơn. Đang giờ học, chốc chốc lại “...đồng bào chú ý, đồng bào chú ý...”, đỡ "khủng bố" hơn thì một đoạn ca vọng cổ hoặc cải lương Lan và Điệp mùi mẫn. Sau đó là tiếng xô ghế, một vài vị lục tục ra ngoài nghe.

Điện thoại di động bây giờ có lắm kiểu chuông: từ chó sủa, mèo kêu cho đến... người khóc; từ tiếng xe hú còi inh ỏi, tiếng chửi như hát hay cho đến tiếng tò tí te kèn đám ma,...

Nếu chừng đó vẫn còn thấy "nghèo nàn", thân chủ có thể mang máy đến các cửa hàng dịch vụ để cài thêm. Bỏ ra vài chục ngàn, khách hàng được thoải mái lựa chọn. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cũng là một “đầu mối” làm cái kho nhạc chuông thêm phong phú. Hàng ngàn kiểu chuông mới lạ, hấp dẫn, đủ mọi âm sắc luôn sẵn sàng cho khách chọn lựa, tải về dùng hoặc làm quà tặng bạn bè, người thân với giá rất "bèo": 2000 đồng/bản.

Thời buổi này, bất kể ở đâu, ta cũng có thể thuê hoặc tự “bắn” vào ĐTDĐ vô số những kiểu nhạc chuông khác nhau. Bên cạnh những tiếng chuông thông thường êm dịu dễ nghe, xuất hiện một số kiểu nhạc chuông rất... nghịch nhĩ, kỳ quái. Kiểu như: “nhia... dù mày có đi a còng hay làm ở văn phòng... nhia, dù mày có dao hay mày có súng, cứ đến tìm tao... nhia...”.

Đấy là mới nói đến nhạc chuông. Cách sử dụng ĐTDĐ cũng là điều đáng bàn. Người ta có thể rút máy, bấm số và nói chuyện ở bất kỳ đâu, nếu có nhu cầu. Nhưng đáng buồn là tại những nơi công cộng, từ quán phở cho đến công sở, từ ngoài đường cho đến phòng họp, người sử dụng cứ oang oang với đủ mọi cung bậc hỉ, nộ, ái, ố. Thậm chí, giữa đám đông, nhiều người vẫn "bô bô" chuyện riêng tư hoặc chuyện "buồng the" một cách rất tự nhiên.

Tôi cam đoan, trong chúng ta, ít nhất một lần phải khó chịu vì những chuyện riêng tư hoặc chuyện trời ơi đất hỡi mà người khác đổ vào tai mình. Bạn nghĩ sao, khi mới sáng mở mắt ra, bỗng ngay cạnh vang lên câu: “Bẩm cụ, lạy cụ nghe điện ạ...” phát ra từ máy một cu cậu mặt búng ra sữa? Sau đó phải im lặng nghe cậu ta à ơi rác tai đủ thứ chuyện trên trời dưới biển.

ĐTDĐ không đơn giản là công cụ liên lạc mà còn là một vật dụng thể hiện một cách tinh tế về nhân cách của con người trong thế giới hiện đại hôm nay. Chẳng thế mà trong một cuộc thăm dò, bình chọn các hành vi xấu của Hãng tin ABC News tại Mỹ vào tháng 1/2006, những cuộc gọi thiếu văn minh bị xếp thứ 3, chỉ đứng sau cử chỉ khiếm nhã và ngôn ngữ thô tục.

Nguyễn Mạnh Cường (Công An Nhân Dân)
 

kiwi_vn

Active Member
bỗng ngay cạnh vang lên câu: “Bẩm cụ, lạy cụ nghe điện ạ...” phát ra từ máy một cu cậu mặt búng ra sữa? Sau đó phải im lặng nghe cậu ta à ơi rác tai đủ thứ chuyện trên trời dưới biển.
Cái này hồi năm ngoái thằng phòng anh nó còn để như vậy :) . Nhưng giờ thôi rồi . Mãi cũng chán .
Riêng anh thì để nhạc chuông thay nhau : Nothing to lose ; We're the champions ; Nokia L'amour ; hello, everytime . Có lần định để vài bài chế nhưng nghe "sếu " quá . ( May là ở ngoài đời chưa gặp ai để chuông lạ , hay mình không có vinh dự đó ? )
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top