Sao ta lại ko đi du lịch Hn nhỉ?

henry998

Member
Đầu tiên là chùa Một Cột:
Tên thường gọi là chùa Một Cột, nằm trong quần thể chùa Diên Hựu (kéo dài tuổi thọ). Chùa nằm trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thǎng Long thời Lý, nay thuộc phố chùa Một Cột, quận Ba Đình - Hà Nội, ở bên phải Lǎng Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Theo Đại Việt ký sự toàn thư, chùa được xây dựng vào nǎm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo 1 (1409) đời Lý Thái Tông. Vua Lý Thái Tông (1028-1054) chiêm bao thấy Phật Quan Âm trên toà sen đưa tay dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, vua kể lại cho các quan nghe, có người cho là điềm không lành. Sư Thiên Tuế khuyên nhà vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa hồ, làm toà sen của Phật Quan Âm như đã thấy trong mộng. Chùa xây xong, đài sen nghìn cánh đỡ toà Phật sắc hồng, trong đặt tượng Phật vàng lấp lánh. Các nhà sư đến làm lễ, đi vòng quanh chùa niệm Phật cầu phúc cho vua sống lâu, vì thế đặt tên là chùa Diên Hựu.
Theo vǎn bia dựng nǎm Cảnh Trị 3 do hoà thượng Lê Tất Đạt ghi, chùa được dựng từ thời thuộc Đường: "Nǎm đầu niên hiệu Hàm Thông thời Đường..., dựng một cột đá ở giữa hồ, trên cột xây một toà lầu ngọc trong đó đặt tượng Phật Quan Âm để thờ cúng. Khí đất chung đúc anh linh, cầu gì được nấy. Đến khi triều Lý xây dựng kinh đô ở đây, cũng noi theo dấu cũ, nên càng linh thiêng. Khi Lý Thánh Tông chưa có Hoàng tử, thường đến đó cầu nguyện. Một đêm nằm mộng thấy Phật Quan Âm mời lên lầu ngồi, ôm một đứa bé đặt vào lòng vua. Tháng đó Hoàng hậu có mang hoàng tử. Vua bèn sửa thêm ngôi chùa Diên Hựu ở bên phải chùa Một Cột để mở rộng việc thờ cúng..."
Đời Lý Nhân Tông, nǎm Anh Vũ Chiêu Thánh 5 (1080) vua cho đúc chuông lớn để treo ở chùa gọi là "Giác Thế chung" (chuông thức tỉnh người đời) và một toà phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng, nhưng vì chuông quá nặng không sao treo lên được, phải để dưới đất nên đánh không kêu. Chỗ ruộng để chuông thấp, có nhiều rùa đến ở, được gọi là ruộng Quy Điền và quả chuông cũng được gọi là chuông Quy Điền. Khi quân Minh bị bao vây ở Đông Quan, hết quân khí, Vương Thông đã cho phá quả chuông này để đúc súng đạn.
Quy mô chùa Một Cột vào thế kỷ 12 to lớn lộng lẫy hơn như hiện nay rất nhiều. Vǎn bia Tháp sùng Thiện Diên Linh chùa Long Đọi (Nam Hà) dựng nǎm 1121, mười sáu nǎm sau khi chùa mới hoàn thành, cung cấp cho ta hình ảnh chân thực nhất về một ngôi chùa Một Cột thời Lý: "Lòng sùng kính đức Phật, dốc lòng mộ đạo nhân quả, hướng về vườn Tây Cấm nổi danh, xây ngôi chùa Diên Hựu. Theo dấu vết chùa cũ cùng với ý mới của nhà vua ( Lý Nhân Tông). Sáng "Đào hồ thơm Linh Chiểu, giữa hồ vọt lên một cột đá, đỉnh cột nở đoá sen nghìn cánh, trên sen đứng vững toà điện màu xanh, trên điện đặt pho tượng vàng nhân đức, vòng quanh hồ là hai dãy hành lang; lại đào ao Bích Trì mỗi bên đều mắc cầu vồng để đi qua. Phía sân cầu hai đằng trước hai bên tả hữu, xây bảo tháp Lưu Ly.
"Hằng tháng vào sớm ngày mồng một (ngày sóc), hàng nǎm vào dịp du xuân, nhà vua ngồi xe ngọc, đến chùa mở tiệc chay, làm lễ dâng hương hoa, cầu cho ngôi báu lâu dài, bày chậu thau làm lễ tắm tượng Phật. Trang sức pho tượng tinh tế, biểu đồ tướng mạo của nǎm loại chúng sinh..."


Chùa Một Cột
Photo: Hoàng Đức Thự
Qua vǎn bia miêu tả, rõ ràng Liên Hoa Đài thời Lý to hơn chùa ngày nay nhiều. Chùa thời Trần cũng không phải là ngôi chùa thời Lý nữa. Như sách Toàn thư đã ghi lại, nǎm 1249 "mùa xuân, tháng giêng, sửa lại chùa Diên Hựu, xuống chiếu vẫn làm ở nền cũ". Chùa đã qua nhiều đợt tu sửa. Đợt sửa chữa lớn vào nǎm Thiên ng Chính Bình 18 (1249) gần như phải làm lại toàn bộ. Thời Lê, triều đình nhiều lần cho tu sửa, thu nhỏ kích thước đài sen và cột đá. Nǎm 1838, tổng đốc Hà Ninh Đặng Vǎn Hoà tổ chức quyên góp thập phương sửa chữa điện đường, hành lang tả hữu, gác chuông và cửa tam quan. Nǎm 1852, bố chính Tôn Thất Giao xin đúc chuông mới. Nǎm 1864, tổng đốc Tôn Thất Hàm hưng công trùng tu, làm sàn gỗ hình bát giác để đỡ toà sen, chạm trổ thêm công phu tráng lệ. Nǎm 1954, trước khi rút khỏi Hà Nội, quân Pháp đã đặt mìn phá đổ chùa. Sau ngày tiếp quản thủ đô, Bộ Vǎn Hoá đã cho tu sửa chùa Một Cột theo đúng kiểu mẫu cũ để lại từ thời Nguyễn.
Toà đài sen (Liên Hoa Đài), ta quen gọi là chùa Một Cột có hình vuông mỗi chiều 3m, mái cong dựng trên cột đá hình trụ cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất) có đường kính là 1,2m. Trụ đá gồm 2 khối, gắn rất khéo, thoạt nhìn như một khối đá liền. Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá. đây có sự kết hợp táo bạo của trí tưởng tượng lãng mạn đầy thi vị qua hình tượng hoa sen và những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiến trúc gỗ bằng hệ thống móng giằng; đặc biệt là sử dụng các cột chống chéo lớn từ cột đến sàn, vừa tạo thế vững chắc, vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ như đường lượn của cánh sen, thiếp lập sự hài hoà giữa mái và sàn bởi một đối xứng ảo. Cùng với ao hình vuông phía dưới có thể là biểu tượng cho đất (trời tròn, đất vuông), ngôi chùa như vươn lên cái ý niệm cao cả: Lòng nhân ái soi tỏ thế gian. Khối kiến trúc gỗ đá được phù trợ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mà vẫn thanh lịch. Cảm giác thanh cao của kiến trúc như chia xẻ, hoà đồng với trời nước, và màu xanh của cây lá khiến con người rũ sạch ưu phiền, đạt tới sự trong sáng của tâm hồn như nhà sư Huyền Trang (1254-1334) dưới thời Trần đã viết:
Vạn duyên bất nhiễu thành giã tục
Bán điểm vô ưu nhãn phóng khoan.
Tạm dịch:
Mối duyên chẳng bợn, ngǎn lòng tục,
Phiền nhiễu khuấy lâng, rộng nhãn quang.
Chùa Một cột đã được Bộ Vǎn hoá xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật ngày 28-4-1962.
(Theo "Chùa Hà Nội", tác giả: Nguyễn Thế Long và Phạm Mai Hùng
 

henry998

Member
Tiếp đến là Hồ tây


Là một hồ lớn ở nội thành Hà Nội, rộng tới nǎm trǎm héc ta. Con đường đi vòng quanh hồ dài tới 17km. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh rằng hồ là một đoạn sông Hồng cũ còn rớt lại khi sông đã đổi dòng. Có thể do sông hồ biến đổi như vậy mà đã xuất hiện nhiều truyền thuyết về hồ và tên gọi của hồ. Ví như theo truyện "Hồ Tinh" thì hồ có tên là hồ (hoặc đầm) Xác Cáo vì chuyện kể là có con cáo chín đuôi ẩn nấp nơi đây làm hại dân. Long Quân mới dâng nước lên phá hang cáo, hang sập thành ra hồ. Theo truyện "Khổng lồ đúc chuông" thì hồ lại có tên là Trâu Vàng.
Truyện kể rằng có ông Khổng Lồ có tài thu hết đồng đen của phương bắc, đem đúc thành chuông. Chuông đánh lên, tiếng vang sang bên Bắc. Vì đồng đen là mẹ vàng nên con trâu vàng phương bắc nghe tiếng chuông liền vùng đi tìm mẹ. Tới đây nó quần mãi đất khiến đất sụt thành hồ. Đó là những tên theo truyền thuyết. Còn theo thư tịch thì thế kỷ XI, hồ này đi vào lịch sử với tên là Dâm Đàm (Đầm Mù Sương).
Tới thế kỷ XV thì gọi là Tây Hồ. Ngoài ra hồ còn có tên là Lãng Bạc, nơi diễn ra những trận đánh ác liệt giữa quân Hai Bà và quân Hán, là vùng Tiên Sơn tỉnh Hà Bắc. Hồ Tây từ lâu lắm đã là thắng cảnh. Từ đời Lý-Trần các vua chúa đã lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí, như cung Thuý Hoa đời Lý tức điện Hàm Nguyên đời Trần nay là chùa Trấn Quốc, cung Từ Hoa đời Lý nay là khu chùa Kim Liên, điện Thụy Chương đời Lê nay là khu trường Chu Vǎn An v.v..
Những ngày sóng gió yên lặng, chơi thuyền hồ Tây là một thú tao nhã. Lướt trên sóng hồ, nhiều thi sĩ đã có những vần thơ đẹp như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến...
Nếu làm một cuộc đi dạo quanh hồ thì đồng thời cũng được thǎm thú khá nhiều di tích và thắng cảnh. Làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ "Bà huyện Thanh Quan" với chùa Kim Liên có kiến trúc độc đáo, làng Nhật Tân nguồn hoa đào mỗi độ xuân về đồng thời tương truyền là nơi Lạc Thị đời Hồng Bàng sinh ra một bọc trứng nở thành bẩy con rồng. Rồi làng Xuân Tảo với đền Sóc thờ Thánh Gióng, làng Trích Sài có chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh, rồi sang làng Kẻ Bưởi với nghề làm giấy cổ truyền với đền Đồng Cổ nơi bách quan hội thề đời Lý, làng Thuỵ Khuê với chùa Bà Đanh nổi tiếng một thời, đền Quan Thánh thờ Trấn Vũ.

Ngày nay, một loạt các khách sạn mới được xây dựng bên hồ làm quang cảnh thêm đa dạng. Cùng với hồ Trúc Bạch, hồ Tây làm giàu thêm chất thơ cho nội thành Hà Nội đồng thời cũng làm giàu cho cả Hà Nội về kinh tế, vì đó là những vựa cá đem lại nguồn thu lớn cho thành phố.
 

henry998

Member
ĐỀN NGỌC SƠN
Khoảng nǎm 1739, chúa Trịnh Giang lập cung Khánh Thụy ở trên hòn đảo ngọc làm nơi hóng gió ngày hè. Người em là chúa Trịnh Doanh lại cho đắp ở bờ hồ phía Đông một núi gọi là Độc Tôn để kỷ niệm sự kiện ông ta dẹp được cuộc nổi dậy của dân vùng Độc Tôn ở cuối dãy Tam Đảo. Tới đời Lê Chiêu Thống vào nǎm 1786, vua này đã cho lính đốt cung Khánh Thụy cùng lúc với Phủ chúa Trịnh. Sang thế kỷ XIX, một ngôi chùa thờ Phật được dựng lên trên nền cũ của cung Khánh Thụy. ít lâu sau lại đổi chùa ra đền chủ yếu thờ Vǎn Xương, một nhân vật thần thoại coi sóc việc vǎn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng Việt Nam đã đánh thắng quân Nguyên xâm lược hồi thế kỷ XIII. Ngoài ra trong đền còn có tượng Quan Vũ, một danh tướng đời Thục Hán (Trung Quốc) nổi tiếng về sự trung nghĩa và tượng Lã Tổ nổi tiếng về chữa bệnh, cả hai đều là người Trung Hoa được thần thánh hoá.
Nǎm 1865, Nguyễn Vǎn Siêu, một nhà vǎn hoá lớn của Hà Nội, đã đứng ra sửa lại toàn cảnh khu này. Trên núi Độc Tôn ông cho xây một tháp đá mà đỉnh là hình ngọn bút lông. Trên thân tháp có tạc ba chữ Tả Thanh Thiên có nghĩa là viết lên trời xanh. Có bút tất phải có nghiên. Đi qua tháp Bút tới đài Nghiên: Một cửa cuốn trên có đặt một cái nghiên bằng đá tạc theo hình nửa quả đào. Trên thành nghiên có khắc một bài vǎn nói về công dụng của cái nghiên mực xét về mặt triết học. Qua đài Nghiên là đến cầu Thê Húc có nghĩa là "nơi đậu lại ánh sáng mặt trời ban mai". Đầu cầu bên kia là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trǎng) cũng là cổng đền Ngọc Sơn. Đền có nếp nhà thờ chính. Nếp ngoài là bái đường, nếp giữa là nơi thờ Vǎn Xương, nếp sau là nơi thờ Trần Hưng Đạo. Trước mặt bái đường là Trấn Ba Đình (đình chắn sóng).
Điều đáng chú ý là khu vực Ngọc Sơn có rất nhiều câu đối từ ngoài cổng đến các nếp nhà thờ, hễ có cột là có câu đối nề, câu đối gỗ của nhiều danh sĩ Bắc Hà. Mảng vǎn học - câu đối ấy cũng là một kho tư liệu rất quý.

HỒ HOÀN KIẾM

Từ lâu mọi người đều coi hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm) là trung tâm của khu vực nội thành Hà Nội. Các nhà địa lý cho rằng hồ là một đoạn sót lại của sông Hồng sau khi sông đã chuyển dòng. Sự việc sông nước biến thiên ấy diễn ra cách đây hàng nghìn nǎm nhưng cái tên Hoàn Kiếm thì mới có cách đây ba thế kỷ. Trước đây hồ có tên là Lục Thuỷ vì sắc nước bốn mùa xanh. Tới thế kỷ XV, đổi tên gọi là Hoàn Kiếm do truyền thuyết sau: "Lê Thân (một người đánh cá) theo Lê Lợi chống giặc Minh, tặng cho ông một thanh gươm báu. Thanh gươm này Lê Thân kéo lưới bắt được nên Thân đã tặng lại chủ tướng. Trên gươm có đề hai chữ "Thuận Thiên". Có lần Lê Lợi nhặt được một cái chuôi gươm lắp vừa như in với chiếc gươm của Thân đã tặng. Suốt 10 nǎm chinh chiến, Lê Lợi luôn dùng thanh gươm ấy xông pha đánh đuổi giặc. Khi dẹp xong giặc, ông trở về Thǎng Long. Một hôm ông ngồi thuyền dạo chơi trên hồ Lục Thuỷ bỗng có hai rùa nổi lên. Ông rút gươm trỏ vào rùa thì rùa liền đớp lấy thanh gươm mà lặn đi. Ông cho rằng thần giúp gươm để dẹp giặc, nay giặc yên rồi thần lấy lại gươm, nên vua đổi gọi là hồ Hoàn Kiếm (tức trả gươm)".
Từ thế kỷ thứ XVI trở đi, các vua Lê và chúa Trịnh bắt đầu điểm tô cho hồ này. Xa trông, góc tây nam hồ là gò Tháp Rùa. Tháp chỉ mới có từ thế kỷ thứ XIX thực ra không có giá trị gì về lịch sử cũng như nghệ thuật song do đứng đó một thế kỷ nên thành thân thiết với mọi người qua bao thế hệ.

 

henry998

Member
ĐỀN QUÁN THÁNH

Cứ như ba chữ tạc trên nóc cổng thì đây là "Chân Vũ Quán". Thực ra cái tên này mới có từ nǎm 1840. Trước đó là "Trấn Vũ Quán" và dân chúng thì gọi nôm na là đền Quan Thánh.

"Quán" là nơi thờ tự của Đạo giáo, cũng như chùa là của Phật giáo. Thánh Trấn Vũ là một hình tượng kết hợp nhân vật thần thoại Việt Nam (ông Thánh đã giúp An Dương Vương trừ ma quỷ trong khi xây dựng thành Cổ Loa) và nhân vật thần thoại Trung Quốc (Thánh coi giữ phương bắc). Tương truyền đền có từ đời Lý Thái Tổ (1010-1028), nhưng diện mạo hiện nay có từ lần sửa chữa nǎm 1893.
Dù chỉ mới một thế kỷ trước đây nhưng kiến trúc đền thuộc loại đẹp. Các mảnh trạm khắc trên những cấu kiện bằng gỗ có giá trị nghệ thuật cao. Bố cục mặt bằng cũng như không gian của đền hài hoà cân đối, nhất là cảnh quan thoáng đãng, có hồ Tây trước mặt tạo lên một vọng cảnh đẹp. Trong đền có pho tượng Trấn Vũ bằng đồng đen đúc nǎm 1667 cao 3,96m, nặng khoảng 4 tấn. Tượng có hình dáng một người ngồi, y phục gọn gàng nhưng tóc lại bỏ xoã, chân không giày dép, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm. Thân gươm có rắn quấn và chống lên lưng rùa. Đó là hình dáng một đạo sĩ. Tượng Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và nghệ thuật tạc tượng của người Hà Nội cách đây 3 thế kỷ. ở nhà bái đường có một pho tượng nhỏ bằng đá. Theo một thuyết được nhiều người chấp nhận thì đây là tượng ông Trùm Trọng, người thợ đúc đồng đã đúc pho tượng Trấn Vũ. Tượng này là do các học trò của ông Trùm tạc nên để ghi công thày.


CHÙA TRẤN QUỐC

Có thể đây là ngôi chùa vào loại cổ nhất ở Việt Nam. Tương truyền chùa có từ đời Lý Nam Đế (544-548). Thủa ấy, chùa được xây sát bờ sông Cái, có tên là chùa Khai Quốc (mở nước). Đến đời Lê Thái Tông (1434-1442) đổi là chùa An Quốc. Đời Lê Kính Tông (1600-1618) bãi sông lở, dân dời chùa vào hòn đảo Cá Vàng ở giữa Hồ Tây (địa điểm hiện nay) nơi mà các vua nhà Lý đã dựng cung Thuý Hoa và đời Trần đã dựng điện Hàm Nguyên. Đời Lê Hy Tông (1676-1705) đổi gọi là chùa Trấn Quốc.
Khoảng thế kỷ XV (hoặc XVII), do đắp đê Cổ Ngư nên mới có đường nối đê với đảo Cá Vàng. Chùa hiện nay còn giữ được lối kiến trúc độc đáo khác với nhiều chùa: Phía trước là nhà bái đường, rồi đến hậu cung, phía sau mới là hai dãy hành lang và gác chuông. Trong chùa có một số tượng đẹp, đáng chú ý nhất là pho tượng Thích Ca nhập niết bàn bằng gỗ thiếp vàng. Chùa cũng có nhiều bia, cổ nhất là tấm bia dựng nǎm 1639 do Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính soạn, nội dung ghi lại lịch sử đại tu chùa vào chính nǎm này. ở sân chùa hiện có cây bồ đề sum xuê cành lá, đó là tặng phẩm của một Tổng thống ấn Độ khi ông tới thǎm chùa nǎm 1959.
Nǎm 1842, vua Thiệu Trị ra Bắc tới đây đổi gọi là chùa Trấn Bắc nhưng dân vẫn dùng tên cũ.

 

winter09

Moderator
Ôi Hà Nội:* , sao mà tôi yêu Hà Nội thế.
Chiều nay lượn mấy chỗ ở Hà Nội, thấy Hà Nội đẹp quá, sao mình là ng` HN chính gốc mà lại ko biết vẻ đẹp quí giá này nhỉ.
Highland, nơi ngắm Hồ Gươm từ trên cao. Hà Nội với dòng người qua lại tấp nập, thật nhộn nhịp, ngồi trên này, dường như chẳng có gì có thể tách mình ra khỏi cảnh đẹp ấy. Từ Highland nhìn xuống , Hồ Gươm với hàng cây chạy dọc quanh hồ thật thanh bình, xanh biếc màu lá cây và màu xanh của mặt hồ <nhìn xa thế thôi, đến gần bẩn chết =))>Buổi tối, ánh đèn lung linh<chẳng đủ để đọc cái menu> càng làm cho khung cảnh thêm mờ ảo, tạo cảm giác rất dễ chịu, nhìn xuống, vẫn dòng người tấp nập, nhưng bây giờ ko còn vội vã mà chậm rãi, qua 1 lần ngồi trên HL, cuộc sống người Hà Nội hiện rõ ra trước mắt.
.......(to be cont).....
 

avirax

Member
1. Thịt chó Nhật Tân
2. Quán rượu Chim Sáo - ngõ Huế
3. Quán rượu Nguyễn Khuyến

Sau khi đi du lịch Hà Nội thì nên lên 3 chỗ đấy, nhậu cho say khượt ra rồi về nhé.
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top