Có ai quan tâm đến Aikido không?

Tại sao các bạn lại không thử quan tâm đến một môn võ được gọi là ''mon võ của thế kỉ 21'' nhỉ? Em hiện đang là võ sinh Aikido tại đạo đường Aikido 10-10, tất nhiên cũng không phải là trình cao song cũng đã có thâm niên nên muốn giới thiệu cho mọi người về môn võ thú vị này :p Khái quát chung về Aikido

--------------------------------------------------------------------------

Aikido là môn võ hiện đại được sáng lập bởi Tổ sư Uyeshiba Morihei (1883_1969) trên cơ sở nghiên cứu sâu sắc võ thuật truyền thống Nhật Bản, kết hợp với việc tu dưỡng tinh thần một cách nghiêm ngặt. Aikido không dùng để đánh nhau hay để trấn áp đối thủ bằng sức mạnh. Nó là môn võ dùng để chế ngự bạo lực của đối thủ với kĩ thuật được sinh ra từ thân pháp của nhập thân và xoay chuyển nên nó không gây đến sát thương đến sinh mạng của đối thủ. Vì thế, có thể nói nó là môn võ xứng đáng với thời đại ngày nay, thời đại kêu gọi sự tôn trọng sinh mạng của con người. Đó cũng là một nguyên nhân mà Aikido được gọi là môn võ "Hòa".
Aikido không phải là môn võ cạnh tranh, nó không cần sự đua tranh thắng hay thua, mạnh hay yếu với kẻ khác. Điều cốt yếu nhất của Aikido là tinh thần mong mỏi hoàn thiện mình và sự miệt mài tập luyện, cùng nhau trau dồi cá kĩ năng.
Aikido không chỉ đơn thuần là các kĩ thuật đấu võ mà nó còn chú trọng vào việc "tiếp nhận quy tắc và sự vận động của tự nhiên vào tinh thần, cơ thể mình, thể hiện cảm giác hợp nhất giữa con người và vũ trụ ngay trên cơ thể mình".
Mặt khác, Aikido cũng rất coi trọng chữ "Ái", tức là lòng yêu thương của con người đối với vạn vật trong vũ trụ. quá trình luyện tập lấy việc theo dõi sự luyện thành của tâm, thân trên cơ sở trau dồi luyện tập và lòng nhiệt huyết tập luyện cùng bạn đồng môn làm mục đích, vì vậy bất cứ ai cũng có thể tập luyện được. Tập luyện lâu dài không chỉ tốt cho sức khoẻ mà ngay trong sinh hoạt thường ngày, dù làm bất cứ công việc gì, sự tự tin nỗ lực một cách tích cực sẽ dần dần được bồi đắp trong bạn một cách tự nhiên. Hơn nữa, tại võ đường, tất cả mọi người đều không có sự phân biệt quốc tịch, chức vụ, tuổi tác và giới tính nên đây cũng là nơi tốt nhất để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Quá trình luyện tập Aikido sẽ không bao giờ kết thúc. Việc duy trì liên tục nguồn sinh lực là cần thiết và nó cũng sẽ trở thành tài sản quý giá cho chính bản thân ta.
Sự truyền bá Aikido ở nước ngoài được bắt đầu từ những năm 1950, và cho đến nay, nó đã có mặt ở khoảng 70 quốc gia. Vậy là phương pháp rèn luyện tâm, thân đã vượt qua mọi biên giới, chủng tộc đã được công nhận trên thế giới với hơn 1.500.000 người tham gia.

--------------------------------------------------

Trích từ "Aikido_Hiệp khí đạo" của thầy Katsumi Horizoe_7 đẳng.
 
Tiểu sử Tổ sư Uyeshiba Morihei

--------------------------------------------------------------------------


Tổ sư Uyeshiba Morihei sinh ngày 14 tháng 2 năm 1883, trong 1 thành phố nhỏ tên Tanabe gần Osaka. Ông là con trai thứ 4 của một tiểu điền chủ tên là Uyeshiba Yoroku, với 1 sản nghiệp gần 20 sào đất. Cụ Uyeshiba Yoroku có chân trong hội đồng thị chính, đồng thời là 1 nhân vật có tên tuổi trong thành phố Tanabe.
Thuở thiếu thời, Tổ sư Uyeshiba Morihei là 1 cậu bé có thể chất yếu đuối, bệnh hoạn và dễ xúc cảm. Năm 7 tuổi, cậu học chữ với 1 vị sư Phật giáo tên là Fuimoto Mtisujo. Vào giai đoạn này thường có những câu chuyện hoang đường lưu hành trong vùng Kumano. Những câu chuyện này do Kobodaishi từ Trung Quốc về thuật lại và chúng gây ấn tượng sâu sắc vào tâm trí cảu cậu Morihei, khiến cậu miên man trong mộng tưởng vô tận. Cha cậu rất lo lắng vì khuynh hướng mơ mộng của cậu bé và cũng để tăng cường thể lực cho cậu nên ông đã bắt cậu học Sumo và bơi lội. Trong những năm đầu tiên học tiểu học, cậu Morihei còn nhận được ảnh hưởng đào tạo của thầy giáo mình là Nasu Tasaburo, trên cả 2 phương diện thể xác và tinh thần. Vị này về sau trở thành 1 nhân vật quan trọng trong lĩnh vực tôn giáo.
Năm lên 13 tuổi, cậu vào học trường trung học Tanabe, nhưng chỉ lưu lại đó 1 năm vì sở thích của cậu là học soroban (một loại bàn tính). Uyeshiba Morihei có năng khiếu đặc biệt trong môn học này vì chỉ không đầy 1 năm sau, cậu tiến bộ tới mức trở thành phụ tá giảng viên. Sau đó cậu vào làm nhân viên cho sở thuế Tanabe. Tại đó, cậu phụ trách về thuế điền thổ.
Trong lúc làm công việc thu thuế cũng lưu tâm đến các vấn đề của nông dân và ngư dân, và cậu cảm thấy bất bình vì những điều kiện làm việc của họ. Cậu tham gia vào những cuộc biểu tình đòi cải tổ, thay đổi 1 sắc luật mới về ngư nghiệp. Sau những cuộc đàn áp gắt gao, cậu xin từ nhiệm và lên thủ đô Tokyo. Thoạt nhiên cậu làm 1 chân chạy việc trong 1 cửa hiệu bán sĩ. Vào mùa xuân năm 1902, Uyeshiba Morihei thuê 1 gian hàng tại Asakusa dưới bảng hiệu Uyeshiba Shokai về bán văn phòng phẩm các loại cho học sinh, sinh viên trong khu vực.
Vào thời điểm nay, sự lưu tâm của Uyeshiba đối với võ đạo ngày càng tăng. Sau giờ đóng cửa tiệm, chàng chú tâm nghiên cứu các kỹ thuật xưa của Jujitsu, đặc biệt là các kỹ thuật của môn phái Kyto với võ sư Tozawa, đồng thời chàng cũng tập Kenjutsu tại một đạo đường của phái Shikage. Sau ít tháng không may chàng bi bệnh phù thủng, phải trở lại quê nhà. Tại đó Morihei kết hôn với một cô bạn thở thiếu thời là Itokawa Hatsu. Từ lúc trở về nhà Morihei thề quyết tạo cho mình một thân thể cường tráng, lực lưỡng. Chàng khổ công luyện tập theo một chương trình khắc nghiệt và tiệm tiến, dựa trên điều kiện sức khỏe và lực cơ bắp. Lúc 20 tuổi, dù có một chiều cao khiêm tốn (1m54), Morihei có một sức mạnh trên mức bình thường rất nhiều. Nhưng sức mạnh có thể của thể xác thuần túy vẫn không làm chàng thỏa mãn, do đó chàng đến Sakai để học hỏi kiếm thuật của môn phái Yagyu với thầy Nakai.
Năm 1903, tình hình giữa Nga và Nhật trở nên căng thẳng, Morihei đã đăng ký vào trung đoàn bộ binh 61 đồn trú tại Osaka. Chẳng bao lâu chàng trở thành vô địch trong tất cả các môn luyện tập đặc biệt là môn Juken Jutsu.
Trung đoàn của Morihei được gửi đến mặt trận Mãn Châu. Tại đó, tác phong gương mẫu của chàng khiến cấp trên lưu ý và chàng được thăng cấp trung sỹ. Khả năng chiến đấu của chàng kỳ diệu đến nỗi các chiến hữu đặt cho chàng biệt danh ''Heita no kamisama" (vua của các chiến binh), lúc chàng được giải ngũ, vị chỉ huy khuyên chàng nên vào trường huấn luyện sỹ quan để theo nghiệp binh, nhưng Morihei từ chối và trở lại quê nhà lo việc đồng án. Trong suốt thời gian 4 năm chiến tranh, chàng không ngừng luyện võ và vẫn tiếp tục liên lạc với võ sư Nakai, thuộc môn phái Yagyu. Do đó chàng nhận được bằng của môn phái vào năm 1908.
Trong thời gian này, Morrihei tràn đầy sinh lực và chú tâm đến các vấn đề chính trị xã hội trong vùng. Chàng thiết lập một cơ sở tương tự như một câu lạc bộ sinh hoạt thanh niên. Tại đây, chàng thiết lập một võ đường để tập Judo với một võ sư tên là Kiyuichi Takagi, sau này trở thành cửu đẳng huyền đai Nhu đạo.
Năm 1910, chính phủ Nhật muốn khai thác và di dân đến vùng Hokaido. Nên kêu gọi những người tình nguyện đi lập nghiệp. Tổ sư Uyeshiba nhận thấy chương trình đó bổ ích nên đã kêu gọi và tập hợp được 80 người để lên đường như những kẻ tiên phong. Sau 2 tháng hành trình, họ đến Hokaido và hạ trại tại một nơi, sau này thành làng Shirataki. Sau hai năm khai hoang, họ bắt đầu thu hoạch những kết quả và quyết định cư trú tại đó. Tổ sư là một người dồi dào sáng kiến, ông nghĩ ra việc trồng cây bạc hà và thiết lập một cơ sở lâm nghiệp. Ông cũng đầu tư vào việc chăn nuôi bò, ngựa và dựng lên mọt tổ hợp chế biến sữa. Với sự thúc đẩy của ông, người ta đã dựng nên một khu thương mại, một trường học và một bệnh xá. Ông cũng đóng góp vào việc mở mang ngôi chùa Shirataki.
Tháng 2 năm 1925, trong chuyến du hành đến Engaru, ông gặp lại vị đại sư của môn phái Daito tên là Takeda Sokaku tại khách sạn Kobota. Đại sư Takeda nhận ra ngay nơi chàng thanh niên này một nhân cách phi phàm và ông quyết định truyền thụ lại tất cả các bí quyết của môn phái Daito Ryu. Dù thoạt tiên chỉ ghé lại đây, Tổ sư Uyeshiba quyết định kéo dài thời gian và lưu lại một tháng để luyện tập với vị thầy của mình.
Sau khi trở lại Shiraki, người mở một đạo đường và mời thầy Takeda đến dạy. Người xây cả một ngôi nhà cho thầy mình và chu cấp mọi nhu cầu, Khi ngài nhận được văn bằng đặc biệt của trường phái Daito thì tổ sư chỉ học với thầy Takeda vỏn vẹn có 100 ngày. Thời gian còn lại chỉ luyện tập cá nhân.
Tháng 6 năm 1918, người ta đề nghị ngài ra ứng cử vào hội đồng thành phố và ngài đã trúng cử ủy viên. Cũng vào đó theo sáng kiến của ngài, người ta bắt đầu xây dựng đường xe lửa Hokaido.
Tháng 11 năm 1918, ngài nhận được tin xấu về tình trạng sức khỏe của thân phụ. Rất xúc động ngài quyết định bỏ lại tất cả của cải, cùng với gia đình trở về Tanabe.
Trên đường về, ngài nghe đồn tại vùng Ayabe có một vị đại sư có nhiều quyền lực tinh thần tên là Deguchi Onisaburo. Tổ sư quyết định ghé thăm đại sư để xin ông ta cầu an cho thân phụ mình. Người cảm thấy cần phải có cuộc gặp gỡ này trong lúc đang trãi qua thử thach, vì nhận thức được rằng dù mình võ nghệ và khí lực tuyệt luân nhưng sức mạnh tinh thần thì vẫn mơ hồ, yếu đuối và dễ bị chao đảo khi gặp một thử thách tâm lý.
Thân phụ của ngườI mất ngày 2/1/1920 và người chỉ về đến nhà ở Tanabe hai ngày sau đó. Cái chết của thân phụ làm Tổ sư Morihei Uyesshiba rất phiền não, ngài trải qua nhiều tháng trong trầm tư và quyết định đến cư ngụ tại Ayabe, trong ngôi đền của giáo phái Omoto Kyo để học hỏi với sự hướng dẫn của ngài Deguchi Onisaburo.
Omotokyo là một giáo phái thuộc Thần đạo được bà Deguchi Nao sáng lập khi tiếp nhận được những mặc khải của thần linh, giáo phái đã phát triển mạnh khi người rể của bà là Ueda Kitasaburo( sau đổi tên thành Deguchi Onisaburo) trở thành thủ lĩnh. Đối với Omotokyo thì “ thượng đế là tinh thần thấm nhuần toàn cõi vũ trụ và con người là người quản gia cai trị trời đất. Một khi con người hợp nhất được với thượng đế thì nó có được một quyền năng vô tận. Con người là đền thờ của thượng đế và cũng là thành lũy của con người. Con người và thượng đế liên nhập với nhau”.
Omoto Kyo truyền cho các tín đồ của mình tuân theo 3 giới luật để có thể đến gần được với thượng đế:
1/ Hãy quan sát các hiện tượng thực của thiên nhiên và bạn sẽ suy nghiệm được thể chất của chân thượng đế.
2/ Hãy quan sát sự tuần hoàn tuyệt hảo của vũ trụ bạn sẽ suy nghiệm được năng lực của chân thượng đế.
3/ Bạn hãy quan sát tâm trí của các sinh vật để nhận thức được linh hồn của chân thượng đế.
Deguchi Onisaburo bị chính quyền nghi ngờ và đã nhiều lần bị tống ngục vì nhiều lý do. Trong đó có lý do phạm thượng với Thiên Hoàng và vi phạm luật báo chí. Dù vậy ông đã hoạt động một cách hăng say trong lĩnh vực xã hội cho những người già yếu, mồ côi, khốn cùng; cũng như trong lĩnh vực chữ viết là một người chủ trương hòa bình, ông đã lập hiệp hội tình thương, tình huynh đệ thế giới và góp phần sáng lập liên đoàn các tôn giáo thế giới.
Ngày13/02/1924, mặc dầu vẫn còn bị chỉ định cư trú do tội khi quân, ông đã lặng lẽ rời bỏ nước Nhật để qua Mông Cổ cùng với một số đệ tử, trong đó có Tổ sư Morihei Uyeshiba. Họ nuôi mộng xây dựng tại Mông Cổ, nơi các quân đội của Trung Quốc và Nhật đang đánh nhau với một vương quốc của hòa bình, bằng cách tạo ra một sự liên minh giữa hai phe đang xâm chiếm và dựa vào thế lực của tôn giáo thế giới.
 
Họ thất bại trong sự cố gắng của mình và bị người Trung Quốc bắt giam. sau nhiều tháng tù đày và hơn một lần thoát chết trong gang tấc, họ bị bắt giải vào giao cho chính quyền Nhật. Khi được đưa về Nhật, một đám đông đã hoan nghênh họ khi họ đặt chân lên cảng Moji vào cuối tháng 6 năm 1925. Trở lại Ayabe, Tổ sư Uyeshiba càng nổ lực nhiều hơn trong việc nghiên cứu về võ đạo và sống một cuộc sống khắc khổ. Chính vào thời điểm này, người tiếp một viên sỹ quan hải quân, vốn là một võ sư Kendo đến thăm, vì được nghe danh của ngài. Trong câu chuyện trao đổi, vì bất đồng ý kiến về một số điểm, vị khách đề nghị Tổ sư tỉ thí. Tổ sư trao cho viên sỹ quan một thanh mộc kiếm và nói với ông ta là ngài không cần kiếm. Viên sỹ quan liên tiếp tấn công ngài nhưng vẫn không đụng được đến ngài. Thấm mệt ông ta ngừng tay và ngài giải thích với ông ta là ngài đã cảm nhận được đòn tấn công ngay trước lúc ông ta động thủ. Ngài thấy lóe sáng chốc trước khi thanh kiếm chạm vào người. Nhờ vậy ngài co thể tránh né một cách dễ dàng. Ngài đã có kinh nghiệm tại Trung Hoa. Đặc biệt một hôm, một binh lính Trung Hoa bắn ngài, bỗng chốc anh ta ngạc nhiên không mấy thích thú khi thấy ngài đang đứng sau lưng mình, sau khi anh vừa bóp cò. Chỉ với thanh mộc kiếm, người đã từng ngang dọc khắp nơi. Võ công của người cao thâm đến nỗi không còn ai trong nước Nhật lúc đương thời là đối thủ.
Dù đã đạt được mục đích của mình là tuyệt đỉnh võ công, nhưng người vẫn cảm thấy nỗi hoài nghi khó xua đuổI được về bản chất của võ thuật.
Ít lâu sau cuộc tỉ thí với viên sỹ quan hải quân, Tổ sư Uyeshiba ra sau vườn đến bờ suối để rửa mặt, chính vào lúc đó người đã giác ngộ. Một cảm nhận đột ngột khiến ngài không thể chủ động được và ngài nhận thấy mình trở nên thanh khiết. Đồng thời ngài cảm thấy trời đất bắt đầu rung chuyển. Từ dưới đất như có một nguồn ánh sáng óng ánh vàng tỏa ra, khi chạm vào thân thể ngài thì nó biến đổi và tự thân thoát ra một hào quang uy nghi. Ngài nghe thấy tiếng chim kêu và tự thấy mình linh cảm được những bí mật của đấng tạo hóa. Chính vào lúc đó ngài hiểu được cội nguồn của võ đạo chân chính là tình yêu của tinh thần, chan võ đạo không nhằm chiến thắng đối phương bằng sức mạnh mà giữ được sự bình an của thế giới. Ngài hiểu là việc luyện tập đưa con người đến sự sung mãn đó, tình trạng ân sủng trong đó con người cảm nhận được sự hòa hợp của thế giới vật chất và thế giới tinh thần. Nếu sự tham gia của tinh thần hiện hữu trong tất cả các môn võ thuật Nhật Bản thì trong thực tế chưa hề có người đào sâu nghiên cứu nó đến độ để nhìn rõ tình thương nhân loại trong mục đích của võ đạo. Tình thương thì không đố kỵ, tình thương không có thù địch. Đó là lý do khiến Tổ sư Uyeshiba quyết định gọi võ đạo của ngài là AIKIDO.
Từ năm 1926, tên tuổi của Tổ sư được nhiều người biết đến và nhiều võ đạo gia lừng danh của những nhân vật chính trị, quân sự đều đến tham kiến ngài.
Năm 1927, theo theo lời mời của đô đốc Takeshita. Tổ sư Uyeshiba lên Tokyo và bắt đâu dạy cho các sĩ quan cấp cao và các nhà quý tộc. Ngài cũng tổ chức một khóa huấn luyện đặc biệt 21 ngày cho các sỹ quan quân độ hoàng gia mà phần lớn đều mang tối thiểu ngũ đẵng các môn Judo và Kendo.Ngài còn dạy các nơi khác tại Tokyo. Sau đó, ngài được hoàng tử Shimazu dành cho một phòng lớn để làm đạo đường. Chẵng bao lâu, căn phòng trở nên chật hẹp và sau nhiều cố gắng ngài thiết lập tại Wakamatsu một đạo đường hoàn toàn mới mang tên Kobokan.
Chính tại đây, một hôm vị sáng lập ra môn phái Judo_ Tổ sư Jigoro Kano_ đến thăm ngài vì được nghe danh môn phái mới của ngài. Khi nhìn Tổ sư Uyeshiba thi triển ở trên sàn. Đại sư Jigora Kano đã nói:” đây chính là môn võ đạo lý tưởng”. Ngay ngày hôm sau, ngài phái các đại đệ tử đến Kobukan để học AIKIDO.
Vào dạo đó. việc thâu nhận đệ tử rất là khắt khe, việc luyện tập khá kham khổ, đến độ người ta đã mệnh danh nơi đó là “địa ngục trần gian”.
Trong những năm chiến tranh, đạo đường chỉ hoạt động cầm chừng và phần lớn là do võ sư Kissomaru UYESHIBA _ con trai của tổ sư, phụ trách huấn luyện. Về phần mình, Tổ sư lui về Iwana cách Tokyo 120km, nơi hiện nay có ngôi đền AIKIDO.
Vào năm 1946, ngườI Mỹ cấm mọi việc luyện võ thuật khắp trên nước Nhật và đạo đường tại Tokyo được dùng làm nơi tạm trú cho những gia đình chiến nạn. Cho đến năm 1948, năm trụ sở đó được gọi là Honbu Dojo (bản bộ đạo đường ). AIKIDO là môn võ đầu tiên được phép hoạt động trên đất Phù Tang nhờ khuynh hương hòa hiếu của nó.
Ngày 09/02/1948 tổ chức Kobukai trở thành Aikikai và được công nhận của Bộ giáo giục như là Một hội công ích. Từ đó, số võ sinh không ngừng tăng và mô thức AIKIDO hiện đại được hình thành. Cũng vào thời điểm này phần lớn những chuyên gia AIKIDO là từ bát đẳng trở lên đã bắt đầu công việc luyện tập. Vào những năm 1950, Tổ sư UYESHIBA sắp bước vào tuổi thất tuần, đã nhường lại công việc giảng dạy cho con và các môn đồ phụ trách. Trong số họ, có nhiều người đã lên đường ra ngoại quốc và truyền bá AIKIDO trên toàn thế giới.
Khi Tổ sư đại hoàn nguyên vào ngày 26/04/1969 thì Honbu Dojo là một tòa nhà 3 tầng lớn và môn AIKIDO được hàng trăm ngàn người theo học trên khắp năm châu.
Tổ sư có bốn người con, một gái và ba trai. Hai người con trai đầu mất lúc còn nhỏ và người con trai con lại là vị Đạo chủ Kissomaru và là người lãnh đạo và phát triển trung tâm AIKIDO thế giới.
Từ đó, ngôi nhà của AIKIKAI lại được nâng cao lên 2 tầng và 5 lớp luyện tập thường xuyên, mỗI ngày còn có những lớp dành cho những môn sinh và các nhóm đặc biệt. Từ 6 giờ sáng đến 8 giờ tối, hàng trăm người đến luyện tập tại Đạo đường trung ương để đi theo con đường kỳ diệu mà Tổ sư UYESHIBA MORIHEI đã vạch ra.




AIKIDO_Con đường của tình yêu nhân loại.
 
Các dạng Aikido trên thế giới

--------------------------------------------------------------------------------

Ðiểm qua các phong cách Aikido trên thế giới.



Nhiều bạn đang bắt đầu có ý định học Aikido hay đã học rồi, nhưng không hiểu về các xu hướng Aikido khác nhau. Các thông tin dưới đây nhằm nêu ra một số các võ đường Aikido trên thế giới, hay nói cách khác, phong cách Aikido.

Aiki-Budo:

Ðây là tên được dùng cho các kỹ thuật của Tổ sư đã dạy trước chiến tranh thế giới lần thứ II. Dạng này rất gần gũi với Jutsu như Daito-ryu Aiki-jutsu. Tổ sư thường nói rằng rằng Ngài thích Aikido của ngài sau chiến tranh hơn, hay nghĩa là, Aikido trước chiến tranh không thực sự là Aikido, nhưng Aiki - Budo

Aiki jujutsu

Aikido Kenkyu Kai International

Aiki Tenshin Shokai

Một dạng tổng hợp của các môn võ thuật như Shindo Muso Jo và Aikido của Thầy Toshinobu Suzuki, cũng như một vài thế của thần giáo Shinto. Với nguyên tắc giữ các truyền thống của Cổ võ đạo Nhật bản, nó sử dụng Aiki Tai Jutsu như là nguyên tắc kết hợp một số loại vũ khí và các kỹ thuật tay không.

Aikido Schools of Ueshiba

Ðây là một dạng Aikido của thầy Mitsugi Saotome. Trong khi ASU là thành viên của Aikikai, trong thời gian trước đó, họ là một tổ chức độc lập.

Aikikai

Ðây là tên thường dùng cho Aikido được dẫn dắt bởi Kissumaru Ueshiba, con trai của Tổ sư, Nó được bảo trợ từ Liên đoàn Aikido thế giới. Những hoạt động liên quan đến Aikikai được coi như là các hướng chính của phát triển Aikido.

Aikido thuộc thầy Ueshiba thường rất rộng lớn, tập trung chính vào các bài giảng tiêu chuẩn và có một chút hay không vũ khí.

Fuji Ryu

Ðược thành lập bởi Gesshu Sugawara vào năm 1962 tại Miyagi, Nhật Bản, và là bạn lâu năm của Tổ sư. Liên đoàn Fuji Ryu Australia được thành lập năm 1978 bởi thầy Takeshi Nakajima, người xuất thân từ học viện cảnh sát Tasmanian và hiện giờ đứng đầu là thầy Tim Waters.

Iwama-ryu

Trong khi là thành viên của Aikikai, tổ chức này của Thầy Morihiro Saito, được đặt tại Iwama, được coi như có một phong cách riêng biệt nhất so với các dạng khác nhau của Aikikai.

Thầy Saito là một nội đệ tử ( uchi-desi ) lâu năm của Tổ sư, bắt đầu từ năm 1946 và đến khi Ngài mất năm 1969. Có rất nhiều người cho rằng Saito là một đệ tử ở với Tổ sư lâu nhất. Thầy Saito nói rằng, Ông luôn cố gắng dạy Aikido theo những gì chân truyền nhất từ Tổ sư. Từ đó, Thầy đã hệ thống hóa và tổ chức một cách rành mạch các kỹ thuật của Tổ sư vào một cấu trúc và nố giúp cho người tập một cách dễ dàng. Các kỹ thuật được mở rộng hơn hết so với các dạng khác, và nó được tập kèm với vũ khí. Các buổi tập được bắt đầu với các bài tập khí lực ( kokyu), với các kỹ thuật khác nhau cho các cấp.

Jiyushinkai

Là một nhánh của Fugakukai.

Kokikai

Thành lập bởi Shuji Maruyama- Trưởng bộ môn Hiệp hội Ki tại Mỹ. Sau khi rời Hiệp hội Ki, thầy sáng lập ra Kokikai.

Seidokan

Thành lập bởi R. Kobayashi- từng là trưởng bộ môn của Hiệp hội Ki tại Cali và là môn đệ của Kochi -ohei. Sau khi rời khỏi hiệp hội Ki vào năm 1981, thầy lập ra Seidokan là một tổ chức độc lập

Shin-shin Toitsu Aikido

Thành lập bởi Koichi Tohei - Aikido với sự hòa hợp của tâm hồn và thể xác. Thầy Tohei rất coi trọng về sự hiểu biết khái niệm về Ki và nó được tập luyện riêng biệt với các bài tập Aikido.

Trong những năm gần đây, thầy đã càng ngày, càng ngày xa rời với Aikido và dành hết mình cho các bài tập Ki. Tuy nhiên, gần đây, Ki no Kenkyukai đã bắt đầu thực hiện làm cho Shin -shin Toisu Aikido thành các cuộc thi quốc tế được biết dưới dạng tai-gi.

Shin Budo Kai

Ðược thành lập bởi Shizuo Imaizumi, Newyork. Thầy Imaizumi là nội đệ tử tại Aikikai năm 1964. Phần lớn thầy đều tập với Kochi-tohei và theo thầy Kochi-Tohei khi thầy rời khỏi Aikikai. Rời hiệp hội Ki và thành lập ra Shin Budo Kai vào năm 1989.

Tekemusu Kai

Shin'ei Taido

Thành lập bởi Noriaki Inoue. Thầy là cháu của Tổ sư và là một trong những môn đệ sớm nhất của đạo trường Ueshiba.

Tomiki Aikido hay Shodokan Aikido

Thành lập bởi Kejni Tomiki, và là một trong những môn sinh đầu tiên của Tổ sư và người sáng lập ra môn Judo Jigoro Kan. Thầy Tomiki tin rằng có mối " quan hệ hóa " giữa tập luyện Aikido và Judo sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra , thầy tin rằng có thi đấu đối kháng trong Aikido. Ðó là một trong những nguyên nhân mà thầy đã tách ra khoit Tổ sư , người mà tin rằng không có đối kháng trong tập luyện Aikido.

Tomiki có đặc điểm là sử dụng các bài quyền -kata trong đào tạo bằng tay không và dao cao su.

Yoseikan

Thành lập bởi Minoru Mochizuki, và bao gồm một số Aiki-budo, judo, karate, ju-jutsu cổ và kenjutsu. Thầy là một trong những sinh viên đầu tiên của Tổ sư được gửi bởi Jigoro Kano vào những năm 30 để học trong vòng một năm như một nội đệ tử. Thời gian cuối thầy đào tạo ở Mông cổ. Con trai thầy dạy Yoseikan ở Pháp.

Yoshinkan

Thành lập năm 1955 bởi Gozo Shioda, người đã học với Tổ sư từ năm 1932 đến năm 1940. Không giống như các tổ chức khác, Yoshinkan luôn giữ mối quan hệ với Aikikai. Hiện nay đứng đầu là Takashi Kushida.




Nguồn : " Các sư phụ Aikido : Các đệ tử trước chiến tranh của Morihei Ueshiba " Stanley Pranin.

-------------------------------------------------------


Sưu tầm tại Website Aikido Hà Nội
 
Tìm hiểu văn hóa Nhật Bản qua môn võ Aikido

--------------------------------------------------------------------------------

TÌM HIỂU VĂN HOÁ NHẬT BẢN QUA MÔN VÕ AIKIDO

Hiện nay, có 189 là thành viên của Liên Hiệp Quốc mà mỗi quốc gia, dân tộc đều có một nền văn hoá riêng. Có một nhà văn đã nói rằng: " Văn minh thì rất dễ hiểu, nó là một thứ ngôn ngữ chung của thế giới, giống như đèn giao thông: đèn đỏ thì đứng lại, đèn xanh thì đi. Con nếu nói về văn hoá, thì như ở nước Nhật, nó giống như người con gái mặc Kimono chỉ dung ba ngón tay để mở cửa. Nên văn hoá của dân tộc có thể là dễ hiểu, thoải mái đối với dân tộc đó nhưng lại là khó hiểu, khó chấp nhận đối với dân tộc khác ". Bạn có biết là khi tô màu mặt trời, thì phần lớn trẻ em Việt Nam và Nhật Bản sẽ tô màu đỏ, nhưng trẻ em Châu Phi lại tô màuđen, còn trẻ em Trung Quốc sẽ tô màu trắng hay không?.
Hiểu được một nền văn hoá của một dân tộc khác có điều kiện tự nhiên, địa lý khí hậu, lịch sử phong tục tập quánkhác so với dân tộc mình là một điều không hề đơn giản. Thông qua môn vó đạo Aikido của Nhật Bản, bạn sẽ có cơ hội để biết them được về lịch sử của Nhật, hiểu được suy nghĩ tư duy của người Nhật qua cách thể hiện trong viẹc hành lễ, qua võ phục Hakama và cách gấp của nó, qua cách sử dụng võ thuật trong đó có kiếm gỗ. Nói cách khác, nó có thể trở thành phương tiện để tiếp xúc, tìm hiểu một nền văn hoá khác_ đó là nền văn hoá Nhật Bản. Từ đó chắc chắn các bạn sẽ tìm thấy những điểm tương đồng cũng như những điểm khác biệt so với nền văn hoá của mình.
Aikido là môn võ hiện đại, được sang lập bởi tổ sư UYESHIBA MORIHEI ( 1883-1969 ) trên cơ sở nghiên cứu sâu sắc võ thuật truyền thongs Nhật Bản, kết hợp với việc tu dưỡng tinh thần một cách nghiêm ngặt. Aikido không dùng để đánh nhau, hay để trấn áp đối thủ bắng sức mạnh. Nó là môn võ dùng để chế ngự bạo lực của đối thủ với kỹ thuật được sinh ra từ thân pháp của nhập thân và xoay chuyển, nên nó không gây sát thương đến sinh mệnh của đối thủ. Vì thế, có thể nói là môn võ xứng đáng với thời đại ngày nay, thời đại kêu gọi sự tôn trọng sinh mạng con người. Đó cũng là nguyên nhân mà Aikido được gọi là môn võ hoà.
Aikido không phải là môn võ cạnh tranh, nó không cần sự đua tranh thắng hay thua, mạnh hay yếu với kẻ khác. Điều cốt yếu nhất của Aikido là tinh thần mong mỏi hoàn thiện mình và sự miệt mài tập luyện cùng nhau trau dồi các kỹ năng.
Aikido không chỉ đơn thuần là các kỹ thuật đấu võ, mà nó chú trọng vào việc " tiếp nhận quy tắc và sự vận động của tự nhiên vào tinh thần,cơ thể mình, thể hiện cảm giác hợp nhất giữa con người với vũ trụ ngay trên cơ thể mình ’". Mặt khác, Aikido cũng rất coi trọng chữ "ái", tức là lòng yêu thương của con người đối với vạn vật trong vũ trụ. Quá trình luyện tập lấy việc theo dõi sự luyện thành của tâm, thân trên cơ sở trau dồi luyện tập và long nhiệt huyết luyện tập cùng bạn đồng môn làm mục đích, vì vậy bất cứ ai cũng có thể tập luyện được. Tập luyện lâu dài không chỉ tốt cho sức khoẻ mà ngay trong sinh hoạt thường ngày, dù làm bất cứ công việc gì, sự tự tin, nỗ lực một cách tích cực sẽ dần dần đựoc bồi đắp trong bạn một cách tự nhiên. Hơn nữa, tại võ đường, mọi người không có sự phân biệt quốc tịch, chức vụ, tuổi tác và giới tính, nên đây cũng là nơi tốt nhất để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Quá trình luyện tập Aikido sẽ không bao giờ kết thúc. Việc duy trì liên tục nguồn sinh lực là cần thiết và nó cũng sẽ trở thành tài sản quý báu cho chính bản thân ta.
Sự truyền bá Aikido ở nước ngoài được bắt đầu từ những năm 1950, và cho đến nay đã có mặt ở trên 70 quốc gia. Vậy là phương pháp rèn luyện tâm, thân vượt qua mọi biên giới, chủng tộc đã được công nhận trên thế giới với1.500.000 người đang tham gia tập luyện.
Để lấy tư liệu viết bài này, chúng tôi đã gặp gỡ, trò chuyện cùng ông Horizoe Katsumi là võ sư bảy đẳng huyền đai của Bộ Tư pháp Nhật Bản. Ông may mắn được thọ giáo môn võ Aikido từ chính tổ sư Ueshiba Morihei - người sang lập ra môn võ này. Horizoe Katsumi cũng chính là giám đốc đầu tiên của Trung tâm Hợptác Nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản. Do những thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và giao lưu văn hoá tại Việt Nam, nên năm 2000, ông đã được Chính phủ Nhật Bản giao cho trọng trách này. Với tư cách là một hoạt động giao lưu văn hoá của trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản, ông Horizoe Katsumi đã mở một võ đường để dạy Aikido tại trường Đại học Ngoại thương, võ sư Horizoe Katsumi cho rằng, các học sinh Việt Nam tiến bộ rất nhanh, sự trẻ trung, khoẻ khoắn của các bạn thanh niên Việt Nam chính là niềm vui, niềm hạnh phúc và động lực để ông tiếp tục làm việc, cống hiến cho sự đào tạo nhân tài của Việt Nam.
Horizoe Katsumi bắt đầu luyện tập môn kiếm đạo – môn võ truyền thống của Nhật Bản từ khi còn rất nhỏ, mới 5 tuổi cha ông đã tử trận ở cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, không cam chịu hoàn cảnh không được nhân sự dạy dỗ từ cha, Horizoe Katsumi đã quyết tâm tự rèn luyện bản thân, ông nhớ lại : “ Năm 20 tuổi tôi được xem động tác kiếm của Aikido khi gặp gỡ sư phụ UYESHIBA MORIHEI. Chính điều đó đã làm tôi cảm kích trước các động tác kiếm đạo của Aikido. Cho đến nay, tôi đã từng thắng nhiều lần ở các cuộc thi kiếm đạo. Ngay trong CLB kiếm đạo ở trường đại học tôi cũng luôn đứng vào hang ngũ thủ lĩnh, nhưng tôi đã cảm thấy thể thao kiếm đạo dần dần tách rời với bản chất của võ đạo vì nó quá câu nệ vào sự thắng thua. Những năm đầu thập niên 80, tôi đã từng được chứng kiến sư phụ UYESHIBA MORIHEI với vóc dáng nhỏ bé, chiều cao chưa đến 1m50 mà có thể ném bay sang phải bay sang trái những người đàn ông có chiều cao cỡ 1m80 như ném một đứa trẻ con. Tôi nhận thấy trên gương mặt ông là một nụ cười nhu hoà, ánh mắt ông ánh lên sụ tinh anh và tôi cũng cảm nhận được sự tôn nghiêm và thông thái toả ra từ con người ông. Tôi đã đi vòng quanh thế giới và giúp bè bạn năm châu hiểu thêm về văn hoá Nhật Bản qua Aikido”.
:D Nhưng thành thật mà nói em nghĩ rằng tập với thầy Bùi Hoàng Lân ở 10-10 sẽ tốt hơn vì ở đó điều kiện tập luyện tốt hơn (đây là kinh nghiệm bản thân :p )
 
Luyện tập trong Aikido

--------------------------------------------------------------------------------

Luyện tập trong Aikido là một con đường mà mỗi người có thể đi đến cuối cuộc đời mình. Con đường đó bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau : thể xác, trí tuệ và tâm hồn. Ta có thể sống Aikido trên sân tập và trong cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên, chính trên sân tập, trong Đạo đường thì việc thể hiện phương pháp Hiệp khí đễ dàng và cụ thể nhất. Luyện tập nơi Đạo đường là để chuẩn bị cho ta vào đời với những khả năng phát triển cao nhất của thể xác, trí tuệ và tâm hồn. Không khí nơi Đạo đường vừa nghiêm trang như trong một thánh điện, vừa chan hòa tình người như trong một bữa tiệc tâm giao, vừa lắng sâu như lúc ngồi tọa thiền. Nhờ vậy giáo dục trong Aikido một phần nào đó có tính hoàn thiện chứ không đơn thuần là một buổi luyện võ công.
Việc luyện tập Aikido bắt đầu bằng nghi lễ và chấm dứt trong lễ nghi. Nó giúp ta đặt mối tương quan đúng đắc thấm nhuần tình thân ái. Tổ sư, các bậc tiền bối, thầy và trò cũng như đứng giữa những người đồng luyện với nhau, đúng như tổ sư đã nói :"Vũ trụ nhất gia". Dưới đây là 1 số nguyên tắc cần được thể hiện trong luyện tập Aikido, về mặt đạo lý cũng như về mặt nhân thể.

Các nguyên tắc khi tập luyện Aikido

1.Tiên học lễ, hậu học võ : học lễ là học võ, cách thức thực hiện các nghi thức, luyện khí qua nghi thức : Tâm, Ý, Thể hợp nhất.

2.Tự nhiên : Các động tác luyện tập không được gượng ép trái với tự nhiên. Trường hợp đặc biệt : Công phu đặc dị.

3.Thích nghi : Tập từ nhẹ đến nặng rồi trở về nhẹ, bao gồm : phần tập nội lực, tập chiêu thức, phần kokyu và seiza ho.

4.Toàn bộ và đồng đều : Toàn bộ cơ bắp và nội tạng, kể cả hệ thần kinh đều được vận động để tạo sự chuyển hóa cho toàn thể con người. Tính nội ngoại tương ứng trong các kĩ thuật và chiêu thức luyện tập.

5.Khí và ý trong mỗi động tác :Việc luyện tập giúp tạo Phản xạ_Ý_Khí trong mỗi động tác, như vậy ngay trong cuộc sống bình thường, môn sinh Aikido cũng thể hiện được quy luật của Khí : Tập trung nhất điểm, phóng khí, thư giãn, đặt sức nặng bên dưới sự vật.

6.Tính âm dương : phân biệt rõ động tác Âm và động tác Dương. Trong mỗi động tác phân rõ phần Âm và phần Dương. Áp dụng Âm Dương và các hình thức của nó như lý_biểu, nội_ngoại, thăng_dáng, cương_nhu... trong từng động tác để giúp nhận thức giá trị của động tác. Việc giảng giải nhờ đó cũng cụ thể và thấu đáo hơn.

7.Hòa hợp và đồng tiền : Uke và Tori là Âm Dương phải hòa hợp để cùng tiến lên : Ki no musubi. Tính tương trợ gữa các bạn đồng luyện sẽ trở thành tinh thần hợp tác giữa các cá nhân rtong cộng đồng xã hội. Tinh thần "xả kỉ tùng nhân", hy sinh vì mọi người trong Uke Waza.

8.Ý niệm về công phu : biết đòn thế mà không sung mãn nội lực thì chỉ có hình thức mà thiếu hẳn nội dung. Hai khía cạnh của công phu : luyện nội lực và tinh luyện chiêu thức, môn sinh chỉ luyện mọt đòn trong suốt thời gian tập (trừ trường hợp ôn luyện). Trình độ công phu giúp đánh giá sự thành đạt của công cuộc luyện tập từ thể xác, trí tuệ đến tinh thần.

9.Đánh giá mỗi buổi tập : cho từng người và cho toàn lớp từ thầy tới trò, những giọt mồ hôi, những nụ cười, chuyện trò trao dổi, cảm giác hưng phấn...

--------------------------------------------------------

Võ sư Bùi Thế Cần_Tài liệu dành cho HLV Aikido.
 
Các câu hỏi thường gặp trong Aikido

--------------------------------------------------------------------------

Xin cám ơn bạn Đỗ Hữu Chí đã biên dịch sang tiếng Việt - Tài liệu sưu tầm tại Aikido FAQ.(Tài liệu được lấy từ mạng Aikido Huế)

1. Aikido là gì?

“Bất cứ lúc nào tôi cử động, ấy là Aikido.”
Morihei Ueshiba

Aikido (Hiệp khí đạo) là môn võ thuật Nhật Bản được hình thành và phát triển bởi Morihei Ueshiba (thường được nhắc đến với cái tên thân mật “O Sensei” hay “Tổ sư”). Nó được bắt nguồn từ một số kỹ thuật ném và khoá khớp của Nhu thuật (Jujitsu) và từ các kỹ thuật khác trong Kiếm thuật (Kenjutsu). Aikido không tập trung sử dụng các đòn đấm hay đá, mà dùng chính sức mạnh của đối phương để khống chế hay ném họ ra xa. Aikido không hề tĩnh tại, nó nhấn mạnh vào tầm quan trọng của sự vận động và di chuyển.
Càng thực hành, người tập Aikido (Aikidoka) sẽ càng nhận thấy trong môn võ này những điều họ đang tìm kiếm: các kỹ thuật tự vệ hữu dụng, sự khai mở tâm hồn, sự tăng cường về thể chất hay một tinh thần thư thái, bình yên. Trong môn võ của mình, Tổ sư đặc biệt nhấn mạnh khía cạnh đạo đức và tinh thần. Aikido - Đó là con đường hay phương pháp (Đạo) đưa đến sự dung hợp, hoà điệu (Hiệp) năng lực tinh thần hay sinh khí (Khí). Điều đó vẫn đúng cho đến ngày nay, khi tồn tại rất nhiều nhánh phái của Aikido với mức độ tập trung hay nhấn mạnh vào yếu tố tinh thần – “khí” – là cao thấp khác nhau. Mặc dù lý tưởng của môn võ - phấn đấu rèn luyện cho hoà bình và dung hợp – nghe có vẻ mơ hồ và vô lý, song đó chính là nền tảng cơ bản của tinh thần Aikido.
Chúng ta có thể cố gắng định nghĩa Aikido bằng nhiều tài liệu hay ngôn ngữ, song tất cả sẽ không bao giờ là đủ. Người tập Aikido, vì thế, sẽ phải tự mình tìm hiểu xem Aikido là gì với chính bản thân họ mà không có bất cứ sự chuẩn bị tư tưởng nào từ trước.

2.Có hay không các nhánh phái Aikido khác nhau?

Nó giống như cái bánh kem, bạn có thể cắt nó thành các phần nhỏ
hình nêm hay vuông, hoặc chỉ đơn giản xắn vào nó bằng nĩa,
rốt cuộc nó vẫn là bánh kem mà thôi!

Aikido được hình thành và phát triển bởi chỉ một người, Tổ sư Morihei Ueshiba. Rất nhiều học trò của ông đã góp phần truyền bá tri thức Aikido bằng cách mở các đạo đường (dojo) riêng. Cùng các nguyên nhân khác, tính tự nhiên đầy sáng tạo của Aikido đã dẫn đến việc mỗi người hiểu và diễn giải Aikido theo phương pháp của riêng mình. Các “phong cách” (style) Aikido khác nhau bắt đầu từ đó. Những “phong cách” chung nhất sẽ được liệt kê dưới đây cùng những đoạn giải thích ngắn về sự khác nhau giữa chúng. Mỗi “phong cách” đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, song tất cả đều bắt nguồn từ những khái niệm cơ bản và vững chắc tạo nên tính duy nhất của Aikido. Không thể nói rằng phương pháp nào là tốt hơn hay kém hơn, song mỗi cá nhân có thể chọn cho mình "phong cách" phù hợp nhất. Các điều kiện khách quan như vị trí địa lý có thể làm hạn chế các lựa chọn này.
Không quan trọng bạn chọn "phong cách" nào, bạn sẽ được truyền thụ Aikido theo phương pháp riêng của từng huấn luyện viên (HLV), và chính bạn phải tự phát triển lấy Aikido-của-riêng-mình. Có thể nói rằng cứ bao nhiêu người tập Aikido thì có bấy nhiêu "phong cách" khác nhau.

Phái “Cổ điển”

Dưới đây là những nhánh phái được phát triển từ quá trình giảng dạy trước chiến tranh (Thế giới 2) của Tổ sư.

Aiki-Budo
Đây là tên của môn võ trong thời kỳ đầu được Tổ sư giảng dạy. Nó rất gần với các phái cổ vũ thuật (Jutsu) khác như Daito-ryu Aiki-Jutsu và được xem như một trong những dạng thức khó nhất của Aikido.
Hầu như tất cả các học trò của Tổ sư cũng như các hoạt động truyền bá ra nước ngoài trong thời kì này đều theo "phong cách" này.

* Yoseikan

Trường phái này được phát triển bởi Minoru Mochizuki, một trong những học trò đầu tiên của Tổ sư cùng như của Jigoro Kano (Người sáng lập Nhu đạo). "Phong cách" này bao gồm các nguyên lý cơ bản của Aiki-Budo cùng với các kỹ thuật Karate, Judo và một số võ thuật khác.

* Yoshinkan

Trường phái này do Gozo Shioda giảng dạy. Ông là học trò của Tổ sư trong những năm giữa thập kỷ 30. Sau chiến tranh, ông được mời giảng dạy và thành lập một tổ chức tên là Yoshinkan. Không giống với nhiều tổ chức sau này, Yoshinkan luôn duy trì quan hệ thân thiết với Hiệp hội Hiệp khí đạo (Aikikai) trước và cả sau khi Tổ sư qua đời.
Yoshinkan là một dạng thức khắt khe của Aikido, tập trung vào tính hiệu quả trong thực hành và sử dụng các kỹ thuật đòi hỏi cao về sức mạnh thể chất. Nó được giảng dạy trong rất nhiều trường đào tạo cảnh sát ở Nhật Bản.
Hiệp hội Aikido-theo-“phong cách”-Yoshinkan quốc tế (Yoshinkai) có rất nhiều chi nhánh hoạt động trên khắp thế giới. Trong những năm gần đây, thêm nhiều chi nhánh nữa đã được thành lập, song đa số phục vụ lí do chính trị.

Phái “Hiện đại”

Trường phái này bao gồm hầu hết các biến thể được giảng dạy ngày nay. Phần lớn chúng được phát triển bởi các vị tiền bối là những học trò thân tín của Tổ sư, mà sự chia rẽ giữa họ chỉ xuất hiện sau sự ra đi của Ngài. Hầu hết các phái đều tự cho là mình đang giảng dạy môn võ thuật “chính thống” mà Tổ sư đã truyền lại – và điều đó nói chung vẫn đúng cho dù giữa một số phái có rất ít điểm tương đồng. Cách dạy nổi tiếng cao siêu và khó hiểu của Tổ sư cùng câu chuyện “Thầy bói xem voi” có thể giải thích tại sao lại thế.
Mỗi chúng ta đều có khuynh hướng hay sự ưa thích hơn đối với từng phái, song cần phải hiểu rằng tất cả các phái đều có ưu nhược riêng và rằng ta còn nhiều điều cần học hỏi từ mỗi "phong cách" riêng biệt.

Nhánh phái “Truyền thống”

Aikikai

Aikikai là tên chung của trường phái do Moriteru Ueshiba – cháu nội của Tổ sư - dẫn đầu. Phái này được giảng dạy dưới sự bảo trợ của Liên đoàn Aikido quốc tế, và được xem là “chính đạo” trong sự phát triển của Aikido. Trong thực tế, nhánh phái này có ý nghĩa như một chiếc “ô bảo vệ” hơn là một "phong cách" riêng biệt, vì trong nó có rất nhiều cá nhân giảng dạy theo nhiều cách rất khác nhau. Nhìn chung, Aikikai có tính bao quát, rộng lớn và trôi chảy, với sự nhấn mạnh vào một giáo trình “tiêu chuẩn” và giảm thiểu luyện tập vũ khí. Một số HLV khác dưới sự bảo trợ của Aikikai ( như Tiền bối Saito) lại rất chú trọng đến việc thực hành có vũ khí.

Iwama-ryu

Đây là "phong cách" được phát triển bởi Morihiro Saito, đặt trụ sở chính tại đạo đường Iwama. Nhìn chung, nó được coi là có đủ sự khác biệt so với "phong cách" chủ đạo Aikikai để có thể trở thành một nhánh phái độc lập, dù vẫn là một phần của Aikikai. Tiền bối Saito là học trò “ruột” (uchi deshi) của Tổ sư trong một thời gian dài, từ năm 1946 cho đến khi Ngài qua đời. Khá nhiều ý kiến cho rằng ông là người được học trực tiếp từ Tổ sư trong khoảng thời gian dài nhất. Tiền bối nói ông đang cố gắng gìn giữ và giảng dạy môn võ đúng như nó được Người Sáng Lập truyền lại.
Về mặt kỹ thuật, Iwama-ryu có vẻ rất giống với Aikido mà Tổ sư đã dạy trong những năm đầu thập kỉ 50 tại đạo đường Iwama. Kho tàng kỹ thuật của phái này nhiều hơn hầu hết các phái khác và nó rất chú trọng vào luyện tập vũ khí.

Nhánh phái “Khí”

Một trong những sự chia rẽ đáng chú ý nhất trong thế giới Aikido xảy ra năm 1974 khi Koichi Tohei, lúc bấy giờ là HLV trưởng của Aikikai, rời khỏi Hiệp hội này và giảng dạy theo một phương pháp riêng. Phương pháp của ông, Ki no Kenkyukai, đặc biệt chú trọng vào khái niệm “Khí”.Từ thời điểm đó, có rất ít sự liên hệ hay tác động qua lại giữa phái “truyền thống” và nhánh phái này.

Shin-shin Toitsu Aikido

"Phong cách" này được sáng lập bởi Koichi Tohei - một dạng thức Aikido đề cao sự hợp nhất tinh thần và thể chất. Tiền bối Tohei đặc biệt nhấn mạnh vào sự am hiểu khái niệm "Khí" và phát triển khía cạnh này một cách độc lập với việc luyện tập Aikido để áp dụng cho sức khoẻ và cuộc sống hàng ngày.
Đây là một trong những "phong cách" ôn hoà nhất của Aikido, biểu hiện ở các động tác di chuyển mềm dẻo mà người tập thường bỏ qua. Hầu hết các nhánh phái loại này thường không mấy quan tâm đến tính hữu dụng của các kỹ thuật, mà xem chúng như những bài tập để trau dồi "Khí".
Trong những năm gần đây, Tiền bối Tohei đã ngày càng xa rời Aikido và dốc toàn lực (một cách gần như mù quáng) vào việc luyện "Khí". Gần đây nhất có tin Ki no Kenkyokai bắt đầu đề nghị đưa Shin-shin Toitsu Aikido trở thành môn thể thao thi đấu quốc tế.



-------------------------------------------------

(Còn tiếp.....)
 
Nhánh phái “Thể thao” (Sporting)

Một trong những sự chia rẽ lớn khác trong lịch sử Aikido xảy ra ngay khi Tổ sư còn sống, khi mà Kenji Tomiki đề nghị “hợp thức hoá” việc sử dụng Kata (các bài quyền) và hình thức thi đấu trong luyện tập Aikido. Từ đó, có rất ít sự liên hệ giữa nhánh phái Tomiki và "phong cách" Aikido truyền thống.
Những năm gần đây đã xuất hiện một số nhánh phái của Tomiki-ryu tuyên bố bãi bỏ hình thức thi đấu.

Tomiki-ryu

Thành lập bởi Kenji Tomiki, 1 trong những học trò đầu tiên của Tổ sư cũng như của người sáng lập Nhu đạo Jigoro Kano. Tiền bối Tomiki tin rằng sự “hợp thức hoá” thi đấu trong luyện tập Aikido, theo cách mà Tiền bối Kano đã làm với Judo, có thể làm nó dễ được giảng dạy hơn, đặc biệt là trong các trường Đại học ở Nhật Bản. Thêm vào đó, ông cho rằng đưa vào yếu tố thi đấu sẽ làm cho việc thực hành Aikido được mài sắc và tập trung hơn – khi nó sắp phải trải nghiệm trong thực chiến. Cách nhìn này gây ra sự bất đồng sâu sắc với Tổ sư, người đặt nền tảng cho tư tưởng “bất đối kháng” của Aikido.
Có thể nhận ra Tomiki-ryu qua việc sử dụng Kata (các bài quyền chuẩn bị trước) trong giảng dạy và việc cho phép thi đấu, bằng tay không cũng như với dao làm bằng cao su.
3. Aikido có thể dùng để tự vệ?

“Người khôn ngoan chiến thắng trước trận đấu,
Kẻ dốt nát phải đánh để thắng.”

Đúng thế, Aikido là một hình thức tự vệ rất có hiệu quả. Tuy nhiên, sẽ phải mất một thời gian và cố gắng đáng kể trước khi Aikido (hay bất cứ môn võ thuật nào khác) có thể dùng được để phòng thân.

4. Có phải Aikido cần nhiều thời gian để thành thạo và áp dụng hơn các môn võ khác?

“Nếu bạn biết tôi cần bao nhiêu thời gian để thành công,
thành công ấy sẽ không còn vĩ đại như bạn tưởng.”
Michelangelo

Câu trả lời đơn giản là “Đúng vậy!”. 1 năm luyện tập Karate/ TaeKwondoDo/ Kempo và bạn có thể “chiến đấu” tốt hơn trước. Song cần có hơn 1 năm trước khi bạn cảm thấy thích nghi với các kỹ thuật Aikido và nghĩ đến việc sử dụng chúng trong thực tế.
Câu trả lời đầy đủ hơn sẽ là “Không” trong ý niệm rằng không ai có thể cảm thấy mình “thành thạo” một môn võ thuật. Nếu thế, hẳn họ đã ngừng tiến bộ, hoặc môn võ đó quá sức đơn giản. Đọc cuốn tự truyện của Funagoshi, bạn sẽ thấy ông không hề cho mình là “bậc thầy”, thậm chí ông sẽ rất kinh ngạc nếu được gọi như thế.

Dưới đây là một câu chuyện cổ có thể cho bạn một vài ý niệm về việc lĩnh hội võ thuật:
Một chàng trai trẻ du hành khắp Nhật Bản để tìm nhà võ thuật nổi tiếng. Khi chàng tiếp kiến vị võ sư nọ, ông hỏi chàng: “Con muốn gì ở ta?”
“Con muốn được làm môn sinh của Ngài và trở thành người giỏi võ nhất” – chàng đáp – “Con sẽ phải học trong bao lâu?”
“Ít nhất 10 năm” - bậc thầy trả lời.
“10 năm qủa là dài” - chàng nói –
“Nếu con luyện tập gấp đôi các môn sinh bình thường thì sao?”
“20 năm” - vị võ sư đáp.
“20 năm ư?
Còn trong trường hợp con luyện tập ngày đêm với tất cả sức lực của mình?”
“30 năm,” - bậc thầy thản nhiên.
“Tại sao sau mỗi lần con nói sẽ luyện tập nhiều hơn, gấp gáp hơn thì thời gian lại kéo dài hơn?” – Chàng trai hỏi.
“Câu trả lời thật rõ ràng. Nếu một trong hai mắt của con chỉ tập trung vào đích đến, con sẽ chỉ còn một mắt để tìm đường đi mà thôi.”

5. Aikido có tốt hơn Karate/Judo hay bất cứ môn võ thuật nào khác?

“Dù có rất nhiều con đường
dưới chân núi
những ai lên đến đỉnh
cùng thấy một mặt trăng”

Đây thực sự là một vấn đề rất dễ gây tranh cãi và luôn nóng bỏng trên các diễn đàn về võ thuật. Câu trả lời sẽ rất chủ quan – người tập sẽ luôn thiên vị cho “môn võ của mình” hơn bất kỳ võ thuật nào khác (nếu không thế, họ đã theo học môn võ khác kia rồi).
Có rất nhiều lí do khác nhau nhưng đều có căn cứ để học một môn võ thuật, như để tự vệ, để phát triển hay khai sáng tâm linh, để tăng cường sức khoẻ, sự tự tin và nhiều nữa. Mỗi môn võ, ngay cả mỗi nhánh phái của cùng một môn võ, chú trọng đến từng khía cạnh khác nhau ấy và mỗi võ sinh sẽ tìm thấy điều mà mình đang hướng đến.
Vậy nên, “tốt hơn” hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn muốn gì. Và câu hỏi phù hợp hơn ở đây sẽ là “Liệu Aikido có tốt hơn Karate/Judo… cho chính bản thân tôi?” Và không ai khác, chính bạn là người sẽ phải tự tìm câu trả lời. Có thể bạn chỉ cần nói: “Không, Aikido không tốt hay mạnh hoặc xấu,dở, yếu hơn các môn võ khác. Nó chỉ đơn giản rất khác biệt.”
 
6. Liệu tôi có thể tập thêm môn võ khác cùng lúc với Aikido?

Vâng, được thôi. Không vấn đề gì nếu bạn tập nhiều võ thuật cùng một lúc, song có một điều bạn cần lưu ý: nếu bạn chưa thực sự có nền tảng của một môn võ nào đó từ trước, nó sẽ chỉ làm rối bạn khi luyện tập môn tiếp theo. Kết quả hiển nhiên là, quá trình luyện tập của bạn sẽ bị hạn chế hay chậm lại.
Võ thuật nào phù hợp để luyện tập song song với Aikido? Điều này phụ thuộc vào cái gì làm bạn thích và cảm thấy thoải mái. Một lời khuyên là, hãy chọn môn võ nào càng nhiều khác biệt với Aikido càng tốt, bạn sẽ đỡ nhầm lẫn và bối rối hơn.

7. Trong Aikido có thi đấu không?

“Tôi thích những người cao lớn. Tôi thích làm cho họ cảm thấy mình nhỏ bé.”
Một HLV Tomiki Aikido

Chúng ta vẫn thường nghe rằng Aikido là bất đối kháng. Đúng là Người Sáng Lập, Tổ sư Morihei Ueshiba cho rằng yếu tố thi đấu là không phù hợp với tinh thần Aikido, song điều đó không có nghĩa tất cả mọi người đều đồng ý như vậy. Một nhánh phái phổ biến, Tomiki Aikido, đã hợp thức hoá hình thức thi đấu - tuy nhiên hình thức này không phải là một phần cơ bản của "phong cách". Đa số các nhánh phái còn lại đều không có thi đấu.
Hầu hết các nhánh phái Aikido, ngay cả các "phong cách" bao gồm thi đấu, đều dựa trên tinh thần hợp tác hơn là đối kháng. Cả người ra đòn (nage) và người chịu đòn (uke) đều là đối tác (partner) và đều cố gắng để trau dồi kinh nghiệm cho bạn cùng tập của mình. Tinh thần hợp tác ấy còn rất cần thiết trong việc: a) Giảm thiểu chấn thương (thường rất nguy hiểm) trong khi thực hành các kỹ thuật Aikido và b) Phát triển khả năng chịu đòn (ukemi) - giữ cơ thể thả lỏng và hiểu cảm giác của đối tác khi bị đánh ngã hay ném ra xa.
8. Các nguyên tắc/ yếu tố cơ bản của Aikido:

Liệt kê một cách đầy đủ các nguyên lý của Aikido, dù với lượng sách lớn đến đâu chăng nữa, là một điều bất khả. Thậm chí chỉ để làm rõ một điều trong số chúng cũng là một khó khăn quá lớn rồi.

Khí (Ki)

“Ngươi có thể không tin ở Khí,
nhưng ngươi vẫn không ngừng trau dồi nó đấy thôi”

Ý niệm về "Khí" có một tầm ảnh hưởng bao quát trong Aikido. Môn võ này là một trong những võ thuật mang tính “tâm linh” và được nhắc đến như là “Thiền động” (moving Zen). Cái tên Aikido có thể được dịch là “Con đường đưa đến sự hoà hợp của Khí”. Vậy chính xác Khí là gì?
Thật là một câu hỏi khó trả lời và dễ gây tranh cãi. Một số người tin rằng sự hiện thân vật chất của "Khí" là không có thật, hay đúng hơn, "Khí" không tồn tại. Thay vào đó, tâm hồn, ý chí và sự kết hợp giữa sinh học - vật lý – tâm lý học qua việc thư giãn và nhận thức là các khái niệm được dùng để giảng dạy. Những “Aikidoka” (người tập Aikido) này có khuynh hướng không thừa nhận khía cạnh triết lí/ tâm linh của "Khí".
Các Aikidoka khác lại tin rằng "Khí" thực sự tồn tại như một thực thể vật chất và có thể “truyền” được qua không gian. Chính họ là người đã tạo nên các khái niệm như "Khí" của vũ trụ, sự khoáng trương "Khí"…
Thực tế là phần lớn Aikidoka đã, đang và rất có thể sẽ vẫn còn những băn khoăn về "Khí" - những câu hỏi khó có thể đưa ra bất kỳ lời giải hợp lý nào. Có thể nói rằng hơn bất cứ “vùng đất” nào khác của Aikido, khái niệm về "Khí" là nơi mà mỗi người tập phải tự tìm lấy câu trả lời cho riêng mình, cho dù nó là gì đi nữa. Xin dành những dòng cuối của phần này cho Doshu (Đạo chủ) Kisshomaru Ueshiba, con trai của Tổ sư:
“Chúng ta có thể nghe các đệ tử nói rằng “Đó là cảm giác về một dạng năng lượng nào đó phóng ra từ sự hoà hợp của thể xác và linh hồn.” Hoặc “Đó là một sức mạnh lạ kỳ và sinh động, xuất hiện vào những thời điểm không đoán trước từ một nguồn gốc đầy bí ẩn.” Hay “Đó là cảm giác của sự phối hợp chính xác thời gian và đạt đến độ lão luyện trong hơi thở qua thực hành Aikido.” Hay “Đó là chuyển động tự phát và vô thức, nó làm tươi mới thể xác và tâm hồn sau một buổi luyện tập hăng say.” Và nhiều nữa…
Mỗi câu trả lời đều có căn cứ trong ý niệm rằng đó thực sự là những phản ứng có thật qua kinh nghiệm thực tế của từng người. Là một sự chuyển tải trực tiếp từ những trải nghiệm giác quan, chúng chứa đựng sự tín xác không thể bác bỏ. Nếu thế, sự khác nhau giữa các câu trả lời là không đáng kể. Và sự phong phú được chứng thực không phải chỉ bởi nỗi khó khăn trong việc định nghĩa chính xác "Khí" mà còn cho thấy rằng chiều rộng và sâu của "Khí" không bao giờ có thể tóm gọn trong chỉ một nhóm ngôn từ.” – Trích từ “Linh hồn Aikido”.

Nhập nội (Irimi)

“Điểm khác nhau giữa sự sống và cái chết
chỉ là sự phối hợp chính xác thời gian”

Nhập nội, hay “Irimi” là một trong những kỹ thuật căn bản của Aikido và rất gần với sự “hoà nhập” vào người tấn công. Ở trình độ sợ đẳng, Irimi là chuyển động lướt nhanh về phía, và quan trọng hơn, vào bên trong cuộc tấn công của đối thủ. Trong tự nhiên, Aikido nhìn nhận rằng các chuyển động hầu hết đều mang tính vòng cầu hay xoắn ốc. Irimi đưa con người nhập “vào trong” vòng xoắn ấy, làm cho năng lượng/lực của cuộc tấn bị dẫn hướng trượt theo vòng cầu ra xa. Điều này giống như khi bạn bắt chiếc dĩa nhựa, để cho lực xoay của nó trượt theo các ngón tay rồi lia nó ra xa theo hướng cũ hoặc một hướng khác, với một lực và sự cố gắng tối thiểu.
Khái niệm nhập nội nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc “đặt” một người vào trong “bán kính nguy hiểm” của cuộc tấn công. Hãy nghĩ đến cú đấm của một võ sĩ Quyền Anh. Nó sẽ chỉ dồn được hầu hết sức mạnh và uy lực vào gần hoặc tại một điểm – nơi mà tầm vươn dài của cánh tay võ sĩ đạt đến giới hạn. Bên ngoài “điểm chạm” này, khả năng gây nguy hiểm sẽ rút giảm rất nhiều, gần như không còn đe doạ nữa. Cũng vậy, bên trong giới hạn vươn dài thì chuyển động mang trong nó rất ít năng lượng hay uy lực. Các hình thức tấn công khác cũng có thể dùng làm ví dụ: những cú đâm hoặc chém hay quét bằng, tay, dao, kiếm hay gậy…

Ukemi

“Ukemi tốt nghĩa là tìm thấy bên trong đòn thế của đối tác những cơ hội học hỏi.”

Ukemi có thể được miêu tả như nghệ thuật chịu đòn. Thực hành Ukemi bao gồm lăn tròn và các thế ngã khác. Dưới đây là một vài lí do tại sao ta phải luyện tập Ukemi và tại sao nó là một phần quan trọng của thực hành Aikido.

1. Giữ an toàn: Có nghĩa là, không chỉ tránh được các chấn thương khi va chạm, mà bạn còn nhận thức được những gì diễn ra trong suốt quá trình đối đầu ấy, để từ đó tìm cách phản đòn hay, có thể lắm chứ, tháo chạy.

2. Trải nghiệm đòn thế: Một phần của quá trình luyện tập bạn sẽ phải dành để hiểu “phía bên kia” của cuộc tấn công là gì - sẽ có cảm giác ra sao nếu bị khoá bởi đòn này mà không phải đòn khác? Hơn nữa, đây sẽ là cơ hội rất tốt để quan sát kỹ thuật của đối tác, đặc biệt nếu nage (người ra đòn) là đồng môn có bậc cao hơn hoặc là HLV. Ukemi là sự quan sát bằng cả thể xác lẫn tâm hồn.
Hãy học lắng nghe bằng cơ thể bạn. Để ra đòn tốt cần phải rất nhạy cảm về đối tác. Thông thường chúng ta chỉ chú ý đến vai trò chủ động của nage mà quên đi tính hướng mở để đối tác cùng tiếp thu, nói cách khác là không “hiệp” với người chịu đòn. Là uke, chúng ta có cơ hội cảm nhận mọi chuyển động của cơ thể. Hy vọng rằng, một nửa thời gian bạn dành để chịu đòn sẽ giúp bạn ra đòn tốt hơn trong nửa thời gian còn lại.

3. Hỗ trợ đồng môn luyện tập. Để là một uke tốt cần phải duy trì một sự “kết nối” với nage, cho phép nage cùng cảm nhận sự kết nối ấy hướng đến thực sự trải nghiệm các kỹ thuật. Bằng cách ấy, nage sẽ không phải lo lắng gì đến sự tổn hại của đối tác và hoàn toàn tập trung vào việc ra đòn.

4. Rèn luyện thể lực. Là người chịu đòn bao giờ cũng nhanh mệt hơn, quan trọng hơn cả là phải luôn duy trì được trạng thái “kết nối”, giữ cơ thể mềm dẻo và óc quan sát luôn rộng mở.

Tiền bối Saotome viết trong cuốn sách của ông “Các nguyên lý của Aikido”: “Luyện tập Ukemi cho phép bạn “nhìn” thấy tương lai chính xác hơn bởi tầm nhìn của bạn đặt nền tảng trên sự quan sát và trực giác rộng mở, chứ không phải đưa ra những quyết định chủ quan hay bản năng đơn thuần. Điều đó cũng giống như người ngư dân lão luyện có thể đoán trước thời tiết vậy.”
 
Atemi

Khi cần tôi có thể tấn công bằng vũ khí lớn nhất: Trái đất.

Atemi, theo nghĩa đen, là tấn công/ gây ảnh hưởng lên người khác. Cũng có thể hiểu đơn giản Atemi là những đòn tấn công. Một vài người đã cố gắng định nghĩa nó chính xác hơn như chỉ là dồn lực tấn công vào một điểm. Mục đích của nó là làm rối trí đối phương, hướng sự chú ý của họ vào tay bạn hay vào sự đau đớn, thay vì tập trung vào khả năng phòng ngự. Như thế, tấn công sẽ dễ dàng hơn. Trong ý niệm ấy, bạn có thể xem Atemi như một phương pháp “làm nhiễu Khí” (Ki. disturbance).
Atemi, hiểu theo một cách nào đó, không cần phải là một đòn đánh cụ thể, bởi vì điều quan trọng là hiệu quả tác động lên đối tác - sự đảo lộn làm mất cân bằng tâm lý và sinh lý của uke. Kết quả hiển nhiên là các đòn thế được tung ra dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều. Một số người còn cho rằng để đảm bảo chắc chắn về sự mất cân bằng ấy cần phải tung ra một đòn tấn công cụ thể, nhất là khi tiềm năng kháng cự (của đối thủ) là rất lớn.
Một số khác còn khẳng định Atemi bao gồm cả sự phóng “Khí” về phía đối phương, điều này cao cấp hơn là tấn công bằng một đòn đánh đơn thuần. Cũng có ý kiến rằng Atemi là quan trọng để hoàn thành một waza (kỹ thuật) hơn là một kỹ thuật độc lập. Đó chỉ là những quan điểm cá nhân, song nó phân biệt Aikido với các võ thuật khác nơi các kỹ thuật tấn công được đặt lên hàng đầu.

Thế nào là “di chuyển né tránh”?

Uy lực của một đòn tấn công truyền từ điểm này đến điểm khác, thường là từ người tấn công đến đối thủ. Đường thẳng nối giữa 2 điểm này gọi là “đường tấn công”. Một khi đòn đánh đã được tung ra, sẽ là rất khó, nếu không muốn nói là không thể, thay đổi hay kìm hãm lại được. (Hãy nghĩ đến cú đá “song phi” trong Karate, một khi người tấn công đã phóng lên khỏi mặt đất, điều gì có thể thay đổi việc nó bay đến đích?). “Di chuyển né tránh” có nghĩa là lách mình khỏi đường tấn công tại hoặc sau thời điểm tung ra đòn thế, để đến một “vùng an toàn”.
Song, việc né tránh này chỉ là một trong các mục đích động của bạn mà thôi – tập trung hoá hướng đến áp dụng kỹ thuật hoá giải mới là điểm chính yếu. Nói cách khác, bạn di chuyển không chỉ đơn thuần là việc né tránh hành động tấn công ban đầu, mà còn qua đó tìm cách hướng dẫn đối thủ vào vị trí mong muốn. – ND.

Trọng tâm/đan điền (hara/haragei)

“Thuận theo mọi sự và để tâm trí rộng mở,
chú tâm tỉnh giác và để mọi sự tự hành.
Đó chính là chứng ngộ.”
Trang Tử

Trọng tâm – đơn giản là trung tâm của cơ thể. Nằm ở bụng dưới (“hara”), nó được xem như là nguồn gốc hay nơi tập trung của "Khí", “năng lực tinh thần” hay “nội lực”. Nó còn là điểm cân bằng khi thực hành các đòn thế. Hãy thử nhấc hay đẩy một vật khi nó bị lệch trọng tâm - sẽ dễ dàng hơn làm thế khi nó ở trạng thái cân bằng nhiều, đúng chứ? Luôn hướng ý thức (hay sự “kết nối”) vào trọng tâm của chính mình cũng như của đối tác, bạn sẽ ngạc nhiên nhận ra sự khác biệt ở các đòn thế: nhẹ nhàng, thanh thoát và “thuận” hơn nhiều.

Sự khoáng trương

Cũng quan trọng như việc giữ cân bằng và hướng tâm, sự khoáng trương là một phần không thể thiếu của Aikido. Rất nhiều đòn thế trở nên dễ dàng hơn khi tung ra cùng lúc với một sự phóng "Khí" hay “giải phóng năng lượng”. Về mặt thể chất và tâm lý, điều này còn giúp người tập “cuộn” mình và giữ tay chân luôn ở một vị trí tương đối với cơ thể, khi buộc phải tác động hay chịu tác động bởi một lực mạnh trong phạm vi lớn.

9. Trang phục và các quy tắc/ nghi lễ của đạo đường:

Ghi chú: Những quy tắc/nghi lễ và trang phục của mỗi đạo đường có thể rất khác so với những thông tin chung nêu dưới đây. Điều đó bắt nguồn từ thực tế rằng Tổ sư đã có một sự nghiệp to lớn và lâu dài, các thế hệ học trò của Ngài đã thành lập những đạo đường (dojo) riêng và áp dụng những quan niệm riêng cho đạo đường của mình. Khi đến luyện tập ở một đạo đường mới, dù là người mới bắt đầu hay một Aikidoka từ nơi khác chuyển đến, thảy đều phải tôn trọng các quy ước truyền thống ở đây. Nếu bạn không chắc hoặc không rõ về các quy chuẩn này, hãy quan sát và hỏi các tiền bối của mình.

Nghi thức trước buổi tập thế nào là đúng?

Về cơ bản, trong nghi thức này các võ sinh sẽ quỳ thành một hoặc nhiều hàng song song trước shomen (bàn thờ - theo truyền thống là nơi treo ảnh Tổ sư hoặc các bức thư pháp bằng mẫu tự kanji, tuỳ theo từng phái). Sau khi các HLV vào sân và quỳ xuống, tất cả sẽ cũng cúi chào hướng về phía shomen. Sau đó, HLV và các võ sinh cúi chào nhau. Vỗ tay hoặc dặn dò trước buổi tập có thể có hoặc không tuỳ từng đạo đường.

Tại sao lại chào theo kiểu Nhật và sử dụng tiếng Nhật trong luyện tập?
Đa số Aikidoka cho rằng điều này là quan trọng trong việc duy trì truyền thống, bảo vệ tính toàn vẹn vủa môn võ, và cũng là cách chúng ta thể hiện sự tôn trọng đối với người sáng lập cùng lịch sử Aikido.
Mức độ “trung thành” với những nghi thức này còn tuỳ thuộc vào từng đạo đường. Một số nghi thức được tiến hành phổ biến như: thể hiện sự tôn kính với các HLV bằng cách chào và nói “Onegai shimasu” (“Tôi đề nghị/mong được (chỉ dẫn)) trước khi vào tập, hoặc “Domo arigato gozaimashita (sensei)” (“Chân thành cám ơn (HLV)”) sau buổi tập. Điều này cũng cần được thực hiện đối với các đồng môn. Một số dojo bắt buộc sử dụng tiếng Nhật, số còn lại cho phép dùng bản ngữ.
Chào cúi đầu (kiểu Nhật) chỉ là một dấu hiệu thể hiện sự tôn kính đối với Tổ sư, HLV hay các bạn đồng môn mà không hề mang bất cứ ý niệm tôn giáo/ tín ngưỡng nào. Thực tế, nó không khác mấy về ý nghĩa so với cái bắt tay trong xã hội phương Tây. Nó không biểu thị cho tôn thờ, cúng bài hay các hình thức tương tự.
Một lý do khác để cúi chào (kiểu Nhật) là, như một phương pháp thiền định, nó làm ngưng các hoạt động thể chất, giải phóng tư tưởng khỏi các ý nghĩ vướng bận bên ngoài, hướng mọi sự tập trung vào đối tác và luyện tập.
 
Có được trao đổi/nói chuyện trên thảm tập?

Điều này phụ thuộc vào đạo đường bạn đang luyện tập, một số rất nghiêm khắc và hầu như không cho phép nói chuyện, số khác thì ngược lại. Nhìn chung, tốt nhất bạn nên tôn trọng các quy ước của đạo đường hiện tại, chứ không phải của nơi bạn đã thường luyện tập. Mặt khác, trên sân tập cũng không nên bàn luận đến bất cứ vấn đề nào khác ngoài đòn thế hay kỹ thuật. Luật cấm trao đổi cũng chỉ với mục đích hướng sự tập trung vào quan sát hay thực hành đòn thế, cũng như không làm ảnh hưởng đến sự tập trung của các đồng môn.

Hakama là gì và ai mặc nó?

Hakama là loại quần – váy đặc biệt, thường thì chỉ các võ sinh đai đen mới mặc. Nó là một phần của trang phục võ sĩ đạo truyền thống. Song ở một số đạo đường, mọi người đều mặc nó, nhất là phụ nữ bởi bản tính e lệ kín đáo của họ. Ngày nay hakama được dùng như đồng phục trong Kendo (kiếm đạo) và Kyudo (bắn cung).
Đầu tiên, hakama được thiết kế dùng để bảo vệ chân của các kị sỹ khỏi các nhánh cây, bụi rậm… gần giống như kiểu quần da của các chàng cao bồi Viễn Tây. Da thuộc khá hiếm ở Nhật Bản nên các loại vải dày và nặng được dùng thay thế. Sau khi tầng lớp samurai (võ sĩ đạo) không còn cưỡi ngựa và trở thành bộ binh, họ vẫn khăng khăng giữ lại trang phục kị sỹ này như một đặc trưng không thể thiếu của mình.
Có nhiều kiểu hakama khác nhau. Loại mà các võ sĩ mặc ngày nay - với “ống quần” - gọi là joba hakama. Trước kia hakama giống như một loại váy ống – không có hai chân. Nó được mặc trong các cuộc tham kiến/ viếng thăm tướng quân (Shogun) hay hoàng đế (Emperor). Chiếc “váy” lúc đó dài khoảng 12 – 15 feet (3,6 – 4,5m(!)) và được xếp li (gấp nếp) phía trước giữa hai chân và phía sau người mặc. Nó bắt buộc người mặc phải sử dụng shikko (“di chuyển trong tư thế quỳ gối”) và với nó, người ta khó có thể che dấu vũ khí hay chồm dậy tấn công một cách nhanh chóng.

7 nếp gấp của một chiếc hakama (5 ở phía trước và 2 phía sau) được xem là có các ý nghĩa biểu tượng như sau:

1. Yuki = lòng can đảm, sự gan dạ (nhất là trong chiến trận)
2. Jin = lòng nhân đạo, sự khoan dung, rộng lượng
3. Gi = sự công bằng, tính ngay thẳng, chính trực
4. Rei = phép xã giao, lịch sự, sự nhã nhặn, mực thước (còn đồng nghĩa với việc chào cúi đầu/rạp mình)
5. Makoto = sự ngay thật, tính chân thành, lương thiện
6. Chugi = lòng trung thành, sự tận tâm tận lực, sự hiến dâng
7. Meiyo = danh dự, uy tín, cũng như uy thế, phẩm giá, lòng tự trọng
(7 ý nghĩa này hơi khác so với lời dạy của Tổ sư, xin đọc tiếp phần dưới -ND)

Tổ sư thậm chí đã nhấn mạnh rằng MỌI NGƯỜI đều nên mặc hakama, song vào thời kỳ của Ngài việc phổ biến hakama như một “đồng phục” là không quá khó.
“Hầu hết võ sinh đều không đủ tiền để may hakama nhưng đều được yêu cầu phải mặc nó. Nếu họ không được truyền lại từ các đồng môn cao cấp hơn, họ phải dùng những tấm vải thô cũ, cắt và nhuộm chúng rồi nhờ thợ may “chế tác” thành hakama. Tuy nhiên, bởi họ buộc phải dùng các loại thuốc nhuộm rẻ tiền nên chỉ sau một thời gian ngắn các mảng màu đã bắt đầu phai đi và các sợi vải bắt đầu lộ ra ngoài.” - HLV Saito nói về việc mặc hakama trong đạo đường của Tổ sư trước kia.

“Vào thời hậu chiến ở Nhật Bản mọi thứ đều hiếm hoi, kể cả vải vóc, bởi vậy chúng tôi đã luyện tập mà không có hakama. Chúng tôi đã cố gắng làm hakama từ những tấm màn cửa màu đen (dùng để phòng máy bay oanh tạc) song do chúng đã bị phơi nắng trong nhiều năm, các đầu gối đã mục ra ngay khi chúng tôi thực hành suwari waza (kỹ thuật đánh dòn trong khi di chuyển bằng đầu gối). Chúng tôi liên tục phải đắp vá những chiếc hakama này. Trong hoàn cảnh đó có người bỗng nảy ra sáng kiến “Sao chúng ta không đơn giản chỉ mặc hakama sau khi đã đạt đến nhất đẳng (shodan)?” Ý kiến đó đã được chấp nhận như một “chính sách” tạm thời để giảm thiểu chi phí. Điều này không hề mang ý nghĩa xem hakama tượng trưng cho trình độ đẳng (đai đen).” – HLV Shigenobu Okumura, trích Tạp chí “Aikido ngày nay” số 41.

“Khi tôi còn là học trò thân tín (uchi deshi) của Tổ sư, mọi người đều được yêu cầu phải mặc hakama ngay từ buổi tập đầu tiên. Lúc đó chưa có một quy định nào về loại hakama được mặc nên phòng tập trở thành một nơi khá là …sặc sỡ. Bạn có thể thấy hakama ở đó với tất cả các kiểu dáng, màu sắc và chất lượng, từ hakama của Kiếm đạo, đến hakama có sọc vằn dùng trong nghệ thuật múa, đến loại làm bằng lụa tơ tằm đắt tiền gọi là sendai-hira. Tôi đã tưởng rằng một số võ sinh mới bị quỷ ám khi chúng dám mượn hakama của ông nội chúng, vốn chỉ để dành cho những dịp lễ tết đặc biệt, và rồi mài thủng đầu gối trong các bài tập suwari waza.
Tôi vẫn nhớ như in cái ngày tôi bỏ quên hakama ở nhà. Lúc đó tôi đang chuẩn bị bước lên thảm tập, mang mỗi cái đai (dogi), thì bị Tổ sư chặn lại. “Hakama của ngươi đâu?” Người hỏi một cách nghiêm nghị. “Cái gì làm ngươi nghĩ mình có thể được ta truyền dạy võ thuật trong khi mặc mỗi quần áo lót? Ngươi không biết phép tắc là gì sao? Rõ ràng là ngươi thiếu cái tư thế mực thước của người học võ đạo. Quỳ vào góc và quan sát cả lớp!”
Đó chỉ là lần đầu tiên trong số rất nhiều lần tôi bị Tổ sư quở trách. Tuy nhiên, sau sự chểnh mảng của tôi lần ấy Người đã phải giảng giải cho các học trò “ruột” sau giờ tập về ý nghĩa của hakama. Người kể rằng hakama là trang phục truyền thống của các phái cổ võ thuật (kobudo) và hỏi chúng tôi có ai biết về nguồn gốc 7 nếp gấp của hakama hay không. “Chúng tượng trưng cho 7 đức tính của võ đạo”- Người nói -“Đó là jin (nhân từ), gi (chính trực), rei (mực thước), chi (khôn ngoan), shin (chân thật), chu (trung thành), và koh (yêu tổ quốc). Chúng ta thường thấy những đức tính này ở tầng lớp samurai đáng kính ngày xưa. Hakama nhắc nhở chúng ta về phẩm chất của người võ sĩ đạo (bushido) chân chính. Chúng ta đang mang trên mình biểu tượng truyền thống thiêng liêng được truyền từ đời này sang đời khác. Aikido được sinh ra từ tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản, vì thế trong các buổi tập chúng ta phải giữ gìn và phát huy 7 phẩm chất cao quý ấy.”
Ngày nay, hầu hết các đạo đường Aikido đều không còn làm theo quy định nghiêm khắc của Tổ sư về việc mặc hakama. Ý nghĩa của nó đã bị hạ thấp từ một biểu tượng của phẩm chất truyền thống xuống làm tượng trưng cho các yudansha (võ sinh trình độ đẳng). Tôi đã đến rất nhiều đạo đường ở nhiều nước. Ở những nơi mà chỉ yudansha mặc hakama, những võ sinh này đã mất đi sự khiêm nhường của mình. Họ xem hakama là thứ để trưng bày, là biểu tượng cho sức mạnh của họ. Cách suy nghĩ này làm cho nghi lễ cúi chào Tổ sư, mà chúng ta thực hiện mỗi khi bắt đầu và kết thúc buổi tập, như một lời nhạo báng lịch sử và môn võ của Người.
Thậm chí còn tệ hơn, tại một số đạo đường, phụ nữ ở trình độ cấp (kyu rank) (và chỉ phụ nữ thôi) được yêu cầu mặc hakama như một cách bảo vệ sự kín đáo. Với tôi nó như một sự lăng mạ và phân biệt đối xử đối với các Aikidoka là nữ giới. Nó cũng sỉ nhục cả nam giới, bởi nó thừa nhận những suy nghĩ tầm thường hèn kém của họ, vốn không hề hiện diện trên thảm tập.
Chứng kiến những cung cách sử dụng hakama ấy làm tôi thấy buồn. Đó có thể chỉ là một phần rất nhỏ Aikidoka, song tôi vẫn nhớ Tổ sư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mặc hakama đến thế nào. Tôi không bao giờ quên ý nghĩa của trang phục này, và tôi tin rằng không ai có thể phủ nhận những giá trị tinh thần cao quý mà nó là biểu tượng. Trong đạo đường của tôi cũng như các nhánh phái mà nó kết giao, tôi khuyến khích tất cả võ sinh đều mặc hakama bất kể đẳng cấp. (Tôi không yêu cầu nó trước khi họ hoàn thành cấp đầu tiên, bởi vì những võ sinh mới ở Mỹ nói chung không có ông nội người Nhật để mà mượn hakama). Tôi tin rằng mặc hakama và hiểu thấu ý nghĩa của nó giúp võ sinh hướng về và duy trì được tinh thần của Tổ sư.
Nếu chúng ta để cho tầm quan trọng của hakama mất đi, có thể chúng ta cũng sẽ lãng quên cả những nền tảng tinh thần cơ bản của Aikido. Mặt khác, nếu chúng ta trung thành với ước nguyện của Tổ sư về trang phục luyện tập, linh hồn chúng ta sẽ đến gần hơn với giấc mơ mà vì nó Người đã hiến dâng cả cuộc đời.” – HLV Mitsugi Saotome, trích “Các nguyên lý Aikido”.
:-(
 
10. Luyện tập Aikido

Đạo đức trong luyện tập:

Thực hành Aikido bắt đầu ngay từ thời điểm bạn bước chân vào đạo đường! Trong thời gian này, võ sinh cần nghiêm túc tôn trọng các nội quy. Cần phải cúi chào mỗi khi vào/ra đạo đường hoặc lên/xuống thảm tập. Khoảng 3 – 5 phút trước khi chính thức bắt đầu buổi tập, các võ sinh phải xếp hàng tĩnh toạ trong tư thế quỳ gối(seiza). Nếu bạn không thể quỳ kiểu này, hãy hỏi HLV xem bạn có thể ngồi xếp bằng hay không).
Chỉ có một con đường để tiến bộ trong Aikido: tập luyện điều độ và liên tục. Sự chuyên cần là không thực sự bắt buộc, song hãy nhớ rằng phải thực hành ít nhất 2 lần/tuần nếu bạn muốn tiến bộ. Mặt khác, Aikido yêu cầu một thái độ nghiêm khắc rèn luyện bản thân, thể hiện ở việc tập luyện chuyên cần.
Bạn là người chịu trách nhiệm về quá trình luyện tập của mình. Sẽ không ai nắm tay bạn dẫn đến đích là sự thành thạo Aikido. Hơn nữa, các HLV hay tiền bối không thể quan sát giúp bạn – quan sát, nhận xét và áp dụng là những kỹ năng thiết yếu trong Aikido mà bạn cần phải tự thực hành. Vì thế, trước khi đề nghị được chỉ dẫn, bạn nên cố gắng hình dung và thử nghiệm các đòn thế bằng cách quan sát các đồng môn.
Luyện tập Aikido không chỉ là thực hành các đòn thế, mà còn bao hàm sự quan sát và biến đổi thể chất – tinh thần thể hiện qua suy nghĩ và hành động. Đặc biệt, bạn nên chú ý đến phản ứng của mình trong từng trường hợp khác nhau, từ đó làm tăng khả năng (tự) nhận thức.
Một yếu tố nữa rất quan trọng: luyện tập Aikido chỉ được thực hiện trong tinh thần “hiệp khí”, hợp tác để cùng tiến bộ, không có thi đấu, không vụ lợi. Các kỹ thuật được trau dồi qua luyện tập cùng với một đối tác (partner), chứ không phải với một đối thủ (opponent). Bạn cần phải luôn cẩn trọng trong thực hành bằng cách kiềm chế sức mạnh và tốc độ ra đòn cho phù hợp với bạn cùng tập. Hãy luôn ý thức rằng, đối tác đang cho bạn “mượn” cơ thể họ để luyện tập – hãy tôn trọng nó như tôn trọng bất cứ thứ gì bạn mượn từ người khác.
Luyện tập Aikido đôi khi trở nên khá nhàm chán. Học cách thích nghi với sự nhàm chán này cũng là một phần của quá trình rèn luyện. Người tập cần theo dõi chính bản thân mình để tìm ra nguồn gốc của bất cứ sự chán nản hay không thoả mãn nào. Đôi khi nguyên nhân nằm ở khuynh hướng so sánh bản thân với các đồng môn khác. Lưu ý rằng, dù thế nào chăng nữa, đó cũng là một hình thức “cạnh tranh”- “phân cao thấp” trong tâm tưởng. Sẽ là rất tốt nếu cảm phục tài nghệ của người khác và thi đua với họ, song phải tránh so bì dẫn đến nuôi dưỡng oán giận hay mặc cảm tự ti.
Trong thời gian luyện tập, nếu quá mệt hoặc bị chấn thương, bạn có thể chào nghỉ tạm thời cho đến khi cảm thấy có thể tiếp tục. Nếu cần phải rời sân tập, hãy xin phép HLV.

Danh hiệu và việc thăng cấp trong Aikido

Theo tiêu chuẩn của Liên đoàn Aikido quốc tế (IAF) và Liên đoàn Aikido Hoa Kỳ (USAF), có 6 cấp trước khi đạt trình độ đẳng (đai đen). Các cấp này gọi chung là “kyu”.
Việc có đủ tiêu chuẩn thi thăng cấp hay không trước hết phụ thuộc vào thời gian (số giờ luyện tập). Các điều kiện khác có thể bao gồm thái độ luyện tập (tôn trọng đồng môn, chuyên cần…) và kể cả, ở một số đạo đường, sự đóng góp vào việc duy trì đạo đường cũng như phổ biến Aikido.
Nội dung kiểm tra là rất khác nhau giữa các "phong cách" và các đạo đường. Thậm chí nó còn thay đổi theo từng thời kỳ (ở cùng một đạo đường).
Theo truyền thống, tất cả các võ sinh dưới trình độ đẳng đều mang đai trắng, không kể đang ở cấp nào. Những “đai trắng” này gọi là “mudansha Aikidoka”, trong khi người mang đai đen gọi là yudansha. Tuy nhiên, một số đạo đường lại dùng một hệ thống đai màu dùng để phân biệt các cấp khác nhau cho mudansha.

Tại sao tôi không thể đánh ngã đối tác?

Đây là một câu hỏi khá phổ biến trong Aikido. Nó có nhiều cách trả lời khác nhau. Trước tiên, hãy hỏi HLV của bạn - rất có thể bạn thực hành chưa đúng ở một chỗ nào đó.
Sau nữa, hãy ý thức rằng, các kỹ thuật mà chúng ta thực hành trong phòng tập đã phần nào được lý tưởng hoá – không phải bao giờ chúng cũng áp dụng được vào thực tế. Hơn nữa, các đòn thế Aikido được dùng để đối ứng với từng trường hợp tấn công cụ thể, mà rất khó để giả lập tất cả những trường hợp này. Do đó, chúng ta “chấp nhận” chỉ luyện tập với một vài hình thức tấn công và phòng thủ tổng quát mà thôi. Khi đạt đến các trình độ cao hơn, ta mới có thể tìm hiểu xem từng loại chiến lược tổng quát ấy áp dụng thế nào trong từng trường hợp cụ thể.
Thứ ba là, các kỹ thuật Aikido đòi hỏi một thời gian nhất định để nắm vững và thực hành chính xác. Trong thời gian đó, hãy đề nghị đối tác của bạn giảm bớt tinh thần đối kháng (tấn công chậm hơn, thả lỏng người khi chịu đòn) cho đến khi bạn tiến bộ hơn.
Cuối cùng, có khá nhiều đòn thế Aikido không thể triển khai có hiệu quả nếu thiếu sự kết hợp với Atemi (đòn đánh hướng về phía đối thủ nhằm làm họ bối rối hoặc mất cân bằng, từ đó sẽ dễ dàng thi triển các kỹ thuật tiếp sau). Thường bởi mục đích an toàn mà Atemi bị bỏ qua trong thực hành. Một lần nữa, hãy đề nghị sự hợp tác của bạn cùng tập.

Tôi có thể tập một mình được không?

Thường thì luyện tập Aikido tốt nhất là với một đối tác. Tuy nhiên, có một số phương pháp để tự tập một mình. Thứ nhất, người tập có thể thực hành các bài quyền (kata) với gậy ngắn (jo) hoặc kiếm gỗ (bokken). Sau nữa, bạn có thể mô phỏng các động tác di chuyển của đòn thế với một đối tác “ảo” trong tưởng tượng. Thậm chí chỉ mường tượng các kỹ thuật trong đầu cũng là một cách hiệu quả để tập Aikido một mình.
Tại sao tôi nên luyện tập với vũ khí?

Một số đạo đường mở các lớp riêng chỉ để luyện tập với gậy (jo), dao (tanto) và kiếm gỗ (bokken) – 3 vũ khí chính sử dụng trong Aikido. Tuy nhiên, bởi vì mục tiêu chính của Aikido không phải là sử dụng vũ khí, ngoài các lớp này người tập nên tham dự các buổi tập tay không ít nhất 2 lần/tuần.
Có khá nhiều lí do để luyện tập với vũ khí. Trước hết, về lịch sử, các kỹ thuật Aikido bắt nguồn từ các trường phái võ thuật cổ sử dụng vũ khí. Sau nữa, luyện tập với vũ khí giúp tạo ra và duy trì một “khoảng cách cơ sở” (Maai) an toàn.
Thứ ba, các kỹ thuật cao cấp của Aikido bao gồm cả chống vũ khí. Để chắc chắn rằng các kỹ thuật đó được thực hành một cách an toàn, các võ sinh buộc phải học sử dụng và chống tấn công bằng vũ khí một cách bài bản.
Thứ tư, một số kỹ thuật và động tác di chuyển quan trọng của Aikido sẽ dễ dàng được giảng giải hay biểu diễn hơn cùng với vũ khí.
Thứ năm, luyện tập các bài quyền (kata) với vũ khí là một cách để hiểu sâu hơn về các nguyên lý chuyển động căn bản của Aikido.
Thứ sáu, luyện tập với vũ khí giúp việc thực hành trở nên nhanh, mạnh với cường độ mãnh liệt hơn - nhất là trong các bài tập đối luyện.
Thứ bảy, luyện tập với vũ khí cung cấp cho người tập cơ hội phát triển khả năng phản xạ nhạy bén đối với các chuyển động xung quanh. Thêm vào đó, sẽ dễ dàng hơn trong việc loại bỏ khuynh hướng “ganh đua” khi bạn tập trung vào luyện tập vũ khí cùng khả năng nhận thức.
Cuối cùng, luyện tập với vũ khí là cách tốt nhất để tìm hiểu các nguyên lý căn bản của công và thủ. Mọi kỹ thuật Aikido đều bắt đầu bằng việc người phong thủ “di chuyển né tránh” khỏi đường tấn công rồi tạo ra một đường khác (thường là tròn hay xoắn ốc) để thi triển các đòn thế.

Bao giờ thì có thể bắt đầu luyện tập với vũ khí?

Bạn “có thể” bắt đầu ngày từ ngày đầu tiên bước vào sân tập. Nhưng bạn “nên” bắt đầu khi nào HLV bảo bạn làm thế.
 
Rèn luyện tinh thần trong Aikido

Tổ sư Morihei Ueshiba xây dựng Aikido không chỉ là một hệ thống kỹ thuật dùng để tự vệ. Chủ định của Ngài là hợp nhất võ thuật với hệ thống các tư tưởng, luân lý, khuynh hướng xã hội… Ngài hy vọng rằng Aikido sẽ là một phương pháp hữu hiệu để hoàn thiện con người cả về thể chất lẫn tinh thần/tâm linh. Tuy nhiên, khó có thể nói ngay rằng Aikido có thể tác động (làm biến đổi) lên bất cứ cá nhân nào. Thêm vào đó, nhiều võ thuật khác cũng cho rằng họ có thể khai mở, phát triển hay biến đổi tâm sinh lý của các võ sinh. Vậy thì, chúng ta có thể đặt câu hỏi một cách chính đáng rằng, Aikido có khác biệt hay không và nếu có thì khác như thế nào so với các võ thuật khác trên về khả năng tác động lên người luyện tập?
Rõ ràng là bất cứ sức mạnh biến đổi (transformative) nào của Aikido, nếu có, không thể chỉ bắt nguồn từ các kỹ thuật thuần tuý thể chất. Mặt khác, Aikido còn mang trong mình lý tưởng của Tổ sư về quá trình tự trau dồi thể chất lẫn tinh thần. Người tập Aikido, vì thế, cần nhận thức được quan điểm này và cố gắng hướng thế giới quan của mình theo cách nhìn nhận đó.
Về mặt lịch sử, nguồn gốc sức mạnh có tác dụng biến đổi của các môn võ thuật bắt nguồn từ các tôn giáo và triết học kinh điển như Phật giáo (Buddhism) và Lão giáo (Taoism) (so với các tôn giáo này, ảnh hưởng của đạo Shinto là không đáng kể). Ở Nhật Bản, Thiền tông Phật giáo (Zen Buddism) có ảnh hưởng lớn nhất lên các môn nghệ thuật/ võ thuật mang tính tâm linh. Mặc dù Tổ sư bị tác động nhiều hơn bởi “tôn giáo mới” – Omotokyo – thì ảnh hưởng của triết học Lão giáo và Thiền vẫn thấm đẫm trong Aikido. Cho dù Omotokyo bắt nguồn từ một cấu trúc phức hợp các ý niệm và niềm tin thần bí của đạo (neo-)shinto, sẽ là không hợp lý nếu cho rằng phức hợp này là điều kiện cần thiết cho sự biến đổi thể chất – tinh thần trong Aikido.
Khi sự dung hợp tư tưởng và triết lý Lão giáo và Thiền được thiết lập, sức ảnh hưởng của Aikido thông . qua thực hành trở nên khá khác biệt so với các môn nghệ thuật/võ thuật khác như Karate, bắn cung (Kyudo) hay Trà đạo. Tất cả đều hướng đến một phong thái trầm tĩnh, thanh thoát trong hành xử/ đối ứng, và dễ dàng nhận thức được bản chất của mọi sự như-nó-vốn-là. Điều này sẽ như một mũi tên trúng hai đích: vừa giúp võ sinh hình dung và trải nghiệm các chuyển động và vị trí một cách chính xác, vừa dồn hết sự tập trung của họ vào quá trình luyện tập.Trong thực tế, sự hợp tác bắt buộc trong thực hành là một nguồn gốc khác của sức mạnh chuyển hoá biến đổi con người của Aikido. Sự hợp tác này giúp việc loại bỏ tư tưởng đối kháng - thường là chất keo tạo nên bức tường ngăn cách giữa các đồng môn. Từ đó, thói quen quan tâm đến người khác sẽ không còn giới hạn trong các giờ thực hành Aikido. Nói một cách khác, nền tảng “hiệp khí” trong luyện tập Aikido cũng sẽ là đạo lý trong cách ứng xử hàng ngày của mỗi chúng ta
 
Cước pháp trong Aikido (Những kĩ thuật hiếm thấy)

--------------------------------------------------------------------------------

Aikido là môn võ với các chuyển động mềm mại linh hoạt, những đòn khóa khớp đau đớn, các thao tác đè và những kĩ thuật ném hiệu quả. Tuy nhiên, khi nói đến cước pháp Aikido, hình như hiếm khi chúng ta được nhìn thấy, phải chăng nó chẳng hề tồn tại trong Aikido ? Câu trả lời là có. Cước pháp và phương cách tự vệ đặc biệt để tránh né các kĩ thuật cước pháp của địch thủ thực sự tồn tại trong Aikido và được giảng dạy ít ra bởi 2 HLV Aikido có võ đường tại California là Hans Gôt và Roger D'Onofrio.
Ngoài các đòn khóa khớp và ném quen thuộc, hai võ sư này đã giảng dạy cho các võ sinh của họ một kĩ thuật hiếm thấy trong Aikido_cước pháp. Goto và D'Onofrio đã thành công trong việc phối hợp các cước pháp vào hệ thống đòn thế tự vệ mà không làm tổn thương đến phương châm huấn luyện cổ điển của môn phái này. Goto phát biểu :"Các võ sư Aikido thường hay nói về cước pháp và tự vệ chống cước pháp, nhưng hầu hết đều không nghiên cứu các đòn thế này một cách thấu đáo. Một phần vì nhiều võ sư Aikido không thông hiểu lắm về cước pháp cộng với quan điểm cho rằng rất dễ té ngã hoặc mất cân bằng khi tung cước. Quan niệm này dẫn đến suy luận đương nhiên rằng bạn cũng dễ tổn thương với một cú té như thế. Dĩ nhiên điều này hoàn toàn không đúng".
Goto và D'Onofrio đã dạy các võ sinh Aikido 3 kĩ thuật cước pháp_đá thẳng phía trước, đá nghiêng và đá vòng, sau đó cộng thêm những kĩ thuật Atemi, khóa khớp và kết thúc bằng đòn ném. D'Onofrio cho biết :"Điều này có nghĩa là đưa Aikido trở về mặt đất, vềnguồn gốc của nó. Nhiều người biết các nguyên tắc chuyển động Aikido, nhưng ít người thấu triệt được những chuyển động này. Chúng tôi dảng dạy các kĩ thuật cước pháp trong nguyên tắc căn bản của Aikido cổ điển_phối hợp các chuyển động hình tròn xoắn ốc và sự kết hợp sức mạnh của hông và cơ thể". Hai HLV này đã phân biệt cước pháp thành 2 loại kĩ thuật : tự vệ và tấn công.
Kĩ thuật cước pháp tấn công là những cú đá dùng như vũ khí để ngăn chặn đòn tấn công. CHúng được dùng như các đòn nhử để chuyển dịch sự chú ý của địch thủ khỏi kĩ thuật kế tiếp của hành giả Aikido. Võ sinh Akido cũng khai thác các kĩ thuật đá trong nỗ lực làm mất thăng bằng địch thủ để đè hắn xuống đất hoặc ném đi.
Vì Aikido chỉ dùng những cú đá thấp để làm mất thăng bằng hoặc cắt nhịp tấn công của đối thủ nên sự linh hoạt trong cước pháp không phải là điều bắt buộc. Còn đòn đá cao hay đá xoay người không cần thiết trong Aikido. Vì vậy các võ sinh của Goto và D'Onofrio luyện tập để phát triển lực của cước pháp hơn là sự linh hoạt.
Cước pháp Aikido phục vụ cho nhiều mục tiêu. Chúng có thể dùng làm rối trí địch thủ, tiếp cận khoảng cách phản đòn, phá vỡ sự cân bằng của đối thủ hoặc để khởi động cho các đòn khóa khớp, ném hoặc kĩ thuật đè. Vì các đòn đá Aikido thấp và nhanh nên địch thủ rất khó nhận ra chúng cho đến khi đã quá trễ. Bất kì một thủ pháp căn bản nào của Aikido cũng có thể được áp dụng theo sau một cú đá.
Cước pháp đặc biệt rất hữu dụng trong Aikido vì nó cho phép người thực hiện có hai tay rảnh để thao tác các đòn khóa khớp hoặc kĩ thuật ném. Một khi đối thủ đã mất thăng bằng sau một cú đá, rất dễ đưa hắn ta vào một kĩ thuật khóa hiệu quả. Một ví dụ điển hình cho loại này là khi hành giả Aikido tự vệ chống một đòn tấn công thượng đẳng của đối thủ. Trước hết làm lệch cú đấm của địch thủ sau đó tung một đòn đá thấp chân trước vào cẳng chân đối thủ phá vỡ thế cân bằng của hắn. Hành giả Aikido có thể lập tức tung ra một kĩ thuật ném hoặc khóa khớp.
Aikido cũng có những phương cách tự vệ rất hữu hiệu chống cước pháp. Goto dạy cho các võ sinh năm nguyên tắc căn bản chống lại cước pháp : bạt, dẫn, nhập, bắt, ném.
Khi làm lệch một cú đá, các hành giả Aikido di chuyển bộ pháp hơi lùi về phía sau để bạt cú đá của địch thủ ra khỏi đích ngắm. Điều này không chỉ làm chuyển hướng quỹ đạo của cú đá mà còn cho phép người tự vệ lượng định được đòn cước pháp đó và đoán được những gì mà đối thủ dự định thực hiện tiếp theo.
"Dẫn" liên quan đến việc hướng dẫn lực của đối thủ về một phía bằng cách di chuyển trọng tâm của bạn làm hắn mất thăng bằng vì cú đá không chạm vào mục tiêu dự định và đi quá đà. Ví dụ, khi cú đá chệch khỏi mục tiêu, xung lực của người tung cước làm anh ta mất thăng bằng vì không có điểm dừng, chân chuyển động về phía trước. Đó là lúc hành giả Aikido dử dụng nguyên tắc dẫn lực để tăng thêm sự mất thăng bằng của đối thủ và khởi động nguyên tắc kế tiếp_"Nhập".
:Nhập nội" (Irimi) đơn giản chỉ là di chuyển vào sát đối thủ mà không bị hắn tấn công. Nhập nội là điểm mà các hành giả Aikido tiếp cận vào khoảng cách phản đòn. Nó còn có nghĩa rằng là nhập vào trọng tâm đối thủ hay chiếm lấy trọng tâm hắn và đột phá vào thế phòng ngự của địch thủ, bao gồm việc lách qua đường tấn công của địch thủ hoặc chận một cúa đá sắp tung ra. Một ví dụ nhập nội cho nguyên tắc nhập nội này là khi một hành giả Aikido chồng một cú đấm trả của đối thủ. Võ sinh Aikido trước hết bạt cú đấm bằng hai tay mình, sau đó phá vỡ thế thăng bằng của địch thủ bằng một cú đá vòng vào nhượng chân của hắn. Hành giả Aikido tiếp tục tiến về phía trước, xâm nhập vào trọng tâm của đối thủ đã bị mất thăng bằng và thực hiện một đòn ném.
Nguyên tắc "Bắt" tự nó đã là lời giải thích. Sau khi đối thủ đã tung cứocvaf bạn đã xâm nhập vào phạm vi phản đòn, bạn có thể bắt lấy chân và tung một cú đá phản đòn vào đối thủ đã bị bất động hóa. Lúc này phản đòn có thể là một kĩ thuật đè đơn giản hoặc một kĩ thuật ném phức tạp hơn và theo sau là một đòn Atemi. Ví dụ, đổi thủ tung một cú đá thẳng về phía trước, hành giả Aikido có thể phản ứng như anh sắp sửa gạt cú đá để lôi kéo bàn tay của đối thủ giở lên và làm rối trí hắn. Hành giả Aikido có thể bắt lấy chân đá của đối thủ, nhấc chân này lên cao rồi ném kẻ tấn công bị mất thăng bằng xuống đất.
Cước pháp Aikido cũng có thể ứng dụng khi chống vũ khí. Một cú đá thấp phía trước có thể phá vỡ thế cân bằng của địch thủ và dẫn đến kĩ thuật khóa, khóa cánh tay hoặc khóa khớp xương tương tự. Sau đó là thao tác tước vũ khí hoặc ép đối thủ bỏ rơi vũ khí.
 

ngothutra

Member
Trời đọc toét cả mắt :-B
Cũng hay đấy nhưng không nhỡ học môn khác rồi thì sao, môn mà lấy tấn công áp đảo đối phương là chính :q: Bây giờ chuyển lại cũng không được nữa rồi. Mà có ai luyện tập nunchaku không nhi?
 
Có thể học môn này rồi sang học môn kia cũng được cơ mà, thầy Bùi Hoàng Lân tứ đẳng dạy bọn em cũng là huấn luyện viên của bên đội tuyển võ cổ truyền quốc gia mà, học thì có gì là thừa mô!
 

doviet

Member
Trong tiếng Nhật hình như không có âm "Uye", cho nên tên của tổ sư là Morihei Ueshiba, bạn Hoctromoi có thể edit lại bài viết số 1, 2, 3 và 5 để sửa lại tên của tổ sư Ueshiba cho chính xác hơn ;)

Tài liệu về Aikido thì bọn tớ cũng có chút ít, nếu bạn Quân có nhã hứng thì mời xem qua:
http://www.hn-ams.org/forum/showthread.php?t=14170
Ngoài ra cũng có chút tư liệu về cụ Morihei Ueshiba:
http://www.hn-ams.org/forum/showthread.php?t=18403

Địa chỉ chính của CLB Võ thuật HAO là: http://vothuat.thesportcity.com

Chào bạn :)
 

tieudiemvuong

New Member
em cũng đang học 1 môn giống aki, em thấy aki trông thế nào ý(ko phải chê đâu àh)thầy dạy judo của em bảo là môn này nội dung chính là bẻ tay và khóa khớp mà ở VN học chỉ đến độ hơi đau thui nên trông ko thật và hiệu quả lắm nhưng em cũng nhe học aki sau đó sang Judo thì hay ở lớp em cũng co' 1 chị học aki xong rùi chuyển sang judo nhưng bây giờ chị bảo học judo là hay nhứt(sướng ghê^^)
 

Nguyễn Lam

Administrator
Staff member
Môn AIKIDO là một môn khá hay, dùng nhu chế cương; biến đổi thanh thoát theo sự yển chuyển của con người. Đối với người thường học AIKIDO thì rất tốt, nhưng nếu ai có dụng ý không tốt thì có thể biến đổi các đòn thế của AIKIDO thành các thế khá là "sát thủ".
Với anh thấy thì kết hợp giữa nhu & cương là một cách hay nhất.
Nếu ai muốn kết hợp giữa nhu & cương thì có thể học thêm môn "Triệt Quyền Đạo - Jeet Kune Do" (môn võ do Lý Tiểu Long sáng lập) tại trường cấp 1 Nguyễn Tri Phương trên phố Quán Thánh vào các chiều thứ 2,4 (AIKIDO) ,thứ 6(Jeet Kune Do) lúc 18h. Ngoài ra ở đó các bạn có thể học được cả côn "Nhị khúc".
(Học phí 50.000/ tháng cho cả 2 môn "AIKIDO & JEET KUNE DO")
 

xoai

Member
Aikido là võ đạo :D

Vài di ngôn của tổ sư:
"Aikido không là gì khác hơn sự biểu hiện của TÌNH THƯƠNG"
"Vũ trụ thành tựu do TÌNH THƯƠNG và chứa dựng một sức mạnh vô biên"

Mình có vinh dự được diện kiến màn biểu diễn của các voz sư Nhật Bản của môn phái Aikido 8-} choáng. Tinh thần vượt trên tất cả............
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top