Thrash, Speed, Heavy, Power, Death....???

hinoga

Member
Ai biết các thể loại này khác nhau chỗ nào không? Thây mọi người cứ "tôi thik cái này, tôi thik cái kia" mà chả ai định nghĩa chính xác dòng nhạc này là thế nào? Xin mọi người đưa ra 1 số band tiêu biểu cho từng loại nhạc.
 

phongvan

Member
from rockvn

Heavy Metal
Miêu tả: Được biết như là thể loại ‘kinh điển’ hay ‘thuần khiết’ của nhạc metal. Heavy metal đã sinh ra tất cả những gì thuộc về nhạc metal và tất cả những thể loại metal được miêu tả dưới đây. Có lẽ ban nhạc đầu tiên chơi heavy metal là Black Sabbath, họ chính là ng*ồn cảm hứng cho trào lưu New Wave Of British Heavy Metal (NWOBHM), làn sóng mới của nhạc heavy metal nước Anh, kéo theo những ban nhạc như Iron Maiden, Saxon, Judas Priest, Motor Head và rất nhiều ban nhạc nữa mà ngày nay đã bị quên lãng.(Càng nói càng thấy vóc dáng khổng lồ của Black Sabbath) Trào lưu NWOBHM đã có 1 cuộc sống ngắn ngủi và biến mất vào giữa những năm 80 với sự xuất hiện của Thrash metal. Tuy nhiên, Heavy metal vẫn rất phổ biến trong những năm 80 cho đến tận bây giờ. Một VD sinh động là Iron Maiden, họ vẫn đang chơi rất hay với những âm thanh heavy truyền thống. Hiện nay dòng này đã xuất hiện những biến thể mới. Đó là Heavy metal mới như Nevermore, Disturbed, Pantera,..
Những ban chơi theo thể loại này:Black Sabbath, Iron Maiden, Judas Priest, Motorhead, Ozzy Osbourne (những cái tên kinh điển !!!....

Black metal
Có lẽ Black metal được biết đến chính nhờ việc tạo ra những âm thanh “tồi tệ”: những cú riff nghịch tai và buồn tẻ, rất rất nhiều nhịp điệu, đơn giản nhưng đủ kích động người nghe. Câu guitar của Black là sự kết hợp giữa Speed và Thrash metal cộng với âm thanh kì quái lan toả. Giọng ca thì gào thét/ gầm rít, nghe khào khào, khè khè the thé như tiếng gào của một con quái vật khát máu đang tìm mồi. Phần lớn các ca sĩ của dòng black metal sử dụng ‘phơ giọng’ (thiết bị làm biến đổi giọng hát, cũng như phơ của guitar điện) để tạo ra chất giọng gào rít đó. Tuy nhiên, cũng có những ca sĩ có chất giọng “quái vật’ thật sự, họ không cần phơ giọng. Ca từ thì thiên về phi tôn giáo hoặc bài giáo, ý thơ hướng về thời kỳ Trung cổ ở châu Âu, thêm một chút sùng bái quỷ Satan. Và tất nhiên là không thể thiếu những bộ đồ da với những chiếc gai bằng kim loại, những khuôn mặt và thân hình được tô vẽ. Các nhóm Black metal thường vẽ mặt theo kiểu “Corpse Paint” với 2 màu chủ đạo là “trắng và đen”, có thể đây là ảnh hưởng của nhóm Kiss.Hình ảnh rất quan trọng đối với rất nhiều ban nhạc! Black metal đang có khuynh hướng cởi mở hơn, nhiều ban nhạc sử dụng keyboard, tạo ra những âm thanh lạnh lẽo, đôi khi bạn có thể nghe thấy giọng hát trong hoặc thậm chí cả giọng nữ (The sin of thy beloved chẳng hạn).Black metal có lẽ là độc quyền của châu Âu, Mỹ không ưa gì black metal và tôi cũng chẳng biết nước Mỹ có ban nhạc nào chơi black metal hay không?Ai biết bảo tôi
Điển hình: Dimmu Borgir, Marduk, Emperor, Burzum, Cradle Of Filth...

Death metal
Death metal là hình thái khốc liệt nhất của âm nhạc. Một ban Death metal điển hình nói chung có thể nhận ra bằng sự sử dụng âm thanh distortion (hiệu quả làm méo tiếng) nặng nề, đàn lên dây thấp tạo ra những âm trầm thái quá, tiếng trống bass đôi dữ dội và giọng hát gầm gừ đặc trưng. Phạm vi của Death metal bao gồm một số lớn các biến thể khác nhau như 'Florida sound', 'Gothenburg sound', grindcore,crustcore... Những cú riff biến đổi từ chậm và nặng ‘như bùn đặc’ đến nhanh như chớp với nhịp điệu điên cuồng. Hiếm khi keyboard được sử dụng để giữ nhịp. Tuy nhiên, đến nay death metal đã sinh ra rất nhiều biến thể làm cho thể loại này ngày càng phong phú và sáng tạo hơn. Death metal được kết hợp với các yếu tố của doom, gothic, black, cả những yếu tố của nhạc giao hưởng, dân ca cũng được đưa vào làm cho người nghe nhiều lúc lẫn lộn, không phân biệt được là death hay không.
Lịch sử hình thành: Thể loại này được sinh ra ở Mỹ, vào đầu những năm 80 khi 1 ban nhạc có tên là ‘Mantas’, tan rã vào năm 84 rồi được lập lại với cái tên Death, quyết định đưa nhạc metal đi đến cùng cực. Châu Âu cũng không chậm bước là mấy, tuy nhiên đến cuối thập kỉ 80, những ban nhạc như Entombed and Bolt Thrower mới được thành lập và bắt đầu thực hiện các bản thu demo và ký hợp đồng với các hãng đĩa. Nước Mỹ không chịu từ bỏ vương miện của mình với thể loại này. Tuy nhiên, đến năm 1989, khi Morbid Angel phát hành kiệt tác Alters of Madness, nền móng của 2 hình thái “Florida” và “New York” mới được hình thành. Cùng năm đó, hai ban nhạc Cannibal Corspe và Suffocation được thành lập, theo thứ tự đặc trưng cho 2 hình thái “Florida” và “New York” .Những hình thái mà ngày nay được biết là brutal death metal. Đầu những năm 90 là thời kỳ cực thịnh của death metal, trong khi vào những năm tiếp theo, châu Âu đưa ra câu trả lời của mình với Death metal của nước Mỹ: 1 hình thái gọi là Black metal. Tuy nhiên, Death metal vẫn trở nên mạnh mẽ nhờ những ban nhạc như Nile, Krisiun, Cryptopsy...đạt đến giới hạn của tốc độ, kỹ thuật cũng như sự tàn khốc và những ban như Opeth đạt đến giới hạn của sự sáng tạo và nhạc điệu. Chừng nào mà những ban nhạc kiểu này sẵn sàng cho chúng ta thấy họ có thể đẩy giới hạn đi đến mức nào thì Death metal luôn có 1 chỗ đứng vững chắc trong thế giới nhạc metal. Tôi thì nhận thấy giới trẻ Việt Nam đang nghe nhiều death, black, doom, gothic. Có lẽ đây là xu hướng chung của thế giới bởi các ban nhạc trên thế giới hiện nay hay chơi death, black, doom, gothic hoặc có pha một vài yếu tố của các phân nhánh này vào nhạc của mình như giọng của death, tư tưởng của black...Ngay như Helloween là ban chơi power metal điển hình thì ở album The dark ride gần đây tôi cũng thấy có hơi hướng của death metal, nhất là giọng của Andi Derris không trong và cao như mọi khi mà đục và gằn hơn theo kiểu giọng của death.
Những biến thể của death metal: melodic death metal (Gortenburg death), Florida sound, New York sound, Grindcore. Pha trộn: doom death metal, gothic death...
Điển hình: Death, Cannibal Corpse, Morbid Angel, Obituary, Opeth
 

phongvan

Member
Doom metal
Có lẽ là thể loại metal cởi mở nhất và rõ ràng là thể loại metal chậm nhất, doom metal được tạo ra bởi cụ tổ của heavy metal: Black Sabbath. Bài hát Black Sabbath chính là ví dụ đầu tiên cho cái mà sau này gọi là doom metal. Những cuộc cách mạng trong thể loại này diễn ra vào đầu những năm 90 khi 3 ban nhạc của nước Anh là Anathema, Paradise Lost và My Dying Bride bắt đầu chơi doom metal. Chậm rãi và bệnh hoạn, đen tối và luôn luôn sầu muộn, doom metal cũng có thể được xem như là những thí nghiệm với những nhạc cụ ‘phi metal ‘ như piano, violin, organ. Thậm chí nhạc của My Dying Bride còn bị cấm ở một số nước vì thanh niên nghe xong thì tự tử. Nhóm này có tiếng Violon kéo nghe buồn đến não nề.
Pha trộn: doom death metal.
Điển hình: Anathema, My Dying Bride, Cathedral, Candlemass, ....


Glam/Hair metal
Là những gì mà metal tạo ra cho MTV vào giữa những năm 80 nhờ vào Bon Jovi, Poison, Def Leppard và nhiều ban nhạc khác mà hình ảnh của họ thường quan trọng hơn âm nhạc của họ.Ở 1 khía cạnh nào đó, nó cũng giống như trào lưu boysband, nu metal ngày nay: 1 ban nhạc trở nên nổi tiếng và những nhà sản xuất đã nhanh chóng tạo ra hàng tá những bản sao (trên thực tế có 1 số ban rất hay và thực sự có tài).Tuy nhiên, ‘cái chợ âm nhạc’ này nhanh chóng đầy ứ những ban pop metal (còn tệ hơn cả hair metal) và hair metal biến khỏi MTV cũng như trên sóng radio cũng nhanh như khi nó xuất hiện. Đặc điểm chung của thể loại này là các thành viên trong ban nhạc thường ăn mặc khá lập dị, diêm dúa với những bộ đồ loè loẹt, cầu kỳ, có vẻ rách rưới: quần thì bó sát còn áo xùm xoè như những mớ rẻ rách trên người, đầu tóc thì bù xù. Về âm nhạc thì phần guitar khá nghèo nàn, phối khí đơn giản, trong ban nhạc thường chỉ có 1 lead guitar. Hồi mới nghe rock, ban nhạc tôi thích nhất chính là Bon Jovi, tôi nhận ra 1 đặc điểm của Bon là các bài hát thường mở đầu với 1 câu trống, lúc đó tôi cảm thấy rất thú vị và cho rằng nhạc của Bon rất mạnh mẽ. Thế nhưng sau này khi đã hiểu biết hơn tôi mới thấy đó là do nhạc của Bon Jovi rất nghèo nàn, phối khí đơn giản, phải dùng trống để bù vào (tôi cho là tay trống của Bon, Ticco Torres, rất hay), tệ hơn nữa là chẳng biết đoạn guitar solo ở đâu!!? Def leppard cũng giống y như vậy tuy phần guitar có khá hơn vì có đến 2 cây guitar trong đội hình.(Theo tôi thì chỉ nên gọi nhạc của Bon là hard rock thôi, bởi chẳng thấy câu riff đâu cả) Tôi rất buồn khi thấy Skid Row trong danh sách này nhưng công bằng mà nói, ngoài mấy bản ballad đặc sắc với chất giọng của Bach thì nhạc của Skid khá là nhạt. Và hình ảnh của Bach quan trọng đến nỗi người ta chỉ biết đến Skid khi có Bach còn hiện nay Skid chẳng khác gì 1 bọn vô danh mặc dù vẫn đang hoạt động!!! Tuy nhiên, Glam metal cũng có những gương mặt xuất sắc mà không chỉ có tôi rất thích như Motley Crue, Cinderella.
Điển hình: Motley Crue, Cinderella,Europe, Poison, Skid Row,Bon Jovi... thêm The Wall nhỉ!

Gothic metal
Gothic metal nhẹ hơn và sôi nổi hơn doom metal, nhưng nó cùng có nỗi sầu thảm và đôi khi cả trạng thái trầm cảm. Gothic metal rất phóng khoáng và giàu giai điệu với việc sử dụng rộng rãi keyboard và giọng ca nữ, biến nó trở thành thể loại metal ‘hiền hoà’ nhất. Thực ra phân biệt giữa doom metal và gothic metal hay melodic death metal là rất khó, phải nghe kỹ chất nhạc của mỗi ban đồng thời xem xét kỹ tất cả những yếu tố, đặc điểm của ban nhạc đó mới có thể kết luận được là họ chơi gì. Nhất là khi họ thường chơi theo nhiều phong cách hoặc pha trộn các phong cách với nhau thì lại càng khó phân biệt.
Pha trộn: Symphonic gothic metal, gothic doom, gothic death.
Điển hình: Lacuna Coil, Lake of tear, The 69 Eyes, To/Die/For, Within Temptation, Theatre of tragedy, The sin of thy beloved...

Industrial metal
Là metal trộn với nhịp điệu techno và những âm thanh điện tử. Tiên phong của thể loại này là Ministry vào cuối những năm 90, khi họ nhận ra rằng 2 thể loại rất khác biệt nhau có thể hoà trộn với nhau để cho ra 1 thể loại mới. Hiện nay, industrial metal cũng phổ biến gần như nu metal và cũng bị những người nghe ‘metal chân chính’,căm ghét như nu metal.
Pha trộn: Industrial nu metal
Điển hình: Fear Factory, Filter, Spineshank, Static-X, Rammstein,White zombie.

Power metal
Một trong những thể loại được yêu thích nhất, (nhưng cũng khá dễ nhàm) sinh ra vào cuối những năm 80 từ classic heavy metal. Mặc dù nhanh hơn và mạnh mẽ hơn heavy metal, nó vẫn là 1 thể loại rất giàu giai điệu, với ít sự giận dữ và ít hung hãn hơn. Cảm hứng đầu tiên của Power là những nhóm như Iron Maiden, Judas Priest, Manowar(lúc đầu Manowar chơi Heavy nhưng về sau nhóm này thiên về chất power nhiều hơn cả về cách chơi lẫn tư tưởng). Những ban đầu tiên chơi power metal là Helloween, Blind Guardian, Yngwie Malmsteen và Stratovarius. Power metal thường được pha trộn với progressive metal (Ivory Tower, Symphony X, Evergrey, Vanishing Point),trên thực tế phần lớn các ban nhạc power metal có sử dụng các yếu tố của progressive và symphonic metal (Nightwish, Rhapsody,Savatage). Các âm thanh của power metal thường rất trong và cao, chơi với tốc độ nhanh, trong phần lời hiếm khi tìm thấy chữ ‘love’, thường chỉ nói về chiến tranh và những triết lý trong cuộc sống.Tóm lại là nếu bạn nghe thấy nhịp trống bass đôi, những đoạn solo song song giữa lead guitar và keyboard (Stratovarius) hoặc 2 cây lead guitar (Helloween) và giọng hát rất trong, cao trong 1 bài hát nói về những chiến binh dũng cảm hay những vùng đất huyền bí thì gần như chắc chắn đó là power metal.
Biến thể: Melodic power metal, neo-classical power metal.
Pha trộn: Progressive power metal, symphonic power metal (Nightwish, Rhapsody), symphonic progressive power metal
Điển hình: Helloween, Stratovarius, Blind Guardian, Gamma Ray,Hammer Fall.

Progressive metal
Được khai sáng bởi các ban nhạc progressive rock như Rush hay ELP, progressive metal được sinh ra như là sự pha trộn giữa prog rock, rất thịnh hành trong những năm 70, và heavy metal của những năm 80. Những ban đầu tiên chơi thể loại này là Queensryche và Fates Warning nhưng khái niệm progressive metal chỉ được sử dụng rộng rãi sau khi ban nhạc progressive metal nổi tiếng nhất, Dream Theater, xuất hiện vào đầu những năm 90. Bài hát dài với cấu trúc phức tạp, và những đoạn phối khí ở trình độ cao, những album mang tính khái niệm và phần lời đầy trí tuệ, đó là những đặc điểm của progressive metal. Ở Việt Nam, ban nhạc chơi progressive metal được yêu quý nhất chắc là Savatage. Đặc biệt là chị em phụ nữ rất kết ban này. Cũng phải thôi bởi Savatage có phong cách rất đứng đắn (không văng tục hay làm trò kích động như những ban khác) nam tính (nhất là chất giọng của cha Zak Steven, tiếc là anh đã rời ban) mạnh mẽ (nghe nhạc của họ thì rõ) còn lời ca thì quá là triết lý và sâu sắc đến mức khó hiểu (mấy ai dám nhận là đã hiểu hết Believe nào). Có thể nói Savatage như một người đàn ông đứng đắn, mạnh mẽ, sâu sắc, trí tuệ và tràn đầy tình cảm. Phụ nữ còn mong gì hơn thế nữa?
Pha trộn: Progressive power metal, symphonic progressive metal, symphonic progressive power metal (Savatage)
Điển hình: Dream Theater, Fates Warning, Evergrey, Ivory Tower, Symphony X.
 

phongvan

Member
Stoner metal
Stoner metal đơn giản là hard rock có nhiều chất metal hơn, chịu ảnh hưởng theo kiểu Black Sabbath (lại Black Sabbath), xuất hiện đầu những năm 90. Những cú riff chậm, nặng, ‘ đặc quánh’ (do đó nó còn có tên là Sludge metal)chiếm vai trò chủ đạo trong thể loại này. Lý do mà nó được coi là 1 phân nhánh của metal là những yếu tố của hard rock thường xuyên được hoà trộn với những yếu tố của metal như giai điệu của doom metal hay giọng hát của death metal. Những nét đặc trưng khác của thể loại này là lời nhạc và thái độ của các nghệ sĩ: tất cả đều nói về trạng thái ‘phê’ sau khi sử dụng chất kích thích.(chính vì vậy mà nó được gọi là ‘stoner’, lấy từ cụm từ ‘being stoned’-say thuốc).Ban đầu tiên chơi thể loại này có lẽ là Corrosion Of Conformity.
Điển hình: Monster Magnet, Queens Of The Stone Age, Spiritual Beggars, Electric Wizard, EyeHateGod

Symphonic metal
Symphonic metal khó có thể gọi là 1 thể loại riêng biệt bởi nó thường chỉ là yếu tố thêm vào cho các thể loại khác,chủ yếu là Gothic metal và power metal. Như tên gọi của nó (symphonic – giao hưởng), symphonic metal đặc trưng bởi những âm thanh thực sự của dàn nhạc giao hưởng hoặc những âm thanh của dàn nhạc giao hưởng được tạo ra bởi keyboard và rất nhiều ban nhạc sử dụng giọng hát nữ (thực sự rất thích hợp).Những ban nhạc kiểu nay thường có 1 keyboard trong đội hình.
Pha trộn: Symphonic power metal (Helloween, Manowar, Stratovarius...nhiều nhất), symphonic power progressive metal, symphonic gothic metal, symphonic black metal
Điển hình: Rhapsody, Nightwish, Therion, Symphony X, Within Temptation,


Thrash metal
Đặc biệt thịnh hành vào những năm 80, thrash metal được định nghĩa bởi bộ tứ Megadeth, Metallica, Slayer, Anthrax. Họ đã chơi 1 thứ âm nhạc dữ dằn hơn, nhanh hơn, và thrash metal trở thành phân nhánh metal đầu tiên thoát khỏi những âm thanh heavy truyền thống. Thrash metal đặc trưng bởi tiếng accord vè vè rất cứng nhắc (và nhàm chán- đối với tôi), nhịp trống bass đôi đẩy nhịp độ của bài hát lên rất cao (mang tính cách mạng cho cách chơi trống của những ban nhạc hiện nay).Thrash metal đã sinh ra thêm ít nhất 2 phân nhánh metal nữa là death metal và power metal.Anthrax thì tôi chưa tìm hiểu chứ tôi thấy bộ 3 Megadeth, Metallica, Slayer có đặc điểm chung là có 4 thành viên và 2 lead guitar trong đội hình, vocal đều vừa hát vừa ‘quạt chả’, giọng hát thì khàn đục, đay nghiến. Tôi đặc biệt ấn tượng với tay trống của Slayer, theo tôi là tốc độ và biến hoá hơn Lars Ulrich nhiều (tôi có đọc được 1 câu bình luận về tay trống của Slayer như sau: “so với lối chơi của anh thì những cử động của Lars Ulrich thật là vụng về và chậm chạp”- các fan của Metallica đừng có đánh tôi đấy nhé)
Nói vậy thôi chứ ai phủ nhận được Lars Ulrich.
Điển hình: Megadeth, Metallica, Slayer, Anthrax, Overkill, Sepultura, Kreator.

Nu metal
Thể loại này có lẽ sẽ thắng trong mọi cuộc bầu chọn “thể loại metal bị căm ghét nhất”. (tôi cũng ghét nu metal vô cùng! Những người nghe metal truyền thống thậmchí còn không coi đó là 1 thể loại trong dòng metal. Nu metal sinh ra cùng với Korn vào giữa những năm 90 và đến nay đã trở thành thể loại metal thịnh hành nhất. Nu metal là sự pha trộn giữa những cú riff guitar nặng,dữ dằn,sơ sài với rap, hiphop, industrial, hardcore, alternative... và những thứ có trời mới biết!!! Nu metal ban đầu chỉ có hàng Mỹ nhưng gần đây đã rất thịnh hành, ở chấu Âu và châu Á cũng đã có những ban nu metal (bọn Thái cũng có, Việt Nam cũng có)
Biến thể:Rap metal, metalcore
Pha trộn: Industrial nu metal (củ chuối trộn với củ chuối)
Điển hình: Korn, Slipknot, Deftones, System of a Down, Limp Bizksitz...

Đến đây sẽ có người hỏi là tại sao không có Speed metal, tôi nghĩ tốc độ là đặc điểm chung của rất nhiều phân nhánh metal nên không thể lấy đây làm tiêu chí phân biệt các phân nhánh với nhau.Thực ra phân biệt giữa các phân nhánh metal là rất khó, phải nghe kỹ chất nhạc của mỗi ban đồng thời xem xét tất cả những yếu tố, đặc điểm của ban nhạc đó mới có thể kết luận được là họ chơi gì. Nhất là khi họ thường chơi theo nhiều phong cách hoặc pha trộn các phong cách với nhau thì lại càng khó phân biệt.VD nhé: hai ban nhạc Iron Maiden và Judas Priest có chứa rất nhiều những đặc điểm của power metal: các âm thanh cao đến chói tai, bè đôi guitar, các bài hát nói về ma quỷ, chiến binh, nhịp trống bass đôi...thế mà họ lại là heavy metal kinh điển đấy,các bạn thử phân biệt xem.
Hy vọng là bài viết của tôi giúp được ít nhiều cho bạn!(câu này là của bác viết bài này đấy nhá)
 

BlackDragon

Active Member
Hồi trước anh cũng nhăm nhăm tìm hiểu rồi phân biệt các thể loại rock. Bây h thì chẳng quan tâm nữa. Tóm lại là nghe nhạc nên quan tâm đến cách phối khí, ca từ, giai điệu là được, đùng quan tâm thể loại làm gì. Thể loại cũng là do người ta áp đặt ra mà thôi.
 

hinoga

Member
cái này gần gần giống 1 bài của lão bên ams, không biết cùng tác giả hay copy & paste mà trong heavy lại không có metallica mới đau chứ (mà lại là những cái tên kinh điển), Ozzy thì đi đóng trên MTV, người ta rõ ghét rồi =))
 

BlackDragon

Active Member
hinoga said:
cái này gần gần giống 1 bài của lão bên ams, không biết cùng tác giả hay copy & paste mà trong heavy lại không có metallica mới đau chứ (mà lại là những cái tên kinh điển), Ozzy thì đi đóng trên MTV, người ta rõ ghét rồi =))
Chính xác là copy nguyên :D
Mà Metallica là Thrash mà , 1 trong 4 đại thụ đấy.
 

phongvan

Member
hinoga said:
cái này gần gần giống 1 bài của lão bên ams, không biết cùng tác giả hay copy & paste mà trong heavy lại không có metallica mới đau chứ (mà lại là những cái tên kinh điển), Ozzy thì đi đóng trên MTV, người ta rõ ghét rồi =))
->chú k0 thấy from rockvn trên đầu ah?
bây giờ ai có thời gian viết mấy bài kiểu này nữa
cop & paste cho tiện =))
phù
 

phongvan

Member
bemapdangyeu said:
Oa`i,sao nu-metal lai bi ghe lanh thia?Em thay nghe no cung on ma`:(
1st:nó đi ngược lại với tính chất under ground của thể loại metal bây giờ
2nd:mấy thằng chơi nu giống với hip hop quá (mà hip hop lại k0 đội trời chưng với Rock :)))
3rd:nhạc chán òm, thiên về tính thương mại quá
 

BlackDragon

Active Member
NÓi thế thực ra là vơ đũa cả nắm. Anh cũng chẳng thích NU nhưng không phủ nhận là thể loại này vẫn có 1 số bài khá được. Nói chung là nghe nhạc thì đừng cực đoan, đừng cho rằng "phải là rock", "phải là underground", "phải là metal",... gì gì đó mới là hay :D
Còn về vấn đề thương mại thì chẳng có gì là xấu, ban nhạc muốn tồn tại và phát triển được thì phải ổn định được về tài chính. Nên nhớ nếu nói về thương mại thì Beatles hay The Rolling Stones ngày xưa cũng chẳng thương mại quá đi chứ =))
 

phongvan

Member
BlackDragon said:
NÓi thế thực ra là vơ đũa cả nắm. Anh cũng chẳng thích NU nhưng không phủ nhận là thể loại này vẫn có 1 số bài khá được. Nói chung là nghe nhạc thì đừng cực đoan, đừng cho rằng "phải là rock", "phải là underground", "phải là metal",... gì gì đó mới là hay :D
Còn về vấn đề thương mại thì chẳng có gì là xấu, ban nhạc muốn tồn tại và phát triển được thì phải ổn định được về tài chính. Nên nhớ nếu nói về thương mại thì Beatles hay The Rolling Stones ngày xưa cũng chẳng thương mại quá đi chứ =))
tất nhiên ý em là:chẳng phải cứ under là đc gọi là metal
nhưng về "bản chất" rock có "tc" under-ground

đấy là phân tích thôi
tức là lído mà phần lớn mọi người k0 thíc Nu (em đã nói câu nào là Nu chơi kém đâu. Chỉ là k0 hợp gu của mình thôi. Tài năng và chất nhạc chẳng liên quan j đến nhau cả)

còn về thg mại hay k0 thì..:))

các anh ý chẳng lẽ chỉ gặm bánh mì k0 rồi sáng tác nhạc đc chắc
nói chung là phải tiền cả
(hic opeth lại đi diễn chung với korn chứ. Uất vật)
 

smooth

Member
NU nghe hay, Alter.. cũng hay luôn :) ko biết chừng nào mình mới sáng tác được 1 bài hát....thể loại nào cũng được :">
 
Hay thì hay thật đấy, nhưng mà nghe dễ nhàm lắm anh à. Mí nị nó mất đi cái gì đó đặc trưng của metal. (cái gì đó mà bi h em cũng chả rõ ke ke ke)
Với cả, như anh phongvan đã nói, sang nu với alter là vì xiền, làm như thế sẽ dễ nghe hơn, và tất nhin là bán được nhiều hơn rồi. :-<
 
Hay thì hay thật đấy, nhưng mà nghe dễ nhàm lắm anh à. Mí nị nó mất đi cái gì đó đặc trưng của metal. (cái gì đó mà bi h em cũng chả rõ ke ke ke)
Với cả, như anh phongvan đã nói, sang nu với alter là vì xiền, làm như thế sẽ dễ nghe hơn, và tất nhin là bán được nhiều hơn rồi. :-<
 

phongvan

Member
Khoái nhất The Moor
Thực ra là cả cái Still Life bài nào cũng xứng đáng cho vào top cả
Mặc dù xét về trình đọ thì Black water.. có vẻ hơn
Nhưng mà SL có nhiều cảm xúc hơn
Hơn nữa SL có giá trị đánh dấu sự nâng cấp trong tư duy âm nhạc cua Opeth
 

phongvan

Member
bloody_rapper said:
Anh phongvan ơi, anh bảo bi h bài death nào là hay nhứt???
chậc
chú chơi anh rồi đấy
anh nghe pro,power dạo này mon men lên nghe classic rock
k0 nghe death lâu lắm rồi
->anh nx về death k0 chính xác đâu
hỏi thử anh smooth ah
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top