Thiên long bát bộ 1997_một bộ phim hay của TVB

Sirius

Member
Thiên Long Bát Bộ 97 - Một bộ phim hay của TVB trong thập niên 9009:07' PM - Thứ tư, 04/05/2005Mộ Dung Phục - Vương Ngữ Yên trên núi Thiếu ThấtBộ Thiên Long Bát Bộ 1997 xoay quanh 3 nhân vật chính là Kiều Phong, nguyên Bang chủ Cái Bang, người gốc Khiết Đan, cha mẹ bị hãm hại và bị người Hán giết chết; Đoàn Dự, độc tử và là người nối ngôi duy nhất của vương tộc Đại Lý, là con của Đoàn Diên Khánh đệ nhất ác nhân; Hư Trúc, xuất phát từ một chú tiểu của Thiếu Lâm Tự, sau được chức cung chủ và chưởng môn của Tiêu Dao Phái, con của Nhị ác Diệp nhị Nương và phương trượng Thiếu Lâm Huyền Từ đại sư.
Tóm tắt sơ lược cuộc đời của 3 nhận vật chính trong Thiên Long Bát Bộ 1997:
a/ Kiều Phong/ Tiêu Phong: Tại đại hội Cái Bang, Kiều Phong phát hiện thân thế thật sự của mình là người Khiết Đan chứ không phải người Hán và cha mẹ đã bị hãm hại khi vượt ải Nhạn Môn Quan. Người cha quá đau khổ vì không bảo vệ được vợ con đã ôm 2 người nhảy xuống vực thẳm nhưng phát hiện đứa con trai còn sống sót nên đã quăng ngược lên. Kiều Phong từ chức bang chủ và tầm nã số người năm xưa đã hãm hại cha mẹ mình, đặc biệt là người cầm đầu cuộc tấn công ngày hôm đó. Và định mệnh đã sắp đặt cho Kiều Phong trên đường truy tầm gặp và cứu thoát A Châu, sau đó ở lâu sanh tình, hai người dần dần hướng về nhau và có ý định sau khi Kiều Phong trả thù sẽ về Nhạn Môn Quan chăn dê thả cừu. Đáng buồn là Kiều Phong đã ngộ sát A Châu tại Tiểu Kính Hồ khi A Châu giả dạng làm Đoàn Chính Thuần để cứu mạng cha (Kiều Phong nghi ngờ Đoàn Chính Thuần là người cầm đầu sát hại cha mẹ mình). Đau buồn và tuyệt vọng, Kiều Phong đã hứa với A Châu sẽ sống để chăm sóc đứa em gái nghịch ngợm là A Tử và hoàn thành trách nhiệm trả thù phụ mẫu. Kiều Phong sau đó cứu mạng vua Khiết Đan, được vua kết nghĩa và phong làm đại vương. Đồng thời Kiều Phong cũng phát hiện Phương Chứng đại sư, phương trượng Thiếu Lâm Tự thực chất là người cầm đầu cuộc thảm sát năm xưa và cũng phát hiện cha mình vẫn còn sống và đang núp trong Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm tự. Bị vua Khiết Đan ép đánh người Hán, Kiều Phong tự sát để trọn nghĩa vẹn tình với cả người Hán lẫn người Khiết Đan. Kiều Phong nổi tiếng nhờ Giáng Long Thập Bát Chưởng.
b/ Đoàn Dự ban đầu là độc tử của Đoàn Chính Thuần (sau này phát hiện Đoàn Diên Khánh mới là cha ruột) và là người thừa kế ngai vàng duy nhất của vương tộc họ Đoàn nước Đại Lý. Thích văn hơn võ, và không muốn học Nhất Dương Chỉ truyền đời của họ Đoàn, Đoàn Dự trốn khỏi Đại Lý đi ngao du. Số phận đưa đẩy Đoàn Dự quen biết với rất nhiều cô gái trẻ, Mộc Uyển Thanh, Chung Linh, Vương Ngữ Yến, v.v... để rồi phải đau đầu khi biết rằng họ đều là em gái cùng cha khác mẹ của mình (lúc đó Đoàn Dự chưa biết Đoàn Diên Khánh mới là cha mình). Đoàn Dự ăn nhằm loại cóc trị rắn độc nên trong người xuất hiện hiện tượng hút nội công của người khác. Và trên đường lãng tích cũng nhận ra rằng cần phải biết võ công, không phải để giết người như hắn vẫn nghĩ mà là để bảo vệ mình và người mình yêu (là Vương Ngữ Yến :D ). Đoàn Dự tình cờ học được Lăng ba vi bộ là thuật khinh công vô cùng ảo diệu và Lục Mạch Thần Kiếm, vốn là kiếm khí thượng thừa trấn sơn của quốc tự nước Đại Lý. Đoàn Dự gặp và yêu Vương Ngữ Yến nhưng trái tim của cô tiểu thư lại hướng về Mộ Dung Phục, con cháu của vương tộc nước Đại Yên thất truyền. Mộ Dung Phục chỉ chú tâm tới việc dựng lại Đại Yên, không từ một thủ đoạn nào và vốn không có lòng để tâm tới Vương Ngữ Yến. Vương Ngữ Yến cuối cùng cũng nhận ra điều đó và quay về với Đoàn Dự - người sau này là vua của Đại Lý.
c/ Hư Trúc vốn là một chú tiểu vô danh ở Thiếu Lâm Tự một lần xuống núi tình cờ bị ép nhận 70 năm công lực của chưởng môn Tiêu Dao Phái sau khi may mắn giải được một cuộc cờ bí hiểm. Hư Trúc sau đó bị buộc nhận chức chưởng môn Tiêu Dao phái với trọng trách trùng hưng môn phái này. Sau đó Hư Trúc dính vào ân oán giữa Lý Thu Thủy - hoàng phi của Tây hạ và một lão bà tiền bối võ lâm và bị bà này bắt cóc xuống dưới hầm đá của Hoàng cung Tây hạ. Ở đây số phận đưa đẩy cho Hư Trúc gặp và kết duyên Tần Tấn (có phận mà chưa có danh he he :D ) với Mộng Cô là công chúa của Tây Hạ. Sau này khi lão bà tiền bối và Lý Thu Thủy đồng quy tự tận thì chức Phiêu Diễu cung chủ được lão bà giao cho Hư Trúc. Sau cùng Hư Trúc cưới Mộng Cô và về làm Phiêu Diễu cung chủ (sau khi bị Thiếu Lâm trục xuất vì phá giới :D ). Hư Trúc vốn là con tư sinh của phương trượng Thiếu Lâm và Diệp nhị nương - đệ nhị ác nhân trong một lần phương trượng xuống núi gặp nạn và được Diệp nhị nương cứu thoát cách đó 20 năm. Sau đó Huyền Từ đại sư ân hận quay về chùa và dứt áo với mẹ con Diệp nhị nương. Cha Kiều Phong đã chứng kiến tất cả và khi Diệp nhị nương sanh nở đã cướp đi Hư Trúc và đẩy Hư Trúc vào Thiếu Lâm tự làm chú tiểu. Khi cha Kiều Phong nói ra chuyện này thì Huyền Từ đại sư và Diệp nhị nương đều tự vẫn bỏ lại Hư Trúc.
 

Sirius

Member
Nhận xét về các diễn viên trong phim
My nghĩ ở Thiên Long Bát Bộ 1997 nhìn chung các vai diễn đều khá tốt, đặc biệt các vai chính.
Huỳnh Nhật Hoa trong vai Kiều Phong
đã để lại một ấn tượng khó phai mờ tới mức sau này khi vẽ hình Kiều Phong đa số các bức hình và hình tượng trong game đều mang dáng dấp Kiều Phong do Huỳnh Nhật Hoa thủ vai. Huỳnh Nhật Hoa có dáng vóc và khí khái của một bậc anh hùng đầu đội trời chân đạp đất. Vẻ chính khí lẫm lẫm, dáng đạo mạo, đường hoàng và tài năng diễn xuất của Huỳnh Nhật Hoa đã mang tới cho Kiều Phong vẻ anh hùng khí khái, một mặt khá nổi bật ở Kiều Phong. Nói một cách hơi cảm tính một chút thì Kiều Phong trong tâm tưởng của My mang dáng vẻ của Huỳnh Nhật Hoa chứ không phải là Kiều Phong của Hồ Quân hay của diễn viên đóng năm 82. Tuy nhiên, có một số điều phải thừa nhận Kiều Phong của Huỳnh Nhật Hoa thiếu sót: đó chính là nét hoang dại của người Khiết Đan và chất "Cái bang" mà Huỳnh Nhật Hoa không tài nào thể hiện được. Huỳnh Nhật Hoa trông rạng rỡ, trau truốt nên không giống bang chủ cái bang và cũng không thấy được nét hoang dã của người dân Khiết Đan. Đó là phần mà sau này Hồ Quân bổ sung được. Nụ cười của Kiều Phong Huỳnh Nhật Hoa với A Châu Lưu Cẩm Linh cũng đẹp và rạng rỡ hơn hẳn những Kiều Phong khác, có lẽ là do cách diễn và biểu cảm trên khuôn mặt của Huỳnh Nhật Hoa khá tốt. Tuy nhiên trường đoạn lệ tràn Tiểu Kính Hồ diễn xuất của Huỳnh Nhật Hoa chưa cho người xem được cảm giác đau đớn và kinh ngạc của Kiều Phong khi phát hiện ra mình ngộ sát A Châu. Thực tế thì Thiên Long Bát Bộ 1997 không có nhiều đất diễn cho nhân vật Kiều Phong vì câu truyện chia khá đồng đều cho Hư Trúc và Đoàn Dự nên có lẽ Huỳnh Nhật Hoa chưa thể hiện được hết sức của anh.
Vì những lý do trên, My đánh giá Kiều Phong Huỳnh Nhật Hoa 8/10.
A Châu Lưu Cẩm Linh
diễn xuất không có điều gì đặc biệt. Lưu Cẩm Linh vào vai A Châu với ngoại hình khá hợp với miêu tả trong tác phẩm Kim Dung tuy nhiên cô chưa thể hiện được hết nội tâm và phong cách của nhân vật A Châu. A Châu trong tác phẩm của Kim Dung là một cô gái nghịch ngợm, lém lỉnh nhưng cũng rất tình cảm, thậm chí đến trước khi chết trong vòng tay của Kiều Phong A Châu cũng vẫn vui cười. Lưu Cẩm Linh không thể hiện được điều này và trường đoạn đợi Kiều Phong tại Nhạn Môn Quan cũng chưa thể hiện được hết vẻ mong chờ khắc khoải và nỗi nhớ nhung mà A Châu dành cho Kiều Phong. Rất đáng tiếc cho vai diễn A Châu của Lưu Cẩm Linh vì trong những trường đoạn đó cô trở nên yểu điệu "girly" đến đáng sợ mất hẳn vẻ nhí nhảnh và hồn nhiên vốn là bản chất của A Châu. Tuy nhiên, một lần nữa, My nhấn mạnh rằng nhân vật A Châu của Thiên Long Bát Bộ 1997 có quá ít đất diễn nên Lưu Cẩm Linh không có khả năng thể hiện nhiều. My cho rằng đây là lỗi kịch bản chứ không phải lỗi của diễn viên.
Vì những điều trên, My đánh giá A Châu Lưu Cẩm Linh 6/10.
Đoàn Dự của Trần Hạo Dân
có lẽ cũng là một trong những vai diễn tốt trong phim và tốt nhất trong số các diễn viên từng thủ vai Đoàn Dự. Đoàn Dự Trần Hạo Dân có vẻ ngây ngô của một công tử ăn no mặc ấm, vẻ nhí nhảnh yêu đời và nét si tình rất đặc trưng của nhân vật này. Tuy nhiên diễn xuất của Trần Hạo Dân có vẻ hơi nghiêng về mặt hài hước nhiều nên khiến cho nhân vật Đoàn Dự trong phim trở thành một "funny man" ^_^ . Tuy vậy, nếu so sánh với những Đoàn Dự do các diễn viên khác thủ vai thì Đoàn Dự của Trần Hạo Dân là một trong những vai diễn My ưa thích nhất. Nét si tình của Đoàn Dự Trần Hạo Dân với Vương Ngữ Yến Lý Nhược Đồng và biểu cảm trên khuôn mặt của Trần Hạo Dân khi đối diện với Mộc Uyển Thanh và Chung Linh trong phim khá phù hợp với diễn tả trong nguyên tác. Không phải chê ngoại hình của Trần Hạo Dân, tuy nhiên My cảm thấy Trần Hạo Dân hơi thiếu vẻ hào hoa phong nhã (e hèm) và hơi thấp bé so với Đoàn Dự trong tưởng tượng của My sau khi đọc Kim Dung. Trần Hạo Dân trông ngây thơ, trẻ trung và nhí nhảnh nhưng có lẽ như thế vẫn chưa đủ. Trần Hạo Dân có lẽ hợp với vai Na Tra hơn :D
Vì vậy chấm Đoàn Dự Trần Hạo Dân 7/10.
 

Sirius

Member
Dợi em spam xong cái đã nào hé hé.Rồi sẽ tim link sau .Giới thiêu trước đã
Vương Ngữ Yến Lý Nhược Đồng
là một thất vọng trong Thiên Long Bát Bộ 1997. Thứ nhất là Lý Nhược Đồng trông quá già cỗi so với Trần Hạo Dân quá nhí nhảnh và ngây ngô --> trông không được hợp lắm. Thứ hai, về mặt diễn xuất của Lý Nhược Đồng quả là một tai họa cho nhân vật Vương Ngữ Yến: vừa khô, vừa cứng, vừa lạnh lùng (Lý Nhược Đồng có lẽ hợp với vai Tiểu Long Nữ hơn là Vương Ngữ Yến). Ngay cả ánh mắt, biểu cảm của khuôn mặt Lý Nhược Đồng dành cho Mộ Dung Phục và Đoàn Dự (sau này) cũng không nói lên một tý ty tình cảm nào chứ đừng nói là sự si tình mà Vương Ngữ Yến dành cho Mộ Dung Phục. Trong phim Lý Nhược Đồng luôn cố gắng để tạo một hình ảnh tiểu thư Vương Ngữ Yến nhẹ nhàng, dịu dàng và yếu đuối, tuy nhiên cách biểu hiện đó khi đi cùng với khuôn mặt mà dường như các cơ mặt không hoạt động bình thường cùng với ánh mắt lạnh lùng vô cảm thì cho người ta có cảm giác có quả tạ đang đeo trên cổ diễn viên. My biết có rất nhiều người khoái Lý Nhược Đồng nhưng thật lòng mà nói My cảm giác cô này hợp với vai Tiểu Long Nữ hơn là Vương Ngữ Yến. Điều duy nhất My thấy được là sắc đẹp của Vương Ngữ Yến Lý Nhược Đồng, vào những năm 97 thì Lý Nhược Đồng quả là một mỹ nhân hiếm có trong làng diễn viên của TVB. Tuy nhiên giá như khuôn mặt của Trần Hạo Dân không có quá trẻ con như vậy thì trông Lý Nhược Đồng cũng không đến nỗi già cỗi như vậy. Thật tình thì trông Lý Nhược Đồng hợp với Huỳnh Nhật Hoa phong trần già dặn kia hơn nhưng Lưu Cẩm Linh thì lại quá xấu để có thể vào vai Vương Ngữ Yến.
Điểm cho Vương Ngữ Yến Lý Nhược Đồng 4/10.
Hư Trúc Phạm Tiểu Huỳnh
không để lại nhiều ấn tượng cho người xem. Thực ra đất diễn của nhân vật Hư Trúc không đến nỗi tệ vì là một trong 3 nhân vật chính tuy nhiên Phạm Tiểu Huỳnh đã không tận dụng được ưu điểm này. Về ngoại hình thì Phạm Tiểu Huỳnh khá giống với miêu tả của Hư Trúc (Nghĩa là rất xấu trai :D ) khuôn mặt cũng ngây ngây ngô ngô, nhìn là biết dễ lừa. Tuy nhiên phong cách diễn thì quá cứng tuy thể hiện được sự rụt rè nhút nhát của Hư Trúc nhưng lại không thể hiện được nội tâm đau khổ khi mất cha mẹ và sự bối rối trước những thay đổi quá nhanh từ ngày rời khỏi Thiếu Lâm tự. Phạm Tiểu Huỳnh cũng không thể hiện được sự trưởng thành của Hư Trúc trong thời gian hành tẩu giang hồ nhờ gần gũi với Kiều Phong và Đoàn Dự. Anh cũng không thể hiện được nỗi vấn vương với Mộng Cô và phong độ sau này của một vị cung chủ Phiêu Diễu cung. Trong số các nhân vật nam chính, tệ nhất phải nói là Hư Trúc này đây. Điều duy nhất Hư Trúc làm được là đánh võ.
Điểm cho Hư Trúc: 3/10.
Mộng Cô:
Không nhớ được gì nhiều về nhân vật này, vai diễn rất tầm thường và ngoại hình không có gì đáng nói. Chả có gì ngoài mấy câu nói ỏn ẻn với Hư Trúc. Quá tệ! Tuy nhiên Mộng Cô cũng không có nhiều đất diễn vì bản thân nguyên tác của Kim Dung cũng không nói gì nhiều về cô này, so với đất diễn của các nhân vật khác thì khó mà cho điểm cho Mộng cô này được. Bỏ qua!
 

Sirius

Member
A Tử Rain Lau
theo ý kiến riêng của My là vai diễn tốt, sát với nhân vật thực của nguyên tác. Sau khi xem xong thì hầu như ai cũng ghét cay ghét đắng A Tử, điều đó chứng tỏ Rain Lau đã có cố gắng rất lớn trong việc thể hiện vai diễn của mình cho đúng với nguyên tác A Tử của Kim Dung. Rain Lau diễn được hầu hết những nét tinh nghịch, ham chơi, quái gở, tâm tính thất thường và hơi ác một chút :D của A Tử. Ngoại hình của Rain Lau cũng khá xinh xắn và hợp với lời miêu tả trong nguyên tác. Điều duy nhất thất vọng ở A Tư này là Rain Lau không thể hiện được nhiều tình cảm với Kiều Phong mà nghiêng về phía tâm tính thất thường, hỷ nộ khó đoán hơn. A Tử trong nguyên tác luôn hướng về Kiều Phong và thể hiện sự ngưỡng mộ ra ngoài mặt, Rain Lau tuy có thể hiện được điều này nhưng chưa nhiều và chưa chín. Tình cảm của Rain Lau thể hiện với Huỳnh Nhật Hoa trong phim giống như là tình anh em nhiều hơn là tình yêu và sự ngưỡng mộ mà một người con gái dành cho người con trai mà cô yêu quý đến mức có thể móc mắt trả lại Du Thản Chi và nhảy xuống vực tự tử cùng anh ta. Nhưng nhìn chung A Tử của Rain Lau là vai diễn đặc sắc, diễn đạt và tốt.
Vì thế chấm cho A Tử này 7.5/10.
Mộ Dung Phục Trương Quách Cường
My không có ấn tượng với nhân vật này lắm, trong truyện thì Mộ Dung Phục là một con người bất chấp thủ đoạn, tệ bạc và luôn thèm khát quyền lực nhưng diễn viên Trương Quách Cường chưa thể hiện thật tốt những điều này. Mộ Dung Phục trong phim hành động tuy dứt khoát nhưng lại không thể hiện được rõ ràng sự gian hùng và ham muốn quyền lực vốn là bản chất của con người này. Và thật sự trong phim Mộ Dung Phục dù muốn dù không cũng không tránh nổi sự quan tâm tới Vương Ngữ Yến trong khi nguyên tác thì Mộ Dung Phục vốn dĩ không để tâm tới cô này. Và Mộ Dung Phục này cũng không được đẹp trai cho lắm he he .... đáng nhẽ ngoại hình của Mộ Dung Phục phải là ngọc diện thư sinh, dáng như cây ngọc trước gió, phong nhã, anh hoa phát tiết ra ngoài khiến em Vương Ngữ Yến si tình nhưng Mộ Dung Phục trong phim thì hơi thiếu sót về mặt này. Tuy nhiên, cách diễn có thể chấp nhận được và phần nào cũng đã phác họa được hình ảnh của Mộ Dung Phục.
Điểm cho Mộ Dung Phục Trương Quách Cường 6.5/10.
Ngoài ra tuy không phải nhân vật chính nhưng My muốn nhắc tới diễn viên đóng vai Đoàn Chính Thuần, Vương phu nhân - mẹ của Vương Ngữ Yến và Nguyễn Tinh Trúc trong bộ Thiên Long Bát Bộ 1997 này. Đoàn Chính Thuần ở đây thực sự có phong độ của một vị vương gia và nét phong lưu của một người đàn ông chuyên đi tán gái, điều này Thiên Long Bát Bộ 2003 không thể hiện được. Nguyễn Tinh Trúc trông cũng trẻ trung hơn và Vương phu nhân thì đoan trang và cá tính hơn là vị Vương phu nhân ăn mặc mát mẻ và tính cách nghiêng về phần bạo lực của Thiên Long Bát Bộ 2003. Điểm trung bình cho diễn viên của Thiên Long Bát Bộ 1997: 7/10
Châu Lưu Cẩm Linh
diễn xuất không có điều gì đặc biệt. Lưu Cẩm Linh vào vai A Châu với ngoại hình khá hợp với miêu tả trong tác phẩm Kim Dung tuy nhiên cô chưa thể hiện được hết nội tâm và phong cách của nhân vật A Châu. A Châu trong tác phẩm của Kim Dung là một cô gái nghịch ngợm, lém lỉnh nhưng cũng rất tình cảm, thậm chí đến trước khi chết trong vòng tay của Kiều Phong A Châu cũng vẫn vui cười. Lưu Cẩm Linh không thể hiện được điều này và trường đoạn đợi Kiều Phong tại Nhạn Môn Quan cũng chưa thể hiện được hết vẻ mong chờ khắc khoải và nỗi nhớ nhung mà A Châu dành cho Kiều Phong. Rất đáng tiếc cho vai diễn A Châu của Lưu Cẩm Linh vì trong những trường đoạn đó cô trở nên yểu điệu "girly" đến đáng sợ mất hẳn vẻ nhí nhảnh và hồn nhiên vốn là bản chất của A Châu. Tuy nhiên, một lần nữa, nhấn mạnh rằng nhân vật A Châu của Thiên Long Bát Bộ 1997 có quá ít đất diễn nên Lưu Cẩm Linh không có khả năng thể hiện nhiều. cho rằng đây là lỗi kịch bản chứ không phải lỗi của diễn viên.
Vì những điều trên, đánh giá A Châu Lưu Cẩm Linh 6/10.
 

Sirius

Member
Ngoại cảnh, phục trang và võ thuật.
a/ Ngoại cảnh:
Ngoại cảnh luôn là vấn đề lớn trong tất cả các bộ phim của TVB có lẽ vì Hồng Kông quá nhỏ để có thể quay những cảnh hùng vĩ và đẹp như ở Đại Lục. Nhưng nói gì thì nói ngoại cảnh ở Thiên Long Bát Bộ 1997 là cả một sự thất vọng lớn, đặc biệt là những cảnh ở Nhạn Môn Quan và đoàn quân của Khiết Đan. Có thể nhận thấy một cách dễ dàng hầu hết các ngoại cảnh đều được dựng trên cardboard, nhà cửa và chùa chiền cũng như lâu đài thì được dựng từ những miếng polywood rẻ tiền và giấy, nếu ai xem kỹ thì thỉnh thoảng trên nóc nhà hoặc một bên tường nhà có triệu chứng xiêu vẹo theo chiều gió ha ha ... Nhạn môn quan trông như cái tổ quỷ con con, núi non thì chả thấy còn đoàn quân hùng mạnh của Khiết Đan thì quả thật là thảm hại. Nếu chấm điểm cho ngoại cảnh thì My cho Thiên Long Bát Bộ 1997 một con 0 tròn trĩnh cho tất cả những cái giả tạo bên trên.
b/ Phục trang:
Tồi tệ và tồi tệ. Chỉ có một lời khuyên duy nhất cho TVB là nên gửi các chuyên gia trang điểm đi học một vài khóa huấn luyện đặc biệt hoặc thuê một vài tay trang điểm cao cấp về làm. Phong cách trang điểm cho các diễn viên nữa thì không đến nỗi quá tệ nhưng khi trang điểm cho mấy anh nam diễn viên thì quả thật không mê nổi. Đặc biệt là những cái đầu trọc giả của các nhà sư Thiếu Lâm, nhìn một phát biết giả liền, thậm chí nếu một số cảnh quay gần còn thấy cả miếng da giả lồi ra nữa. Miễn bình luận. Về phục trang nói chung là khá ổn. Bộ áo trắng khiến Vương Ngữ Yến trong có vẻ trẻ trung hơn chút đỉnh và trong trắng. Tuy nhiên nếu ai có trí nhớ tốt thì có thể nhận thấy đa số trang phục đều lấy hoặc chắp vá và sửa lại từ những phim cũ. Có lẽ đó là một cách giảm chi phí và tiết kiệm là quốc sách của TVB he he .... Tuy vậy phục trang của Đoàn Dự Trần Hạo Dân có thể nói là quá xấu, Hư Trúc thì vốn dĩ tệ sẵn nên miễn bình luận. Nhưng Đoàn Dự vốn là độc tử của vương triều, đâu thể nào mặc áo vải thường và xấu ỉn như vậy được. Đặc biệt là khi cậu ấm này vốn có sẵn người lo cho mọi việc và khi chạy khỏi Đại Lý vốn dĩ không đủ kinh nghiệm để nghĩ tới việc đổi quần áo ha ha ... Thêm nữa là cái khăn buộc ngang trán của Trần Hạo Dân trông hiện đại quá, làm mình liên tưởng tới mấy tay holigan bóng đá....Về phục trang cho 6/10.
c/ Võ thuật:
Đã được nghe rất nhiều người học võ khen ngợi về khả năng đánh nhanh, chuẩn và đẹp của diễn viên đóng vai Hư Trúc trong phim này. Cách đứng thế tấn, cách nắm tay, ra quyền và đá của Hư Trúc đều tương đối nhanh, chuẩn và hợp cách. Không rõ diễn viên này có từng theo học môn võ nào không ??? Riêng Lục mạch thần kiếm xanh xanh đỏ đỏ của Đoàn Dự thì trông giả quá, còn Lăng ba vi bộ trông cứ kỳ cục thế nào ấy. Giáng Long thập bát chưởng của Huỳnh Nhật Hoa Kiều Phong trông cũng không khả quan hơn tý nào. Tuy nhiên võ của Hư Trúc dù sao cũng có nguồn từ Thiếu Lâm, đến nay vẫn còn nhìn thấy người ta luyện tập thế nào để bắt chước, còn các môn võ của Đoàn Dự và Tiêu Phong thì nghiêng về mặt ảo tưởng nhiều hơn nên cũng khó để làm cho giống thật. Mấy môn độc công của Đinh Xuân Thu lão quái nhìn ngộ ngộ, đặc biệt là cái con tằm xanh xanh trong trong mà A Tử xài để luyện công trông chả ra cái giống gì cả. Các thế quyền, kiếm, chưởng trong phim này hơi bị màu mè, mỗi khi ra một động tác thì phải chêm thêm mấy động tác làm mầu để trông cho đẹp ví dụ mấy quả Niêm Hoa Chỉ mà Cưu Ma Trí xài chẳng hạn, thực sự nếu ra trận thật mà còn trau truốt như vậy e rằng 10 cái mạng cũng không còn! Các vụ thảm sát dựng quá sơ sài, vụ thảm sát gia đình Kiều Phong ở Nhạn Môn Quan thì vốn dĩ cái ngoại cảnh đã tệ sẵn rồi, còn vụ Thảm sát ở Tụ Hiền trang thì chưa đủ đẫm máu so với nguyên tác, nhưng cũng chấp nhận được.
Điểm cho võ thuật: 6/10.
Đạo diễn và kịch bản:
Khá giống với nguyên tác của Kim Dung. Tất nhiên có một số chi tiết bị thay đổi hoặc cắt đi tuy nhiên những thay đổi đó không ảnh hưởng nhiều tới câu truyện và mạch tư tưởng trong nguyên tác. Đạo diễn đã rất cố gắng để các nhân vật được lựa chọn có ngoại hình khá giống với miêu tả của Kim Dung và cách diễn của họ không làm thay đổi quá nhiều hình tượng của nhân vật trong nguyên tác. Tuy nhiên, My có một số người bạn chưa từng xem qua truyện Thiên Long bát bộ mà coi thẳng bộ phim này, họ nói có một số tình tiết làm nhanh quá nên hơi khó hiểu, nếu không có người coi truyện rồi giải thích thì khó mà bắt kịp. Vì My đã coi qua truyện khi coi phim nên không rõ ý kiến này có đúng không, cứ tạm đưa ra đây cho bà con tham khảo.
Điểm cho đạo diễn và kịch bản: 8/10.
Nhạc nền (soundtrack):
Nhạc nền của Thiên Long Bát Bộ 1997 do Emil Chou trình bày. Nói một cách hơi cảm tính một chút thì My không thấy nó có gì giống với nhạc nền cho phim kiếm hiệp cả, tuy nhiên ít ra thì nó tốt hơn lấy nhạc pop làm soundtrack. Về lời nhạc hoàn toàn không có gì liên quan tới bộ phim, không rõ lý do tại sao họ lại chọn bài này làm theme song ??? Về nhạc nền minh họa trong phim thì My nghe được một số lời nhận xét không hay về việc TVB copy nhạc nền của các phim phương Tây và Nhật Bản (phim hoạt họa Nhật) làm nhạc nền cho phim này (và cả một số series khác nữa). Trong Thiên Long Bát Bộ 1997 TVB đã lấy nhạc của Xena làm nhạc nền cho một số cảnh đánh nhau ầm ĩ trong phim --> hơi quái gở một chút vì My không thấy Xena và Đoàn Dự có gì ăn nhập với nhau. Dù sao thì đó cũng chỉ là ý kiến của riêng My.
Điểm cho nhạc nền : 6/10.
Kết luận: Thiên Long Bát Bộ 1997 là một trong những phim hay, trung thực với nguyên tác và đắt giá nhất của TVB trong thập niên 90. Các diễn viên vào vai khá ổn, đạo diễn cũng khá tốt và kịch bản trung thành với nguyên tác. Ngoại trừ phục trang cũ và hóa trang dở tệ cộng với ngoại cảnh vốn là vấn đề muôn thuở trong các phim của TVB thì Thiên Long Bát Bộ 1997 xứng đáng là một phim hay trong số các phim kiếm hiệp Kim Dung đã từng được TVB dựng. Tổng điểm trung bình cho phim này: 7/10.
 

Sirius

Member
Thiên Long Bát Bộ 97 - Thiếu sự hoành trángNhạn Môn QuanKịch bản
Phim làm khá sát với nguyên tác, gần như 95%. Tuy nhiên cũng có một số chỗ thay đổi. Mở đầu phim là cảnh Cái Bang hành thích vua Tây Hạ, không để quân Tây Hạ xâm lấn nước Tống, nào ngờ đụng phải Tứ đại ác nhân. Mục đích làm nổi bật hình tượng anh hùng Kiều Phong, hi sinh cứu bằng hữu. Mộ Dung Phục đã giả dạng làm Lý Diên Tôn, đấu với Kiều Phong. Sau đó Kiều Phong trị thương ở nhà Mã Đại Nguyên. Mã phu nhân đong đưa Kiều Phong không được, chuyển sang đong đưa Bạch Thế Kính đang bị thương và tống tình Toàn Quán Thanh. Vô tình phát hiện ra mật thư của Uông Kiếm Thông, dụ dỗ chồng phản Kiều Phong. Bị Mã Đại Nguyên bắt thề độc nếu không sẽ giết chết, mụ bàn bày kế lừa Bạch Thế Kính giết chồng. Hình như nhà biên kịch sợ độc giả đã coi hết truyện nên mới thay đổi cho đỡ nhàm hoặc ai chưa coi truyện không thể hiểu được nên đành bôi ra cho nó dài!!!
Đạo diễn còn quyết định đẩy kịch tính lên cao khi cho Tiêu Phong từ Nhạn Môn Quan trở về tìm gặp Mã phu nhân, bị thị đem nữ sắc quyền lực danh vọng ra dụ dỗ, hạ nhục đủ điều. Tiêu Phong chịu khuất tất quỳ xuống trước mặt Mã phu nhân, nhưng khi mụ bắt giết A Châu thì tát cho một cái rõ đau và bỏ đi thẳng. Hình như không có cảnh này thì Tiêu Phong chưa đủ anh hùng và trọng tình trọng nghĩa vậy!!!
Cảm thấy gặp Công Dã Càn và Phong Bá Ác chưa đủ để tín nhiệm Mộ Dung Phục, đạo diễn cho Kiều Phong xuống Đại Lý điều tra cái chết của Huyền Bi đại sư, vô tình cứu được Mộ Dung Phục khỏi sự truy đuổi của Hoàng Mi tăng, Đoàn Chính Minh, Đoàn Chính Thuần, qua đó cũng biết được thân phận Lý Diên Tôn của Mộ Dung Phục.Phim cũng làm sai nguyên tác khi cho Cưu Ma Trí giết Huyền Bi đại sư bằng Vô Tướng Kiếm Chỉ. Thật sự Huyền Bi đại sư bị Mộ Dung Bác dùng Vi Đà Chử giết chết trong địa phận Đại Lý nhằm gây mối hằn thù giữa võ lâm 2 nước.
Ngoài ra còn một vài chi tiết lăng nhăng khác như Cưu Ma Trí đại náo Mạn Đà sơn trang; Đoàn Dự cùng Tứ ẩn Đại Lý phát hiện Mộ Dung Bác chết giả, có đường hầm từ mộ thông qua Lang Hoàn Các nhà họ Vương; như Cưu Ma Trí dùng Vương Ngữ Yên uy hiếp, Đoàn Dự buộc phải dạy Lục Mạch Thần Kiếm nhưng đảo ngược (ăn cắp Xạ điêu anh hùng truyện rồi) nhưng Cưu Ma Trí võ công ghê gớm quả đảo ngược chân khí luyện thành Thiếu Trạch kiếm; rồi Kiều Phong sau đại chiến Tụ Hiền Trang về lại trang vô tình đánh bại Cưu Ma Trí cứu Đoàn Dự và Mộ Dung Phục; hay là đoạn Tiêu Phong và A Châu quen biết A Tử cũng khá lăng nhăng dây dưa. Trong phim còn cho kẻ áo đen, tức là Tiêu Viễn Sơn, lộ diện khá sớm.
Tóm lại kịch bản bộ này xem được, không đến nỗi ba trợn như bộ năm 82.
 

Sirius

Member
Diễn viên

Tiêu Phong - Hư Trúc - Đoàn Dự
.

Vương Ngữ Yên - A Châu - A Tử
Những trận đấu nổi bật:
  • Trận Cái Bang ám sát nguyên soái Tây Hạ. Kiều Phong đại chiến Tứ đại ác nhân cùng Mộ Dung Phục trong lớp vỏ Lý Diên Tôn.
  • Trận đấu cờ giữa Hoàng Mi tăng và Đoàn Diên Khánh không như mong đợi. Chẳng thấy rõ đặc trưng của cờ vây.
  • Cưu Ma Trí đấu với các nhà sư Thiên Long tự rất tầm thường, chưởng xanh chưởng đỏ lòe loẹt.
  • Đại chiến ở Tụ Hiền Trang hay, đánh đấm ác liệt, nhưng hơi thiếu máu me. Không thấy cái sự đổ máu kinh khủng. Trường Giang tam điệp lãng không hấp dẫn.
  • Màn phá giải Trân Lung kỳ cuộc cũng không thực sự ấn tượng. Không nhìn thấy thế cờ Trân Lung, không thấy được sự bí hiểm của bàn cờ.
  • Đại chiến Thiếu Lâm Tự hay, nhưng quy mô quá nhỏ nên mất đi sự hào hứng. Làm sai nguyên tác khi cho Huyền Từ phương trượng bị Du Thản Chi đả thương. Yên Vân thập bát kỵ cũng không có. Cảnh cha con Tiêu Viễn Sơn và Tiêu Phong nhận nhau rất hào hùng, chỉ thiếu quy mô.
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top