Một chút suy ngẫm

lion

Moderator
Staff member
Một bức thư hay
Xin thầy hãy dạy cho con tôi.
sưu tầm
(Trích thư Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học-Dịch từ Internet)

o Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè phố…
o Xin hãy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất…
o Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách…nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.
o Ở trường xin thầy hãy dạy cho cháu chấp nhận thi trượt còn vinh dự hơn gian lận trong khi thi. Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm…
o Xin hãy dạy cho cháu cách đối xử dịu dàng với những người hoà nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.
o Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy hãy dạy cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp.
o Xin hãy dạy cho cháu cách mỉm cười khi buồn bã… Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước những ngọt ngào cạm bẫy.
o Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.
o Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện được những thanh sắt cứng rắn.
o Xin hãy dạy cho cháu biêt rằng phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.
Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết mình… Con trai tôi quả là một cậu bé tuyệt vời.
 

Vampire

Member
Cái này mới đáng phải suy ngẫm này =))

Trường nổi tiếng nên không cần niềm nở?11:21' 04/08/2008 (GMT+7)

- Làm thủ tục cho cháu học cấp 3, tôi đến hai ngôi trường ở Hà Nội là THPT Chu Văn An và THPT Phạm Hồng Thái. Thật bất ngờ, hai ngôi trường có hai thái độ tiếp đón khác hẳn nhau.


Tôi có cháu ngoại, may mắn đủ điểm tuyển (đợt 2) vào trường THPT Chu Văn An, Hà Nội. Cả đại gia đình hai họ nội, ngoại đều mừng vì được biết trường THPT Chu Văn An thuộc cấp “quốc gia”, có bề dày lịch sử mang tầm thế kỷ. Lên mạng xem, còn thấy biết bao người thành danh trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, kinh tế, chính trị, quân sự, doanh nhân… đều đã từng là học trò của trường này.

Nhưng trước đó bố mẹ cháu đã nộp hồ sơ cho cháu vào Trường THPT Phạm Hồng Thái. Khi nhận hồ sơ, chị cán bộ ở đây cười: “Điểm cao thế này (52 điểm) chắc rồi lại rút đi học trường khác đây. Không sao, gia đình cứ đến, chúng tôi trả lại ngay hồ sơ và tiền mua đồng phục, không khó khăn gì, đừng lo!”.

Và như trên đã nói, THPT Chu Văn An tuyển đợt 2 nên cháu đủ điểm vào trường.

Mẹ cháu bận công tác, tôi đến trường Phạm Hồng Thái rút hồ sơ cho cháu. Ngôi trường đẹp, rợp bóng cây xanh. Anh bảo vệ đưa phiếu trông xe và chỉ dẫn chu đáo lối vào văn phòng Ban giám hiệu.

Vào đấy, tôi thấy hai cán bộ nam tóc đã muối tiêu ra tiếp. Không biết hai vị này là lãnh đạo hay giáo viên, song rất niềm nở. Được biết mục đích của tôi, hai vị mời ngồi, rót một chén trà mạn nóng hổi: “Bác uống nước, để tôi tìm lại hồ sơ của cháu”. Để viết đơn rút hồ sơ, tôi được mời sang buồng bên có bàn ghế đàng hoàng…

Thấy tôi có vẻ lúng túng vì rút hồ sơ ở đây đi nộp nơi khác, một vị nói: “Thời buổi kinh tế thị trường, khách hàng có thể chọn hàng hóa và dịch vụ bác ạ! Cháu được học Chu Văn An tốt quá, họ có nhiều điểm mạnh hơn chúng tôi. Chúng tôi cũng đang phấn đấu xây dựng thương hiệu đấy bác ạ!”. Khi trao trả hồ sơ, hai vị còn cẩn thận đề nghị tôi kiểm tra đủ từng loại giấy tờ…

Sau khi cảm ơn và chúc nhà trường phát triển, tôi ra về, và tiếp tục ngạc nhiên khi anh bảo vệ không nhận tiền trông xe: “Ở đây trông xe miễn phí, bác ạ!...”


THPT Chu Văn An - ngôi trường có bề dày truyền thống. (Ảnh: chuvanan.org)

Tôi đến trường THPT Chu Văn An.


Vào phòng nộp hồ sơ, sau khi so tên báo danh trong phiếu điểm của cháu với tờ lưu ở trường, người kiểm tra bảo tôi sang phòng gần đấy và đưa tôi tờ giấy màu vàng để kê khai chi tiết.

Sang phòng này, thấy 4-5 chị trung niên đang ngồi vui chuyện. Tôi đưa hồ sơ và tờ giấy vàng cho một chị dáng cao, áo tím và hỏi cách ghi.

Không một nụ cười, chị bảo, trong đó đủ các câu hỏi, cứ thế mà ghi. Tôi hỏi: “Thế ngồi viết ở đâu hả chị?”, chị không trả lời. Bực quá, tôi bảo: “Này chị, phụ nữ như bông hoa, chị cười một tý có tốt không, mới sáng ra mà đã cau có thế?”. Chị nạt lại: “Anh không được nói thế, tôi nói thế là rõ rồi!”…

Nhìn ra hàng hiên thấy mấy vị phụ huynh học sinh đang cúi lom khom kê giấy tờ lên bờ tường hành lang viết viết, lách lách, tôi đành làm theo.

Đến mục viết tắt “TBCN môn lý, môn hóa…”, không hiểu, tôi không dám vào phòng của chị áo tím, phải đi hỏi mới biết TBCN là “Trung bình cả năm”. Rồi tôi ghi mục học ở lớp nào, con gái dặn ghi là “ban D” (nghĩa là Toán, Văn, Anh), sau đó người nhận hồ sơ lại bảo phải xóa, ghi là “Lớp không chuyên”.

Sau khi hoàn tất thủ tục với tâm trạng bực bội, tôi quay ra tìm chị cao cao áo tím để giảng hòa, chị đang tiếp tục chuyện ran với mấy người gần đấy. Tôi nói: “Lúc nãy tôi hơi nóng, tôi xin lỗi chị”. Đang chờ một nụ cười và lời nói: “Không có gì đâu bác ạ!”, ngược lại, mặt chị vẫn lạnh tanh, không nhìn tôi mà nhìn lên cái bảng trong phòng, buông lời: “Anh phải rút kinh nghiệm(!?)”.

Tôi bực quá bảo: “Tôi đã nói lời xin lỗi, chị cũng phải thế nào chứ? Sao nói chuyện với khách mà không nhìn khách, lại cứ ngó lên bảng thế?”.

Tôi ra về mà cứ suy nghĩ mãi.

Có phải vì trường THPT Chu Văn An là trường nổi tiếng mà một số cán bộ có thái độ “vi tính” như thế với khách hàng – phụ huynh học sinh hay không? Trường dạy chữ mà chưa giáo dục văn hóa ứng xử cho cán bộ như thế có tốt hay không?

  • Nguyễn Lê Minh,Hội Nhà báo Việt Nam
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top