Asiad Doha 2006

Đòan VN đã có huy chương vàng thứ 2 ^_^ tại giải lần này =D> =D>

Thứ ba, 12/12/2006, 22:32 GMT+7 Đoàn Việt Nam có HC vàng thứ hai tại ASIAD Doha
Tối nay, Vũ Thị Nguyệt Ánh đã thi đấu xuất sắc và giành HC vàng ở nội dung đối kháng hạng 48 kg (môn karate), sau khi thắng áp đảo võ sĩ Malaysia ở chung kết. Đây là một tin tuyệt vời cho đoàn thể thao Việt Nam đang trong cơn khát vàng ở Á vận hội lần thứ 15.
Với ưu thế về chiều cao (1m65 so với 1m55) và cả sức trẻ (ít hơn đối phương tới 7 tuổi), Nguyệt Ánh đã thắng áp đảo 6-1 trước Vasantha Marial của Malaysia ở trận chung kết.
Trước đó, trên đường tiến tới trận đấu cuối cùng của nội dung Kumite hạng 48 kg của nữ, võ sĩ xinh đẹp 22 tuổi người Hải Phòng đã thắng VĐV của Philippines với tỷ số 2-1 ở tứ kết, và 4-0 trước võ sĩ của Thái Lan ở bán kết.
Như vậy, đoàn Việt Nam đã có tấm HC vàng thứ hai tại Đại hội thể thao châu Á 2006, sau lần lập công của đội cầu mây nữ. Chiến công tối nay của Nguyệt Ánh còn giúp đội karate của chúng ta vơi nỗi buồn sau khi niềm hy vọng vàng Nguyễn Hoàng Ngân chỉ giành được HC bạc kata vào buổi chiều cùng ngày vì mắc lỗi sơ đẳng. Cũng tối nay, karate Việt Nam còn có một tấm HC đồng, của Phạm Trần Nguyên (kumite 55 kg của nam).
ASIAD Doha sẽ bế mạc ngày 15/12. Vì thế, mới có thêm vàng, nhưng đoàn Việt Nam còn rất ít cơ hội để hoàn thành mục tiêu giành từ 5 đến 7 HC vàng tại Đại hội năm nay. Chúng ta chỉ còn hy vọng vào cầu mây đôi nữ (đã vào bán kết, trong khi Thái Lan bị loại), các hạng cân tán thủ (wushu) và kumite (karate).
* Tiếp tục cập nhật
Đoàn VN đã có 2 HC vàng (cầu mây nữ nội dung đồng đội, đối kháng karate), 9 HC bạc (cử tạ, cờ vua, bắn súng, thể hình, billiards, taekwondo 2, cầu mây nữ nội dung đội tuyển; kata cá nhân nữ) và 7 HC đồng (bắn súng 3, taekwondo 3, đối kháng karate), qua đó đứng ở vị trí 18 bảng tổng sắp huy chương. Chúng ta hiện xếp sau 3 đoàn khác cùng khu vực Đông Nam Á là Thái Lan (10 HC vàng; hiện đứng thứ 5 bảng xếp hạng), Malaysia (5 vàng), Singapore (5 vàng), và đứng trên Indonesia (2 vàng, 2 bạc). Đoàn Trung Quốc vẫn áp đảo với 134 HC vàng, trong khi Hàn Quốc xếp thứ hai chỉ có 47 HC vàng, Nhật Bản thứ 3 với 45 HC vàng.
 
oh sao ko có ai vào đây?? mọi người ko quan tâm Asiad?? [-X

Thứ tư, 13/12/2006, 20:49 GMT+7 Bản để in

Cầu mây nữ lập công lớn, đoàn Việt Nam có HC vàng thứ 3

Các tuyển thủ cầu mây nữ của chúng ta vào chung kết ở cả ba nội dung tham dự tại ASIAD Doha. Sau khi giành HC vàng và bạc đồng đội rồi đội tuyển, tối nay, Việt Nam tiếp tục chiến thắng Myanmar 2-0 ở trận chung kết đôi nữ.
Đôi nữ Việt Nam ăn mừng chiến thắng.

Do Thái Lan bị loại ngay khi vòng bảng kết thúc, Việt Nam trở thành ứng viên sáng giá cho ngôi vô địch cầu mây nội dung đôi nữ. Và các cô gái của chúng ta đã không phụ niềm tin của mọi người, khi vượt qua Nhật Bản ở bán kết, dù không hề đơn giản. Các VĐV xứ hoa anh đào thắng 21-19 ở set đầu. Việt Nam thắng lại 21-18 ở set hai, buộc trận đấu phải giải quyết ở set tie-break. Set quyết định diễn ra căng thẳng với phần thắng 15-13 thuộc về đôi VĐV của chúng ta.

Tại chung kết gặp Myanmar dưới cơ, Việt Nam thắng liền hai set với cùng tỷ số 21-16 để đăng quang một cách thuyết phục, sau chỉ 45 phút thi đấu. Lưu Thị Thanh và Nguyễn Hải Thảo là hai VĐV đá chính, còn dự bị trận chung kết là Nguyễn Đức Thu Hiền.


Như vậy, trong tổng số 3 HC vàng của đoàn Việt Nam tới lúc này, cầu mây nữ góp tới 2 tấm (chiếc còn lại do công của Nguyệt Ánh ở môn karate - đối kháng hạng 48 kg). Đây cũng là giải đấu thành công nhất của cầu mây nữ Việt Nam với cú hat-trick dự chung kết, khi thắng được ĐKVĐ Thái Lan ở trận tranh HC vàng đồng đội; thua nghẹt thở cũng trước Thái Lan ở chung kết nội dung đội tuyển; và "góp tay" loại Thái Lan ngay vòng bảng đôi nữ để rộng đường đăng quang tối nay. Đẳng cấp của cầu mây Thái Lan vẫn là số một châu Á cũng như thế giới, nhưng tại Á vận hội lần này, các cô gái Việt Nam xứng đáng được chính trang web của BTC Đại hội phong danh "Nữ hoàng cầu mây". Ấn tượng hơn, đây mới là lần đầu, cầu mây Việt Nam (tính cả nam và nữ) có HC vàng trên đấu trường châu lục, sau nhiều cố gắng ở các kỳ ASIAD và cả SEA Games.


Cũng trong tối nay, Nguyễn Thị Hải Yến chỉ giành HC bạc đối kháng karate hạng 60 kg. Như vậy, đoàn Việt Nam chỉ còn trông đợi vào tán thủ (wushu) để có thể đạt chỉ tiêu 5 HC vàng. Nhưng xem ra rất khó. Bởi, Đức Trung phải đấu chung kết hạng 65 kg với cao thủ đất Thượng Hải (Trung Quốc - quê hương của wushu). Phan Quốc Vinh được kỳ vọng nhiều hơn ở chung kết hạng 52 kg, gặp võ sĩ của Philippines. Ngay trước khi lên đường sang Doha, ban huấn luyện đã đặt niềm tin vào Vinh, bởi hạng cân của anh không có VĐV người Trung Quốc dự tranh. Wushu Việt Nam cũng hoàn tất các nội dung taolu (biểu diễn) vào chiều ngày 14, nhưng thành tích tốt nhất nhiều khả năng chỉ là một tấm HC bạc.

Đại hội thể thao châu Á năm nay sẽ kết thúc vào ngày 15/12. Chúng ta tham dự với mục tiêu là giành từ 5 đến 7 HC vàng để bảo vệ vị trí trong top 15. Nhưng hiện nay, đoàn Việt Nam mới chỉ có 3 HC vàng (cầu mây nữ nội dung đồng đội và đôi, đối kháng karate hạng 48 kg), 10 HC bạc (cử tạ, cờ vua, bắn súng, thể hình, billiards, taekwondo 2, cầu mây nữ nội dung đội tuyển; kata cá nhân nữ, đối kháng karate hạng 60 kg nữ) và 7 HC đồng (bắn súng 3, taekwondo 3, đối kháng karate), qua đó đứng ở vị trí 17 bảng tổng sắp huy chương. Chúng ta hiện xếp sau 3 đoàn khác cùng khu vực Đông Nam Á là Thái Lan (12 HC vàng; hiện đứng thứ 5 bảng xếp hạng), Singapore (8 vàng), Malaysia (6 vàng), và đứng trên Philippines (3 vàng, 5 bạc), Indonesia (2 vàng). Đoàn Trung Quốc vẫn áp đảo với 147 HC vàng, trong khi Hàn Quốc xếp thứ hai chỉ có 51 HC vàng, Nhật Bản thứ 3 với 49 HC vàng.

Minh Hải (từ Qatar)
 
Danh sách huy chương của đoàn Việt Nam ở ASIAD Doha 2006 (tổng cộng 23; không đạt chỉ tiêu vàng, nhưng lập kỷ lục về số HC bạc trong các lần tham dự Á vận hội)

3 HC vàng:
Cầu mây nữ 2 tấm (1 nội dung đồng đội, 1 đôi nữ)
Karate (Vũ Thị Nguyệt Ánh, kumite 48 kg)

13 HC bạc:
Thể hình (Phạm Văn Mách, hạng 60 kg)
Cờ vua (Đào Thiên Hải, cá nhân cờ nhanh của nam)
Billiards (Dương Anh Vũ, carom 3 băng)
Karate 2 tấm (Hải Yến - kumite 60 kg, Hoàng Ngân - kata)
Cầu mây (nội dung đội tuyển nữ)
Bắn súng (đồng đội nữ)
Taekwondo 2 tấm (Hà Giang - 55 kg nữ, Hoài Thu - 59 kg nữ)
Cử tạ (Hoàng Anh Tuấn, 56 kg)
Wushu 3 tấm (Quốc Vinh - hạng 56 kg, Đức Trung - hạng 65 kg; Quốc Khánh - Nam quyền).

7 HC đồng:
Karate (Phạm Trần Nguyên - kumite 55 kg của nam)
Bắn súng (đồng đội nam 2 tấm; cá nhân nữ Đặng Hồng Hà)
Taekwondo 3 tấm (Vũ Anh Tuấn 62 kg, Bích Hạnh 51 kg, Bùi Thu Hiền 67 kg)
Việt Nam đứng thứ 19 (theo xếp hạng dựa vào ưu tiên HC vàng - bạc - đồng) và thứ 15 (theo tổng số huy chương). Chúng ta xếp sau 4 đoàn khác cùng khu vực Đông Nam Á là Thái Lan (13 HC vàng), Singapore (8 vàng), Malaysia (6 vàng), Philippines (4 vàng); và đứng trên Indonesia (2 vàng).
>Bảng tổng sắp huy chương Đại hội

ASIAD 2002 tại Hàn Quốc, đoàn Việt Nam thành công với 4 tấm HC vàng (thể hình, billiards, và 2 của karatedo) để giành vị trí trong top 15 - cao nhất trong lịch sử tham dự Á vận hội, dù chỉ có 125 VĐV tranh tài so với 247 ở Đại hội năm nay.

Thành tích của Việt Nam ở các kỳ ASIAD trước:

ASIAD 9, New Dehli, Ấn Độ 1982
Số người tham gia: 40. Thành tích: 1 HC đồng bắn súng.
ASIAD 11, Bắc Kinh, Trung Quốc 1990
Số người tham gia: 104. Thành tích: không huy chương.
ASIAD 12, Hiroshima, Nhật Bản 1994
Số người tham gia: 84. Thành tích: 1 HC vàng, 2 HC bạc.
ASIAD 13, Bangkok, Thái Lan 1998
Số người tham gia: 198. Thành tích: 1 HC vàng, 5 HC bạc, 11 HC đồng.
ASIAD 14, Busan, Hàn Quốc 2002
Số người tham gia: 180 (125 VĐV).
Thành tích: 4 HC vàng, 7 HC bạc, 7 HC đồng; đứng thứ 15 trong 44 đoàn tham dự.
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top