Tâm sự của một học sinh Hà Nội về kỳ thi THPT

ark

Active Member
Trong thời điểm trước kỳ tuyển sinh THPT, bọn em học cực kỳ vất vả, người lớn nhìn vào lịch học thêm chỉ biết lắc đầu ngao ngán. Mỗi ngày "chạy sô" 5-6 ca học, mỗi ca trung bình 1,5 giờ. Chẳng nhẽ, sau bao cải cách, đầu tư cho giáo dục, lại đem đến cho chính thế hệ ấy những áp lực kinh khủng thế này sao.(Nguyễn Nhật Minh)

Người gửi: Nguyễn Nhật Minh
Gửi tới: Ban Biên tập
Tiêu đề: Tâm sự của một học sinh...

Trước tiên, em muốn tự giới thiệu, em chỉ là một học sinh THCS bình thường giống như bao học sinh khác, đang phải gồng mình vượt qua một thử thách lớn - kỳ thi tuyển THPT.

Có lẽ một phụ huynh quan tâm tới việc học của con em mình có thể cảm nhận được cái áp lực khủng khiếp mà chúng em phải chịu. Nói ra những điều sau đây, rất có thể nhiều người sẽ nghĩ em bồng bột, nông nổi, thiếu suy nghĩ, hoặc còn tồi tệ hơn thế nữa. Nhưng em không muốn nghĩ đến những điều ấy. Đơn giản, em là một trong rất rất nhiều học sinh đang gánh trên vai quá nhiều áp lực cũng như kì vọng từ mọi phía. Và em viết những dòng này chỉ để nói lên 1 phần cuộc sống của bọn em.

Hôm nay (30/6) là ngày mà điểm thi tuyển THPT tại Hà Nội được công bố rộng rãi. Nhưng thực chất biết được cái điểm của mình rồi cũng chưa thể biết được sẽ đỗ tại trường nào. Trong bọn em lúc nào cũng tồn tại biết bao luồng suy nghĩ: lo lắng, hồi hộp, sợ hãi, rồi lại tự an ủi bản thân rằng cái gì đến rồi nó sẽ đến. Người ta vẫn nói: "Học tài thi phận". Bạn bè em có những đứa học rất giỏi, sức học rất khá, đến lúc làm bài thi vì những cái áp lực không đáng có mà làm bài không đúng với thực lực của mình. Em không muốn bàn đến vấn đề ấy.

Cái mà em muốn nói ở đây là những nỗi lo không đáng có mà nền giáo dục cũng như những quy chế đem lại cho bọn em. Trong thời điểm trước kì thi, bọn em học cực kỳ vất vả, đến mức có những người lớn nhìn vào cái lịch học thêm mà chỉ biết lắc đầu ngao ngán... Chính em cũng có thể làm một ví dụ. Ngay sau ngày bế giảng, em lao ngay vào một lịch học thêm mới kín mít, mỗi ngày từ 2 đến 4 ca học thêm, ngày nào cũng đều đều như thế. Học quên mình, lao vào mà học, rồi đến lúc thấy quá mệt mỏi lại nhìn vào lịch học của 1 đứa bạn lớp em mà tự an ủi mình: mỗi ngày "chạy sô" từ 5 đến 6 ca học, mỗi ca trung bình là 1 tiếng rưỡi, có ca 2 tiếng, một tuần gần 40 ca!

Tận mắt em từng nhìn thấy phụ huynh "chạy sô" cùng con, chuẩn bị sẵn cơm hộp cho con ăn cố trong 15 phút ngắn ngủi giữa 2 ca. Họ thậm chí còn xin nghỉ phép mấy ngày để "chăm" con, học cùng con, rồi còn "thuộc" lịch học thêm hơn cả con... Nếu ai không hiểu rõ thì có thể không tin, còn với những người trong cuộc thì có lẽ cũng đã quá quen với những chuyện như thế này.

Chính vì thế, chẳng có học sinh (nói chung) nào lại không lo đến kết quả thi của mình, nếu không muốn nói nhất là học sinh chuyển cấp như bọn em, bởi nếu có trượt khỏi 2 nguyện vọng mình đăng kí rồi thì cũng chỉ còn những cánh cổng trường ngoài công lập chào đón. Em còn có những người bạn không thể học những trường ấy, bởi vì cha mẹ không muốn...

Rồi từ những nỗi lo ấy, hàng loạt các "tin vịt" tung ra đánh trúng tâm lý học sinh. Nào là tin đúng 1h sáng ngày 30/6 sẽ công bố kết quả thi trên các phương tiện, khiến cho bạn em rất nhiều đứa cố thức cho đến giờ đó chờ kết quả, thậm chí còn có đứa đi ngủ trước từ tối rồi... đặt báo thức lúc 1h dậy. Nào là tin 4h chiều 30/6 mới công bố kết quả...

Đứa chưa xem được điểm thì hồi hộp, lo lắng, sợ hãi, đứa nhờ người xem hộ điểm cho rồi thì lại buồn rầu mà cũng lo không kém, tại vì vẫn chưa biết gì về điểm chuẩn cũng như mặt bằng điểm chung của học sinh cả thành phố... Rồi thì những tin nhắn qua Internet được gửi cho từng người với những nội dung đại loại như "Cố lên, sắp biết kết quả rồi...", "Bọn mình ai cũng sẽ đứng vững trong cuộc sống nhớ...", thậm chí là "Chúa phù hộ cho bọn mình, đỗ hết nha cả lớp...", những tin nhắn như thế em nhận được rất nhiều, và cũng không phải em không tiếp tục gửi chúng.

Học sinh chúng em trong những ngày này chỉ mong được bên cạnh nhau chia sẻ, tiếp thêm cho nhau sức mạnh để đón nhận cái kết quả thi không kém phần khắc nghiệt hơn so với thi đại học... Đến giờ phút này sau bao lo lắng, hồi hộp ấy, lại một dòng tin nhắn được gửi đi từ những người bạn - có lẽ được copy ở đâu đó - với nội dung: "Do đường truyền có lỗi nên kết quả tạm thời thi và tuyển sinh sẽ công bố chậm hơn so với dự kiến". Đơn giản, súc tích, và có đủ sức mạnh để làm bọn em thất vọng!

Viết ra những dòng trên, em chỉ muốn tâm sự về 1 phần những suy nghĩ bọn em đang có. Em không muốn chia sẻ ở những forum lứa tuổi bọn em hay lui tới, bởi những ý nghĩ như thế này đã quá thông thường, và đọc những dòng này có thể sẽ làm cho một số người thêm chán chường. Em muốn đặt tiếng nói của mình ở một thế giới ảo nhưng mang những giá trị thực, một nơi mà lứa tuổi bọn em có thể nói lên suy nghĩ của mình. Đấy là lý do em viết và gửi tới VnExpress.

Chính những lời tâm sự cũng những tiếng thở dài của bạn bè và của chính em, đã khiến em có động lực viết ra những dòng này. Cho em xin lỗi nếu như em mang trong mình những suy nghĩ sai, hay 1 đứa học sinh như em lại làm mất thời gian của người khác, nhưng thực sự bọn em đang phải trải qua quá nhiều áp lực thi cử. Chẳng nhẽ, sau bao cải cách, bao tiền của Nhà nước đầu tư vào việc Giáo dục cho một thế hệ mới lại đem đến cho chính thế hệ ấy những áp lực kinh khủng đến thế này sao? Em thực sự không hiểu!

Chỉ là lời tâm sự nhỏ của một học sinh cực kỳ bình thường, nhưng em muốn không chỉ em mà những bạn học cùng trang lứa được lắng nghe, được tiếp nhận một sự đào tạo xuất phát từ nhu cầu của học sinh, từ thực tế chứ không phải chỉ mang mục đích là những bằng cấp, những danh tiếng không thực chất. Một lần nữa, em xin lỗi nếu em đã hiểu sai về những gì chúng em phải chịu đựng, nhưng em chỉ mong tiếng nói của mình được lắng nghe và tìm được một sự đồng cảm, cho dù rất nhỏ, từ cái thế giới ảo khác hoàn toàn so với cái thế giới em đang sống. Xin cảm ơn những ai đã đọc và lắng nghe em...

Một học sinh Hà Nội!
Nguồn : VNexpress

Vẫn là 1 vấn đề cũ , nhưng qua những lần Đổi mới và Cải cách của Bộ, có vẻ nó càng trở nên nghiêm trọng hơn
 

rabu

Member
bỏ thi tốt nghiệp THCS, bây giờ áp lực thi của học sinh cấp 2 chẳng khác nào thi ĐH
biết bao giờ học sinh mới ko còn bị coi là con chuột bạch, đem đi thí nghiệm cải cách này cải cách nọ. Tốt đâu ko thấy, chỉ thấy giật lùi đi
Hỏng cả 1 thế hệ!!!
 

hoxedaica

New Member
Vua roi ong bo truong bo giao duc moi len nham chuc. Biet dau lai chang co thay doi, nhung thay doi tich cuc hay tieu cuc thi co phai doi roi chung ta moi biet duoc
 

giraffe

Member
nghe mà rợn tóc gáy. Mình có ôn thi đại học cũng chẳng đến nỗi khốn khổ như thế 1 tuần đi học thêm 7 buổi, chủ nhật chơi cả ngày.
Mà cái kiểu cải cách bỏ thi tốt nghiệp THCS chỉ làm khổ con nhà người ta. Trước đây học dốt thì chỉ đi lo thi tốt nghiệp quay bài tốt. Bi giờ thì lo quay cả 4 năm. 4 năm cho 1 ngày kin dị quá
 
Bỏ thi tốt nghiệp THCS à? Chẳng giải quyết được cái gì cả. Chỉ tăng thêm gánh nặng cho hs mà thôi.Ra sao thì mọi ng` cũng biết rồi. Lại còn cái quy chế cộng điểm nữa chứ. Mỗi học kỳ đc hs giỏi là 5 điểm. 4 năm là 40 điểm. Liệu có bao nhiêu điểm trong số đó là đánh giá cái giỏi thực sự trong khi bộ máy GD vẫn còn quan liêu, GD ở cấp 2, nói thực, điểm là hoàn toàn có thể xin xỏ, đổi chác? Xem ra kì thi tuyển vào lớp 10 này, nếu đã có 40 điểm như thế, chỉ cần 5 văn 5 toán là vào đc CVA rồi. Nói chung là em phản đối cái kiểu cộng điểm ấy. Nó tạo cơ hội xấu cho những thầy cô giáo ko có lương tâm nghề nghiệp, thiếu công bằng, và gây ra tâm lý học vì điểm quá nặng nề, làm hại các em hs thôi. Thêm nữa, nếu ai có lỡ mải chơi mấy năm đầu, đến lớp 9 tu tỉnh lại thì coi như cũng có ít khả năng vào đc trg` tốt.
 
Anh cũng đồng tình với em!
Mặc dù những thầy cô như vậy là hiếm vô cùng, nhưng chính cái cơ chế kiểu này sẽ là nguyên nhân khiến cái xấu phát sinh!
:((
năm nay em gái của bạn anh cũng ko vào được CVA vì cái trò cộng điểm, nếu thích cộng thì phải nói từ 4 năm tr'c cho người ta cố gắng chứ.
 

Volodia

Member
Hmmmmm, sao ko cố gắng hết mình trong học tập đi, để bây h biết than trách ai đây. Kết quả học tập là do mình làm ra là phần chủ yếu, sao ko cố gắng đạt được kết quả tốt nhất cho mình đểh ko phải hối tiếc! Kêu trời ư, làm gì có trời, chỉ có tự mình cứu mình thoai! :) Hy vọng ngày nào đó những thế hệ từng chịu đựng khổ ải học tập sẽ lên lãnh đạo đất nước và cho ra một chính sách đúng đắn, còn bây h thì cứ học đi đã! :|
 
Hmm, nói thế thì dễ rồi... Học sinh (cấp 2) bây h chỉ biết cắm mặt vào học thêm, lúc nào cũng canh cánh nỗi lo đỗ - trượt. Em nhớ là vừa mới kết thúc kì thi vào trg` em (chuyên ngữ) vừa rồi, mà đã có một em học lớp 8 hỏi: "Trường chị bây giờ đã tổ chức học thêm luyện thi vào trg`chưa?" Đến chịu!!! Chỉ còn biết khuyên các em bây giờ là nên tự học, tin vào kiến thức của chính mình, tranh thủ thư giãn nghỉ ngơi trong mấy ngày hè còn lại (mà đa phần là đang cuống lên học thêm) để vào năm học đạt kết quả thật tốt. Bây giờ nhìn hs đi học thêm liên miên, khổ quá, mặt đứa nào đứa nấy căng thẳng. Mình chưa trải qua những tháng ngày như thế bao giờ. Trc đây (lớp 8 trở về trc)ko biết học thêm là gì, cả năm lớp 9 học thêm có hai môn, lớp 10 cũng hai môn. Lên lớp 11 rồi thì mới bắt đầu tăng tốc ^^. Chẳng biết từ bao giờ cái áp lực thi cử nó lại nặng nề đến vậy.
 

Zacryl

New Member
trong vấn đề này thì đúng là bộ GD có sai lầm, những em học không tốt các năm đầu năm lớp 9 tu tỉnh thì cũng không kịp nhưng nói đi nói lại thì sai lầm cũng 1 phần thuộc về học sinh mà, lớp 6,7,8 học không tốt thì đổ trách nhiệm đó cho ai. Mà lo lắng thì cũng không nên học nhiều như thế, thời gian đâu để xem lại bài vở đã học chứ, tự học có ảnh hưởng hơn nhiều so với học thêm 1 ngày chục ca như thế
 
Đương nhiên là để học sinh giỏi thì ko phải đi học thêm rồi <ấy là xét bình thường ấy>
Ở cấp III thì chưa thấy, chứ cấp II, vẫn có những kiểu thầy cô trù dập, hạ điểm học sinh vì những lí do rất chuối.
Như vậy, thì 1 học sinh cấp II, ngoài học tập ra, 1 việc quan trọng là nên đi lấy lòng thầy cô nhiều vào, đừng có mà làm thầy cô phật ý, ko thì cấp III ko biết học đâu đâu!
 

Volodia

Member
Ờ thì lấy lòng thầy cô cũng là một chién thuật mà! :|
Nói ra thì chuối lắm nhg cũng đừng để bị thầy cô có ác cảm với mình, tốt cho bản thân thoai! :|
 

Traithudo

New Member
Cải cách, cải cách.... nhưng lại chỉ toàn tiêu cực, dối trá. Dạy học sinh "học" nhưng không "hành". Toàn là lí thuyết suông. Đã thế, cha mẹ lúc nào cũng: mày phải thế nọ, mày phải thế kia.... rồi cố mà học để khỏi " mang tiếng xấu cho bố mẹ mày, không phải cúi mặt khi gặp người khác"....Rồi giữ thành tích cho trường....khiến cho việc học không còn trở nên hứng thú nữa.
 
đi xuất khẩu lao động cũng đc
té ra nc' ngoài
đi xuất khẩu LD dong
gửi tiền về cho gia đinh
gia đình giàu lên
có tiền cho con đi học
con đi học tăng dân trí
dân trí cao rồi xây dựng đất nước
hehe
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top