Thi trắc nghiệm khách quan

Năm học 2005-2006, Bộ GD-ĐT tổ chức thi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn (TNKQ) với môn ngoại ngữ tại kì thi TNPT và tuyển sinh CĐ-ĐH.
Năm nay, Bộ thông báo sẽ tổ chức thi TNKQ với 4 môn thi TN.
Thế là gv, hs, các nhà trường lao mình vào cuộc chuẩn bị thi TN.
Trong cuộc đua này dường như hs trường CVA có nhiều lợi thế : mấy năm gần đây thi TNKQ được coi là bắt buộc trong những đợt thi hk với một số môn.
Các em hs khối 12 cũng vừa qua một đợt thi thử TNKQ môn Sinh.
Với ngần ấy những kinh nghiệm về TNKQ, các em suy nghĩ gì về hình thức thi cử này ? Ngoài những lợi thế mà người ta thường ca ngợi, TNKQ có những nhược điểm gì ? Và nó có đúng là "khách quan" như tên gọi cuả nó không ?
Đành rằng ý kiến của chúng ta không thể làm thay đổi một quyết định cấp Bộ, nhưng một cái nhìn khách quan về TNKQ, những phân tích mang tính khoa học từ phía người học sẽ giúp các thầy cô, những người trực tiếp ra đề, có hướng đi đúng đắn hơn. Và từ đó, cô mong rằng những trao đổi này sẽ giúp các em có nhiều kinh nghiệm hơn khi làm bài thi.
Cô mong chờ ý kiến của các em !
 

U.F.O

Active Member
Thi trắc nghiệm khách quan như đã làm là một lựa chọn chính xác cho giáo dục
Nhưng việc áp dụng nó cho năm nay là một sự sai lầm.

11 năm học theo cách tự luận để mà giờ thi theo một hình thức khác, trong khi cách học, nội dung học, cách dạy của giáo viên chưa có một văn bản chính qui hay chưa có một hệ thống cụ thể nào hướng dẫn. Giáo viên mò và học sinh cũng mò. Mò để thi trắc nghiệm.

Trên đây là ý kiến riêng của em
Nếu ai có ý kiến khác mà thấy giọng văn của ông hơi "ngứa" thì vui lòng bỏ qua cho vì hum nay em hơi thất thường 1 tí ~.~
 

chocomog_257

Moderator
như bọn Mỹ có cả 1 quyển hướng dẫn 'cracking' các bài thi trắc nghiệm dạng SAT hay GMAT... Đây như VN trắc nghiệm gọi là khách quan mà cứ như là chủ quan :))
Đánh đố kiểu này thì năm đầu dân 04-07 chết hàng loạt như cúm gà ah :))
 

tazaghi

New Member
em thấy vào giờ nào mà thầy cô chặt thì khách quan cực kỳ
nhưng mà ngược lại thì cũng......... cực kỳ :D
 

Handball

Member
Bản chất thi TNKQ theo em :
- Ưu điểm :
+tiết kiệm thời gian làm bài, trình bày bài thi
+tránh dc những điểm trừ ko đáng có về trình bày , chính tả
+cho kết quả nhanh chóng , người chấm đỡ mệt mà học sinh đỡ đau tim :D

-Nhược điểm :
+phạm vi kiến thức mở rộng và dàn trải hơn, nặng hơn về lý thuyết so với đề thông thường ( gọi là nhược nhưng thực ra cũng chỉ là một đặc điểm mới của dạng đề này, mỗi tội với đa phần hs hiện nay thường ít chú trọng lý thuyết nên cũng ....mệt #:-S )
+trong hoàn cảnh gian lận thi cư ở VN vẫn phổ biến như hiện nay thì việc sử dụng đề thi trắc nghiệm đôi khi phản tác dụng, vì quay cóp với dạng đề này quá đơn giản, nhìn và đánh dấu KQ, ko đến 3 giây ! Chỉ cần giám thị lơ đi một chút thì ..chả còn gì để nói :p
+TNKQ vẫn còn khá mới mẻ ở VN, nên hs ngơ ngác đã đành, người ra đề đoi khi vẫn lúng túng, nên dọc đề nhiều lúc em nghĩ mình đang chơi ......."Ai là triệu phú"! Kiểu như đề Văn:
_Cô Tấm đã thả con gì xuống giếng :
.Cá vàng .Rùa
.Cá bống .Cá diếc

hs đọc đề xong bò lê ra cười !?!
Đấy là VD điển hình, còn nói chung các môn khác thì thỉnh thoàng cũng gặp vài câu có vấn đề. Nhân tiện, đây là hs HN thì mới có điều kiện làm quen trước với đề TNKQ, còn những hs ở các tỉnh, thành phố khác thì em thấy hơi ...nan giải, STK thông thường còn ít nữa là.

Đây là ý kiến của em sau một thời gian kiểm tra và thi toàn bộ bằng đề TN. Nói cho cùng thì sử dụng đề thi TNKQ là điều nên làm, vì cùng với quá trình phát triển thì kiểu gì nước mình cũng đi theo học tập nước ngoài thôi, chỉ là sớm hay muộn . Nhưng để TNKQ ko gây phản tác dụng thì cái mà Bộ cần làm trước tiên là rèn luyện ý thức cho hs với việc thi cử đã, chứ đùng một nhát bắt thầy trò thay đổi cách học , cách dạy xưa nay như bây giờ thì ....Em nghĩ tương lai cho đề THi TNKQ chắc phải chờ đến thế hệ các bé sinh năm 1999 với 2000, tức là lớp 1, lớp 2 hiện giờ thì mới sáng lên dc ( vì bọn nhóc mới là lứa dc cải cách từ đầu :D) CHỉ sợ đến lúc đấy thì Bộ đã cho cải cách phát nữa rồi thôi :))
 

chocomog_257

Moderator
trắc nghiệm gì chứ trắc nghiệm tiếng Anh là ko khó khăn gì trong việc ra đề
<< có 1 kho đề sẵn từ các sách nước ngoài ra rồi, việc gì phải nghĩ :))
Còn khó nhằn nhất phải nói đến Tn Lý + Sinh... nhiều lúc đánh đố, sai khác chỉ có 1-2 từ cũng đủ chết ngất rồi T___T
 

f_l_o_r_a

Member
thật ra nên cho dạng đề nửa tự luận, nửa trắc nghiệm
vd như cho khoảng 20 câu trắc nghiệm và 2 bài toán tự luận
như thế sẽ vừa ktra được mức độ nhanh nhạy của học sinh, vừa biết cách tư duy, trình bày bài làm ra sao và cũng có thể đánh já khách quan hơn trình độ của học sinh
 
+trong hoàn cảnh gian lận thi cư ở VN vẫn phổ biến như hiện nay thì việc sử dụng đề thi trắc nghiệm đôi khi phản tác dụng, vì quay cóp với dạng đề này quá đơn giản, nhìn và đánh dấu KQ, ko đến 3 giây ! Chỉ cần giám thị lơ đi một chút thì ..chả còn gì để nói :p
Ơ thế cô tưởng đã trộn lên để có nhiều veríon thì khó bảo bài nhau ?
Vả lại khi làm trắc nghiệm nhiều câu hỏi thì phải gấp gáp để hoàn thành, điều kiện dò xem câu nào của mình tương đương với câu nào của bạn cũng khó hơn đúng không ?
(Đấy là về mặt nguyên tắc ...)

Đấy là VD điển hình, còn nói chung các môn khác thì thỉnh thoàng cũng gặp vài câu có vấn đề.
Các em có thể lấy ví dụ cụ thể về các vấn đề ấy được ko ?
 
Trắc nghiệm, một vài suy nghĩ từ góc nhìn người ra đề

Là giáo viên nên cô hay phải ra đề, các kiểu, các loại, cho nhiều đối tượng. Vì vậy việc ra đề theo kiểu TNKQ lựa chọn mà Bộ áp dụng từ 1-2 năm nay làm cho cô phải suy nghĩ rất nhiều.
Khi ra đề có 2 kiểu câu hỏi : đóng và mở. TNKQ thuộc loại câu hỏi đóng. Trong môn ngoại ngữ nó hay được áp dụng cho các dạng bài nghe hiểu, đọc hiểu, 1 phần cho các bài kiến thức ngôn ngữ và văn hóa. Sở dĩ có sự lựa chọn như vậy là vì dạng câu hỏi này phần lớn nhấn mạnh vào quá trình hiểu vấn đề.
Như vậy chúng ta đã nhìn ngay ra giới hạn của TNKQ trong môn ngoại ngữ: không kiểm tra được các kỹ năng viết và nói.
Các bằng do Bộ GD Pháp cấp cho hs nước ngoài học tiếng Pháp như TCF, DELF đều kết hợp trắc nghiệm và tự luận, không ai chỉ dùng trắc nghiệm không.
Các em có thấy vô lý không khi mà học ngoại ngữ 7 hay 12 năm xong rồi khi thi thậm chí không phải chia động từ.
Các dạng bài viết trong đề thi TNPT và ĐH hiện nay chỉ dừng ở dạng nhận biết viết đúng hay sai, không phải là hs tự viết ratheo ý của mình. Và chỉ giới hạn ở viết câu, không phải là viết đoạn hay viết bài.
Tóm lại là nếu chúng ta xác định học ngoại ngữ chỉ để thi TN hay ĐH thì sẽ bị "què cụt" lớn trong kiến thức, không thể dùng NN ấy để làm gì cả.
Ý kiến của các em thế nào ?
Lần sau, cô sẽ viết tiếp về nỗi khổ của người ra đề khi làm đề TNKQ.
 
Nỗi khổ của người ra đề thi TNKQ

Bộ GD ra lệnh thi TNKQ, nhưng chưa có đào tạo cho giáo viên về kĩ thuật ra đề.
Như bản thân cô đây, phải ra đề cho trường, cho Sở, cho Bộ, thậm chí được mời đi soạn đề mẫu TNKQ môn tiếng Pháp của Bộ mà chỉ được bác Nguyễn An Ninh giải thích rất nhanh chóng lần trong cuộc họp cộng tác viên, 1 lần nữa bằng văn bản, Sở có 1 lần gửi đến tổ Bộ môn 1 bản hướng dẫn cách ra đề. Không có ai thực sự đi vào chuyện "bếp núc" của việc ra đề TNKQ đối với từng môn học như thế nào. Nghĩ mà rùng mình : may mà mình được học kĩ về kiểm tra đánh giá hồi học Maîtrise của Pháp, chứ không thì...
Nhận định chung của cô về kiểu ra đề này là ... "đại tiện" cho người quản lý thi nhưng lại "chẻ sợi tóc ra làm tư" và bó chân bó tay với người làm đề. Vì vậy khó có thể có đề hay. Kiến thức kiểm tra thì chỉ rộng chứ không thể sâu. Không thể có điểm liệt, vì kiểu gì cũng có phần trăm may mắn trong đó.
- Thế nào là "đại tiện" cho người quản lý thi ? Này nhé, chấm bằng máy, vèo một cái là xong, mọi thứ đều có thể số hóa. Trước áp lực báo kết quả sớm, đây là một giải pháp tốt. Hơn nữa, nếu có thể trộn thành nhiều đề thì hs khó có thể nhìn bài nhau.
- Thế nào là "chẻ sợi tóc ra làm tư" ? Đơn giản là trước kia chỉ cần 1 câu hỏi thì nay cần đến vài câu.
Ví dụ trong một bài đọc hiểu có 4 đoạn. Mục đích của gv là học sinh phải tìm ý chính của từng đoạn. Nếu trước kia thì chỉ cần 1 câu hỏi : Nối ý chính và số của đoạn (1,2,3,4) bây giờ cần 4 câu : 1- Ý chính của đoạn 1 là (4 lựa chọn); 2 - ý chính của đoạn 2 là ( 4 lựa chọn)
Cũng như vậy nếu bạn muốn hs tìm ý nghĩa của từ : trước kia chỉ cần 1 bảng 2 cột : từ - định nghĩa, trộn linh tinh lên, bắt hs nối lại. Bây giờ phải làm theo hai cách : cho 4 định nghĩa với mỗi từ, bắt hs chọn định nghĩa đúng, hay cũng vẫn giữ 2 cột, nhưng mỗi câu lại cho 4 giải pháp kết hợp để học sinh lựa chọn. Mệt !
- Thế nào là "bó chân bó tay" ? Có nhiều dạng câu hỏi không thể thực hiện được với TNKQ. Ví dụ trước kia có thể đòi hỏi học sinh tìm các từ có liên quan đến một trường từ vựng tiêu biểu trong bài khóa. Nay không thể. Còn nhiều, nhiều ví dụ như thế nữa...
- Cuối cùng nếu nói về mặt khách quan, có thể lấy một ví dụ : dạng bài đúng, sai. Nếu thực sự muốn loại trừ chuyện "ăn may", phải yêu cầu hs chứng minh sự lựa chọn của mình bằng cách tìm ý của bài có chứa đựng yếu tố trả lời. Nếu chứng minh sai thì coi như là lựa chọn cũng sai nốt. Với TNKQ 4 lựa chọn thì không thể làm kiểu này.
Cảm giác chung khi ra đề TNKQ của cô là dang bày cỗ cho hs ăn và... bực vì luôn luôn bị giới hạn bởi con số 4. Khi tìm các "yếu tố lừa" nhiều lúc thấy bế tắc. Lại cảm thấy câu lừa mình đưa ra sao ngu ngốc quá (kiểu cô Tấm chui ra từ quả chuối)
Lần sau cô sẽ đề cập đến các mẹo khi làm bài TNKQ và cấu trúc của đề thi TNTH và ĐHCĐ môn ngoại ngữ nói chung và tiếng Pháp nói riêng năm nay.
 
Cấu trúc đề thi trắc nghiệm khách quan năm nay

Dưới đây là cấu trúc đề thi môn tiếng Pháp :
VI.1. Đề thi tốt nghiệp THPT
Ghi chú: Ba loại đề thi cho thí sinh các chương trình THPT (7 năm, 3 năm, phân ban) có cấu trúc tương tự, nhưng khác nhau về mức độ.
1. Đọc hiểu (bài khoá khoảng 120-200 từ) [10]
2. Ngữ pháp [22]
• Định từ (mạo từ, tính từ sở hữu, tính từ chỉ trỏ), giới từ
• Tính từ, trạng từ
• Đại từ
• Động từ
• Cấu trúc và chuyển đổi câu
• Từ nối (articulateurs)
3. Từ vựng [10]
• Cấu tạo từ
• Chọn từ
• Từ đồng nghĩa
• Từ trái nghĩa
4. Viết [8]
• Hoàn thành câu
• Chọn câu tương ứng về nghĩa
• Chọn câu có trật tự từ đúng
VI.2. Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng
Ghi chú: Không phân biệt đối tượng thí sinh.
1. Kiến thức ngôn ngữ [32]
* Ngữ pháp [24]
• Từ nối (articulateurs)
• Giới từ
• Động từ
• Đại từ
• Tính từ
• Cấu trúc và chuyển đổi câu
* Từ vựng [8]
• Cấu tạo từ
• Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đa nghĩa
2. Đọc hiểu [32]
• 1 bài test de closure [12]
• 1 bài texte informatif [10]
• 1 bài texte (loại hình văn bản khác) [10]
3. Viết [16]
• Tìm câu có trật tự đúng
• Chọn câu tương ứng về nghĩa
• Tình huống
• Hoàn thành câu

Các em có thể xem cấu trúc đề thi các môn khác trên trang :
http://www6.dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/2007/3/170831.vip
 
Phân tích cấu trúc đề thi trắc nghiệm năm nay (môn tiếng Pháp)

Đề thi tốt nghiệp
Nếu nhìn vào cấu trúc trên ta có thể thấy :
- Bài đọc hiểu ngắn (120- 200 từ) nhưng số lượng câu hỏi lại nhiều (10 câu). Trong 10 câu hỏi đặt ra sẽ có 2 câu hỏi về thể loại bài (genre de texte), loại hình văn bản (type de texte), và chủ đề chính của văn bản. 8 câu hỏi còn lại sẽ có thể về ý chính của từng đoạn và những chi tiết trong bài. Vì lượng câu hỏi nhiều mà ý thì ít nên rất có thể các câu hỏi sẽ xoay quanh trường từ vựng (champs lexicaux) và các yếu tố thay thế (kiểu như : đại từ "le" trong câu "...." dùng để chỉ yếu tố nào trong 4 yếu tố sau)
Tóm lại kiểu bài này phải đọc thật kĩ từng câu từng từ. Chú ý xem đề bài yêu cầu mình làm gì để phân loại các câu hỏi.
- Các vấn đề ngữ pháp : Bình thường với cách ra đề cũ thì động từ chiếm một vị trí rất quan trọng, nhưng ở đây thì điểm chia đều cho các mục. Nghĩa là kiến thức phủ khá rộng, nhưng lại nông. Về tính từ chủ yếu sẽ là accord des adjs, chỉ cần nhớ những trường hợp đặc biệt là được, còn lại nói chung dễ;
- Phần từ vựng : có vị trí quan trọng hơn mọi cách ra đề cũ. Cấu tạo từ chủ yếu hỏi về chuyển từ động từ sang danh từ và ngược lại, tính từ sang trạng từ và ngược lại, các tiền tố và hậu tố.
- Phần viết : nói chung dễ vì người ta đã làm sẵn cho mình rồi, chẳng cần viết gì. Có lẽ phần hoàn thành câu là khó nhất vì phải hiểu nghĩa của vế trước.

Lần sau cô sẽ phân tích cấu trúc đề thi đại học.
 
cô!Đến hum nay, em mới biết đến cái topic này.Nhờ làm bt Pháp cô giao!!!
Qua 2 lần thi trắc nghiệm ở trường, em rút ra kết luận là đối với n~ môn nào học thuộc lòng thì thi Tn có vẻ có nhiều lợi thế hơn thi tự luận,vì ko mất thời gian để học thuộc mà chỉ cần đọc hiểu như Sử hay Địa.Thay vì fai học y nguyên như trong sách, thì bây giờ học sinh có thể học theo ý hiểu của mình.Nhưng mà còn những môn như Lý, Hóa mà thi TN thì hơi có vấn đề thật.Vì thời gian làm bài chỉ có 45 phút mà có tầm 30% là bài toán thì....... vắt chân lên cổ làm cũng không kip.Nói chung là thi TN cũng có cái hay nhưng mà cũng có cái dở của nó.Căn bản là VN mình hình như chưa biết cách áp dụng sao để có thể thiết thực hơn thôi.
 

U.F.O

Active Member
Thi trắc nghiệm thì dạy phải theo cách trắc nghiệm
Trong khi đó
Giáo viên cũ
Cách dạy cũ
SGK cũ

-> "Nguyễn Thiện Nhân" hơi thừa một chữ "h" ở cái tên
Cháu xin lỗi bác nhưng cái gì bức xúc thì cháu vẫn phải nói ạ :">
 
Cấu trúc đề thi trắc nghiệm đại học

Xin lỗi cả nhà nhé. Đợt vừa rồi cô bận quá nên bây giờ mới có thể tiếp tục.
Trước hết, cô sẽ cụ thể hóa cái cấu trúc đề thi trắc nghiệm vào đại học năm nay, theo một tài liệu "lưu hành nội bộ" :
Phần I : Kiến thức ngôn ngữ :
1. Ngữ pháp : 24 câu, bao gồm : từ nối (articulateurs) : 4 câu ; giới từ (prépositions) : 4 câu, động từ : 4 câu ; đại từ (pronoms) : 4 câu ; tính từ, trạng từ : 4 câu ; cấu trúc câu : 4 câu.
2. Từ vựng : 8 câu, bao gồm : cấu tạo từ (formation des mots) : 2 câu, từ cùng nhóm (famille de mots) : 2 câu, từ đồng nghĩa, trái nghĩa : 2 câu ; chọn từ : 2 câu.
II. Đọc hiểu : 32 câu, bao gồm : 1 bài test de closure : 12 câu ; 2 bài textes mỗi bài 10 câu, trong đó : nhận dạng văn bản : 2 câu, hiểu khái quát : 2 câu ; hiểu chi tiết : 6 câu.
III. Viết : 16 câu, trong đó : tìm câu có trật tự đúng : 5 câu, chọn câu tương ứng : 5 câu ; tìm lỗi viết : 6 câu.
 
Đề thi trắc nghiệm vào đại học môn tiếng Pháp (phần 2)

Những nhận xét tổng quan của cô về cấu trúc này :
- Phần kiến thức ngôn ngữ : cũng giống như đề thi TN, nó vừa rộng hơn lại vừa nông hơn. Phần cấu trúc câu không được rõ ràng lắm : là cấu trúc của động từ ? Nếu như vậy có thể sẽ trùng với phần giới từ ở phía trên.
Trong phần này, chúng ta nên chú ý :
- phần từ nối có thể là articulateurs logiques (cause, conséquence, but, opposition) hay liên từ (mots de liaison (et, ou ...) hay articulateurs temporels.
- giới từ có thể chỉ nơi chốn, thời gian, hay giới từ đi kèm với động từ.
- Đại từ : rất rộng bao gồm cả pronoms personnels toniques (moi, toi, nous, vous, elles, eux) pronoms personnels compléments (le, la, les, lui, leur, en, y), pronoms possessifs (le mien, la mienne...), indéfinis (certains, tous...), relatifs (qui, que, dont, où...), démonstratifs (celui, celle...)
- Tính từ, đại từ : có thể là phân biệt tính từ với trạng từ (chú ý những trường hợp đặc biệt mà đại từ giống tình từ như : parler fort, parler bas, coûter cher...). Có thể có cả hợp giống, hợp số của tính từ (chú ý những trường hợp đặc biệt như festivals chứ không phải festivaux ; rồi maron không bao giờ có "s" ... Có cả vị trí của tính từ và trạng từ...
- Phần động từ chủ yếu là chia động từ. Nếu người ra đề tuân theo chủ trương giảm tải của Bộ thì chúng ta sẽ không có những phần sau : plus-que-parfait, conditionnel passé, futur antérieur, subjonctif passé. Còn lại thì nói chung sẽ dễ, hs hay bị lừa nhất phần infinitif và nhất là infinitif passé.

Tóm lại để ôn phần Grammaire, cô khuyên mọi người nghiền cho kỹ cuốn "Grammaire de la Sorbonne" là ổn. Có thể mượn cuốn này chỗ cô Nam về phô tô.
 
Đề thi trắc nghiệm vào đại học môn tiếng Pháp (phần 3)

Phần từ vựng :
- 2 câu đầu tiên chí vào cấu tạo từ (formation de mots) có nghĩa là hỏi về radical, préfixe, suffixe, cũng như biến đổi động từ - danh từ và ngược lại, tính từ - trạng từ và ngược lại, tính từ - danh từ và ngược lại...
- 2 câu sau hỏi về famille de mots. Để tránh sự mập mờ gây tranh cãi, hiện nay người ta ít khi yêu cầu "chassez l'intrus" hay "Tìm từ không cùng nhóm" (vì không có tiêu chí rõ ràng nên có thể có nhiều đáp án). Đề bài vì vậy thường nói rõ : "tìm từ không thuộc nhóm các từ chỉ các hiện tượng thời tiết" chẳng hạn. Nói chung, dễ ợt !
- Phần từ đồng nghĩa, trái nghĩa có khi quay về fréfixe, suffixe (dé-, in-...) nhưng thường trong phần này người ta quay về nghĩa của từ. Vì vậy, khi học 1 từ các em phải học các nghĩa của nó (từ đa nghĩa).
- Phần chọn từ là phần tổng hợp. Phải hiểu ngữ cảnh mới có thể chọn từ đúng. Nó vừa liên quan đến nghĩa của từ lại vừa có một chút về giao tiếp nữa.

Như vậy, ta có thể thấy là phần từ vựng có thể khó hơn cách ra đề truyền thống vì nó rộng hơn và chiếm nhiều câu hơn.

Phần đọc hiểu :

1. Bài test de closure thực ra trong cách ra đề truyền thống cũng đã có rồi. Chỉ khác là ở chỗ trước kia người ta thường không cho các giải pháp để chọn, vì vậy sẽ khó hơn và đôi khi có nhiều giải pháp đúng. (Tuy nhiên cô văn thích cách này hơn vì nó yêu cầu hiểu thông tin một cách toàn cảnh và chi tiết, đồng thời thí sinh phải có kiến thức ngôn ngữ tôt, qua đó giúp chọn được học sinh giỏi)
Nguyên tắc để làm một bài test de closure ngày xưa là cứ 5 từ vứt 1. Bây giờ có khác một chút : người ra đề chọn từ theo chức năng của nó (từ vựng hay ngữ pháp, thường là tỷ lệ 50/ 50), rồi vứt bỏ từ đó đi. Học sinh chọn 1 trong 4 giải pháp đưa ra.
Phần này nếu có khó thì chỉ có ở phần từ vựng.

2. Năm nay cấu trúc đề phần đọc hiểu khác mọi năm ở chỗ có 2 bài textes (chao ơi là dài !!!). Mỗi bài khoảng từ 200 đến 300 từ. Chủ đề thì ... rất rộng, nhưng các câu hỏi thì cũng quanh quẩn xoay quanh type de texte, genre de texte, source, thème trong 2 câu đầu, 2 câu sau có thể xoay quanh các ý của từng đoạn, còn lại vẫn không có gì mới. Bài ngắn mà câu hỏi thì nhiều nên các câu hỏi sau cùng có thể quay về từ vựng trong bài (trường từ vựng, nghĩa của từ trong ngữ cảnh, từ thay thế...)
 
Cấu trúc đề thi trắc nghiệm đại học(phần 3)

Bây giờ nói về phần viết.
Cũng như mọi năm, viết chỉ dừng ở mức độ viết câu chứ không phải viết bài. Cục Khảo thí cũng có lý của họ : giáo viên đâu mà chấm cả ngàn bài viết. Mà nói thật : nếu cho đề viết bài thì học sinh hệ 3 năm chào thua là cái chắc, rồi lại không đảm bảo ưu tiên vùng sâu vùng xa... thôi hãy cứ để các giảng viên đại học dạy viết, còn ở phổ thông, viết chỉ để các lớp song ngữ học và thi học sinh giỏi thôi.
Thế nhưng với kiểu ra đề TNKQ thế này thì hs cũng không phải đặt bút viết nữa.
Nếu ai hay nghiên cứu đề vào 10 chuyên Ams, CVA và chuyên ngữ thì thấy so với đề thi vào ĐH, phần viết còn khó hơn đề cho vài ba yếu tố, thí sinh phải ghép lại trong một câu hoàn chỉnh, có nghĩa là ts phải suy nghĩ về cấu trúc câu, phải chia động từ cho phù hợp...nghĩa là 3 năm học, hs sẽ thụt lùi về viết
Thế nhưng ở cấu trúc đề thi vào ĐH, người ta đã nhầm lẫn các kĩ năng viết và dạng bài. Không thấy nói mục đích của đề đòi hỏi kĩ năng gì ở người học (viết câu hoàn chỉnh, viết thư kể một câu chuyện đơn giản, viết thư mời, viết một bài đơn giản trình bày ý kiến của mình...) mà chỉ nói đề ra dưới dạng nào.
Đó là những dạng sau :
1- Tìm câu có trật tự đúng
2- Chọn câu tương ứng
3- Tìm lỗi viết
Dạng 1 thực ra là một bài ngữ pháp. Hs trật tự câu thường đánh vào trật tự của pronoms, cấu trúc của động từ, trật tự của các compléments, dạng câu bị động / chủ động, dạng câu gián tiếp, trật tự câu trong các trường hợp có pronoms relatifs...
Dạng 2 mang tính giao tiếp hơn : có nghĩa là trong 1 tình huống xác định, với những mối quan hệ xác định (thân mật hay công việc chẳng hạn), người ta nói với mình thế thì mình phải trả lời thế nào (phần này làm cho cô buồn cười nhất khi ra đề, vì khi nghĩ các yếu tố lừa cứ tưởng tượng nếu trong thực tế mà nói thế thật thì có khi mọi người tưởng mình chập cheng :D
Dạng 3 cũng giống một bài tập về ngữ pháp hay từ vựng hơn. Trong bài có 1 yếu tố được gạch chân. Người ta cho 4 giải pháp để chữa, mình chọn 1.
Nếu được thay đổi cô thích kiểu : phát hiện yếu tố sai trong câu và đề nghị sửa hơn. Nhưng kiểu TNKQ 4 lựa chọn này không làm được thế.
Phần nhận xét của cô tạm dừng ở đây nhé. Ai có câu hỏi gì thì cứ tự nhiên. Cô sãn sàng trả lời.
:*
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top