Văn hóa xưng hô

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
"Lời chào cao hơn mâm cỗ", đây là câu ngạn ngữ mình được gia đình dạy bào từ hồi nhỏ.

Sau khi trong forum mình đã có vài "vụ" tranh luận về cách xưng hô, mình xin mạn phép chia sẻ cùng mọi người những hiểu biết của mình qua những lời dạy bảo của gia đình và qua những điều mình đã tự học hỏi được trong cuộc sống.



Trước hết, mình xin đề cập về cách xưng hô trong tiếng Việt.


Văn hoa giao tiếp của người Việt mình từ xưa đến nay vẫn không thay đổi: Nguyên tắc phân biệt ngôi thứ dựa trên tuổi tác.
Có trường hợp ngoại lệ là trong gia đình, nhiều khi người có cấp bậc cao hơn lại ít tuổi hơn người có cấp bậc dưới mình. Ví dụ như: em họ nhiều tuổi hơn anh/chị họ nhưng vẫn phải gọi người ít tưởi hơn mình đó là "anh" hoặc "chị", hoặc cũng có trường hợp cô/chú ít tuổi hơn cháu, v.v...
Bây giờ nhiều gia đình cũng thoải mái hơn, nếu chênh nhiều tuổi quá thì cũng có thể gọi ngang hàng với nhau ví dụ như gọi nhau bằng tên... Tùy vào mỗi người, mỗi gia đình...
Điều này thì là 1 người Việt Nam, ai cũng hiểu, mình không cần phải đi sâu hơn nữa...

Cái mình muốn đề cập ở đây là cách xưng hô với những người không phải trong gia đình.
Vì gọi nhau theo tuổi tác, nên nhiều khi vừa mới quen nhau, khi tuổi không chênh nhau nhiều và người ta không thể ước lượng được mình ít hay nhiều tuổi hơn người ta, người ta hay hỏi mình tuổi gì, hoặc sinh năm bao nhiêu để dễ gọi hơn...
Sinh trong cùng 1 năm thì có thể gọi nhau là bạn. Còn sinh khác năm thì đương nhiên người sinh ra trước được làm Anh/Chị và người kia là Em.
Hơn mình 1 thế hệ thì lấy tuổi Bố Mẹ ra để so sánh, nhiều tuổi hơn Bố Mẹ thì là Bác, còn ít tuổi hơn Bố Mẹ thì là Cô/Chú.
Tiếp theo là Ông/Bà, và Cụ.

Nhưng trong xã giao, và nhất là thời buổi hiện đại này, người ta tế nhị hơn và không mấy khi hỏi tuổi ngay khi chưa hề quen biết nhau.
Trong trường hợp này, người ta chọn cách gọi "Anh/Chị" và xưng "Tôi", không cần biết người đối diện mình ít hay nhiều tuổi hơn mình. Đây là cách gọi lịch sự và đúng mực nhất.
Nếu người đối diện mình già hơn hẳn mình, thì mình có thể tỏ lòng kính trọng và gọi bằng Bác, nhưng cách gọi này không bắt buộc.

Cách xưng hô cũng biến chuyển trong từng môi trường...

Ví dụ như trong forum, mọi người như người 1 nhà, 1 tập thể/nhóm riêng. Vì thế, không cần phải gọi "Anh/Chị" và xưng "tôi", nhất là khi thành viên đã khai đúng thông tin cá nhân, thì việc xưng hô trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Người học khóa trước mình thì mình gọi bằng anh/chị và xưng em. Người sinh cùng năm với mình thì là bạn bè... Trước trên 20 khóa thì mình có thể gọi bằng "Cô/Chú", chứ không gọi bằng "Anh/Chị" nữa...
Trừ khi 2 người đã biết nhau và có 1 cách gọi khác. Nhưng đây lại rơi vào trường hợp đã quen biết, mình xin đề cập sau đây.

Sau khi 2 người dã quen biết nhau, 2 người có thể thoải mái hơn trong việc xưng hô nếu cả 2 đều muôn. Trường hợp này thì tùy theo sự tiến triển của mối quan hệ. Nếu 1 người không muốn xưng hô "gần gũi" hơn, mình cần phải tôn trọng người kia.

Lại còn những trường hợp nói đùa, nói mát, xưng hô hộ con cái, mỉa mai, tức nhau thì dùng những cách xưng hô khác nữa...
Cái này mọi người chắc cũng hiểu rõ, mình cũng không cần phải đi vào chi tiết.

Và cuối cùng, cái quan trọng nhất là: Mình không được phép trộn lẫn hay đem áp dụng cách xưng hô từ môi trường này sang môi trường kia.
Với bạn bè, người quen, mình "mày tao chí tớ" không hề có nghĩa là mình sẽ áp dụng cách xưng hô này với tất cả những người không quen biết và nói rằng gọi thế cho "thân mật" được. Mình muốn "thân mật", nhưng nhỡ người ta không muốn cái "thân mật" của mình thì sao?

Mình biết là mình chưa đề cập đến hết mọi trường hợp, nhưng thực ra cũng khó mà đề cập hết được, cuộc sống thiên biến vạn hóa, mình chỉ cần giữ được cái cơ bản và từ đó phát triển ra.

Những cái mình nói ở trên là mình muốn mọi người nên nhìn lại mình, và hãy giữ bản sắc Văn hóa tốt đẹp này của người Việt mình.
Xưng hô lịch sự là cách thể hiện tối thiểu sự hiểu biết Văn hóa của mình.
Thà mình gọi "nhầm" người khác là anh/chị còn hơn là mình vênh váo coi mọi người không "xứng đáng" được mình gọi như thế, nhất là khi chưa hiểu biết gì về người khác.
Sống ở thời đại nào cũng thế thôi, mình không thể biện hộ rằng bây giờ thế nọ, bây giờ thế kia, nên cũng chỉ nên "phiên phiến" hoặc "đơn giản hóa", v.v... Nếu nghĩ như vậy, thì chẳng bao lâu, tất cả các ngôi thứ nhất của tiếng Việt sẽ đổi thành "tao" và các ngôi thứ 2 sẽ là "mày" hết, không phân biệt như kiểu tiếng Anh. Nhưng đấy thì - theo mình nghĩ - không phải là và cũng không hợp với phong cách vốn trọng chữ "Lễ" của người Việt mình. Chuyện kính trọng người lớn tuổi hơn là một chuyện (chưa nói là bắt buộc) hết sức bình thường thể hiện bạn là người có học, có giáo duc.
Nhiều lúc mình thấy xưng hô TV rắc rối thật, nhưng mà mình vẫn tự hào vì chuyện này.
Đấy chính là cái hay trong tiếng Việt.
 

kiwi_vn

Active Member
Chị Hà nói hay đấy. Những người sống xa đất nước thì hay để ý đến văn hóa đất nước hơn. Em quen xài văn háo thân thiện rồi , nhưng ko tục là ổn.
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Tại sao mọi người cứ hay lấy cái lý do "xa đất nước" ra để lý giải mọi thứ thế nhỉ?? Có trường hợp đúng, và có trường hợp không đúng. Trong trường hợp này, thì lấy nó ra làm lý do thì là sai. Quan tâm đến Văn hóa là tính cách của 1 người. Chứ còn có đầy người ở VN suốt mà cũng có biết Văn hóa là gì để mà quan tâm đâu...

Còn em Phúc ạ, "thân thiện" thì tốt đấy, nhưng cũng tùy lúc tùy trường hợp thôi em ạ... :)
Và cuối cùng, cái quan trọng nhất là:Mình không được phép trộn lẫn hay đem áp dụng cách xưng hô từ môi trường này sang môi trường kia.
Với bạn bè, người quen, mình "mày tao chí tớ" không hề có nghĩa là mình sẽ áp dụng cách xưng hô này với tất cả những người không quen biết và nói rằng gọi thế cho "thân mật" được. Mình muốn "thân mật", nhưng nhỡ người ta không muốn cái "thân mật" của mình thì sao?
 

kiwi_vn

Active Member
Ko đâu , bọn bạn C3 của em lên Đ H toàn chuyển sạng gọi tên , hoặc tớ , em chỉ cần bảo :" Ấm đầu à? hay có tình ý với tao? " Vậy là lại như cũ thôi. Em thấy gọi quen rồi , cảm thấy gọi cậu , tớ rất khách sáo. Hầu hết người ở trong nước đều ít có dịp để thấy tự hào dân tộc nên ko để ý đến tìm hiểu mà quen xài văn hóa sẵn có.
 
Không ngờ đầu lưỡi cũng quan trọng ra phết nhỉ? Cứ ngỡ lưỡi không xương, đâu có ngờ... ! Bây giờ có nhiều người chỉ biết quan tâm đến lời nói, ít chú ý đến thực chất của vấn đề bên trong. Con người thường hay bị đánh lừa bởi cảm giác.
 

rosekiller

Member
em thấy xưng hồ với bạn của bố mẹ khó lắm
nhiều lúc chẳng bít gọi là bác hay là chú hay là cô cả
cứ loạn hết cả lên.
 

vichia

Active Member
hê hê. Nhà em với nhà thầy học của bố em chơi rất thân.

-Thầy hơn bố 10 tuổi. Bố gọi thầy bằng thầy. Mẹ cũng gọi bằng thầy. Mình gọi thầy bằng bác.

-Con trai thầy kém bố 15 tuổi , gọi bố bằng anh. Mình gọi bằng chú.

-Con gái thầy là nhân viên của mẹ em, kém mẹ 12 tuổi, gọi mẹ bằng chị. Nhưng kém bố đến 20 tuổi nên gọi bố bằng chú. Mình gọi con gái thầy bằng cô.

( điên cái đầu )

- đến em gái mình kém mình 14 tuổi -> kém thầy 56 tuổi , thế là gọi thầy băng ông !

- Thầy tái giá. Vợ thầy kém thầy...30 tuổi. Bố mẹ thì lịch sự gọi bằng cô. Nhưng mà vợ thầy lại là bạn chị họ mình. Mình đã quen từ trước -> gọi vợ thầy bằng chị ????

hết biết luôn. Xưng hô lung tung vậy, ai cũng thấy không hợp lý , nhưng chẳng biết làm thế nào ! Gọi mãi thành quen... :D
 

kiwi_vn

Active Member
Xưng hô với bạn của bố mẹ dễ thôi. Thấy trẻ thì gọi cô chú ; lớn tuổi hơn bố mẹ thì gọi bác.
 

rosekiller

Member
mà mình pé thế này mà về quê đã lên chức ông trẻ , mà bác thì cứ gọi là thường xuyên
thấy ngại ngại thế nào í
trong khi mình cũng phải gọi ối người trẻ hơn mình vài tuổi là anh, chú.....
thật bất công
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Thành said:
Không ngờ đầu lưỡi cũng quan trọng ra phết nhỉ? Cứ ngỡ lưỡi không xương, đâu có ngờ... ! Bây giờ có nhiều người chỉ biết quan tâm đến lời nói, ít chú ý đến thực chất của vấn đề bên trong. Con người thường hay bị đánh lừa bởi cảm giác.
Bạn hiểu hoàn toàn sai ý tớ rồi... :)
Lời nói không phải là tất cả. Nhưng trong giao tiếp, bao giờ cũng có "luật", có thể gọi là "luật ngầm", mỗi 1 Văn hóa có 1 "luật ngầm" và những chuẩn mực riêng của nó. "Luật ngầm" này chẳng được ghi hay viết ở đâu cả, nhưng nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ kia, là khi Ông Bà, Bố Mẹ dạy con cháu...
Chẳng ai bắt bạn phải lễ phép, chẳng ai bắt bạn phải ăn nói lịch sự, nhưng nhìn vào đó, người ta cũng đánh giá được 1 cái gì đó trong bạn. Có thể lúc bé bạn được dạy ít, nhưng là người biết nhận thức, bạn vẫn có thể học hỏi thêm ở ngoài...
Còn người nào mà bị đánh lừa bởi cảm giác, chỉ vì lời nói ngon ngọt, thì là do nhận thức của người đó thôi. Cái này nó không hề liên quan đến chuyện biết cách thưa gửi lễ phép, có học.


@ em Phúc:
Sao em cứ co hẹp cách xưng hô đối với bạn bè thế nhỉ?? Là bạn bè gọi nhau thế nào chẳng xong. Bạn thận của em, đang mày/tao, ông/bà/tôi, lại chuyển sang bạn/mình thì bị nói là phải.


@ em Ngọc:
Gọi trong gia đình thì khác, chị đã bảo là có trường hợp dặc biệt mà. Cái chị muốn bàn luận ở đây là xưng hô vơi người không quen biết!


@ em Việt:
Cái ví dụ của em càng nhấn mạnh là ở VN xưng hô theo tuổi tác :)
Nếu quen nhau thì còn có yếu tố "kinh trọng" nữa. Nhưng là gọi trên thêm 1 bậc, chứ không bao giờ gọi thấp đi 1 bậc cả.
 

kiwi_vn

Active Member
he he ! Chị bảo đấy nhé. Em về quê ko quen gọi. Gọi bố mẹ là anh chị , gọi con cũng là chị. Tức cười không chịu nổi. Văn hóa truyền thống VN thật là rắc rối.
 

kiwi_vn

Active Member
Nhiêu khê vừa vừa thôi chứ ? Cứ mãi cái kiểu đó phát chán nên đuợc . Làm mình 12 năm nay chưa mò mặt về quê ngoại , Bây giờ cũng chịu vì có bíêt mặt ai đâu ? Ngoài mấy bà bác hay lên nhà chơi . Hic .
 

kiwi_vn

Active Member
Bây giờ mà về quê nội thì nghe cụ bảo là : cả cái làng này đều là họ nhà ta đấy . Hix , năm nào cũng về đến chục lần nhưng gặp nhiều người cứng họng vì không thể biết họ là gì với mình nữa . Pó tay .
 
Tùy cơ ứng biến đó là cái tài ứng xử của con người, không câu nệ, không qui tắc. Quan trọng là làm người nghe vừa lòng, thế là được, khuôn phép và chuẩn mực làm giảm sức sáng tạo của con người !!!
 

kiwi_vn

Active Member
đó . Câu nói của anh em hoàn toàn tán đồng . hừm , cư mấy cái quy tắc cổ hủ ấy làm em chán lắm rồi . Ngại tiếp xúc với người thân.
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top