Trò chấm điểm thầy

Pirate

Member
@cô Hương : :| cô Toàn dạy Văn lớp em thuộc thế hệ "cười móm mém" roài...cũng same same thầy Quyết Hưng chủ nhiệm...:D thế mà phong cách của 2 giáo viên lại hoàn toàn khác nhau...cô Toàn thì tinh thần lúc nào cũng kiểu như "tiêu diệt mấy thằng Tự nhiên đê >:) này thì ghét Văn này >:) " thế nên đâm ra (nói riêng) em cố gắng thay đổi phong cách viết liên tục mà 5 vẫn đều đều 8-} chả còn hứng thú cố gắng học kỳ 2 nữa [-( (có cố thêm vẫn....5 8-} )Trong khi thầy Hưng thì....nói chung em yêu thầy Hưng lắm :x :p.Về vấn đề dùng đến áp lực phụ huynh , bọn em cũng đã nghĩ đến , nhưng thiết nghĩ đến thầy Hưng lời nói có trọng lượng như thế còn bó tay thì...[-( "sống chung với lũ" thôi :(
 

Handball

Member
Trường em ( Phan Đình Phùng ) cũng áp dụng chương trình này
nhưng mới cho cán bộ lớp vào ý kiến thôi. Em thấy thế cũng tốt, dc nhận xét thoải mái ( nặc danh mà :">) . Bao nhiu bức xúc nói ào ào vào phần nhận xét chung. Em thấy cũng có hiệu quả khá tốt.
Thấy hình như các cô đều có điều chỉnh cách dạy, sướng ko chịu dc. MÀ hình như các nhận xét í đều đến tay các thầy cô hết, em thấy thầy Địa cầm hẳn tờ nhận xét í lên đọc cho bọn em nghe, ý kiến nào đáng ghi nhận, ý kiến nào đáng vứt đi. Mở ngoặc, thầy coi ý kiến : thầy cười nhiều quá làm bọn em ko tập trung dc là ý kiến đáng ghi nhận :)), đóng ngoặc. Còn một số cô khác thì có thay đổi thấy rõ, mừng ghê.
Bước đầu như thế cũng đủ phấn khởi, nói chung là em ủng hộ, dần dần sẽ phát triển rộng sau ( khi mà ý thức của hs dc nâng cao hơn ), em nghĩ thế.
 
hơ hớ lớp mình năm ngoái cũng được phát để chấm điểm cho giáo viên. Xong cuối cùng cô chủ nhiệm phê bình, phải suy nghĩ cho kĩ chứ...hiz hiz
thật là bùn !
 

buibichphuong

New Member
Em thấy vấn đề điểm HS chấm cho GV cuối năm đã được nhiều nước tiên tiến áp dụng và cũng đang được đưa vào nước mình. Một số HS cho điều này không quan trọng nhưng bản thân em thấy như thế là cần thiết. Nhưng dù làm thế nào thì cũng cần có sự ý thức từ cả 2 phía GV và HS.
HS thì dù sao cũng nên xem xét kỹ trước khi đánh giá GV dạy mình, không nên chỉ nhìn nhận một phía rằng không thik thì cho rằng dạy khó hiểu hay nếu được điểm cao của môn học nào thì chấm cho GV dạy môn ấy tốt.Nhưng GV (dù là ở độ tuổi nào với bao nhiêu năm kinh nghiệm trong nghề) cũng nên tôn trọng ý kiến của HS. Rõ ràng không phải ai cũng được lòng tất cả các HS mình dạy nhưng một khi đã có những kiểu chấm điểm như thế thì các GV phải biết nhìn vào sự thật để thay đổi, làm mới cách dạy của mình sao cho bài giảng cuốn hút hơn; chứ không nên nhìn vào đó rồi cho rằng các HS này đang có ý định nổi loạn với mình, rồi từ đó mà có cách đối xử với HS có chiều hướng...kinh dị hơn.
Hơn nữa, với một số lớp, khi nhìn vào những bản đánh giá ấy, một số tổ trưởng bộ môn nếu tinh ý có thể phát hiện ra thái độ của cả lớp với một GV nào đó. Cũng có trường hợp HS nhận xét GV dạy không hay nên cả lớp bàn với nhau tất cả cùng đưa ý kiến lên nhà trường xin đổi, nhưng sự không thành. GV ấy không bị đổi và khi tiếp tục phụ trách môn học cho lớp đã có thái độ trù dập và ghét cả lớp ra mặt (không phải trường mình đâu).
Em là một HS nên em biết hiện tượng HS chấm điểm cho GV theo kiểu "thương" cũng nhiều. Đó là trường hợp những GV quá hiền hoặc không có đủ "uy" để trấn áp học sinh, khiến sau một thời gian cố gắng không nổi đành buông xuôi cho lớp ầm ầm trong giờ giảng. Thế là đến khi đánh giá nhiều đứa bàn với nhau:"thôi cô này cũng hiền chả làm gì mình thì chấm cho bình thường cũng được". Những cách đánh giá như thế không ít nhưng những GV như thế dù hiền đến mấy cũng chỉ xếp bình thường chứ chưa bao giờ được xếp vào diện tốt trong mắt HS. Có nhiều GV tuy rất nghiêm khắc nhưng giảng rất hay hoặc rất tâm huyết với nghề thì lại luôn được HS đánh giá cao.
HS rất nghịch, đó là điều không tránh khỏi. Nhưng HS, nhất là HS cấp 3, cũng có những suy nghĩ rất người lớn. Nghịch không có nghĩa là không tình cảm, HS biết yêu những thầy cô tôn trọng mình, gần gũi với đời sống tâm lý của lứa tuổi, biết khoan dung và nghiêm khắc những khi cần thiết, có trách nhiềm với lớp chứ không chỉ dựa vào những bài giảng đơn thuần. Đặc biệt bây giờ những giáo viên có "phong cách sống trẻ" nghĩa là gần như hòa nhập với thế giới của học trò mình, có cách dạy hiện đại thì lại càng được HS yêu thích và đánh giá cao giờ giảng dạy. Nhưng cũng có GV dạy rất tốt, em không hề phủ nhận kiến thức chuyên môn (giờ giảng lý thuyết nói hay lắm, học sinh yên ắng ngồi nghe), nhưng lại có thái độ bất bình thường. GV luôn khuyến khích HS phát biểu, nói sai sẽ sửa vì như thế HS sẽ có tinh thần vươn lên nhưng lại có GV có thái độ...khinh khi HS nói sai.
Chuyện này có thật chứ không đùa, thái độ ấy tuy chỉ thể hiện qua cách cười nửa miệng hay ánh nhìn thôi nhưng nếu như HS nhìn thấy sẽ đánh giá ra sao về GV và bản thân HS vừa phát biểu sai sẽ không còn muốn phát biểu nữa, Dần dà dẫn tới cả lớp cứ ì ra rồi lại nghe quát:"Sao tôi hỏi mà các anh chị không chịu giơ tay thế hả?" nhưng tình hình chẳng khả quan hơn vì không nhận biết được lỗi lầm từ chính những phản ứng của mình. Rồi lại có những câu nói sâu xa đầy ẩn ý như:"Không chịu học rồi lại bảo cô cho đề lớp em khó", những câu nói ấy đôi khi chỉ do vô tình học sinh phản ánh tới GVCN và GVCN phản ánh tới GVBM, và tùy vào cách nghĩ hay thái độ mà từng GVBM có cách đối xử với lớp khác nhau
Trong những trường hợp như thế thì câu hỏi mà rất nhiều HS đã tự hỏi hoặc hỏi nhau là :" LIỆU RẰNG GẦN GŨI HỌC SINH CÓ QUÁ KHÓ VỚI MỘT SỐ GIÁO VIÊN HAY KHÔNG?"
Đôi khi HS cũng đánh giá các GV trên tinh thần trách nhiềm nữa. Những GV biết vượt qua khó khăn khi đối mặt với thái độ của lớp, biết cố gắng dẫn dắt lớp thì khi nghĩ lại cả lớp sẽ yêu giáo viên đó lắm bởi thái độ của học sinh là một trong những "bài thử" đẻ đánh giá GV. Chính vì thế em yêu cô giáo CN lớp em lắm bởi biết lớp em cũng gần như là lớp cá biệt của trường nhưng cô luôn hết mình vì bọn em, yêu cô nhất!
 

Pirate

Member
thx Phương..:D đang định viết một bài full na ná thế này lại có người viết hộ rồi :p hảo hảo ;) đúng kiểu GV văn lớp mình :-l
 

buibichphuong

New Member
Bạn Thắng cũng gặp vấn đề với GVBM nào à? Nhưng là vấn đề gì vì Phương đưa ra khá nhiều cái mà, nhưng trong đó thì chỉ có vấn đề thái độ với HS là nghiêm trọng nhất thôi!
 

avirax

Member
Ở VN, quan hệ giữa giáo viên học sinh là người thầy - người trò
Ở nước ngoài là người dạy học - người học (người làm nghề dạy, phục vụ nhu cầu học của người học)

Văn hoá xã hội Việt Nam dù sao cũgn có sự khác biệt, cho dù nó cũng có mặt hạn chế, nhưng không lớn, mà nét văn hoá tôn sư trọng đạo thì ko thể bỏ đi được. Vậy nên việc chấm điểm thầy cô giáo bằng bỏ phiếu kín cũng chưa phải là một điều hay, cũng như chả ai chấm điểm bố mẹ mình cả.
 

DarkTemplar

Member
Chúng ta không cho điểm bố mẹ vì chúng ta chỉ có duy nhất bố mẹ. Chúng ta có cơ hội đối thoại với bố mẹ và có nhiều thời gian để làm điều đó.
Nếu không bỏ phiếu kín thì bằng cách nào có được sự phản hồi từ học sinh về giáo viên và nhà trường?? Thế còn Nhật và Hàn Quốc thì sao? Lẽ nào họ tôn sư trọng đạo kém Việt Nam?
 
nhưng trong trường hợp cả lớp đã góp ý mà GV vẫn ko chịu sửa , thì chẳng nhẽ học sinh ko có quyền xin đổi GV ? Cả lớp em đã thống nhất đồng ý xin đổi GV dạy Văn mà trường có cho đâu :| Cũng chả thấy tổ Văn đến dự giờ.Và cả lớp em 5.0 Văn là nhờ "công sức" của cô ^:)^ lớp tự nhiên mà cô đòi hỏi như D4...bó tay
Cô rất hiểu tâm trạng của Thắng, cũng như nhiều bạn khác (Minh Ngọc, trường Nguyễn Tất Thành chẳng hạn). Nhưng nghĩ đi lại phải nghĩ lại : chuyện đổi gv giữa năm đâu phải là dễ. Trước hết : ai sẽ vào dạy lớp các em ? Trừ khi có cô giáo nghỉ sinh em bé mới đi làm, hay gv mới tuyển về, còn lại hầu như mọi người đã dạy đủ giờ. Những lớp bình thường, yên ổn thì hà cớ gì mà chuyển giáo viên đi ? Sau nữa : chuyển cô giáo / thầy giáo ấy vào đâu ? Tóm lại cô nghĩ nếu không may gặp phải gv tồi thì phải chịu hết năm thôi. Và phải học cách "sống chung với lũ" như các em nói. Ví dụ : tại sao mình thay đổi cách viết mà cô vẫn cho 5 ? Thử mang mấy bài ấy cho 1 gv khác chấm xem họ chấm thế nào (tất nhiên giấu phần cho điểm và nhận xét của cô giáo mình đi). Nếu thật sự mình có tiến bộ, hãy tự mừng cho mình đi !:)>-
Thêm nữa có thể tìm hiểu "gu" của cô bằng cách đọc các bài cô cho điểm cao, phân tích xem điểm cao vì cái gì. Thử làm theo họ xem có hiệu nghiệm không (tất nhiên nếu mình cũng cảm thấy như thế là tốt, còn không thì... thèm vào điểm cao.b-)
 

lion

Moderator
Staff member
theo tôi nên thay vì cách "chấm điểm" bằng một cụm từ khác, tốt nhất là "góp ý". Vì, góp ý là góp cả điểm tốt, điểm xấu để thày có thể rút kinh nghiệm nhằm giúp trò tiếp thu bài giảng tốt hơn. Mặt khác, qua việc góp ý của trò, lãnh đạo, phụ huynh học sinh có thể đánh giá thày, cô cả về đạo đức lẫn chuyên môn. Nếu việc góp ý này làm thường xuyên, công khai, vô tư và có trách nhiệm sẽ là một biện pháp tốt tăng cường mối quan hệ thày và trò, tạo điều kiện tốt để thày, cô hiểu rõ mình hơn, tự rèn luyện bản thân tốt hơn. Xưa nay thày vốn hay tự cao tự đại, coi mình là "thày thiên hạ" nên ít lắng nghe, ít sửa đổi. Trong thực tế có nhiều thày, cô giỏi nhưng cũng có không ít thày,cô chưa giỏi. Được góp ý, thày, cô sẽ nhìn ra ưu, nhược điểm của mình. Phương pháp "góp ý" liệu có hay hơn không?
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top