Năm đặc tính của nhà giáo dục hiệu quả trong thế kỷ 21

lion

Moderator
Staff member
1. Là người tiên đoán trước tương lai

Một nhà giáo dục hiệu quả trong thế kỷ 21 phải là một người hiểu biết các xu thế thay đổi nhanh chóng của công nghệ, của nền kinh tế, dự đoán được nhu cầu tương lai đối với thương mại và công nghiệp để định hướng các cơ hội nghề nghiệp cho học sinh/sinh viên trong những năm tới, đi cùng với việc cung cấp cho họ những kỹ năng giáo dục và năng lực cần thiết. Một nhà giáo dục hiệu quả thế kỷ 21 luôn phải đảm bảo rằng học sinh/sinh viên của họ trên mọi vùng miền của tổ quốc không bị thụt lại phía sau những làn sóng đang thay đổi nhanh chóng nêu trên. Một nhà giáo hiệu quả thế kỷ 21 không phải là người thày/cô xa rời học sinh/sinh viên, họ luôn năng động đưa những thay đổi có tính hệ thống vào chương trình giảng dạy, khôn khéo và nghiên cứu cẩn thận khi đưa ra quyết định để đảm bảo rằng họ đang cung cấp kiến thức, kỹ năng cho học sinh/sinh viên của mình sự sẵn sàng ra nhập thế giới thực, ở đó các em sẽ sống và làm việc chứ không phải một thế giới mà ở đó các giáo viên đã tìm ra và trú ngụ.

2. Là người học tập suốt đời

Chuck Dinsfriend – Giám đốc dịch vụ IT quận Woodburnt cho rằng không chỉ giáo viên mà bất cứ ai biết sử dụng CNTT để tăng năng suất, bất kể trong lĩnh vực sản xuất, bán hàng, tiếp thị, khoa học, nghiên cứu hay giáo dục thì yếu tố quan trọng nhất họ phải là người linh hoạt, học tập suốt đời, chấp nhận và nắm bắt thời cơ thay đổi, sẵn sàng làm kể cả có nguy cơ thất bại và biết chấp nhận thất bại (vì từ thất bại những ý tưởng cải tiến được hình thành và sẽ học được các kỹ năng mới), tập trung vào quá trình và kết quả hơn là công cụ. Một nhà giáo dục lớn không chỉ nắm bắt được công nghệ mà còn là người sẵn sàng học hỏi từ đồng nghiệp và học sinh/sinh viên của mình. Nhà giáo dục hiệu quả thế kỷ 21 cần biết cách đặt câu hỏi mở với học sinh/sinh viên của mình mà không cần đòi hỏi phải có câu trả lời chính xác. Nhà giáo dục như vậy sẽ khuyến khích học sinh/sinh viên tự chiếm lĩnh tri thức, học tập trở nên có ý nghĩa đối với họ bởi vì họ học và làm việc thông qua các hoạt động thực tiễn.

3. Là người thúc đẩy các mối quan hệ

Trong kỷ nguyên công nghệ hiện nay, có một ví dụ đặt ra là ‘Bạn có thể có 500 người bạn trên Facebook, nhưng thực ra bạn có biết làm thế nào để trở thành người bạn không?’ Công nghệ có thể làm gia tăng sự cô độc, do vậy cần dạy các kỹ năng giao tiếp con người trong nhà trường để học sinh/sinh viên có thể thành công trong công việc và xã hội khi ra trường. Hãy giúp học sinh/sinh viên học các bài học về cuộc sống, mối quan hệ giữa con người-con người, cho các em thấy sự quan tâm, chỉ bảo của giáo viên – những điều này sẽ giúp các em thành công hơn trong cuộc sống.

4. Có thể dạy và đánh giá người học ở mọi cấp bậc

Nhà giáo dục thế kỷ 21 phải là “những nhà lãnh đạo tình thế”. Họ phải đánh giá được bất kỳ ở đâu và từng học sinh/sinh viên họ giảng dạy có phù hợp ‘năng lực học tập’ và ‘cam kết học tập’. Người giáo viên, trước tiên phải sở hữu những kỹ năng của thế kỷ 21 và truyền lại cho học sinh/sinh viên của mình nắm bắt được và phát triển những kỹ năng mà họ mong muốn.

5. Có khả năng nhận thức công nghệ hiệu quả hoặc không hiệu quả

Trẻ em trong độ tuổi đến trường tiếp cận và nắm bắt được công nghệ thông tin và truyền thông rất nhanh. Hệ thống giáo dục không cần dạy họ cách sử dụng những công nghệ này mà nên hướng dẫn học sinh/sinh viên nhận biết những công nghệ nào giúp các em học tập nhanh hơn. Công nghệ ứng dụng trong lớp học không những giúp giáo viên sử dụng hiệu quả thời gian trên lớp, mà còn là công cụ chuẩn bị bài giảng, hỗ trợ giảng dạy, thông tin phản hồi về bài giảng, ra bài tập, đánh giá và cho điểm. Giáo viên thế kỷ 21 phải am hiểu để điều chỉnh việc sử dụng công nghệ hiệu quả và không hiệu quả phù hợp với giáo viên và học sinh ở lớp học và ở nhà. Một trong những yếu tố tiêu cực của công nghệ là việc sử dụng chúng không hiệu quả – điều này dẫn đến lãng phí thời gian và nguồn lực.(Eschool News)
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top