Bạn nghĩ gì : Một nền ca nhạc bị "teen hoá"?

Một nền ca nhạc bị "teen hoá"?

http://www.giaidieuxanhcuoituan.vietnamnet.vn/tieudiem/2005/08/483428/


Một nền ca nhạc (tức là âm nhạc đại chúng chứ không phải nền âm nhạc nói chung) chỉ lo phục vụ lớp khán giả tuổi teen thì sẽ có chân dung ra sao? Khi các teenager có quyền lực đủ khiến khiến nhiều ca sĩ mất hẳn bản lĩnh nghệ sĩ để chạy theo phục vụ những sở thích nóng lạnh thất thường của mình thì nền ca nhạc bị "teen hoá" sẽ có điểm đến ở đâu? Những câu hỏi ấy sẽ có câu trả lời nếu chúng ta nhìn sâu hơn một chút vào sinh hoạt ca nhạc Việt lúc này.

Tất nhiên nhạc đại chúng Việt không phải 100% dành cho lớp khán giả vị thành niên hoặc chớm thành niên (được gọi một cách quốc tế hoá là teen), nhưng nhìn qua cũng thấy một bộ phận lớn của nó (tức nhạc đại chúng Việt) đang mải mê chạy theo sở thích của đám khán giả tuổi teen, sẵn sàng làm mọi thứ để những teenager đầy quyền lực ấy chấp nhận, rồi khi các teen ấy thay đổi sở thích thì những nghệ sĩ tưởng như đầy kiêu hãnh lại sấp ngửa tìm cách chạy theo cho kịp, lần này dưới danh nghĩa "đổi mới bản thân và âm nhạc".

Nhưng khi mọi "đổi mới" chỉ loanh quanh cái vòng luẩn quẩn của những thay đổi thất thường đầy tính thời trang phù phiếm của một lớp khán giả trẻ thì thực sự chỉ có "đổi" mà không mong gì "mới". Khi cơn sốt hip-hop tràn đến và chinh phục đám trẻ bằng những quần thụng thùng thình, thì ngay lập tức, trên sân khấu ca nhạc quần thụng cùng trở thành thời trang chủ đạo của ca sĩ, rồi có người, chẳng hạn Hồng Ngọc, tuyên bố, "Hip-hop đã cày sâu vào trong máu thịt!", nghe cứ như thể uống một viên thuốc là có ngay văn hoá hip-hop trong mình. Kết quả của một hành trình chạy theo hụt hơi những sở thích bên ngoài là những câu tuyên bố như vậy, dám chắc rằng hỏi những người đã được hip-hop "cày" trong máu thịt (kiểu như Hồng Ngọc) rằng hip-hop là gì, họ sẽ... lẳng lặng không nói. Bởi người biết thì không có thói quen nói linh tinh như thế.

Nhạc pop thế giới đã chứng kiến sự lan tràn và bá quyền của một dòng phong cách âm nhạc được gọi chung là teen-pop suốt từ giữa những năm '90 đến tận bây giờ. Nhưng teen-pop dù có hung hăng đến đâu thì cũng không phá vỡ được cái nền tảng cực kỳ vững chắc của âm nhạc đại chúng phương Tây, và nó cũng chỉ được coi là một trong bao nhiêu dòng nhạc, phong cách cùng chung sống trong một đời sống ca nhạc. Khi Britney Spears làm mưa làm gió, người ta không "khích" Céline Dion cũng phải làm như vậy, khi Backstreet Boys hay N'Sync trở thành những "cỗ máy in tiền", người ta cũng không bao giờ ái ngại khi nhìn vào những Bon Jovi hay Duran Duran. Ai có lãnh địa của người đó, thời gian sẽ chứng minh ai có khả năng trụ lâu hơn, và thực tế thì việc chứng minh ấy đã hoàn thành rồi, kết quả ra sao ai cũng biết.

Trở lại đời sống nhạc Việt, hiển nhiên teen-pop dù có ồn ào nhưng cũng chưa đủ sức để thống trị được sinh hoạt ca nhạc. Nhưng điều khiến nhiều người tâm huyết với nhạc Việt phải lo ngại là thái độ của nhiều nghệ sĩ khi cơn sốt teen-pop từ nước ngoài tràn đến. Việc lập ra các fanclub ồn ào kéo theo những chiêu chiều chuộng các fan, và cũng vì thế mà khi các fan "giở chứng" thì ca sĩ cũng phát sốt, cuống cuồng tìm cách thay đổi mình để không mất lòng các fan. Kể ra làm thế cũng không có gì sai dưới quan điểm giữ gìn mối quan hệ tốt với fans, nhưng về mặt thị trường, chưa chắc đã là một bài toán khôn ngoan, bởi chi phí bỏ ra để chiều chuộng những fan tuổi teen đỏng đảnh ấy ngốn một phần quan trọng trong tổng thu nhập của ca sĩ, và họ lại phải hụt hơi chạy show để bù lại.

Chạy mãi trong cái vòng luẩn quẩn ấy khiến ca sĩ không còn nhiều tâm sức đầu tư cho nghệ thuật để nâng cao đẳng cấp nữa. Tâm lý sợ bị quên, sợ bị fans bỏ rơi ngự trị khiến họ, dù mệt mỏi, dù cũ kỹ, vẫn không dám dành thời gian nghỉ ngơi để "refresh" bản thân. Không ít ca sĩ còn khẳng định rằng chỉ cần nghỉ hát một tháng là khán giả quên mình ngay, bởi vậy họ không dám nghỉ hát để thu album cho kỹ, chỉ dám nhận đóng phim nếu vừa được quay phim vừa chạy show được... Cứ thế, làm gì cũng nửa vời và kết quả ra sao thì đã thấy. Trong khi thực sự nghệ sĩ có đẳng cấp, có tài năng, lại có những khán giả chung thuỷ của mình thì cho dù họ có nghỉ hát vài năm để lo việc gia đình, hay phục hồi sức khoẻ hay thu âm album hoặc làm việc khác, khi trở lại, họ vẫn được đón nhận nồng nhiệt. Điều quan trọng khán giả chờ đợi ở họ là sẽ mang lại gì mới lạ, hấp dẫn, chứ không phải đòi hỏi họ xuất hiện liên tục một cách nhàm chán.

Nhưng tâm lý sợ bị quên vẫn đang ngự trị, và ai cũng biết những người hay quên là lớp khán giả nào, biết nhưng chẳng phải ai cũng có đủ bản lĩnh để làm khác đi. Một nền ca nhạc bị "teen hoá" là một nền ca nhạc chứa đầy những nỗi sợ vu vơ như thế. Ca sĩ sẽ chỉ hết "sợ" khi họ trở thành "người lớn" thực sự!
 
Đây chỉ là ý kiến của người viết bài. Hoàn toàn không có giá trị khẳng định nếu bạn đồng tình hoặc phản đối hãy lên tiếng nào!
 
Appassionata said:
Một nền ca nhạc bị "teen hoá"?

http://www.giaidieuxanhcuoituan.vietnamnet.vn/tieudiem/2005/08/483428/


....Nhạc pop thế giới đã chứng kiến sự lan tràn và bá quyền của một dòng phong cách âm nhạc được gọi chung là teen-pop suốt từ giữa những năm '90 đến tận bây giờ. Nhưng teen-pop dù có hung hăng đến đâu thì cũng không phá vỡ được cái nền tảng cực kỳ vững chắc của âm nhạc đại chúng phương Tây, và nó cũng chỉ được coi là một trong bao nhiêu dòng nhạc, phong cách cùng chung sống trong một đời sống ca nhạc. Khi Britney Spears làm mưa làm gió, người ta không "khích" Céline Dion cũng phải làm như vậy, khi Backstreet Boys hay N'Sync trở thành những "cỗ máy in tiền", người ta cũng không bao giờ ái ngại khi nhìn vào những Bon Jovi hay Duran Duran. Ai có lãnh địa của người đó, thời gian sẽ chứng minh ai có khả năng trụ lâu hơn, và thực tế thì việc chứng minh ấy đã hoàn thành rồi, kết quả ra sao ai cũng biết....
Em cũng hiểu sơ qua ý mà tác giả muốn nói. Âm nhạc đang bị teen hóa. Nhưng muh em thực sự không hiểu câu mà tác giả nói kia ( em đã in đậm ). Nếu em không hiểu nhầm thì tác giả đang nói đến nhạc của Celine Dion bị ảnh hưởng của nhạc Britney ??? Không phải là vì là fan cua? Celine Dion mà em có ý kiến nhưng rõ ràng là tác giả đưa ra 1 ví dụ hoàn toàn sai lầm .
 

baby love

Moderator
Nhạc pop thế giới đã chứng kiến sự lan tràn và bá quyền của một dòng phong cách âm nhạc được gọi chung là teen-pop suốt từ giữa những năm '90 đến tận bây giờ. Nhưng teen-pop dù có hung hăng đến đâu thì cũng không phá vỡ được cái nền tảng cực kỳ vững chắc của âm nhạc đại chúng phương Tây, và nó cũng chỉ được coi là một trong bao nhiêu dòng nhạc, phong cách cùng chung sống trong một đời sống ca nhạc. Khi Britney Spears làm mưa làm gió, người ta không "khích" Céline Dion cũng phải làm như vậy khi Backstreet Boys hay N'Sync trở thành những "cỗ máy in tiền", người ta cũng không bao giờ ái ngại khi nhìn vào những Bon Jovi hay Duran Duran. Ai có lãnh địa của người đó, thời gian sẽ chứng minh ai có khả năng trụ lâu hơn, và thực tế thì việc chứng minh ấy đã hoàn thành rồi, kết quả ra sao ai cũng biết.
Em không tán thành
Tuy là fan của Brit nhưng em nghĩ Céline không như vậy
Em nghe rất nhiều nhạc của Céline nhưng Céline vẫn có phong cách riêng của mình
Em chưa thấy Céline giống Brit ở diểm nào
Em nghĩ anh nên xem lại những điều anh viết
 
Theo em, đúng là trong thời gian qua, Céline Dion có refresh lại bản thân thật, nhưng phong cách ko hề bị "teen hóa", mà ngược lại, trẻ trung, đầy sức sống nhưng vẫn đằm thắm. Một "A New Day Has Come" ko thể nào bị lẫn với những bản nhạc dành cho teen, mà lại càng ko thể đánh đồng với nhạc Britney Spears X(
 

rikku

Active Member
một số giá trị sẽ mãi là vĩnh cửu. Bon Jovi hay Celine tại sao phải hạ mình so sánh với Brit ? Như ở VN sẽ thực khập khiễng nếu so sánh Thanh Lam với HAT ^_^
nghệ thuật vẫn khác cái thứ nhạc giải trí đơn thuần, nghe xong là quên ^_^
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top