Trò chấm điểm thầy

Napster

Thành viên danh dự
Post bài này hộ anh Bùi Việt Phương

http://www.vnn.vn/giaoduc/2005/11/507269/



Việc để học sinh, sinh viên chấm điểm thầy giáo là việc được tiến hành rộng rãi tại các nước tiên tiến. Cuối học kỳ học sinh được phát một tờ phiếu chấm điểm và lấy ý kiến. Các phiếu không ghi danh, được niêm phong kín và xử lý tự động bằng máy tính. Một vài mục đích của việc chấm điểm này:

- Điểm của thầy được đưa lên mạng internet, từ đó giúp các sinh viên mới chọn trường, chọn bài giảng để tham gia dễ hơn.

- Giúp thầy giáo nâng cao chất lượng bài giảng theo từng năm. (trên thực tế VP đang được hưởng lợi rất nhiều từ cách ý kiến của sinh viên cũ: ví dụ hình thức thi, hình thức cho sinh viên tham gia vào việc giảng bài).



Việt Nam đang có ý định áp dụng hình thức này. Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, hình thức này có ích lợi không, bị hạn chế và có nhược điểm gì? Các giáo viên đã sẵn sàng tâm lý chưa? Học sinh có thật tâm muốn đóng góp ý kiến cho ngành giáo dục hay sẽ làm cho xong việc? Tại sao dư luận xã hội vẫn có số đông phản đối?



Xin mọi người cho ý kiến.
 

cherri_236

New Member
Trường em ( Nguyễn Tất Thành ) cũng làm thế . Cuối kỳ cũng có phiều điều tra xem thầy cô dạy có chất lượng không ? Có nên tiếp tục dạy không ? Họp phụ huynh thì bảo là nếu quá 50% học sinh cho rằng thấy dạy khó hiểu thì sẽ đổi giáo viên .
Thế mà có cái bà dạy Văn mãi không đổi đc [-X . Lại còn 35/41 đã tick dạy khó hiểu rồi cơ chứ ^:)^


Nói nghe thì hay nhưng làm thì ... :(

Có thể nói gọn ở 1 câu : Con kiến đi kiện củ khoai :-??
 

bebegirl_solo

New Member
her her hình như trg` mình cuối năm cũng có , nhưng mờ không biết thế nào , còn chấm điểm cho các thầy cô áh , hình như là chưa :-? nghe cũng hay đấy nhưng chắc còn lâu
 

Pirate

Member
hic...lớp mình mà được chấm điểm GV thì chắc chắn cô Toàn ...so long sang lớp khác ngay :-l bao giờ trường mình mới dân chủ được đến thế nhỉ :-?...
"bao giờ cho đến thá̀ng ba
ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng"...;))
 

Pirate

Member
ack. sao ko phù hợp..:| quá tốt ý chứ :p nhưng nếu dân chủ "mạnh tay" thì "nội các" GV trong trường thay đổi cũng ko ít đâu ;))
 

Lucifer

Active Member
;)) nhưng đâu phải đa số hs có thể can đảm nói ra tất cả suy nghĩ của mình chứ
lắm cái tiêu cực tiêu cực ....
 
Ờ cái này ở trường mình cũng đã làm, không hẳn là chấm điểm nhưng là thăm dò ý kiến học sinh về giáo viên. Tuy nhiên, sau đó kết quả thăm dò không phải là cơ sở để đánh giá giáo viên, chỉ chuyển cho các tổ trưởng chuyên môn để nhắc nhở gv (nếu tổ trưởng thích). Vì vậy không ai có thể chắc rằng các kết quả kia đến tay từng gv.
Hơn nữa, cô nghĩ cái cần thiết là những phân tích kết quả kia thì không thấy có (nói chung cũng dễ hiểu : điều tra xã hội học là một cái gì đó rất mới ở Việt Nam). Ví dụ, sẽ rất hay nếu thầy cô nào đó bị hs đánh giá là dạy không hiểu giải trình trước tổ trưởng bộ môn phương pháp dạy của mình với lớp ấy, rồi hs lớp ấy trình bày với thầy cô tổ trưởng này những nhận xét cụ thể về giáo viên nói trên. Như vậy, tổ trưởng chuyên môn sẽ có thông tin hai chiều, phân biệt được cái gì là lý lẽ, cái gì là cảm tính, để có thể góp ý lại cho gv kia. Và cuối cùng, sau một thời gian nếu các nhận xét không thay đổi thì tổ chuyên môn phải dự giờ (đọt xuất), nhận xét và quyết định thay đổi nếu gv đó thật sự tồi hay có quan hệ không tốt với hs, làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em.
Ôi cô lại đi góp ý với BGH nhà trường mất rồi. Mod đừng del bài của cô nhé. :">
Nếu chưa làm được như thế thì cứ chấm điểm không giải thích cũng được, miễn sao tạo được dư luận thực sự từ kết quả ấy, và hs không được nhận xét ào ào, dựa theo cảm tính.
 

DarkTemplar

Member
Sao học sinh toàn đòi đuổi thầy cô ra khỏi lớp thế kia. Chả trách không thực hiện được. Chấm điểm không phải để đổi giáo viên mà để giúp giáo viên hoàn thiện mình, mang lại lợi ích lâu dài cho nhiều thế hệ học sinh sau.
--------------------------------------------
@chị Hương: Không phải là chấm điểm chung chung chị ạ. Ví dụ bên này phiếu điểm có bốn phần. Phần đầu gồm rất nhiều mục chi tiết đánh giá giáo viên, mỗi mục có thang điểm, học sinh chỉ đánh dấu vào (ví dụ một vài tiêu chí: giáo viên có liên hệ thực tế không, phương tiện giảng dạy phù hợp, khuyến khích học sinh trong bài giảng, tiếp thu chỉ trích). Chia nhỏ thế thành ra giống như một bài thi cho giáo viên. Giáo viên có cơ sở để tìm cách "nâng điểm" của mình trong học kỳ sau. Phần hai là học sinh tự đánh giá mình (có tham gia tích cực trong giờ không). Phần ba là học sinh cho điểm chung về bài giảng. Phần bốn là phản hồi viết bằng chữ.
Tất cả cái này được scan tự động vào máy tính xử lý để cho ra điểm của giáo viên (em cũng không biết thuật toán là gì).
Mình tất nhiên không làm phức tạp được thế. Nhưng vẫn phải để nặc danh. Không thể đưa học sinh lên đối thoại trực tiếp với tổ chuyên môn và giáo viên được chị ạ. :-&
 

Pirate

Member
nhưng trong trường hợp cả lớp đã góp ý mà GV vẫn ko chịu sửa , thì chẳng nhẽ học sinh ko có quyền xin đổi GV ? Cả lớp em đã thống nhất đồng ý xin đổi GV dạy Văn mà trường có cho đâu :| Cũng chả thấy tổ Văn đến dự giờ.Và cả lớp em 5.0 Văn là nhờ "công sức" của cô ^:)^ lớp tự nhiên mà cô đòi hỏi như D4...bó tay
 

DarkTemplar

Member
Lạm bàn một tí. Không hiểu có lấy điểm học sinh chấm làm một trong các tiêu chí đánh giá tiên tiến, thi đua, giáo viên dạy giỏi được không nhỉ? (Các thầy cô mà chả cần cái này nốt thì bó tay) ;))
 
Vấn đề là phải giải quyết căn bệnh hình thức. Làm cho có thì đến phụ huynh chấm điểm cũng chẳng có giá trị gì.

@ Cô Hương: theo em ý kiến "hs không được nhận xét ào ào, dựa theo cảm tính." em không hiểu lắm. học sinh nhận thức kiến thức và phương pháp từ thầy cô truyền lại chủ yếu bằng cảm tính. Nếu k dùng cảm tính cá nhân thì sao chấm điểm khách quan dân chủ được ạ.
 
@ Cô Hương: theo em ý kiến "hs không được nhận xét ào ào, dựa theo cảm tính." em không hiểu lắm. học sinh nhận thức kiến thức và phương pháp từ thầy cô truyền lại chủ yếu bằng cảm tính. Nếu k dùng cảm tính cá nhân thì sao chấm điểm khách quan dân chủ được ạ.
Ý cô muốn nói là nhiều giáo viên rất giỏi, nhưng tính cách họ hơi "khác biệt" một chút, học sinh không phải ai cũng thích. Thế nhưng khi đánh giá gv này, có những hs không phân biệt tính cách / năng lực chuyên môn mà chỉ vì thích hay không thích gv ấy mà phủ nhận năng lực của người ta. Cũng có trường hợp gv nghiêm khắc, hs không muốn học nên nói luôn là cô / thầy ấy dạy em không hiểu.
Ngược lại có những gv không giỏi nhưng lại "ve vuốt" học sinh bằng điểm số hay dễ dãi trong khi trông thi. Bằng cảm tính, hs thích những gv này và tự nhiên, đánh giá cao họ.
Tóm lại cô nghĩ dù tiêu chí đánh giá thế nào đi chăng nữa thì hs cũng phải công bằng. Đây cũng là điều hs đòi hỏi ở gv đúng không ?
 
Cả lớp em đã thống nhất đồng ý xin đổi GV dạy Văn mà trường có cho đâu :| Cũng chả thấy tổ Văn đến dự giờ.
Này thế đã sử dụng đến phụ huynh để gây "áp lực" chưa ? Cô thấy nhiều khi cách này hiệu quả lắm đấy ! :>
À còn chuyện dự giờ ở CVA thì hoạt động như thế này : gv có thể đăng kí thao giảng để mọi người trong tổ đến dự : trường hợp gv Văn của em (cô không biết là ai đâu nhé) nếu như em nói, có lẽ cô ấy cũng chả buồn đăng ký ! Cũng có những giờ dự thi gv giỏi, trường hợp này có lẽ cũng không liên quan đến gv của em rồi. Còn nữa : các gv "lâu năm" dự giờ các gv mới : cô không biết cô giáo của em thuộc loại này không ?
Còn chuyện cô nói dự giờ ở trên, đấy chỉ là mong muốn ! Ở tổ cô mọi người làm như thế, nhưng các tổ các thì cô không biết có làm thế không ?:-?
 
@chị Hương: Không phải là chấm điểm chung chung chị ạ. Ví dụ bên này phiếu điểm có bốn phần. Phần đầu gồm rất nhiều mục chi tiết đánh giá giáo viên, mỗi mục có thang điểm, học sinh chỉ đánh dấu vào (ví dụ một vài tiêu chí: giáo viên có liên hệ thực tế không, phương tiện giảng dạy phù hợp, khuyến khích học sinh trong bài giảng, tiếp thu chỉ trích). Chia nhỏ thế thành ra giống như một bài thi cho giáo viên. Giáo viên có cơ sở để tìm cách "nâng điểm" của mình trong học kỳ sau. Phần hai là học sinh tự đánh giá mình (có tham gia tích cực trong giờ không). Phần ba là học sinh cho điểm chung về bài giảng. Phần bốn là phản hồi viết bằng chữ.
Tất cả cái này được scan tự động vào máy tính xử lý để cho ra điểm của giáo viên (em cũng không biết thuật toán là gì).
Ờ được như thế thì hay quá đi ! =D>

Mình tất nhiên không làm phức tạp được thế. Nhưng vẫn phải để nặc danh. Không thể đưa học sinh lên đối thoại trực tiếp với tổ chuyên môn và giáo viên được chị ạ. :-&
Thì từ trước đến nay phiếu lấy ý kiến về gv của trường vẫn là nặc danh. Ý chị muốn nói là nếu tổ trưởng chuyên môn thật sự công tâm thì có thể làm cầu nối giữa hs và gv "có vấn đề" vì : trước hết đó là người thứ ba, sau nữa thầy / cô tổ trưởng chuyên môn chính là người đủ năng lực để xét xem ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai để giải thích cho trò và góp ý với thầy.
 
Lạm bàn một tí. Không hiểu có lấy điểm học sinh chấm làm một trong các tiêu chí đánh giá tiên tiến, thi đua, giáo viên dạy giỏi được không nhỉ? (Các thầy cô mà chả cần cái này nốt thì bó tay) ;))
Có có nói đến tình trạng chung của điểm từng lớp đấy, nhưng không hẳn là tiêu chí để đánh giá đâu (mà đánh giá thế nào : cứ học sinh điểm kém thì cô giáo kém, học sinh giỏi thì cô giáo giỏi à ? Thế thì có mà... loạn ! :eek:hmy:)
Mức độ nói thế này : hiệu phó phân tích điểm chung của toàn trường, từng khối, từng lớp, từng môn, xong rồi cảnh báo : đấy, đồng chí X (hay tổ Y) chú ý : điểm môn này ở lớp này thấp quá (hay cao quá) ! Cũng có lúc hiệu trưởng bực, quát ầm lên đấy ! Thế nhưng gv cũng có lý lẽ của họ : môn văn của tôi đặc thù là... điểm thấp ! Chỉ được thế thôi ! Còn môn GDCD (cô lấy ví dụ thế) các trò học thuộc bài thì là đúng rồi. Trong trường hợp này nói như các em đúng : pó tay luôn ! :D
 

U.F.O

Active Member
Túm lên là 0 nên lấy cái gì làm tiêu chí cho cái gì
Em nghĩ nên tìm hiểu cái bản chất thì hay hơn là để đánh giá
Cuối mỗi quý phát cho học sinh 1 tờ giấy có đóng dấu
Đề nghị học sinh viết cảm tưởng của mình vào.

Th cần đánh giá (để thống kê độ xác thực) thì bên cạnh mỗi chỗ để bình điểm, có chỗ trống cho học sinh ghi cụ thể tại sao em lại viết như thế. Để tráh trường hợp gv dạy giỏi nhưng 0 được lòng học sinh. Tuy nhiên em nghĩ thế này, có được học sinh yêu quí thì mình mới dạy hay được. Không thể nào dạy hay đến mấy mà học sinh ghét mình nó 0 thèm nghe thì có mà hay trời.
Túm lại nhìn vào hiệu quả những gì giáo viên đem đến cho học sinh chứ 0 phải cách giáo viên đó diễn trên bục giảng thế nào.
Có những giáo viên tuy dạy trên lớp không hay không giỏi nhưng biết cách yêu quí học trò, truyền cho học trò sự thấu hiểu và tính tự giác thực sự, học trò đó sẽ tự học mà đâu cần phải giáo viên. Nhất là thời hiện nay, quan trọng nhất là bản thận học sinh thế nào. Học sinh có tinh thần tốt thì mới học tốt.

Trở lại việc chấm giáo viên. Ở CVA em thấy ..không hiệu quả gì cả. Còn chuyện đuổi giáo viên, em thấy..bình thường. Góp ý không nghe thì chấp nhận thôi chứ biết làm sao đây. Giáo viên không những chỉ biết nói mà còn cần biết làm..chính trị. Phải nắm được số đông. Nghe đâu mới có một thầy giáo GDCD đã khóc và ra khỏi 1 lớp 12 :-s ( em 0 chịu trách nhiệm câu này đâu nhá ~.~ ->đấy, nêu ra vấn đề thì sợ tung tích rồi sợ này sợ kia ~.~)
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top