Tình yêu của các thiên tài âm nhạc !

vichia

Active Member
Bao giờ cũng vậy, tình yêu là nguồn cảm hứng vô tận cho âm nhạc. Và cái sự yêu của các nhạc sĩ thiên tài cũng ảnh hưởng không ít tới các sáng tác vĩ đại của họ. Dưới đây là một sô bài viết sưu tầm.


1.TCHAIKOVXKI


Nhạc sĩ Tchaikovxki và người yêu thầm Nadejda Von Beck

Những nhạc đệm cho sân khấu Opéra và vũ điệu balê của Piotr Ilitch Tchaikovxki (1840-1893) đều được tình diễn ở khắp nhà hát lớn trên thế giới. Những bản tình ca, những đoản khúc dương cầm những trước tác về nhạc thính phòng, những bản đại hoà tấu của Tchaikovxki còn vang vọng từ những đại thính phòng trên khắp lục địa.

Những lợi ích về âm nhạc mà Tchaikovxki đã viết ra cho đến nay, vẫn không dừng lại. Có đến hàng trăm quyển sách đủ thứ tiếng soi rọi lại cuộc đời và tác phẩm cũng như nghiên cứu về phong cách tiết tấu cùng nhạc điệu của ông. Tài liệu đáng chú ý hơn hết là mười lăm bộ sách phân tích về tác phẩm và các thư từ của ông. Trong 15 bộ sách ấy, có 3 bộ nói riêng về mối quan hệ bằng thư từ của ông với một người đàn bà “chưa hề gặp gỡ” cũng như “không hề chờ đợi”, “rất thích hợp” trong đời sống của ông, nhưng rồi lại rời xa ông một cách bất chợt và lạ lùng đến nỗi làm cho ông phải bực tức. Đó là nàng Nadejda Filarétovna Von Beck, một goá phụ giàu đẹp và rất si mê âm nhạc. Nhưng cả hai không một lần tiếp xúc và nghe được tiếng nói trực tiếp với nhau mà chỉ qua thư từ: trong vòng 13 năm họ viết cho nhau tất cả là một ngàn hai trăm bức thư….

Nàng nhìn thấy chàng lần đầu tiên trong quang cảnh nhộn nhịp của một nhạc viện. Lúc đó, nàng là một người ngưỡng mộ nồng nhiệt tài năng âm nhạc của chàng. Nàng nhận ra ngay Tchaikovxki bằng xương bằng thịt trên sân khấu qua những hình vẽ của chàng, những hình vẽ làm cho nàng phải ngạc nhiên và đầy cảm hứng để rồi 6 năm sau, nàng Nadejda thú nhận rõ với chàng trong một bức thư về sự gặp gỡ ấy:”Em cảm thấy vững chắc hơn qua kết luận của em là anh rất chân thành trong âm nhạc, chính nó đã biểu lộ rõ tâm hồn anh”.
Người đẹp Nadejda Filarétovna von Beck bấy giờ đã 45 tuổi. Chồng nàng vừa chết, để lại cho nàng một gia tài đồ sộ bao gồm một lượng lớn đường sắt ở nước Nga. Sự kiện mất mát này làm cho người đàn bà kín đáo và như có vẻ kiêu hãnh ấy một độ nghiêng lệch về những u uất, những mơ mộng và những buồn phiền. Nàng bỏ mặc cuộc sống ngoài xã hội, rời xa bạn bè quen biết cũ, giao hết lại cho người con trai lớn những công việc kinh doanh để ẩn mình ở nhà lo chăm sóc đàn con còn nhỏ đến 11 đứa. Nhưng, dù vậy, ngay trong gia đình, von Beck vẫn không tìm thấy được sự yên tĩnh hằng mong muốn. Vì thế, nàng thường tìm thú tiêu khiển qua nghệ thuật mà nàng ưa thích từ nhỏ: âm nhạc. Và do một hệ quả tình cờ, nàng như say mê ngay qua một nghệ thuật mới mẻ và dễ cảm xúc cảu Tchaikovxki. Âm nhạc của chàng quả thật đã đáp ứng được tình trạng của tam hồn nàng ngay giây phút đầu tiên được tận mắt nghe thấy dù rằng trước đó nàng đọc được rất nhiều bài phê bình tiên đoán về tài năng của Tchaikovxki, về những điều cốt yếu được xây dựng trong tác phẩm của ông. Và nhất là, chàng cũng có âm nhạc, mà tất cả những gì dù ít ỏi có hiệu quả, nhà soạn nhạc vẫn thể hiện được qua những giao du, những công việc, những lời nói và những tư tưởng của ông.

Một diễm phúc tình cờ chợt đến với Tchaikovxki. nàng Nadejda von Beck là người bảo trợ đắc lực cho những nhạc sĩ trẻ ở Matxcova, luôn mời họ đến chơi nhạc ở nhà bà và trả công họ rất hậu hĩnh. Trong số những người thường xuyên đến nhà nàng, có một nhạc sĩ vĩ cầm, một môn đồ và là bạn của Tchaikovxki. Chính do người này mà nàng biết được một vài sự việc khó khăn về tài chính luôn xảy đến với Tchaikovxki. Và nàng chóng vách tạo ra phương tiện thích hợp để giúp đỡ chàng, nàng đề nghị Tchaikovxki làm giúp ít việc nhỏ như chuyển cung cho đàn dương cầm và chỉnh diện lại nó .v.v.
Đối với Tchaikovxki, những điều ấy không phải là công việc to tát gì, nhất là khi chàng cần đến món tiền thù lao. Dù vậy, chàng vẫn không bao giờ đủ tiêu. Chàng phung phí và phân bố nhanh chóng chẳng những món tiền thù lao khiêm tốn ấy, mà ngay cả khoản tiền khá lớn từ những món đồ của chàng và của Chilovxki, một nhà sưu tầm tư tưởng hay, từng ái mộ tài năng chàng. Bản thân Tchaikovxki lại ưu giúp đỡ thực tế những ai cần đến chàng. Trong nhạc viện, chàng hay cấp dưỡng thường xuyên cho một số học sinh nghèo của chàng, Và nếu như trong trường hợp không đủ tiền, chàng vẫn vui lòng đưa cho họ món đồ quý giá có trong tay như chiếc đồng hồ nhận được trong số quà sinh nhật của chàng chẳng hạn. Sự kiện này, về sau, người em trai của nhà soạn nhạc danh tiếng đó, là ông Modest Tchaikovxki, đã viết : “Số tiền anh ấy có, bao giờ cũng ít hơn kẻ khác rất nhiều”.

Tchaikovxki không chú ý mấy đến món tiền thù lao từ công việc yêu cầu của Von Beck , nhưng chàng lại chú ý nghe một cách tò mò những gì kể ra từ người bạn trẻ qua sự “kỳ dị” của “bà chủ” Von Beck. Ông Modest Tchaikovxki đã viết về sự kiện này như sau: “Cảm kích và muốn chiều theo sự tôn sùng mà người ta đã dành cho cái tên của anh trong gian nhà giàu có của người đàn bà mạnh thường quân đó. Tchaikovxki nhờ chuyển lời cảm ơn đến Von Beck. Và chính Von Beck cũng vậy, nàng vẫn luôn tỏ ra tôn sùng nhà soạn nhạc ưa thích của mình, cũng đã chuyển lại lời cảm ơn đầy thiện cảm của mình với Tchaikovxki. Do vậy, sự quan hệ cơ bản giữa anh ấy và Nadejda Von beck bắt đầu từ đó, nhưng hậu quả về sau thật là to lớn và khắc nghiệt”.Chính cái văn phong đặc biệt của họ đã thiết lạp nên mối quan hệ giữa họ. Đây là những dòng đầu tiên Von Beck viết cho nhà soạn nhạc: Có một ngoảng thời gian em rất muốn được làm quen với anh. Nhưng bây giờ, khi em càng bị mê hoặc bởi anh, thì em càng sợ phải quen biết anh. Bởi vì hình như em đang ở trong tình trạng không muốn tiếp chuyện với anh…Lúc này, em muốn được ở xa anh để nghĩ về anh, để nghe tiếng nhạc của anh và để tự mình xao xuyến về anh…

Nadejda Von beck lớn hơn Tchaikovxki đến những chín tuổi. Về phương diện hình thể, dù còn xuan sắc, vẫn kém phần quyến rũ, nên Von Beck rất sợ có một cuộ gặp gỡ với nhà soạn nhạc, biết đâu chàng sẽ ném cái nhìn thiếu thiện cảm và lạnh lùng với nàng? Có phải vì vậy mà những dòng sau đây gần như một tiếng kêu van, gợi lòng hào hiệp:…Xin anh hãy tha thứ cho tất cả những điều của em, chúng chẳng giúp được cho anh. Nhưng xin anh đừng hối tiếc là đã đem khả năng của mình giúp cho một người đàn bà đã chấm dứt cuộc sống, gần như chết như em đây có được cái cảm giác, dù trong giây phút, là cuộc đời vẫn còn biểu hiện tốt đẹp đến dường nào.

Những bức thư của Von beck có thể còn để lộ ra nhiều tình cảm sôi nổi hơn, khó mà đo lường trước được. Chính nàng cũng đã hiểu điều ấy: Tất cả đều sẽ đáng buồn cười nếu như chúng không phải là những thành thật, xuất phát từ đáy lòng sâu thẳm. Tinh yêu của em đối với ah khác nào, nó chống lại ý chí hồ như mất hết năng lực của em. Tình cảm phức tạp đó gây nên mối dây thương hại đến say mê đối với nhà soạn nhạc, để rồi dần trở nên tình bạn cũng là tình yêu hết sức tận tuỵ và nồng nhiệt, nhưng vẫn không nói được lời âu yếm trực tiếp nào vì nàng đã tự ngăn cản mình bằng tất cả sức lực của mình.

Tchaikovxki chấp nhận với cả lòng biết ơn về sự tôn sùng ấy đối với nghệ thuật. Chàng viết cho nàng bức thư thứ ba, tháng 3 năm 1877, có mấy dòng thật cởi mở này: Dù anh viết hay hay dở vẫn có một điều không thể chối cãi, là có sự thúc đẩy cần thiết thúc đẩy từ bên trong và không thể cưỡng lại…Anh viết một cách chân thành chính là để giúp anh một niềm vui kỳ lạ như thể được gặp trong em một người nào đó biểu đồng tình sự trung thực ấy.Nhưng mùa hè năm ấy, Tchaikovxki bỗng làm ngạc nhiên nhiều người quen biết và ngay cả bản thân ông: lập gia dình. Ông thành hôn với một cựu học sinh trường nhạc. Cô ta là một người đàn bà thiển cận và thích gay gổ, đã chọn lọc từng chữ để viết nên những bức thư cho Tchaikovxki như một sự đột kích: đe dạo sẽ tự tử nếu Tchaikovxki không bằng lòng cưới cô ta. Chỉ hai tuần lễ sau, cuộc hôn nhân bắt buộc này xảy ra lắm điều đau khổ về tinh thần không thể tưởng tượng nổi: Tchaikovxki chìm đắm trong thất vọng và tưởng như có thể chết đi được mà không lối nào để thoát. Ông thú nhận :Từng giây phút, tôi như bắt đầu bị rối loạn trí óc. Những công việc ở nhà cũng như ở nhạc viện đều không thể làm được. Khổ thay, tất cả công việc ấy, lại là phương tiện sinh nhai chính của ông.
 

vichia

Active Member
(tiếp)

Năm 1877, Tchaikovxki sáng tác ra bản Hoà tấu khúc thứ tư và nhạc kịch Eugène Onéguine. Chàng báo tin vui cho Von Beck: Anh vừa trải qua một niềm vui vô bờ bến là đã có được những ý viết nên hai tác phẩm lớn mà trong đó anh tin rằng có tiến bộ rất quan trọng. Anh sung sướng thấy mùa xuân đến, sung sướng được khoẻ mạnh, tự do và được che chở chống lại những sự gặp gỡ và những cuộc đối đầu, nhất là sung sướng có được những điểm tựa vững chắc trong đời mà tình bạn chúng ta, tình yêu anh em và tri thức năng lực đã làm cho hoàn hảo con đường anh đi.Ngày 10 tháng 2 năm 1878, bản Hoà tấu khúc thứ tư, đề tạng “người bạn tuyệt với của tôi” được trình diễn lần đầu tiên tại Matxcova. Bà Von Beck đã đến dự buổi hoà tấu này. Và sau đó, bà đã đánh điện chúc mừng nhac soạn nhạc. Chàng viết: Theo nội dung bức điện tin, anh nhận thấy một cách rõ ràng là em đã rất hài lòng về tác phẩm được viết cho em. Tận đáy lòng, anh sữ giữ mãi sự tín mộ những gì anh viết ra được tốt đẹp đến thế.Biết bao nhiêu lần trong những năm lần lượt trôi qua, Tchaikovxki có thể nhận thấy cái điều ngạc nhiên ấy, gần như không tin tưởng qua mỗi niềm đau hoặc vui sướng mà chàng đã hiểu được trong từng tình cảm, từng ý nghĩ, từng ước vọng mà chàng biểu lộ trong những bức thư gửi cho Von Beck và nhận lại ngay tiếng vang từ người đàn bà khả ái ấy một ý chí giúp đỡ, an ủi và ủng hộ qua mọi thời điểm. Nhưng chàng vẫn luôn tỏ ra rè rặt khi viết cho nàng trong tháng 3 năm 1878: Anh như không còn gạp trong đời một tâm hồn nào làm cho anh cảm thấy gần guic và trong trắng như tâm hồn em. Tình bạn chúng ta, đối với anh, đã trở nên cần thiết như không khí anh thở. Không có giây phút nào trong đời anh, lại thiếu vắng và không nghĩ đến em.

Trong những ngày tai hoạ xảy ra từ cuộc hôn nhân bất đắc dĩ với cô học trò cũ trường nhạc, chàng đã kể lại cho Von Beck qua từng bức thư vè cái thảm kịch mà chàng phải chịu đựng, thì nàng cố làm cho chàng không cảm thấy điều gì trong những bức thư trả lời đầy lòng thương xót thành thật. Riêng nàng, có biết bao nhiêu là điều đau khổ đối với sự bày tỏ ấy mà người ta chỉ nhận ra hai năm về sau: Em thù ghét người đàn bà đó bởi vì anh đã không nhận được điều tốt ở bà ta. Nhưng hẳn em còn thù gét trăm lần hơn thế nếu như anh cảm thấy hạnh phúc với người đó…Hơn một lần, Tchaikovxki có dịp hưởng dụng sự khoản đãi của Von Beck trong những sở hữu của nàng và ngay trong nhà nàng ở Matxcova, nhưng bất kỳ đâu, nàng vẫn luôn lánh mặt. Điều này không đem lại cho Tchaikovxki niềm vui nhưng vẫn im lặng tôn trọng sự giao ước của tình bạn.

Chẳng những thế chàng còn phải miễn cưỡng chấp nhận cả việc nàng mời đến viếng và ở luôn trong một toà biệt thự đặc biệt do nàng thuê cho chàng tại Florence. Có một thời chàng bắt buộc đưa cả gia đình đến sống ở đó.
Trong nhiều bức thư viết cho anh em ruột thịt của mình, Tchaikovxki thường hay than vãn rằng có một sự “gần gũi” đè nặng lên tâm hồn, nó như tước đoạt cả tự do của ông: Tôi nhìn thấy nàng đi qua biệt thự mỗi buổi sáng. Nàng đứng lại và len lén nhìn tôi. Tôi không biết phải làm thế nào. Mở cửa sổ ra và cúi chào? Nhưng trong trường hợp đó sao tôi không kêu lên qua cánh cửa sổ: Xin chào!

Một tuần lễ trôi qua, một tuần khác nữa, Tchaikovxki cảm thấy thẹn thùng khi ông nhận ra rằng Von Beck vẫn tiếp tục muốn “không có một thay đổi nào” trong quan hệ giữa hai người. Nàng bằng lòng im lngặ đi qua trước chỗ ở của chàng và chỉ ném lên cửa sổ một cái nhìn: Tuy nhiên, em vẫn chưa thành công được lần nào khi cố nhìn anh qua khung cửa sổ. Bởi vì em đã bị cận thị nặng, chỉ nhận rõ bạn bè trong vòng năm bước chân.

Chưa bao giờ thư từ giữa hai người sinh động bằng suốt mùa thu năm 1878 ở Florence: 52 bức thư trong vòng không đầy một tháng.

Những bức thư thật dài được viết hằng ngày của Von Beck, thật hết sức duyên dáng, thông minh và khác thường làm cho tiêu tan cả những điều lo sợ vô lý của Tchaikovxki. Và khi nàng rời khỏi Florence. Chàng cảm thấy có một sự buồn nản lớn lao và trống rỗng vĩ đại. Trí nhớ của chàng đã gợi lại cho nàng những dòng bi thảm này trong một bức thư: Những gì làm cho anh đau đớn, những gì làm cho anh phát khóc, chính là những diễm phúc kia đã bị dứt ngang…Và chàng không thể thổ lộ gì hơn nữa qua sự trao đổi thư tín với nàng, Bởi vì nếu không có Von Beck, chúng ta chỉ hiểu được một phần mười về nội tâm của Tchaikovxki mà thôi. Trả lời nhiều câu hỏi của Von beck về sự kiện này, Tchaikovxki chỉ lể lại cho nàng những chi tiết trong thời thơ ấu, những bước đi đầu tiên về âm nhạc, những gì có được từ cha mẹ, anh chị em chàng và bày tỏ ý kiến mình về cuộc đời, về nghệ thuật, về cảm tưởng đối với nhạc sĩ và nhà văn. Chưa bao giờ với bất cứ ai chàng lại nói ra ý chí, chương trình, và kế hoạch sáng tác của mình.

Mười năm lần lượt trôi qua. Tính chất của sự trao đổi thư từ giữa hai người đã thay đổi hẳn. Chàng không thể có được những gì hơn. Cả hai đều đã già, hờ hững và đã trở nên bậc ông bà. Cháu gái của Tchaikovxki thành hôn cùng con trai bà Von Beck. Những là thư của Tchaikovxki bây giờ chỉ đề cập đến những vấn đề bên ngoài cuộc sống. Ông rất bận, luôn được mời đi hoà nhạc khắp đó đây, cả nhiều nước trên thế giới.

Sức khoẻ của bà Von Beck lúc này đã suy yếu. Bà thường hay nhức đầu và đau khớp chân tay. Để viết được thư cho Tchaikovxki, bà đã phải đọc lên cho một trong những cháu gái viết dùm. Từ cuối năm 1888, thỉnh thoảng bà luôn than thở về những hứng đau cơ thể vừ tinh thần, sinh ra cáu gắt những người thân thuộc, vì cảm thấy mình bị ức hiếp ua tình trạng rối ren về tài chính. Bà sợ hãi cho tương lai, sự nghiệp của bà sẽ đổ vỡ. Dù vậy, trong suốt một năm ấy, Von Beck cố gắng chịu đựng. Không một lá thư nào bà tỏ ra có sự thay đổi đối với nhà soạn nhạc. Vẫn là những giọng điệu âu yếm như xưa: Anh thân yêu và người bạn không ai có thể so sánh được của em…Anh chính là người mà em thương yêu vô bờ bến…Tchaikovxki an ủi bà một cách nhân ái, ông tìm lỡi lẽ xoa dịu nỗi lo âu của bà với tất cả niềm thương xót. Nhưng bà ngày càng trả lời ông thưa thớt dần. Năm 1890, thư tín giữa họ gián đoạn mà không có một lý do nào rõ ràng, không từ giã không trách cứ, không cả giải thích tại sao”. Chỉ mỗi một câu trong bức thư cuối cùng: “Thỉnh thoảng xin hãy nhớ đến em”, cho Tchaikovxki biết mối quan hệ giữa hai người đã chấm dứt.

Một năm nữa qua đi, những di vị đổ vỡ cay đắng ấy vẫn không tiêu tan được mà ngược lại mỗi tháng càng ra trọng thêm cái tình huống không thể chịu đựng nổi cho Tchaikovxki rằng là ông còn cố gắng đeo đuổi âm thầm mối quan hệ với Von Beck.

Còn về phần bà Nadeja Von Beck? Modest Tchaikovxki viết: Để xác định một cách đúng đắn sự tệ bạc không thể hiểu và không đúng của bà Von Beck đối với anh tôi, kể từ mùa thu năm 1890, cuộc đời của bà như một sự tắt ngấm kéo dài bởi chứng đau thần kinh nặng, đã làm cho bà thay đổi thái độ, không chỉ với mỗi mình anh tôi”.

Bà Nadejda Filarétovna Von Beck, người yêu thầm Tchaikovxki tha thiết, chỉ sống thêm được hai tháng 19 ngày sau cái chết của nhà soạn nhạc lừng danh nước Nga nửa cuối thế kỉ 19.
 

vichia

Active Member
2.SCHUBERT

Franz Schubert và những mối tình dang dở


Đêm ấy, toà lâu đài của bá tước Esterhazy rực rỡ ánh đèn màu. Quan khách lần lượt đến đông đủ. Đêm dạ vũ thường lệ vào mỗi buổi tối chủ nhật hàng tuần sắp bắt đầu.
Bá tước Esterhazy và phu nhân cặp tay nhau rảo quanh phòng khách, gật đầu chào từng người. Bỗng nhìn thấy ở hàng đầu dàn nhạc một nhạc sĩ vĩ cầm trẻ tuổi, bá tước Esterhazy khẽ nhíu mày. Ông nghĩ thầm, không biết ai đã mời gã nhạc sĩ ăn vận lôi thoi lếch thếch như kẻ ăn mày kia đến đây. Giữa những vị khách quý lễ phục sang trọng, cung cách lịch sự, thanh nhã, lại xuất hiện một gã gàn dở, ăn vận bộ quần áo bó sát xuống tận chân gầy tong, mái tóc quăn bù xù, to tướng và đôi kính cận dày cộm-trông gã giống như một “nghệ sĩ hết thời, nhà nghèo mạt rệp”.
Ông chắt lưỡi , quay sang nói với bá tước phu nhân bằng một lời châm biến tàn nhẫn:
-Trời ơi! Sao lại chọn một con chó xù này làm thầy dạy nhạc cho lũ trẻ, đã thế, hắn lại là cây đinh trong buổi dạ vũ trước hàng trăm con mắt. Bà xem kìa, hắn diện bộ đồ cũ rích của kẻ hát rong mới chán làm sao chứ!

Chàng nhạc sĩ trẻ tuổi đứng trên bệ, điềm nhiên cầm cây cung kéo đàn, mở ra những âm thanh trong vắt, vui tai cho cuộc khiêu vũ bắt đầu. Không ai quan tâm đến “con chó xù” tướng mạo thô kệch đó nữa. Họ quay cuồng từng đôi theo sóng nhạc và “con chó xù” cũng không thèm chú ý đến họ. Mỗi lần đàn là chàng quên hết thực tại, vả lại, chàng có ham thích nhảy nhót gì đâu. Chàng nghèo khổ quá, xấu xí quá và bản tính rụt rè khiến chàng nghĩ rằng mình không xứng đáng được hưởng trò vui đó. Mặc cảm tự ti đeo bám chàng như cái bóng nhưng chàng thừa biết rồi mai đây, chàng không còn là một nhạc công nghèo khổ nữa, không còn phải đàn thuê mỗi buổi tối chủ nhật nữa, không còn phải dạy nhạc tập sự ở trường Lichtenthal do ông cha khiêm khắc của chàng đứng ra điều khiển. Chàng sẽ nổi tiếng, sẽ trở thành một nhạc sĩ vĩ đại. Franz Schubert. Phải! Franz Schubert, một tên tuổi sáng chói trong tương lai. Nhưng đến đây dòng suy nghĩ của chàng bị thực tại chua chát cắt ngang, trong đám đông có tiếng xì xào:
-Ê!Con bọ hung. Con bọ hung kìa!

Màu dồn lên đầu, chàng nghiến răng lại: “A, được rồi, các người chống mắt ra mà xem loài côn trùng này lột xác, tắm mình trong vinh quang. Chẳng bao lâu nữa, các người không còn gọi ta bắt đầu bằng từ “con” nữa, mà sẽ gọi ta là “ngài”, ngài Franz Schubert đấy nhé! Chờ đợi di, hỡi những kẻ dám chế nhạo ta!

Năm ngón tay run rẩy chạy chệnh choạng trên các dây đàn vĩ cầm, cung đàn nghiến vào bốn sợi dây bặt ra những âm thanh nặng nề, oán hận, nhưng đèn màu xanh đỏ vẫn toả sáng mờ ảo diệu kỳ, từng đôi quay cuồng theo giai điệu diễn tả cảnh hoàng hôn, mặt trời đỏ ối nằm bềnh bồng trên sóng nước xanh thẳm mênh mông, nhưng tất cả không hay biết gì tâm trạng chán nản của chàng nhạc sĩ đang nhạc sĩ đang cố đè nén nỗi xúc động trong lòng mình.
Chợt năm ngón tay lơi lỏng trên dây đàn, cây cung kéo trì xuống một âm thanh dài thượt, nhỏ dần và biến mất. Chàng nhạc sĩ 17 tuổi đứng như trời trồng, hướng mắt về cửa ra vào. Nơi đây, vừa xuất hiện nàng Caroline Esterhazy, ái nữ của bá tước, với bộ y phục trắng muốt, khuôn mặt dịu hiền, thân hình kiều mị, trông nàng mới đẹp làm sao!
-Ê! Sao nhạc ngưng ngang vậy!

Mọi ánh mắt đổ dồn về phía chàng. Schubert bối rối, cúi gằm mặt xuống, nâng đàn lên vai và kéo những âm thành khiên cưỡng. Dàn nhạc tiếp tục xao động như một cỗ máy dệt, rì rầm. Không còn một tiếng sóng vỗ bờ bởi linh hồn của chàng nhạc sĩ đang tan ra thành những giấc mơ. Chàng đang mơ một ngày rất lạ. Cô gái mặc y phục trắng đang chạy lướt thướt sau những hàng bạch dương, mỗi lúc đến gần chàng hơn, tiếng cười giòn tan vang trong khu rừng xanh ngắt, tiếng gió vi vu, tiếng chim líu lo chào đón mùa xuân. Những âm thanh của đất trời và con người hoà lẫn vào nhau, tạo thành âm sắc dày đặc của trăm ngàn thứ nhạc cụ, một sự sống tuần hoàn, bất tuyệt ca hát trong tâm hồn chàng. Cô gái gương mặt ửng hồng chạy đến gần chàng, đôi cánh tay trần mịn màng rộng mở, ánh mắt nàng trìu mến và khuyến khích nam tính trong con người chàng, nhưng sao Schubert run quá, không dám giơ tay đón nhận thân hình sắp ngả vào vòng tay chàng. Nỗi sợ hãi vô cớ bùng lên trói chặt người chàng, kéo chàng lên cao rồi buông cho người chàng rơi xuống. Schubert giật mình choàng tỉnh. Sự đau khổ âm thầm quất những ngọn roi lên tâm hồn tran đầy yêu đương của chàng. Đêm ấy, chàng đã mơ, giấc mơ luyến ái đầu đời khiến chàng trở nên cụng về hơn giữa những người quyền quý, giàu sang.

Sáng thứ 3 tuần sau, vừa bước chân vào lớp, Schubert lại nghe tiếng thì thào “con bọ hung”, “Con bọ hung đến kìa”. Những tiếng cười khúc khích chế nhạo chạy từ hàng ghế này sang hàng ghế khác. Và khổ thay, nó lại thoát ra từ cửa miệng của 60 đứa học trò ngỗ nghịch, con cái những nhà quý tộc trong vùng, những đứa trẻ mà chàng có nhiệm vụ nặng nề là phải dạy cho chúng trở thành những kẻ sành âm nhạc.

Chàng dừng chân tại ngưỡng cửa lớp, nghiêm nghị nhìn xung quanh rồi thẫn thờ bước sâu vào giữa các hàng ghế. Một nỗi buồn dâng lên làm ứ nghẹn tim chàng.

Schubert cố giữ bình tĩnh, chàng giảng thao thao bất tuyệt nhưng không chút hứng thú trước những ánh mắt châm chọc vào cái đầu bù xù và đôi kính cận của chàng. Schubert nói như trả nợ quỷ thần, nghiệp áo cơm bất đắc dĩ này khiến chàng chán nản quá. Không khí im lặng trong lớp trôi qua được khoảng 15 phút, chợt những tiếng lộp cộp gõ đều vang lên từ “xóm nhà lá” ở cuối lớp, dăm ba tiếng cười rúc ríc như chuột mào đầu cho sự nhốn nháo, ồn ào như ong vỡ tổ. Lũ nhóc vò đầu cho rối bù lên như đầu thầy giáo. Chúng cum hai tay thành hai vòng tròn rồi đưa lên mắt như cặp mắt kính của Schubert, đã thế những cái đầu còn lắc lư và lưỡi chúng thè ra trêu chọc thầy giáo nữa. Schubert giận tím người, chàng không ngờ lũ trẻ quậy phá gớm thế.
-Trật tự!...Trật tự!...-Schubert hét lên, lấy thước đập vào chiếc bàn. Chàng gọi một tên gây rối loạn nhiều nhất lên trước lớp.
-Em tên gì? Sao em không chú ý bài giảng?
-Thưa thầy...Em tên Schu... be... rt... biệt danh “chó xù”... Cha em là bá tước Esterhazy.

Cả lớp cười ầm lên làm Schubert tái mặt. Thế là hết mức rồi. Nhất quỷ nhì ma và thứ ba là thằng nhóc này...Chàng nhìn khuôn mặt sáng sủa nhưng nghịch ngợm của nó, sao giống nàng Caroline quá. Schubert thầm nghĩ, cơn giận biến đi đâu mất.
-Em là em trai của cô Caroline?
-Dạ phải. Chị em khen thầy đàn hay lắm!

Schubert chợp giạt mình, cái tin đó khiến chàng cảm thấy sung sướng lạ thường. Nhưng biết đau thằng nhóc này định phá thêm bằng trò quái quỷ nào nữa thì sao? Schubert nghi ngờ nhìn thẳng vào mắt đứa học trò. Lần này, có vẻ nó nói thật, gương mặt nó hồn nhiên và đôi mắt, ôi! Sao giống người mà chàng mơ tưởng quá. Đột nhiên, Schubert không ý thức được mọi vật xung quanh. Hình ảnh nàng tiên Carolone đang được phác hoạ dần trong tâm trí chàng. Nó bấm vào dây thần kinh như một bầy kiến khiến chàng giật nẩy người, quay lưng về phía lớp học. Âm thanh bắt cánh tay chàng cầm viên phán trắng, giơ lên trong vô thức, và những nôt nhạc ngoằn ngoèo xuất hiện trên tấm bảng đen như một dòng suối tuôn chảy róc rách. Tài năng siêu phàm của Schubert trong cơn đồng bóng đã dệt nên một ca khúc giản dị, trong sáng như một mối tình thầm kín của chàng dành cho Caroline. Lũ học trò kéo lên vây quanh ông thầy “điên”. Cả lớp học biến thfnh giông bão, chúng hét lên, nhảy cãng lên khi thấy ông thầy gạch chi chít những nốt nhạc như kẻ say rượu...Một đứa biến đi và giây lát sau nó thở hổn hển chạy vào,theo sau là bá tước Esterhazy. Lúc này Schubert chợt tỉnh, sợ sệt quay lại, nhìn vẻ nghiêm trang, lạnh lùng trên gương mặt của ngài bá tước.
-Anh làm gì thế? Anh không thể giữ trật tự trong lớp được à?

Schubert bối rối trả lời:
-Thưa ngài..., tôi sợ quá. Tôi không thể hiểu tại sao...Tôi sợ chính tôi. Sợ thân hình tôi. Sợ bề ngoài của tôi... sợ mọi người, sợ ngài, sợ cha tôi và những người con gái. Tuy nhiên nếu ai biết rõ được sức mạnh tình yêu mà tôi cảm nhận được thì...Xin tha lỗi cho tôi, thưa ngài. Tôi.....
Bá tước Esterhazy im lặng một lát rồi bảo chàng:
-Sáng nay dạy bao nhiêu đó được rồi, anh về nghỉ đi.

Lũ học trò chạy ào về chỗ ngồi lấy cặp rồi phóng vọt ra khỏi lớp, bá tước bỏ đi, chỉ còn Schubert đững như kẻ mất hồn. Chàng đã làm gì chứ? Điên rồi chăng? Ý tưởng quay cuồng trong đầu chàng. Schubert nhìn lên bảng, âm thanh từ những vệt phấn trắng cuộn xoáy trong không gian nhỏ hẹp của lớp học, dội vào bốn bức tường và chui vào tai Schubert một giai điệu trác tuyệt. Chàng đã viết lên một ca khúc đầu tay bằng chính sức mạnh tình yêu của chàng.
 

vichia

Active Member
(tiếp)

Đêm dạ hội kỷ niệm một trăm năm ngày thành lập giáo đường Lichtenthal bắt đầu, Schubert hồi hộp, đặt hết tâm hồn mình vào cây vĩ cầm, những âm thanh réo rắt trên bốn dây đàn đã trút cạn tâm sự của chàng nhạc sĩ trẻ tuổi ấy. Ca khúc đầu tay của Schubert thành công ngoài sức tưởng tượng. Âm thanh trôi đi miên man, tình yêu như kết tinh từ một tâm hồn đã giao hoà với trời đất, thiên nhiên, cây cỏ và con người. Nó đưa người ta đến bến bờ của mọi vùng cảm xúc. Sự dao động tư tình của Schubert đã chan hoà trong tất cả ngõ ngách sâu kín của trái tim những người đến dự dạ hội đêm ấy. Nhưng người rung cảm trước thiên tài âm nhạc của Schubert nhiều nhất lại là một cô gái ngây thơ, chất phác. Nàng đã khen chàng bằng những lời nóng bỏng, giản dị đến thật thà:
-Thưa ông Schubert, nhạc của ông thật tốt và nóng như một ổ bánh mì..Tôi rất sung sướng khi được nghe...

Suýt tí nữa Schubert bật cười. Chàng nhìn nàng với ánh mắt lạ lẫm, vui vui. Nàng có vẻ quyến rũ đấy chứ! Schubert nghĩ thầm. Cô gái có mái tóc hung đỏ, ccỏ áo hở để lộ một vùng da thịt trắng nuột, thân hình thon thả và giọng nói trong trẻo như tiếng chim sơn ca.
-Cám ơn cô đã quá khen. Cô tên gì?
-Dạ, Thérèse Crob. Em biết ông đã lâu và rất mến phục tài năng của ông!

Đối với một nhạc sĩ nhiều mặc cảm như chàng, nàng có vẻ dễ thương hơn các cô con giá của ông bà ná tước Esterhazy. Đôi mắt xanh trong của nàng như dòng suối mát rượi chảy trong tâm hồn chàng. nàng nhìn chàng, bốn mắt gặp nhau như định mệnh đã an bài từ trước. “Tình yêu bắt đầu từ đôi mắt”, điều đó chắc không sai trong trường hợp của Schubert. Ngay đêm đầu tiên, sau buổi dạ hội, hai người đi dạo một đoạn đường. Cố gắng lắm Schubert mới giữ được bình tĩnh khi đi chung với một cố gái trong đêm tối.

Chàng hiểu rằng mình đã yêu, yêu như hit thở khí trời vậy mà, tự nhiên đến rất thật lòng. Chàng muốn nắm tay nàng biết bao lần để nói rằng “anh yêu em”. Nhưng sao chàng run quá. Suốt trên quãng đường ấy, thời gian bay nhanh như một tia chớp, Schubert cứ mãi im lặng và hòi hộp, nghe trống ngực mình đập liên hồi. Nhất định phải nắm lấy tay nàng, thổ lộ lời yêu. Schubert đếm thầm trong bụng “một...hai...ba”, chàng nín thở đưa tay ra nhưng lại rụt tay lại. Bản tính nhút nhát khiến chàng không biết cư xử ra sao cả. Trước khi chia tay, cố gắng lắm Schubert mới nói được một câu để Thérèse hiểu lòng chàng một cách mơ hồ:
-Tha lỗi cho anh nhé, Thérèse! Anh không biết nói thế nào để em vui hơn. Anh xấu xí quá..

Mặc cảm tự ti nữa. Schubert không bao giờ dám tỏ tình trước mặt bất cứ một cô gái nào, dẫu là cô gái đó yêu chàng. Chính vì thế, nàng Thérèse nghĩ rằng đã đến lúc mình phải bạo dạn nói thay chàng.

Cuộc hẹn hò thứ hai diễn ra. Vào một đêm trăng vàng mờ, cặp tình nhân thời kỳ mới hé nụ hồng đi bên nhau. Câu chuyện bóng gió xa xôi giúp hai người hiểu lòng nhau hơn, nhưng Schubert nhát gái khủng khiếp, chàng cứ tách xa hay đi chậm lại mỗi lần nàng Thérèse vô tình đụng chạm thân thể mềm như bông vào người chàng. Trước khi khép cửa từ giã Schubert, nàng nắm tay chàng, thổn thức:
-Schubert! Em muốn làm vợ anh!

Câu nói khiến chàng bối rối, bẻ năm ngón tay răng rắc và quay mặt sang hướng khác, không dám nhìn Thérèse. Tại sao nàng có thể yêu chàng, yêu một gã ngốc nghếch, một ông thầy dạy nhạc xấu xí, nghèo khổ? Chàng tự hỏi lòng mình như thế. Nhưng trong cõi xa xăm từ sâu thẳm tâm hồn, một giọng nói thúc giục chàng: “Hãy siết chặt nàng đi. Hôn nàng đi, đồ ngu. Nàng đã yêu mày say đắm cũng như mày đã yêu nàng. Siết chặt nàng vào trong tay đi. Hôn đi. Cồng nhiệt lên. Rồi mày sẽ thấy mày là một thằng đàn ông đúng nghĩa...”

Schubert vừa thở gấp vừa run như cầy sấy. Chàng vẫn sợ. Sợ cái gì chàng cũng không hiểu được. Làm sao chàng dám chủ động như vậy. và một lần nữa, chính nàng siết chặt chàng trước và đặt những nụ hôn cháy bỏng lên đôi môi ngờ nghệch của chàng. Một điều kì lạ cuốn chàng bay lơ lửng giữa trời : Đêm yên tĩnh, trăng sáng và gió chạy đuổi trên các ngọn cây rồi biến mất trong bóng tối xa xa...

Đầu mùa xuân năm 1845, thành phố Vienne tràn đầy nắng ấm. Khung cảnh thiên nhiên, đường phố như mang một sinh khí mới, nhịp sống quên thuộc của những tháng mùa đông như băng tuyết tân ra, thành một dòng sông ào ào chảy theo cung bậc mới với những tiếng chim trên trời cao, những hàng cây xanh ngát dọc theo các đại lộ, những tào nhà đồ sộ như muốn vươn mình lên, dòng người ngược xuôi, tiếng còi xe inh ỏi. Vienne đẹp như một bài thơ xuân, nhưng vẫn không dâng tặng Schubert một niềm vui trọn vẹn. Tình yêu hơn bao giờ hết, nó cựa mình thức giấc như con gấu ngủ suốt mùa đông trong tâm hồn Schubert, cất tiếng gầm vang làm kinh động giấc mơ của chàng hàng đêm. Dẫu rằng Schubert muốn tự cho nó là một hiện tượng thiên nhiên xưa cũ trên bề mặt địa cầu, nhưng sao chàng không thể bình an. Bởi tình yêu là một hiện tượng “thiên nhiên của tâm lí”. Mỗi người có một thái độ khác nhau khi cảm nhận tình yêu. Nhưng nhìn chung, vẫn là những nhớ thương lúc xa cách, say đắm lúc môi hôn, vòng tay cuồng nhiệt trong sự xô đẩy cảm giác đến dỉnh cao của hạnh phúc.

“Thérèse! Mọi nẻo linh hồn anh đều hướng về em, nhưng anh thấy rừng trên những nẻo đường ấy đang ngập tràn gió mưa và băng tuyết. Anh đang sợ cuộc đời và sợ bản tính hung bạo của con người. Anh đang cố làm cho mạnh hơn. Mạnh cho anh và cho em, cho hai ta. Anh muốn làm thế nào cho có tiền của và khi đạt được, anh sẽ mặc một bộ quần áo thật đẹp và thật mới để tìm đến mẹ em”

Schubert muốn làm việc thật nhiều để đủ tiền kết hôn với Thérèse, nhưng cái chết của thân phụ nàng sau nhiều năm bệnh tật đã bién thành một bức tường kiên cố ngăn cản đôi lứa yêu nhau.

Thành phố Vienne phù phiếm với bề ngoài những đạo đức, luân lý, dù đã bạc màu, tróc sơn trên gương mặt xã hội, nhưng vẫn còn dính một mảng đậm đen bên vấn đề tang lễ, biến nó thành hệ trọng trogn ý thức hiếu đạo của con người. Kể từ đó, Schubert chỉ còn cách gặp nàng qua những bức thư tình nồng cháy, nhưng sự say đắm nàm sâu trong tang tóc như những hòn than đỏ rực, âm ỉ cháy dưới lớp tro tàn.

Với số tiền ít ỏi nhận được trong đêm trình diễn. Schubert đến trọ trong nhà một người bạn thân giàu có ở Vienne, đó là bá tước Shober.
Ban ngày, chàng đi dạy nhạc cho bạn bè của bá tước, đêm đến, chàng nhớ Thérèse da diết. Nhờ tình yêu thúc đẩy, Schubert lao đầu vào sáng tác và chưa đầy hai mươi tuổi, chàng đã viết bốn mươi ca khúc, đặc biệt là hai bản tấu khúc bất hủ, đã đưa chàng lên đỉnh vinh quang sau này Rossignol và Roi des Aulnes. Nhưng tình yêu của chàng nhạc sĩ đại tài thuở mới vào nghề vẫn không nhận được một phần thưởng xứng đáng nào. Các nhà xuất bản danh tiếng như Breitktopf và Hartel từ chối những ca khúc đầu tay của chàng.

Chàng thất vọng quăng tất cả các tác phẩm của mình vào sọt rác hay trong ngăn tủ bụi bặm quanh năm. Đến khi tiếng tăm của chàng vang dội, thân xác chàng nằm sâu dưới lòng đất lạnh, người ta mới hối hả lục tìm những bản thảo ca khúc còn sót lại của chàng. Nhờ thế “những kẻ tìm vàng” đã tìm được kho tàng âm nhạc vô giá, những hạt ngọc trai kết tinh từ tầng sâu kín trong tâm hồn Schubert đã phát sáng kỳ ảo trước những ánh mắt khâm phục của hàng triệu người trên hành tinh này.
 

vichia

Active Member
Nỗi thất vọng càng nặng nề hơn khi người ta bác bỏ đơn xin làm nhạc trưởng của chàng ở trường Leibach. Thế là hết, bao nhiêu hi vọng đủ tiền cưới nàng Thérèse đã tan thành mây khói. Schubert gục đầu vào cánh tay để che những giọt nước mắt, chàng rên rỉ:
-Người ta đã khước từ. Nhưng tôi biết rằng những ca khúc của tôi là những ca khúc đẹp nhất trần gian.

Chàng gượng đứng dậy, lảo đảo đến bàn viết. Và nỗi tuyệt vọng đã giúp chàng sáng tác bằng nước mắt những dòng nhạc trong Symphonie en ut majeur. Chàng đành phải nuốt cái cay đắng vào trong cái cay đắng của cuộc đời mình. Đời sống vốn không dễ dãi đối với con người. Như nhà văn Anh Jack London đã nói “Sứ mệnh chân chính của con người là sống chứ không phải là tồn tại”.

Schubert không thể chọn cho mình một cuộc sống hời hợt, vô tư lự. Đối với chàng, ý nghĩa đích thực ở cuộc đời là ở chỗ dám hành động, chàng phải thực hiện cho bằng được mục đích của chàng là trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng, cống hiến cho nhân loại những tác phẩm âm nhạc kết tinh bằng tim óc của mình. Chàng không thể trôi theo dòng đời như cọng cỏ trên sông, bị cuốn phăng đi cả thể xác và linh hồn mình. Đôi khi bình tâm suy nghĩ những biến động ngẫu nhiên và tất nhiên tác động lên mỗi số phận con người, Schubert cảm thấy buồn cười, thế giới trơt thành một vở kịch nhiều chương hồi, dài ngoằng những âm thanh vui nhộn. Nhưng khi trở về cuộc sống nội tâm của một tâm hồn đa cảm, chàng lại thấy thế giới là một bi kịch, nỗi buồn thảm ru hời âm thanh của sự chết và nước mắt. Đời người là một khoảng khắc phù du, nhưng chộp lấy cái ngắn ngủi ấy, người ta có thể làm nên những việc mang tính vĩnh cửu. Schubert biết như thế. Và trong cõi nhân sinh của kiếp ve sầu mùa hạ, thời cơ đã tạo cho Schubert cất lên tiếng đàn, chứng tỏ tài năng của mình. Đời sống đã dâng tặng chàng một món quà bất ngờ để bù lại nỗi đau như một thanh gươm cắm sâu trong lồng ngực chàng. Một hôm, ông bạn Schober đến báo cho chàng một tin vui:

-Gia đình bạn tôi là bá tước Esterhazy đang tìm một thầy dạy nhạc cho các cô con gái trong mùa hè này, tại lâu đài Szeliz của họ ở Hungari. Tôi đã giới thiệu anh với ông ta, họ bằng lòng lắm. Họ biết rất nhiều ca khúc của anh và tỏ ra rất hâm mộ những ca khúc ấy.

Còn gì sung sướng cho bằng khi biết được tin đó, Schubert nhơ lại buổi dạ hội năm nào, nhớ tới sự hiện diện tối tăm của chàng trong dàn nhạc lúc chàng còn là một gã khố rách áo ôm, một kể đàn thuê khốn khổ. Và khuôn mặt đẹp tuyệt trần của nàng tiên Caroline nữa. Ôi! Người con gái năm xưa đã vô tình đi qua những rung cảm đầu đời của anh con trai mười bảy tuổi. Nàng đâu có hay rằng, ngọn lửa không bao giờ tàn trong những chiếc lò bằng tim bằng máu của Schubert. Nó như cây hoa hồng, tự mọc lên và đâm sâu trong thực thể của chàng suốt mấy năm nay, mỗi cô gái chàng yêu là những cành cây xanh tươi, trổ hoa ngay cả trên những đống tro tàn kỷ niệm của trái tim chàng.

Và đây, trên vườn xưa của kí ức, nàng Caroline hiện lên rõ nét trong tâm trí chàng. Schubert nhơ đến bộ quần áo cũ kỹ của chàng, một bộ y phục sang trọng nhất của kẻ chăn cừu dùng trong những ngày hội lễ. Rồi đây, chàng sẽ trở thành một vị hoàng tử khi đến lâu đài bá tước Esterhazy.
-Thật không thể tin được. Tôi lại làm nhạc sư cho Caroline Esterhazy sao?
-Đúng vạy. Cho Caroline và cả Marie nữa. Hai thiếu nữ xinh như mộng...

Chiều hôm ấy, chàng giam mình trong phòng để tận hưởng cảm giác hạnh phúc tuyệt trần. Giấc mơ như một chiếc chìa khoá giúp Schubert phải giữ vững tay chèo, lái con thuyền tưởng tượng đến bén bò sự thật. Chàng nhất địng không để thời gian và những yếu tố bất ngờ mang tính chất bất hạnh nhấn chìm cuộc đời chàng xuống đáy thẳm tuyệt vọng một lần nữa. Chàng phải chinh phục lòng tin, sự kính trọng của gia đình bá tước Esterhazy và cô con giá rượu Caroline xinh đẹp của ông ta. Chàng phải chứng tỏ mình là một ngôi sao băng rực rỡ, một vầng thái dương, chứ không phải là một hành tinh mờ nhật của buổi dạ vũ ngày xưa. Tài năng của chàng sẽ là những hạt nguyên tử bốc cháy và phát sáng chói lọi trước những cặp mắt ngưỡng mộ của kẻ đã từng gọi chàng một cách khinh miệt là “con chó xù”, “con bọ hung”, “gã hát rong gàn dở”...

Chợt những tiếng gõ cửa vang lên, kéo Schubert về thự tại. Chàng choàng dậy ra mở cửa. Nàng Thérèse bước vào trong bộ y phục lộng lẫy, dù đó chỉ là một bộ đồ tang.

Những lọn tóc óng ả của nàng tuôn chảy xuống đôi vai trần tròn trĩnh. Schubert mừng rỡ kêu lên:
-Chúa ơi! Em đấy à?
Nhưng bắt gặp gương mặt buồn bã của người yêu, niềm vui trong lòng chàng chùng xuống. Schubert lo âu hỏi:
-Có chuyện gì quan trọng không em?
Thérèse im lặng nhìn chàng rồi nói:
-Mẹ em cương quyết bắt em phải lấy chồng. Em lo quá. Không biết tính sao nên em đến tìm anh.
-Ai thế?
-Ông Bergmann, chủ một lò bánh mì.
Nghe tin sét đánh đó, Schubert chới với. Ruột rối như tơ vò, chàng bập bẹ nói với nàng:
-Chừng ...nào...?
-Chưa biết, nhưng anh còn thương em không? Anh nói đi.
Nước mắt chảy dài trên gương mặt của Thérèse:
-Anh Schubert, em muốn đợi anh đến mãn đời trọn kiếp nhưng bây giờ thì tuỳ anh quyết định...Anh còn thương em không?
Schubert cảm thấy đau khổ tột cùng:
-Em yêu! Em không biết là anh sắp đi Hungari để dạy nhạc cho các tiểu thư con bá tước Esterhazy sao? Anh yêu em. Người ta trả tiền rất hậu và anh hi vọng có đủ tiền làm lễ cưới cho chúng ta.
-Được. Em sẽ đợi anh thêm một năm nữa.

Thérèse nhìn thẳng vào mắt Schubert, nói như một lời thề bằng máu rồi ra về, để lại nỗi cô đơn nặng nề lên trái tim thoi thóp của Schunert. Cuộc chia tay không có nụ hôn tạm biệt, vì chàng chưa bao giờ đủ can đảm siết chặt nàng dù xúc cảm đang dâng trào trong lòng chàng. Chàng không để sự tuyệt vọng như những giọt nước chảy từ từ, xói mòn ý chí sắt đá của chàng, không thể để con chuột cô đơn gặm nhấm dần thần kinh của chàng, phải đứng dậy và chiến thắng hoàn cảnh.
 

vichia

Active Member
Schubert xách chiếc vali lên đường. Sau những giờ dọc đường gió bụi, chàng đặt chân đến tào lâu đài của bá tước Esterhazy. Chàng lo ngại trước vẻ nguy nga tráng lệ của mặt tiền lâu đài và bối rối không biết điều gì sẽ sảy ra với chàng, khi bá tước nhận ra gã nhạc sĩ tồi tàn, xấu trai, cận thị năm nào.

Cánh cửa rền những tiếng oai nghiêm rồi rộng mở. Một giọng nó thanh tao rót voà tai chàng:
-Xin chào nhạc sĩ. Chắc ngài mệt lắm sau chuyến đi dài. Mời ngài vào. Tôi là Caroline, còn đây là Marie chị tôi.
Franz Schubert cúi người chào hai người đẹp:
-Rất hân hạnh được tiếp xúc với hai tiểu thư.
Chàng theo hai nàng đi thẳng đến phòng khách, nơi đây, bá tước Esterhazy đang đứng với vài người bạn đợi chàng. Mùi hương trinh nữ quá gần khiến Schubert đỏ mặt. Chàng ngất ngây trong trạng thái hoàn toàn mới lạ.
-Ô xin chào ông nhạc sĩ.

Bá tước Esterhazy hân hoan đón Schubert bằng một nụ cười. Ông quay sang bạn của mình:
-Thưa quý ngài! Đây là ông Franz Schubert, một nhạc sĩ có hạng. Kể từ nay, ông ấy sẽ là giáo sư dạy nhạc cho hai nàng công chúa của tôi, sự hiện diện và tài năng âm nhạc của ông ấy sẽ làm cho lâu đài của chúng ta được vinh dự như Beethoven đã tạo cho ông chú tôi vậy.

Sự giơi thiệu sôt sắng, đầy tính chất khen ngợi nồng nhiệt của bá tước Esterhazy giúp Schubert lấy lại bình tĩnh. Chắc bá tước đã quên gã nhạc sĩ tóc xù, cận thị và ăn mặc lôi thôi lếch thếch trước kia rồi.

Một bữa tiệc long trọng diễn ra chào mừng Schubert và chàng thật sự trở thành nhân vật đăc biệt, một vị khách quí trong gia đình bá tước Esterhazy.
Đêm đầu tiên ngũ trong toà lâu đài, Schubert trằn trọc mãi, không tài nào ngủ được. Chàng nghĩ đến sự rung động ngày xưa của mình. Cái tình yêu thuở niên thiếu của chàng dành cho Caroline trong buổi hòa nhạc năm nào, nó thật nhẹ nhàng quá. Bây giờ chàng nên coi cảm xúc đầu đời ấy như một kỷ niệm thiêng liêng hay biến nó thành hiện thực, có nghĩa là chinh phục trái tim nàng Caroline. Chàng lắng nghe lại lòng mình, đứng trước Caroline hôm nay, chàng vẫn trở về với cảm giác thánh thiện lạ thường của tuổi mới lớn, nhưng còn người yêu Thérèse vò võ đợi chàng từng phút ở quê nhà thì sao? Chàng yêu Thérèse thật lòng, một tình cảm chín chắn chớ không lãng mạn, trẻ con như đối với nàng Caroline. Thôi đành biến những mơ mộng của ngày xưa thành một loại tình cảm gia đình, tình anh em vậy. Chàng không muốn thắt gút một sợi dây oan nghiệt để treo cổ cả ba người: chàng Caroline và Thérèse. Nhưng con tạo vốn trớ trêu thay! Có những con đường muốn tránh đi, có những hàng rào muốn nhảy qua mà không thế nào thực hiện được. Bên cạnh nàng Caroline xinh đẹp còn có Marie, chị nàng nữa. Marie có nét đẹp giản dị và mộng mơ. Vẻ đẹp thanh thoát của nàng, cử chỉ dịu dàng của nàng, dáng dấp ngây thơ của nàng đủ làm dịu lòng những chàng trai, ai ủi khi họ buồn khổ, động viên khi họ tuyệt vọng và giúp họ đứng vững trước sóng gió của cuộc đời. Marie xứng đáng là một người yêu lí tưởng, một người vợ hiền. Nhưng còn Thérèse, Thérèse ơi! Em hãy đơij anh về…

Schubert miên man suy nghĩ và cố gắng đè nén những cảm xúc của mình. Trái tim nghệ sĩ của chàng mênh mông quá. Chàng có thể dễ dàng say đắm trước những đứa con kiều mị của nữ thần ái tình. Chàng nào muốn bắt cá hai tay, thay ngựa giữa dòng đâu. Nhưng chàng yêu cả hai thì sao? Và điều đó xấu xa lắm sao? Ai định nghĩa tình yêu đích thực là không thể san sẻ? Chàng muốn phủ nhận điều đó, vì chàng yêu thật, rung động thật trước hai ngườI con gái, thậm chí nhiều hơn nữa, tâm hồn chàng đủ sức chứa một dung lượng tình ái khổng lồ. Và chàng không xấu hổ về sự tham lam của mình, dầu rằng nó không bình thường lắm so với nếp nghĩ của nhiều ngiười. Chàng rất người, rất thật với chất người của mình. Mọi định kiến xin hãy cút khỏi lý trí chàng, mong người đời đừng lời ong tiếng ve, hãy để chàng sốngm yêu và sáng tạo nghệ thuật.

Sau giờ học nhạc, Marie thỏ thẻ vào tai chàng:
-Tôi muốn lấy âm nhạc làm mục đích sống như ông vậy, ông Schubert ạ. Âm nhạc dâng tặng những ngày êm ả, phủ lên đời tôi bóng mát của hạnh phúc triền miên, thật không có gì bù đắp được nếu thiếu nó, thưa ông.
Schubert cười, cô bé xa rời thực tế quá. Chàng nói:
-Cô yêu âm nhạc lắm phải không? Nhưng tôi nghĩ âm nhạc của cô khoác bộ cánh sang trọng và rong chơi quanh quẩn trong toà lâu đài tráng lệ này. Nó chưa chưa biết đau khổ vì miếng cơm manh áo, vì sự hững hờ của người đời. Cô hãy mang nó ra chợ trời, thử rao bán tình yêu âm nhạc của cô đi. Người ta sẽ định giá trị của nó là bao nhiêu, lú đó xem cô còn yêu nổi nữa không. Đối với tôi, âm nhạc là lẽ sống, là con đường tôi phải đi đến cuối cuộc đời, ngày nào tôi nhắm mắt xuôi tay, trút hơi thở tàn cuối cùng, có lẽ tôi sẽ hết yêu nó bằng hành động cụ thể của một sinh vật. Nhưng linh hồn tôi sẽ là người tình thuỷ chung đối với nó đời đời. Còn cô, âm nhạc trang sức cho cuộc đời may mắn, nên cô thấy nó chỉ mang đến nụ cười. Cô hãy nghĩ kĩ khi yêu đấy, cô bé ạ!

Schubert và Marie đã không khéo mượn âm nhạc dể bằng cách bóng gió xa xôi bộc lộ tình cảm và nhận xét của mình về người đối diện.
Và cứ thế, sau những buổi học, họ trò chuyện với nhau. Cả hai biết rằng lửa gần rơm tất phải có bén cháy thôi, và khi cảm xúc đã đầy như một ly nước ắt nó phải hoà vào tâm hồn nhau thôi.

Hai nhịp tim chờ đợi thời gian để hoà điệu một cung bậc yêu say đắm. Nhưng sự thầm kín của Schubert và Marie không qua được cặp mắt sành đời, đầy kinh nghiệm của bá tước phu nhận Esterhazy. Bà ta đứng ở khúc quanh trong khu vườn của toà lâu đài, dõi ánh mắt lo ngại, phiền muộn về phía 2 người. Schubert và Marie chậm rãi bước dọc theo lối đi đầy những khóm hoa.
Schubert chợt nhìn thấy bá tước phu nhân và chàng tiên đoán ánh mắt của người đàn bà đang nghĩ về một việc rất hệ trọng. Bà đến bên cạnh chàng, bảo Marie về nhà, rồi nói với giọng dịu dàng pha lẫn chút thương tiếc:
-Ông Schubert thân mến, tôi muốn kể cho ông nghe một câu chuyện về nhà soạn nhạc nổi tiếng Beethoven. Con người vĩ đại ấy đã yêu một nàng công chúa. Tôi không hiểu nàng công chúa có yêu bạc tài hoa đó hay không. Câu chuyện không có đoạn hậu. Nhưng nhà soạn nhạc này đã có một ý chí sắt đá, một trái tim nồng nàn của một loại thép nguội đấy ông ạ. Hồi đó, vị nhạc sư lặng lẽ ra đi và không bao giờ trở lại nữa. Ông ta thừa biết những lời nhạo báng đã giết chết mối tình của ông. Câu chuyện lâm ly như tiểu thuyết và đầy kịch tính phải không, ông Schubert?

Bá tước phu nhân im lặng một lúc rồi hỏi chàng:
-Ông Schubert, nếu ở trong trường hợp ấy, ông sẽ làm thế nào?
-Thưa bà. Tôi cũng sẽ ra đi…ngày mai.
-Tiếc rằng không giữ được một người tài năng và hiền lành như ông. Gấp gáp thế tôi cũng rất ái ngại. Nhưng kéo dài vài hôm nữa cũng có thể muộn lắm rồi. Ông đã suy nghĩ đúng và chứng tỏ được nghị lực của một người đàn ông. ông đừng ngần ngại gì khi không gởi lại một lời an ủi với con gái tôi. Tôi sẽ nói với Marie và có lẽ nó hiểu…

Thế là hết. Đàn đứt đây tơ, phím gẫy, cung chùng. Cuộc phiêu lưu đẫm nước mắt đến tương lai và sự trở về tuyệt vọng như bước vào địa ngục. Ngày mai chàng ra đi. Không kipk nói với Marie một lời từ giã, không thể thổ lộ lòng yêu. Khi những con gà chưa kịp thức giấc, gáy chào bình minh thì Schubert đã xách chiếc vali nhỏ bé ra đi. Sương rơi ướt đẫm chiếc áo phong phanh, thấm vào gia thịt chàng cái buốt giá rùng mình. Bóng tối nhờ nhờ trên con đường đất rợp những tàng cây cao ngất. Tiếng dế nỉ non cạnh bờ ruộng lúa. Tiếng giầy lộp bộp của chàng vọng lên từ đất, nghe âm u như một niềm cô đơn của kẻ dạ hành du mục.
 

vichia

Active Member
Cây đàn trên vai theo chàng những bước thấp bước cao, nó mang theo những ngày hoan lạc, những âm thanh reo vui nhưng ngắn ngủi. Lâu đài xa dần, tình yêu xa dần, chỉ còn nỗi tuyệt vọng trước mắt, gần gũi và đáng ghét. Hình ảnh Marie nhạt nhào như bóng người đi đêmcô độc xa xa…

Schubert trở về thành Vienne của kỉ niệm đợi chờ, tìm lại cây đàn dương cầm cũ kỹ và căn gác trọ thâm u của mình. Nơi đây, không có một bàn tay vạch ngày nắng mới, không có một nhịp cầu bắc qua đêm thâu. Ngọn đèn nhà ai héo hát, vàng mắt đợi một niềm vui hội ngộ. Nhưng Schubert không còn tìm thấy Thérèse nữa. Bạn Schubert báo tin cho chàng biết rằng vắng tin chàng nàng không thể hoá đá vọng phu với nỗi nhớ mong vô vọng. Gia đình nàng buộc nàng phải mặc chiếc áo cô dâu trắng tinh đến nhà thờ, và nơi đây vào thứ hai tuần tới, Bergmann, chủ lò bánh mì, sẽ gắn lên ngón tay áp út của nàng chiếc nhẫn định mệnh ràng buộc hai cuộc đời.
Schubert thì thầm: “Vâng! Thế thì tốt hơn”

Ngày thứ hai nửa vui nửa buồn đã đến. Bầu trời mùa thu u ám xám xịt. Như bị cấu xé bởi những tình cảm tối tăm hỗn loạn, Schubert nấp sau cánh cửa nhìn về phía giáo đường trang nghiêm. Tiếng chuông báo hỉ đổ dồn trong hư không, chao lượn thành một đường cầu vồng bảy sắc rồi chít một vành khăn tang cho một cuộc tình đã mất. Một lát sau, chiếc xe hoa vụt ngang, Schubert chỉ kịp kêu lên một tiếng kêu nấc nghẹn trong cổ họng:
-Thé…rè…se!!!

Không thể chịu đựng nổi nỗi đau khổ cay nghiệt, Schubert chạy trốn trong nước mắt. Âm thanh của tiếng chuông nhà thờ vọng từng hồi rộn rã, lanhj lùng như những cú đấm của ma quỷ khiến chàng ngã quỵ. Những chiếc lá úa vàng rơi rụng đầy đường, lẫn lộn trong xác pháo và bay tan theo những cơn gió vô tình. Bạn bè Schubert rất lo ngại tình trạng mất thăng bằng của chàng. Họ thấy cần tạo cho chàng một nguồn vui mới. Danh ca Volg, một trong những người bạn thân của chàng, khuyên chàng nên trở về thành phố Steyr nhỏ và đẹp ở Silésie, quê hương chàng. Schubert không chút đắn đo, chàng bằng lòng ngay đề nghị của bạn.

Chàng đến trọ nhà ông Schellmann giàu có, goá vợ và có bốn cô con gái đẹp đều say mê âm nhạc, nghệ thuật. Một trong bốn nàng tiên này là cô Séraphine. Nàng đọc sách suốt ngày và thuộc những câu danh ngôn bàn về tình yêu. Ban đầu, nàng chỉ xem Schubert như một người bạn đáng kính trọng, nhưng dần dần theo quy luật chuyển hoá tất yếu của ái tình đã cuốn nàng vào quỹ đạo lãng mạn của nó. Song “tình trong như đã mặt ngoài còn e”, “thương anh đứt ruột giả đò ngó lơ” nàng lựa một dịp rảnh rỗi trò chuyện với Schubert.

-Anh biết nhà văn William Shakespeare và Fjodor Mikhailovíth Dostojevski nói thế nào về tình yêu không?
-Thế nào chứ?
-“Tình yêu là toàn năng, không có nỗi đau nào trên đời lớn hơn sự trừng phạt của tình yêu và cũng không có tình yêu nào cao hơn niềm khoái lạc của nó dành cho ta”. “Càng tiến sâu vào tình yêu linh hồn càng bất tử”. Đúng vậy không anh Schubert?
-Đúng thế em Seraphine!-Chàng cười với nàng, một nụ cười tươi tắn, đẹp nhất sau khi chàng mất Thérèse.
Một hôm Volg bỏ ngỏ vào tai chàng:
-Seraphine yêu anh rồi đấy! Đừng e ngại gì cả.
Schubert trả lại:
-Hình như tôi cũng yêu nàng.
-Tại sao anh không nói rõ cho nàng, tất cả đàn bà đều yêu Franz Schubert, anh biết không? Nhưng anh không dám tỏ tình, không dám yêu họ, tại sao thế?
-Bởi vì tôi sợ, sợ, sợ, sợ lắm…Sự sợ dệt đã chế ngự đời sống của tôi trong kiêu hãnh và cô độc. Anh nói có lý. Đã hơn một lần tôi buốn xuôi một mối tình, giờ đây tôi không muốn mất thêm nữa.

Nhưng muộn quá rồi. Con người được tạo hoá ban cho taid năng siêu phàm ấy không ngờ rằng cuộc đời mình luôn là một chuỗi dài bi kịch, một cuộc chiến đấu cam go giữa nội tâm và thực tại. Schubert bị đau đầu và thị giác ngày càng kém hơn. Tình yêu chưa kịp tỏ bày thì ngọn bút lông hăm doạ rời bỏ tay chàng. Schubert đành phải hối hả viết, đem hết tinh lực của một đời trút vào nhạc phẩm được xếp vào bậc siêu đẳng nhất của nhân loại, bản Linachevéo (Dang dở). Bản nhạc quả là dang dở thật. Khi tạo được hai đoạn rồi chàng cương quyết không bao giờ viết nốt đoạn thứ ba và người ta ước đoán rằng chàng hiến nó (khúc nhạc thứ ba) cho những bóng ma lẩn quất bên đời chàng, cho những ảo ảnh lo lói trước mắt chàng, cho cả những nàng con gái mà nụ cười khơi lên bão tố cho những ngày trần gian của chàng để hy vọng chiếu ánh sáng một bầu trời mà chàng tin rằng không một chút gợn mây.
Tóc chàng rụng dần, nhiều vết thẹo đỏ hiện lên trên khuôn mặt và chàng buồn khổ cua đuổi hết bạn bè.

Bác sĩ khuyên chàng nên vào nhà thương gấp để tránh bệnh lây lan ra toàn cơ thể. Sau một thời gian, chàng lanh hẳn nhưng đầu không còn một sợi tóc và mặt mũi thô kệch, xấu xí hơn. Chán đời, Schubert không hề bước chân ra đường, tự giam mình trong phòng để sáng tác bản Sérenade, Tilleul và Voyage d’hiver…

Chỉ còn chàng hát khúc độc hành trên đường đời vạn nẻo, những người chàng yêu như Thérèse, Marie và Séraphine đã lần lượt sang sông, bỏ chàng đơn chiếc bên bờ thương nhớ. Môt hôm, tình cờ gặp lại Séraphine, giờ này nàng đã là mẹ và gầy hơn xưa, nhưng dáng dấp vẫn quyến rũ như một loài hoa bất tử, khoe sắc và ngát hương trong tâm hồn chàng. Cả hai mất đi vẻ thân mật ngày xưa. Thời gian đã làm nàng trở nên khách sáo và lịch sự. Schubert lấy hết can đảm nói với nàng:
-Nếu tôi nói rằng tôi yêu bà và muốn cưới bà thì bà nghĩ sao?
Người thiếu phụ cảm động, nhẹ nhàng lắc đầu:
-Ông Franz ạ! Nếu lúc trước thì…còn hôm nay chúng ta là bạn. Tình bạn tốt hơn cả.

Schubert buồn bã cúi đầu, chàng hiểu chàng đã quá nhát gan trước những cô gái đã yêu chàng. Schubert cố quên hết những sợi tơ vô hình của kỉ niệm tình yêu trói buộc linh hồn chàng.

Ngày 8 tháng 5 năm 1928, một buổi hào nhạc đặc biệt của Schubert diễn ra trên đất Áo. Chàng tiên đoán sự thất bại của mình với Shober:
-Rồi anh thấy, tối nay sẽ không có ai đến nghe. Quang cảnh rạp hát sẽ buồn hiu, ảm đạm và mọi cố gắng của tôi sẽ trở thành dã tràng xa cát.

Nhưng tối hôm ấy, Schubert sửng sốt trước một căn phòng chật ních người. Giới nghệ sĩ, sinh viên và bạn bè thân sơ của chàng đang đợi nghe những âm thanh sinh ra từ tâm hồn và trí tuệ của một siêu nhân. Song hiện tượng đó chính là vinh quang đầu tiên và cuối cùng trong cuộc đời Schubert. Căn bệnh quái ác lại tái phát. Nó vật chàng xuống giường và chàng không đủ sức ngồi dậy. Bác sĩ tuyên bố chàng bị bệnh hoàng nhiệt (typhus), trong lúc đó hàm chàng cứng lại không một lời nào được nói ra. Đời chàng như con ong làm nên mật. Định mệnh đã hút hết chất ngọt trong tâm hồn chàng và bỏ lại một thân xác vô tri. Ngày 18 tháng 11, Schubert mở mắt thều thào lời trối trăng:
-Tôi đã hoàn thành tác phẩm của tôi. Tôi đã đặt vào tác phẩm ấy một nhân chứng…

Ngọn đèn rung rinh dưới làn gió, nó cố lắng nghe Schubert nói trọn câu, nhưng dang dở, luôn luôn là dang dở…tình yêu và thân xác tắt lịm khi mới vừa 31 tuổi. Schubert chết đi mang xuống lòng đất lạnh nỗi thương buồn sau nặng nhưng âm thầm của những người đàn bà đẹp đã đi qua đời chàng.

Giữa nghĩa trang lạnh lùng, bên cạnh ngôi mộ của Beethoven, người ta đọc một dòng chữ khắc trên tấm bia mộ nhỏ:
Nơi đây, thần chết đã giữ lại một nguồn tinh hoa phong phú và những niềm khát vọng lại càng phong phú hơn. Chốn an giấc ngàn thu của nhà soạn nhạc Franz Schubert.
 

vichia

Active Member
1'. TCHAIKOVXKI - theo một tài liệu khác, và câu chuyện được kể cũng khác :D

THƯ TÌNH TSCHAIKOWSKI ( 1840 - 1893 )


Nếu có thể gọi mối quan hệ giữa họ là tình yêu thì Peter Tschaikowski và Nadjeschda von Meck là đôi tình nhân duy nhất trong lịch sử - ít nhất là lịch sử âm nhạc - chưa bao giờ gặp nhau . Đó là nguyên tắc mà cả hai đã tuân thủ một cách nghiêm ngặt trong suốt chiều dài năm tháng họ quan hệ với nhau . Đó là một sự khước từ tự nguyện .

Một tình huống như vậy đương nhiên đòi hỏi một sự giải thích . Có ít nhất hai nguyên nhân , một từ phía nhạc sĩ và một từ phía người tình ( có thể gọi như thế không nhỉ ? ) , cũng là người bảo trợ của ông . Thực ra chỉ một nguyên nhân thứ nhất cũng là quá đủ . Sau cuộc hôn nhân ngắn ngủi và đầy bi kịch với Antonina - một sinh viên trường nhạc , Tschaikowski từ chối mọi mối liên hệ sâu sắc hơn với đàn bà . Bởi vậy ông sợ phải đối diện với Nadjeschda , với những tình cảm nồng cháy mà đôi khi bà đã không che giấu nổi trong những bức thư ; những tình cảm sẽ khiến ông yêu bà ngay từ cái nhìn đầu tiên , và như thế tình bạn đẹp đẽ vốn có giữa hai người sẽ không còn cơ hội tồn tại . ( ??? Đùa chứ thật em không thể nào hiểu được cái khối mâu thuẫn trong cái ông cụ này khổng lồ đến mức nào ? blink.gif ) Một khoảng cách vừa đủ sẽ là giải pháp thông minh nhất để duy trì mối quan hệ vừa giản dị vừa đậm chất lãng mạn nghệ sĩ này . Hơn nữa điều đó cũng rất có ích cho vấn đề tài chính của Tschaikowski . ( Àaaaaaaaa , ra thế ! Đàn ông ... sad.gif mad.gif )

Nadjeschda cũng có những lý do riêng để từ chối một cuộc gặp gỡ với Tschaikowski . Bà cho rằng mình già nua , xấu xí và vì thế không đủ sức hấp dẫn ( sau khi ngắm bức chân dung của Nadjeschda em quả thực rất ngưỡng mộ bà - người đàn bà đã không hề ảo tưởng về nhan sắc của mình ) để có thể tự tin xuất hiện trước một người đàn ông đẹp đẽ , hào hoa , lại là một nhạc sĩ có tên tuổi , người mà trái tim bà - bất chấp lý trí tỉnh táo - đã thầm thương nhớ . Bà sợ phải đối mặt với sự tàn nhẫn của sự thật . Bởi thế bà từ chối hạnh phúc của sự hòa hợp thể xác ( thứ mà cuộc hôn nhân dài đằng đẵng trước đó dường như chỉ khiến bà kinh hãi mỗi khi nhớ lại ) để tận hưởng hạnh phúc giản dị nhưng lớn lao hơn : quyền sở hữu tâm hồn và âm nhạc kỳ diệu của Tschaikowski, hay ít nhất cũng là sự nắm bắt được chúng . Vậy là luôn có một vực thẳm ngăn cách hai thân thể . Ngoài ra giữa họ còn tồn tại một khoảng cách vô cùng lớn về mặt xã hội . Khi Nadjeschda lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc đời Tschaikowski thì ông chỉ là một nhạc sĩ không tên tuổi , giáo viên một trường nhạc dành cho trẻ mồ côi , nghèo khổ , rụt rè , luôn sợ sệt và phụ thuộc gần như một nô lệ vào ông hiệu trưởng Nikolai Rubinstein . Khi đó Nadjeschda là người đàn bà giàu có nhất Moskau , một trong những người giàu nhất trên toàn nước Nga và thế giới , sở hữu nhiều tuyến đường sắt thừa kế từ người chồng quá cố , nhiều vùng đất đai , cung điện , là nữ chủ nhân của hàng vạn nô lệ và người hầu . Nhưng cũng giống như Tschaikowski , người đàn bà ấy cũng nhút nhát , cũng hay lúng túng , thảng thốt và gần như sợ hãi mỗi khi phải bộc lộ tâm trạng thật của mình . Người đàn bà ấy cũng cô dơn và chỉ có một niềm say mê duy nhất : Âm nhạc .

Một ngày kia Rubinstein được mời tới biểu diễn tại cung điện của Nadjeschda . Hôm đó một bản nhạc của Tschaikowski cũng được chọn lựa để trình diễn . Âm nhạc Tschaikowski đã xuất hiện trong đời người đàn bà quyền quý và buồn bã Nadjeschda như vậy . Sau buổi diễn , Nadjeschda quyết định gửi một bức thư khen ngợi chàng nhạc sĩ trẻ mà bà chưa biết mặt . Đó là khởi đầu cho sự trao đổi thư tín có một không hai với hàng ngàn trang viết đầy ắp cảm xúc và đã trở thành tư liệu văn hóa .

" Moskau , 30 . Dezember 1876

Thưa quý bà Nadjeschda Philaretowna vô cùng rộng lượng !

Tôi rất lấy làm vinh hạnh và vô cùng cảm động khi nhận được bức thư đầy thiện chí và tình cảm của quý bà . Đối với một nhạc sĩ mà hành trang luôn chỉ toàn những nỗi cay đắng , những sự thất bại như tôi thì đó quả là một niềm an ủi lớn lao khi nhận ra rằng trên đời này thực ra vẫn còn dù ít ỏi những người như quý bà , luôn chung thủy và tôn thờ nghệ thuật ..."

" Moskau , 28 . Februar 1877

Thưa quý bà Nadjeschda Philaretowna vô cùng rộng luợng !

Xin quý bà cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với sự giúp đỡ vô cùng hào phóng của quý bà cho công việc nhỏ mọn của tôi .
Tại sao quý bà lại do dự không nói với tôi về những suy tư của quý bà ? Tôi có thể cam đoan với quý bà rằng tất cả những điều đó khiến tôi rất quan tâm , bởi vì tôi thực sự luôn mong muốn được chia sẻ với quý bà . Đó không đơn giản là những lời nói đâu ! Có lẽ tôi hiểu quý bà hơn là quý bà hằng tưởng đấy !
Nếu một ngày kia quý bà muốn giãi bày tất cả những gì quý bà suy nghĩ thì tôi sẽ biết ơn quý bà nhiều lắm . Tôi biết ơn quý bà với tất cả trái tim , bởi chính sự tin cậy ấy ... "

Khi sự trao đổi thư từ trên cơ sở thuần túy âm nhạc ấy bắt đầu thì Tschaikowski 36 tuổi và Nadjeschda 45 . Vào thời ấy , theo những định kiến xã hội , thì nhà soạn nhạc đựơc coi là mới thực sự bắt đầu cuộc đời trong khi người bạn và người bảo trợ của ông thì đã bước nhũng bước đầu tiên ra bên lề cuộc sống . Định kiến khắc nghiệt ấy Nadjeschda không dám vượt qua . Nhưng cũng lại chính nhờ định kiến ấy mà nhà soạn nhạc của chúng ta có được một nữ thần hộ mệnh tuyệt đối , một người bạn thông tuệ , hoàn toàn đồng cảm với ông , say mê những tác phẩm của ông và không tiếc tiền chi dùng cho mọi nhu cầu của ông , luôn luôn song hành và hiện diện một cách vô hình mỗi khi ông cần tới mà không đòi hỏi ở ông bất cứ điều gì . Đó thuần túy là tình bạn ? Đó là tình yêu ? Ai có thể rạch ròi ranh giới hay định nghĩa chính xác được mối quan hệ ấy ?

" 15 . Juli 1877

... Bà hỏi tôi có thể gọi bà là bạn gái . Chẳng lẽ bà lại nghi ngờ điều đó ư ? Chẳng lẽ bà không nhận ra giữa những câu chữ trong các bức thư của tôi tình cảm tôi dành cho bà , rằng tôi coi tình bạn của bà là vô cùng quý giá ... Ước gì một ngày nào đó tôi có thể chứng minh cho bà thấy - không chỉ qua câu chữ nữa , mà qua hành động cụ thể - lòng biết ơn sâu sắc và những tình cảm trong trái tim tôi . Thật tiếc là tôi chỉ có một cách duy nhất để bộc lộ chúng ; qua những tác phẩm của tôi ... "

" August 1877

... Lạy Chúa ! Vẫn còn một tâm hồn kỳ diệu tồn tại trên Trái Đất này ! Trên con đường đầy chông gai của sự sinh tồn , khi gặp một con người như bà , người ta sẽ nhận ra rằng loài người không chỉ vô tâm và ích kỷ như những kẻ bi quan vẫn thường nghĩ thế . Vẫn có những ngoại lệ tuyệt vời . Phải , tuyệt vời - với tất cả những ý nghĩa đầy đủ nhất của từ ấy ! Trong hàng triệu con người chỉ cần xuất hiện một người như bà là đã đủ xóa tan sự tuyệt vọng của loài người . Ôi , tôi thật vụng về , chẳng thể diễn tả được ý mình . Nhưng tôi biết , bà sẽ nhìn thấy không chỉ là những từ ngữ sáo rỗng mà đằng sau chúng là những tình cảm sâu sắc và mãnh liệt nhất của tôi dành cho bà ...
Trung thành với bà cho đến chết ! "

Dấu ấn bất hạnh trong cuộc hôn nhân với nàng Antonina trẻ trung , xinh đẹp và cuộc chạy trốn ra khỏi nó chỉ ít ngày sau lễ cưới chỉ khiến sợi dây tình cảm giữa nhà soạn nhạc thiên tài và Nadjeschda càng thêm bền vững . Tschaikowski phải rời khỏi Moskau để thực hiện những hoài bão to lớn của cuộc đời , để duy trì và nuôi dưỡng sức sáng tạo . Không ai có thể hiểu rõ điều đó hơn " người bạn thân yêu " của ông . Bà cung cấp cho ông một khoản lương bổng cố định mà ông nhận được đều đặn hàng tháng - cho dù ông ở bất kỳ đâu . Điều đó mang ý nghĩa lớn nhất : Ông có thể sáng tác ở bất kỳ đâu , khi nào , về cái gì như ông mong muốn ...
 

vichia

Active Member
Tchaikovski có nói đến bản giao hưởng số 4 mà ông viết tặng cho Nadjeschda. Hai người đã trao đổi nhiều thư từ trong đó có nhắc tới bản giao hưởng này.

" Clarens , 17 . März 1878

Bạn yêu quí ! Tôi đã nhận được thư của bà và đã đọc nó với tất cả niềm sung sướng . Thật dễ chịu khi được trò chuyện với bà về những sáng tác của tôi . ( ! biggrin.gif ) Từ trước tới nay chưa bao giờ tôi có cơ hội để cởi mở tất cả những bí mật trong đời sống tâm hồn . Một phần bởi chẳng mấy ai quan tâm tới điều đó . Và khi những kẻ tò mò xuất hiện thì họ lại không thể khơi dậy trong tôi cái ham muốn được tâm sự , trao đổi . Ở bà tôi đã tìm thấy một tâm hồn hòa hợp với âm nhạc của tôi hơn bất kỳ một người nào khác . Bà là người duy nhất ( cùng với các anh / em trai của tôi ) khiến tôi vô cùng hạnh phúc khi được chia xẻ tâm sự . Giá mà bà biết được sự đồng cảm ấy đối với tôi quý giá nhường nào !
Xin bà đừng tin vào những kẻ đang cố làm cho bà tin rằng những sáng tạo trong âm nhạc thực ra chỉ là kết quả của một công việc đơn thuần lý trí và tẻ ngắt . Âm nhạc là tâm hồn ! Chỉ có âm nhạc mới có thể lay động và nắm bắt đựoc mọi tất cả cảm xúc của chúng ta , qua sự tỏa sáng từ cõi tâm linh thẳm sâu của người nghệ sĩ tuôn trào thành những dòng thác âm thanh ... "

" Clarens , 25 . März 1878

Bức thư của bà khiến tôi vô cùng xúc động . Những khoảng khắc hạnh phúc nhất đời tôi là khi nhận thấy âm nhạc của mình xâm chiếm và nắm gữi được trái tim những con người tôi yêu mến , những con người mà sự động viên khích lệ của họ đối với tôi là vô giá , hơn bất kỳ một sự nổi tiếng nào giữa đám đông . Tôi chẳng cần phải nói thành lời rằng bà là người tôi yêu nhất , bằng tất cả tâm hồn mình , bởi chưa bao giờ trong cuộc đời mình tôi tìm gặp được một tâm hồn biết lắng nghe và thấu hiểu từng suy nghĩ , từng nhịp đập trái tim tôi một cách tinh tế như bà . Tình yêu và sự xẻ chia của bà , người bạn nơi xa xôi , là nhựa sống cho cuộc đời tôi . Khi tôi bắt đầu soạn một bản nhạc , tôi luôn nghĩ về bà , rằng một ngày nào đó bà cũng sẽ nghe thấy những giai điệu này , và sẽ hiểu những gì tôi đang viết ... Chẳng có lý do gì khiến bà phải lo sợ rằng sự dịu dàng của bà trong những bức thư lại khiến bà trở nên xa lạ đối với tôi . Thực ra tôi chỉ thấy mặc cảm bởi mình không xứng đáng với những tình cảm cao quý ấy .

Bà đề nghị chúng ta thay đổi cách xưng hô ? Tôi không biết nên nói thế nào cho bà hiểu ... Chắc chắn sự thay đổi ấy sẽ chỉ khiến tôi thêm bất lực trước một tình huống mà tôi đã và đang cố trốn thoát trong mối quan hệ giữa chúng ta . Nhưng dù xưng hô như thế nào thì tình yêu của tôi dành cho bà vĩnh viễn không thay đổi . Xin để tùy bà quyết định ! "

Một bức thư rất Tchaikovski ! Cho dù đã có những thay đổi lớn trong cuộc đời ; hiện giờ ông là con người tự do , có đủ mọi phương tiện để đạt được những mục đích ông mong muốn , Tchaikovski vẫn luôn là một con người hay do dự và không thể tự quyết định . Nadjeschda , trong một đêm khi trở về từ một buổi hòa nhạc của Tchaikovski tại Moskau đã viết cho nhạc sĩ một bức thư , trong đó bà đề nghị hai người chuyển sang xưng hô thân mật với nhau . Trên đây là câu trả lời của Tchaikovski . Ông lo sợ rằng đây là một bước tiến có thể dẫn đến nhũng sự tiến triển khác như một lời mời , một cuộc hẹn gặp , hay thậm chí một đề nghị chung sống .... ? Khi nhận được câu trả lời của Tchaikovski , Nadjeschda cảm thấy rất xấu hổ vì sự thiếu kìm nén của mình ... Và tất cả lại trở về như cũ , đúng như mong muốn của Tchaikovski . Với sự khéo léo đáng ngạc nhiên của mình ông luôn luôn biết cách lái những chủ đề về tình yêu , cứ luôn trở đi trở lại trong những bức thư của Nadjeschda , trở về với âm nhạc , thực ra là tình yêu duy nhất của ông và là mối quan tâm chung của cả hai người .
 
Nhắc Việt lần sau đưa bài lên phải edit nhé. Tên của nhạc sĩ không đúng. Có 1 số phiên âm cần xem lại. Nếu có thể đưa nguồn thì nên đưa.
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top