Progressive

phongvan

Member
Bài này em chẳng nhớ lấy ở đâu nữa
Nhưng đây là bài đầy đủ nhất về pro mà em có
Thôi thì cứ post để ai chưa biết về pro có cái để tham khảo
 

phongvan

Member
Thế nào là Progressive Music?

Ngày nay, khi đề cập đến "Progressive Rock" or "Progressive Metal" luôn dẫn đến câu hỏi "Thế nào là Progressive Music?"

Không có định nghĩa tuyệt đối thế nào là "Progressive Music",
"Progressive Rock" hay "Progressive Metal." Muốn hiểu ý nghĩa thật sự của những danh từ trên. Một nhà chuyên môn phải tìm hiểu tất cả các thể loại phát sinh từ các danh từ đó, tính chất, phong cách, đặc điểm và những âm sắc xung quanh chúng.

Từ ngữ "Progressive" không hoàn toàn để phân loại một thể
loại nhạc với các yếu tố riêng biệt nào, cũng không phải là
một sự quả quyết để ép âm nhạc vào một xu hướng nghiêm ngặt trong quá trình phát triển. Đơn giản "Progressive" ngụ ý
rằng âm nhạc phát triển vượt ra ngoài các yếu tố truyền thống. Vì vậy, không việc gì phải mụ mẫn về từ ngữ đó, nên hiểu là
"Progressive" ngụ ý rằng âm nhạc luôn phát triển không ngừng.

Các tính chất của Progressive Music:

1) Bài hát thường rất dài: các ban nhạc chơi thể loại này có xu
hướng sáng tác các ca khúc rất dài, kết hợp giọng ca rất cao và
nét lướt rất dài của các nhạc cụ. Các ca khúc thường xuyên vượt qua khuôn mẫu truyền thống (gồm một đoạn nhạc, tiếp nối bằng
điệp khúc rồi lặp lại cho đến khi kết thúc bài hát), phá thành
từng mảnh riêng biệt không có cấu trúc cụ thể nào, nôm na là phá cách. Thông thường, các ca khúc dài từ 5 đến 10 phút, trường hợp đặc biệt có thể hơn 20 phút hoặc cả một
dĩa nhạc dài từ 40 đến 70 phút chỉ có một ca khúc duy nhất.

2) Nhịp điệu luôn thay đổi: Đây là điểm riêng biệt của thể loại nhạc này, thông thường các bài hát theo nhịp 4/4 thì ở thể loại này, nhịp điệu biến chuyển liên tục, có thể từ 4/4 hoặc bất cứ nhịp nào thành 7/4, 11/8, 9/4... Các ban nhạc Progressive phải có tay trống thật tài năng giữ nhịp. Yếu tố này phá bỏ tất cả cấu trúc âm nhạc truyền thống.

3) Nhạc cụ phức tạp, giọng hát rất cao: Thể loại này sử dụng vô vàn các loại nhạc cụ bên cạnh các nhạc cụ cổ truyền như guitar, trống có thêm piona, keyboard, synthesier, có thể thêm vào kèn, sáo, violon, cello... Quy mô hơn, Progressive Music kết hợp cả nhạc cổ điển và blue. Điều này đòi hỏi tài năng của các nghệ sĩ phải thật rộng lớn, kết hợp hoàn hảo cảm xúc với âm nhạc.

Một đặc điểm điển hình nữa là giọng hát cao, trong và khoảng cách lúc lên và xuống rất lớn của các ca sĩ. Các ca sĩ thể hiện thật truyền cảm, nhiều giai điệu đối âm và hợp xướng không chỉ truyền tải cảm xúc mà còn làm tăng thêm sự hùng vĩ của âm nhạc.

4) Lời nhạc có cốt truyện: đây là sự sáng tạo tuyệt vời của thể loại này. Các ban nhạc thường có ý tưởng to lớn vào các bài hát và dĩa nhạc của họ. Như một thông lệ, lời nhạc của Progressive Music có khunh hướng phức tạp và đầy trí tuệ, đôi khi có thêm các yếu tố hư cấu, giả tưởng và cảm xúc chân thành của con người. Progressive Music tạo ra một cụm từ mới "concept album", về sau không riêng gì thể loại này có các dĩa nhạc
như vậy. Các dĩa nhạc này thường dựa vào một câu chuyện hay một hành động cao đẹp để tạo ra nội dung, mỗi bài hát được kết
nối với nhau kể chi tiết nội dung của câu chuyện gây cảm hứng dạt dào và trừu tượng cho người nghe.
 

phongvan

Member
"Concept Album"
Đối với các thể loại nhạc thông thường, một bài hát do nghệ sĩ hay cả ban nhạc sáng tác, một dĩa nhạc tổng hợp nhiều bài hát khác nhau. Progressive Music đưa thêm một từ ngữ vào từ điển âm nhạc "Concept Album". Các dĩa nhạc gồm nhiều bài hát, mỗi bài hát thể hiện một tình tiết, các tình tiết được liên kết với nhau bằng các ca khúc. Thậm chí, một dĩa nhạc thể hiện một
chương, nhiều dĩa nhạc làm thành một câu chuyện. Đây là sự
phát triển của âm nhạc, thể hiện sức sáng tạo độc đáo, một lý do tại sao Metal lại lôi cuốn người nghe. Theo các nhà bình luận, hầu hết các dĩa nhạc có cốt truyện đều hay, có lẽ khi đã bỏ
nhiều công sức cho nội dung, các nhạc sĩ càng muốn tô bật
nội dung bằng nhạc, họ muốn sản phẩm của họ phải thật hoàn hảo.

Khi nghe một "Concept Album", nếu để riêng từng bài hát, sẽ không hiểu gì cả. Người nghe cũng cần có vốn ngoại ngữ
khá, hiểu biết rộng về văn hoá, xã hội , sự đầu tư đúng mực để có thể hiểu được nội dung. Nội dung rất phong phú, từ
truyền thuyết, thần thoại, khoa hoc giả tưởng, truyện kinh
dị, vấn đề xã hội, lịch sử... Dĩa "Concept Album"
đầu tiên đã có từ năm 1967, đó là "Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band" của The Beatles. Đối với nhạc Rock thì "Concept Album" đầu tiên là "Tommy" của The Who, phát hành năm 1969.
 

phongvan

Member
Một số "Concept Album":

Angra-Holy Land
Nói về quê hương Brazil.

Armageddon-Crossing the Rubicon
Trái đất bị phá huỷ, các vì sao hình thành trở lại như thuyết
Big Bang.

Ayreon-Into The Electric Castle
Một số người đàn ông và phụ nữ bị đưa đẩy từ nhiều nơi khác nhau trong lịch sử đến căn phòng trong toà lâu đài điện.

Ayreon-The Final Experiment
Một người đàn ông mù, sống vào thời Trung Cổ thấy được tương lai.

Blind Guardian-Nightfall in Middle Earth
Mùa thu trên vùng đất Noldor trong tiểu thuyết "Silmarillion của
JRR.Tolkien.

Alice Cooper-From the Inside
Cuộc sống như một kẻ tị nạn điên rồ.

Alice Copper-The Last Temptation
Một cậu bé trốn tránh quyền lực cái ác.

Alice Cooper-Goes to Hell
Chuyến đi đến địa ngục rồi trở về.

Cradle Of Filth-Cruelty and the Beast
Truyền thuyết về nữ bá tước Hungary Bathory.

David Bowie-Ziggy Stardust
Câu chuyện về một ngôi sao nhạc Rock.

Dio-Magica
Chuyến du hành kỳ bí.

Domine-Dragonlord (Tales of the Noble Steel)
Cuộc phiêu lưu mạo hiểm.

Dream Theater-Metropolis pt II : Scenes From a Memory
Một người đàn ông sử dụng thuật thôi miên quay ngược thời gian, giải đáp một vụ giết người bí ẩn và tìm hiểu về bản thân anh ta trong quá trình đó.

Eagles-Desperado
Cuộc sống và cái chết của một kẻ liều lĩnh.

Edge Of Sanity-Crimson
Chỉ một ca khúc dài 45 phút, cuốn sử biên niên về sự trổi dậy rồi suy tàn của một bà hoàng độc ác.

Edguy-Theater of Salvation
Sự đấu tranh để tồn tại, cuộc tìm kiếm sự cứu vớt, mảnh vụn của
tâm hồn và nổ lực tồn tại như một cá thể đơn độc.

Fates Warning-A Pleasant Shade of Gray
Tâm trạng chán chườnng, tuyệt vọng của một người đàn ông.

Fear Factory-Obsolete
Từ bộ phim "Terminator".

Gamma Ray-Somewhere out in Space
Chuyến du hành vào không gian.

Genesis-The Lamb Lies Down On Broadway
Câu chuyện ngụ ngôn về một chàng trai phạm lỗi lầm, bị thế lực siêu nhiên săn đuổi. Cuộc thử thách của anh ta qua các vùng đất khắc nghiệt để sửa chữa lại sai lầm anh ta phạm phải
trong quá khứ.

Genesis-Duke
Danh vọng phá vỡ tình họ hàng.

Glass Hammer-Journey of the Dunadan
Phỏng theo bộ tiểu thuyết "Lord of the Rings".

Glass Hammer-On to Evermore
Huyền thoại về "Perelandra"

Grave Digger-Excalibur
Câu chuyện về vua Arthur, các hiệp sĩ bàn tròn, truyến thuyết về
thanh gươm Exalibur.

Grave Digger-Knights of the Cross
Những cuộc thập tự chinh vào thế kỷ 11 đến 13.

Grave Digger-Tunes of War
Lịch sử Scotland, cuộc chiến của người Scotland chống lại nhà nước phong kiến, rồi đế quốc Anh từ thế kỷ 13 đến 18.

Haggard-And Thou Shalt Trust... The Seer và Awaking Of
Centuries
Kể về nhà tiên tri người Pháp Nostradamus.

Iron Maiden-Seventh Son of a Seventh Son
Kể về một người đàn ông sinh ra với quyền lực tâm linh, thần bí.

Iron Savior-Iron Savior
Hành tinh Atlanten-con người trở lại trái đất sau 35000 năm định cư.

King Diamond-Conspiracy
Một bà già điên.

King Diamond-Abigail
Nỗi ám ảnh của một bà mẹ đang mang thai.

King Diamond-Voodoo
Cư dân mới đến định cư tại Louisiana bị tà thuật mê hoặc.

King Diamond-The Eye
Toà án dị giáo tại Pháp

King Diamond-Them
Cũng về một bà lão điên.

King Diamond-The Graveyard
Một kẻ điên khùng trả thù thị trưởng thành phố.

Mandalaband-The Eye of Vendor
Vùng đất trên hành tinh xa xưa, vị vua và các hiệp sĩ của ông
ta cùng người dân chiến đấu với các mụ phù thuỷ, thầy bùa và quái vật biển khơi.


Nevermore-Dreaming Neon Black
Cuộc sống của ca sĩ Warrel Dane, một cô gái tham gia một giáo phái rồi biến mất để lại người yêu nỗi buồn không nguôi.
Đời tư của Dane khá giống với câu chuyện anh tả trong dĩa nhạc. Người yêu của anh cũng ra đi tương tự như vậy.

Opeth-My Arms, Your Hearse
Một câu chuyện ma.

Pain of Salvation-Entropia
Hoàn cảnh khốn khó của loài người, thuật lại câu chuyện miêu tả cuộc chiến tại vùng đất tưởng tượng Entropia.

Pallas-The Sentinel
Về cư dân thành phố Atlantis.

Pink Floyd-The Final Cut
Roger Water nói về cái chết của cha mình trong thế chiến thứ 2,
tại sao chiến tranh không kết thúc và bất công vì các nhà chính trị phản bội lời hứa đối với những người lính tham chiến.

Pink Floyd-Dark Side of the Moon
Chỉ trích xã hội đương thời, cuộc sống khiến cho một con người bị tâm thần.

Pretty Things-SF Sorrow
Một người đàn ông không đủ sức chống lại rủi ro, rồi bị điên.

Queensryche-Operation : Mindcrime
Tội ác và âm mưa trong thế giới ngầm.

Rhapsody-Legendary Tales-Symphony of Enchanted
Lands-Dawn Of Victory-Power Of Dragonflame
Truyện cổ tích về thanh gươm màu lục bảo, cuốn sử thi về vùng đất Algalord vĩ đại.


Riot-Inishmore
Chàng trai Ailen mất cô bạn gái khi di cư.

Royal Hunt-Paradox
Kiến thức của một người đàn ông về quyền hạn của Chúa trong xã hội loài người.

Savatage-Dead Winter Dead
Cuộc chiến tại Bosnia.

Saviour Machine-Legend Part I và Legend Part 2
Cuốn sách thứ nhất kể về một truyền thuyết vĩ đại gồm ba phần.

Hypertrace
Chuyến du hành vào không gian, chạn chán với người ngoài hành tinh, chinh phục các thiên hà xa lạ.

Sentenced-Down
Tự tử.

Shadow Gallery-Tyranny
Sai lầm của mộc chuyên gia vũ khí, anh ta bị đẩy vào không gian
mạng Internet, mãi mãi không trở về được.

Skyclad-Prince of the Poverty Line
Cuộc sống chán chường của người nông dân Anh thời phong
kiến.

Theatre of Tragedy-Aégis
Nữ anh hùng trong các câu chuyện thần thoại.

Thorne-America The Beatiful
Cuộc đời và bi kịch của siêu sao điện ảnh Marilyn Monroe.

Pete Townshend-Iron Man
Dựa theo chuyện khoa học giả tưởng của Ted Hughes

Pete Townshend-Psychoderelict
Một thế hệ cảm thấy chán chướng lớn lên trong thế giới bất công.

Pete Townshend-White City: A Novel
Cuộc sống nhạt nhẽo và nỗi tuyệt vọng của những kẻ vô gia cư.

Trans-Siberian Orchestra-Beethoven's Last Night
Sự kiện xảy ra tại thành phố Vien trong một đêm giông bão khi
Mephitopheles bắt linh hồn Beethoven, và điều khiển Beethoven.

Trans-Siberian Orchestra-Christmas Eve and Other
Stories
Một thiên thần giải tự giải cứu để trở về nhà.

Trans-Siberian Orchestra-The Christmas Attic
Một cô gái trẻ, lễ giáng sinh. Tầng thương chứa kho báu, và ma
lực trong không khí.

Triumvirat-Spartacus
Câu chuyện về người anh hùng Spartacus.

Virgin Steele-House of Atreus : Act I
Phỏng theo thần thoại Hy Lạp, những tên đồ tể ở Agamemnon và Kassandra , lời nguyền của ngôi đền Atreus. Câu chuyện sau cuộc chiến thành Trojan.

Virgin Steele-Invictus
Các vị chúa phù hộ một người đàn ông chinh phục miền đất hứa.

WASP-Crimson Idol
Một đứa trẻ tâm thần.

The Who-Tommy
Một cậu bé mù, câm, điếc bị thế giới ruồng bỏ. Cậu bé cố gắng vươn lên bằng nỗ lực phi thường và được bền bù xứng đáng.

X-Wild-Savageland
Trận chiến giữa các chàng dũng sĩ can đảm với gã bá tước độc ác muốn cai trị thế giới Savageland thần bí.

Frank Zappa-Civilization Phaze III
Những người sống trong cây đàn piano.
 

phongvan

Member
Một số thể loại
Người nghe rất dễ nhầm lần vì có khá nhiều nhánh rẽ của Progressive Music. Một số thể loại có thể kể đến sau đây không hẳn là chính xác hoàn toàn. Ngoài những đặc điểm chung ở trên, mỗi thể loại có thêm vài nét riêng biệt khác.

1) Progressive Rock & Progressive Metal: Đây là hai trường phái chủ yếu của Progressive Music.

Progressive Rock: Xuất hiện vào cuối thập kỷ 60, phổ thông vào cuối thập kỷ 70 cho đến hôm nay. Thể loại này phát triển những nền tảng nhạc Rock cơ bản thành một tầm cao mới. Âm nhạc phức tạp và trao chuốt, luôn đòi hỏi mức độ ngày càng cao đối với các nghệ sĩ. Một vài yếu tố chính:

Giai điệu, hoà âm gồm nhiều đoạn kéo dài và phức tạp về cấu trúc. Giọng hát mang nhiều âm sắc cao, thấp khác nhau rất xa. Có thêm ảnh hưởng của các nhạc cụ cổ điển và điện tử bên cạnh các nhạc cụ truyền thống của Rock như guitar, trống, bass. Prog Rock còn có các yếu tố từ các thể loại nhạc khác như nhạc cổ điển và Jazz, Fusion.

Ban nhạc đóng góp nhiều cho Prog Rock vào thập kỷ 80 là Marillion. Các nhóm khác như Genesis, Yes đưa thêm hiệu quả âm thanh của trống và các thiết bị điện tử.

Progressive Metal: Hiểu một cách đơn giản là sự liên kết âm thanh mạnh mẽ của Heavy Metal với Progressive Rock. Ban nhạc tiêu biểu nhất là nhóm Rush của Canada.

2) Symphonic Rock: kết hợp Rock với những yếu tố của nhạc cổ điển như nhạc cụ, đoạn nhạc dạo, cách trình bày các bản nhạc. Nhạc cụ thường thấy nhất ngoài đàn, trống là synthesizer. Symphonic Rock phát triển mạnh đến cuối thập kỷ 70 nhưng xuống dốc đôi chút vào thập kỷ 80.

4) Art Rock: Thông thường được xem như một cách nói khác của "Progressive Music". Tuy nhiên, cũng có một chút khác biệt, Prog Rock có khuynh hướng phát triển từ các yếu tố truyền thống như giai điệu, nét thơ ca và kĩ thuật chơi nhạc. Art Rock lại có xu hướng thử nghiệm dùng âm thanh kết cấu với các tiểu thuyết văn học. Có ý kiến xem Art Rock như là "Prog Lite". Nghệ sĩ đi đầu có thể kể đến Bob Dylan.

5) Neo-classical & Power Metal:
Neo-classical được xem một thể loại của Power Metal, kết hợp Power với âm thanh nhạc cổ điển hiện đại. Những câu riff, các đoạn solo guitar tốc độ hoà quyện với âm thanh của đàn violon, clavico và đội hợp xướng. Đôi khi cường độ các bài hát tăng dần quanh đoạn điệp khúc tạo ra nét ca kịch, rung động. Đối với các ban nhạc theo phong cách này, ranh giới giữa Progressive với Power Metal không rõ nét lắm. Các nghệ sĩ đi đầu phải kể đến Yngwie Malmsteen, Steve Vai.

6) Fusion, Experimental, và Opera metal, Doom, AOR, Death, Black và còn rất nhiều nữa.
Progressive Music là một khái niệm rất rộng lớn. Trong tương lai, Progressive Music sẽ có thêm nhiều danh từ mới nữa.
 

phongvan

Member
còn đây là review về 1 album rất hay của Pro nói chung và band nhạc Ayreon nói riêng
(album này tuy nhiên vẫn mang khá nhiều tính chất của power)
 

phongvan

Member
Năm 2004 là một năm mà Progressive rock/metal gặt hái được những thành công rực rỡ. Một trong những thành công đó là album “The human equation” của Ayreon. Có thể nói album là 1 kiệt tác xuất sắc ở cả 2 khía cạnh: âm nhạc và phần lyric. Toàn album như 1 bộ phim tái hiện lại những trạng thái, cảm xúc, những xáo trộn, những điều băn khoăn, sự hi vọng rồi lại thất vọng có trong tâm tưởng của 1 con người. Trong album này có 1 đội ngũ những ca sĩ nổi tiếng tham gia, có thể kể đến là: James LaBrie (DT), Mikael Akerfeldt (Opeth), Mike Baker ( Shadow Gallery) hay Devin Townsend.



Câu chuyện trong album nói về 1 người đàn ông bị bất tỉnh sau 1 tai nạn. Mỗi bài hát ở đây là 1 ngày người đàn ông đó phải đối mặt với những cảm xúc, phải chiến đấu với nỗi sợ hãi, với nỗi đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần để giành lại sự sống của mình.

1. Day one: Vigil
Track này mở đầu bằng những âm thanh của máy móc, của tiếng người ốm làm ta liên tưởng đến ko gian 1 bệnh viện. Ở đó ta gặp gỡ 2 nhân vật đầu tiên đó là: Wife và Best friend. Họ là

những người thân yêu của nhân vật chính, họ lo lắng và băn khoăn về tất cả những gi` mà anh ta đang trải qua:

“Did he open up his eyes?
Did he try to touch my hand
Or is my mind playing tricks on me...”

2. Track two: Isolation
Nhân vật chính (Me) xuất hiện với 1 tâm trạng hoang mang ko hiểu chuyện gì đang xảy ra,

không biết mình đang lâm vào hoàn cảnh như thế nào:

“I don't remember anything
What place is this...how did I get here?
I don't understand, what's happening...
Am I alone?”

Đúng lúc đó thì nỗi sợ hãi (Fear) kéo đến bủa vây lấy anh: “ You're alone, noone here is dancing to your tune”

Acoustic guitar dần bị xâm chiếm bởi những đợt sóng từ trống dồn dập. Hàng loạt những câu hỏi được nhân vật chính đặt ra và được giải đáp bằng Réason. Người đàn ông bắt đầu phải đố diện thêm với nhiều cảm xúc khác nhau giằng xé trong lòng: Passion và Pride. Tưởng chừng như mọi thứ đang dâng tráo chỉ chực vỡ oà ra thì vang lên những giai điệu mượt mà của sáo flute cùng với giọng hát như an ủi vỗ về của Heather Findlay (Love):

“You'll find me here whenever they oppose you
I am the strongest of them all
No need to fear these feelings that enclose you
I'm here to catch you when you fall
You're not alone
I am here dancing to your tune”

Ở đâu cũng vậy trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn và thất vọng đến đâu thì tình yêu thương sẽ luôn là vị cứu tinh cho con người. Vì vậy dù thế nào đi chăng nữa thì hãy “ Close your eyes listen to your heart beat” và bạn sẽ biết phải làm gì.

3. Day three: Pain
Tiếng guitar thùng cùng với giọng hát của Devon Graves (Agony) vang lên là lúc nhân vật chính phải đối mặt thêm với 1 cảm xúc khác nữa đó là sự đau đớn:

“I am pain
I am real. I'm not a dream
I'm the chain around your neck as you scream”

Giọng vocal của Devon Graves như có chút gì đó nhức nhối, ám ảnh. Người đàn ông- nhân vật chính của chúng ta cố gắng chống lại tất cả những lời đe doạ của Agony:

“I can't believe there is no way out...”

“I can't believe this is the end”

Xen kẽ tiếng guitar là những đoạn trống và tiếng gầm gào như muốn nhấn chìm tất cả. Cũng như ở track “Isolation” tình yêu xuất hiện cũng là lúc nhạc lắng dần xuống:

“ I can't accept this, we will find a way
Out of this cesspool of doom and dismay
Beyond this dejection there's beauty and grace


3. Day four: Mystery
Tiếng còi xe cấp cứu bệnh viện đưa người nghe trở về với thực tại nơi có 2 người: Wife và Best friend đang ở bên giường bệnh. Hàng loạt những câu hỏi được dặt ra và sau đó là những câu trả lời chứa đựng cả sự thất vọng lẫn hi vọng:

“ Do you think he's seen it?

I don't think he did
Do you think he knows it?
I don't think he knows
Do you think he's been there?
I don't think he was
Do you think he'll die?
I don't think he will”

Bài hát giữ nhịp độ chậm đều ngoại trừ đoạn cuối tiếng trống nổi lên kèm theo giọng vocal của Irene Jansen và Jame LaBrie.

5. Day five: Voices
Mở đầu vẫn giống như các ca khúc trước đó là sự xuất hiện của acoustic guitar như những đợt sóng nhỏ chậm rãi sau đó là phần hoà âm keyboard rất tuyệt vời.

Trở lại với những cảm xúc của người đàn ông từ khi anh cảm nhận được lời nói tf những người thân yêu. Lúc đầu anh băn khoăn ko biết những giọng nói đó phát ra từ đâu, có phải họ đang nói về mình chăng, họ đang nghĩ những gì?

“But what if there's truth in the words that they speak?
What do they signify?”

“And what are the questions to answers I seek
What will they clarify?”

Để lamf sáng tỏ những điều đó, nếu như theo cách lí giải của con tim (Love) thì những giọng nói đó quả là những dấu hiệu đáng mừng:

“They sound familiar, they must be here to help you
All this confusion's tearing you apart
You must be patient, time is the healer
Open up and let them in your heart”

Thì đến lúc nỗi sợ hãi (Fear) xuất hiện lại nhấn chìm tất cả những niếm hi vọng ấy:

“You fool yourself
You rose so high, you were bound to fall
Longing for the truth, you lived a lie...”

Đang trong những suy nghĩ trái ngược, những xáo trôn đầy biến động trong lòng thì Pride và Reason xuất hiện, giúp người đàn ông lấy lại niềm hi vọng

“Look to the future, but learn from the past
Confront the danger; face up to your rival
Take a deep breath, we have to move fast”

Bài hát kết thúc bằng cơn bão của trống và keyboard.

Day six: Childhood

Bài hát bắt đàu bằng tiếng keyboard gợi cảm giác ko gian đưa người đàn ông trở về vời quá khứ đầy những buồn đau cô đơn và thiếu thốn tình cảm:

“You're alone in your bedroom
Hiding from the world, staring at the ceiling”

“You're hiding out in the cellar
Aching and ashamed, covering up the bruises”

Ở track này người đàn ông nhớ về người cha của mình, người đã ko thèm quan tâm chăm sóc đền anh,người chỉ đem lại sự cô đơn, đau khổ cho mẹ của anh:

“Mother said 'he'll be home soon'
But he never was, and I knew how she was feeling”

Tuổi thơ dữ dội ấy đã tạo nên 1 vết thương sâu sắc trong lòng người đàn ông. Và anh luôn nghĩ rằng một ngày nào đó mình sẽ là người thành đạt, sẽ ko giẫm vào vết xe đỏ của ngưới cha:

“ You swore that one day you would be
better than him...one day you'd win”

Bài hát kết thúc = tiếng đàn cello kéo lê buồn thảm:

“But he never came, as for me...he didn't have to..”

7.Day seven: Hope
Trái ngược lai với “Childhood”, thay bằng những giai điệu buồn ở trên là tiếng nhạc vui vẻ, hạnh phúc. Người bạn thân của người đàn ông xuất hiện đưa anh về lại những tháng ngày tuổi trẻ sống đầy nhiệt huyết, say mê và yêu đời:

“Let me take you back
To the time when we were chasing all the girls
Two maniacs
Indulging in the pleasures of this world”

Những lời nói của người bạn tiếp thêm sưc mạnh cho người đàn ông cố gắng bấu víu lấy sự sống, cố nuôi hi vọng để vượt qua tất cả:

“I've got to fight”

“I will pull through”

“I will not break”

“I must awake”

“take me with you”

Nhưng chừng ấy có lẽ vẫn còn là chưa đủ mạnh đẻ kéo người đàn ông ra khỏi sự rình rập của thần Chết:

“There's no way out, my whole world is black!”

8. Day eight: School
Kí ức vẫn còn ám ảnh xung quanh nhân vật chính. Anh ta trở về với ngôi trường nơi anh ta đã từng hoc tập. Bài hát này mang đúng tính chất của 1 trường đoạn trong 1 vở nhạc kịch: có những lúc yên ả, êm đềm lại có những lúc dữ dội và ào ạt.


Tuổi ấu thơ đến trường học, người đàn ông phải sống trong cái vỏ bọc của sự sợ hãi và cô đơn, ko dám hoà đồng cùng mọi người và bị bọn trẻ cùng trang lứa trêu chọc, chế giễu:

“All the kids were watching me
I felt very small
I could hear the laughter
As I stumbled down the hall”

Lúc này tất cả những cảm xúc lại kéo đến cả sự hãnh diện(Pride), nỗi đam mê(Passion), và những lí lẽ (Reason) đều cố gắng kéo người đàn ông ra khỏi vỏ ốc của chính mình để đối mặt với mọi người, để sống thật tự tin và là chính mình:

“Be a man, give into hate
You better learn to communicate

Better to learn to protect yourself
That's not the way to get”
 

phongvan

Member
9. Day nine: Playground
Là một đoạn intrumental ngắn (2:15) và êm dịu có sự góp mặt của rất nhiều loại nhạc cụ, dặc biệt là tiếng sáo flute gợi cho người nghe nhớ đến những giai điệu folk song. Thêm vào đó tiếng trẻ con nô đùa tạo nên những nét sinh động cho bản nhạc này.

10. Day 10: Memories

Những âm thanh của ngày đầu tiên trở lại làm người nghe biết rằng mình đã trở về với thực tại \, nơi bệnh viện và ở đó có 2 người: Wife và Best Friend. Tiếng acoustic guitar chiếm gần như trọn vẹn bài hát này.

Cả 2 người vẫn đang trong tâm trạng lo lắng bởi những gì đang diễn ra nơi người đàn ông:

“ It's been 10 days
It shouldn't last this long
The doctors' mystified
Nothing's physically wrong...”

Lúc này tất cả những kỉ niệm khi người đàn ông còn ở trên đời ùa về như 1 thước phim qua lời kể của người vợ và người ban thân:

“We were showing off our brand new flashy bikes
You looked so fine
Until you both fell over and then started to cry!”

“Fearlessly we climbed the highest tower
Then you became afraid
Too scared to climb down you stayed up there for hours!”

“Alone at last, naked by the fire
Then all your friends came by,
They rushed in the room and you had no time to hide”

“You proposed to me fell down to your knee
You didn't know what to say,
So she knelt down to for she thought you'd lost your keys”

Tất cả những điều đó chứng tỏ sự quan tâm của họ đôí với anh và khi kỉ niệm sống dậy cũng là lúc người đàn ông sẽ cảm thấy cuộc sống đáng giá biết chừng nào cho dù nó còn nhiều đau khổ và khó khăn thì vẫn phải cố gằng để giành lấy nó.Đến ca khúc này tôi chợy nhớ đến câu nói nổi tiếng của A. Dumas: “Trên đời này ko có hạnh phúc cũng chẳng có bất hạnh, chỉ lá sự chuyển biến từ trạng thái này qua trạng thái khác. Chỉ có người nào đã trải qua khổ cực mới hưởng thụ được cách sung sướng, chỉ có những kẻ sắp chết mới biết cuộc sống là thiên đướng”

11. Day eleven: Love
Đây là track cuối cùng của CD1. Ở track này ta thấy nôỉ bật lên là giọng vocal của Jame LaBrie đầy cảm xúc, giai điệu của bài hát cũng rất tuyệt vời. Đúng như cái tên của nó(Love) ta sẽ đượ chứng kiến câu chuyện tình yêu của người đàn ông trong buổi đầu gặp gỡ.

Một buổi tối thứ 6, anh nhìn thấy cô gái mình yêu quý, dường như cơ hội đã đến để anh mời cô gái ấy cùng nhảy, nhưng anh đã ko làm được điều đó: “I couldn't move, couldn't talk...anymore”

Cảm xúc, tình yêu thúc giục, đong viên anh vượt qua những rào cản của sự sợ hãi, xấu hổ, sự hồi hộp lo lắng để tiến đến gần cô gái. Nhưng chỉ đến khi những nỗi đau đớn xuất hiện nhắc anh nhớ về cha mẹ của mình những người chẳng có gì khác ngoài buồn đau, cô đơn, sự giận dữ:

“Remember your father, well you're just like him
Nothing but violence and fury within
Remember your mother, so lonely and sad
This will be her fate if you treat her as bad”

Thêm vào đó, anh đã lí giải được rằng mình ko dám đến gần cô gái mà mình yêu quývì anh sợ sự thất bại sợ sẽ ko được chấp nhận. Nhưng sự thạt là sẽ chẳg ai để ý đến bạn, chảng ai yêu thuơng bạn nếu như bạn ko nói với họ rằng ban yêu thương họ biết chừng nào:

“You're afraid she might turn you down
All your hopes dashed to the ground
Nobody loved you, nobody will
Why should you even try...but still...”

Thế là anh đã dũng cảm vượt qua tất cả để tiến đến gần cô gái và rồi:

“We just started to walk
Hand in hand, we took the floor
And we danced, and we danced, and we danced
I could move, I could talk...even more”
 

phongvan

Member
Opeth - Kiệt tác tham lam và tài hoa?

FloraAtDawn

Nói thật ra thì rất khó mà so sánh những Albums của Opeth với nhau, dẫu sao, Still Life cũng để lại dấu ấn quá lớn, và đó là đĩa nhạc duy nhất khiến người ta đờ đẫn trong buổi tối đầu tiên, rồi cứ bâng khuâng sau đó rất lâu. Ngay cả Orchild, Blackwater Park... cũng không thể thay đổi tính tự chủ con người sâu sắc dường ấy, dù chúng cũng là kiệt tác.

Kiệt tác?

Vâng, Opeth như chú ong cần cù, chỉ trong 7 năm, cống hiến đến mức tưởng như đã cạn kiệt sinh lực, rồi lại đầy ắp nhiệt huyết. Họ chưa bao giờ thất bại khi cố tạo ra những đĩa nhạc Metal bất hủ. Giật mình, một trang reviews nổi tiếng đánh giá họ chơi dòng Opeth Metal, ngạc nhiên, ngồi nghe thật kỹ từng đĩa, và cuối cùng gật gù. Vì chẳng có danh từ nào xứng đáng để gán cho loại âm nhạc ấy ( chỉ có Progessive là hơi đúng một chút). Ngoài việc tán thưởng: ồ, thật là kẻ tham lam tài hoa, liệu có thể nói gì khác?

Tham lam?

Người đầu bếp trộn lẫn nhiều nguyên liệu và gia vị tạo thành món ăn ngon lành, còn Opeth kết dính quá nhiều dòng nhạc để giết chết chúng ta bằng cái gọi là Progessive Rock/Metal. Ở đây không giống một toà nhà lớn, vì hồ vữa - tài năng - lại nổi bật lên cái tổng thể - gạch đá. Opeth lầm lũi tiến dần đến sự tăm tối, và nếu Still Life là ánh hoàng hôn dịu dàng, có những mảng mây màu hồng xác pháo treo trên nền trời tim tím buồn, thì Deliverance thật sự đen tối, không phải nửa đêm - để rơi vào lạc lõng phương hướng - mà bất cứ khi nào ray rứt đau xót nhất.

Nhiều người nói thẳng họ không thích Opeth chỉ vì bài nào cũng dài thê thảm. Ha ha, nực cười thật. Anh có thể bỏ ra cả đời mình mà chạy theo danh vọng, cớ sao lại tiếc đôi phút rẻ rúng mà lắng nghe cuộc đời. Sao lại là " dài " khi hồi tưởng và ngắm đường đời? Hãy cười nhạo, hãy tiếc cho những ai bỏ qua Opeth. Chợt nhớ một thằng bạn tại Hà Nội, khi hỏi cảm nghĩ về các Albums, nó đều khen là xuất sắc, Still Life? - đó là kiệt tác, thế còn Deliverance? - lặng im khá lâu và thốt lên - cái đĩa nhạc quái quỷ ấy đã thôi miên tớ rồi cậu à.

Phật pháp dạy ta, loài người luôn đi về giữa các đài, có thể nay anh ( nhân) đang say sưa tại thiên, mai ở atula. Deliverance nhắc nhở điều đó, lắng nghe Deliverance là bước vào chính tâm hồn mình, để nhức nhối - hoá ra ta chẳng xa địa ngục là mấy. Dịu ngọt cùng man rợ vốn là tính chất của Opeth, có khác gì bản chất con người? Nếu phân tích rõ ràng từng ca khúc trong Album u tối này, đồng nghĩa với việc làm mất đi tính liên kết - không rời - của Progessive Music. Tốt hơn hết là nên chìm đắm, cho đến khi nào mụ mẫm hẳn đi, thì cố gắng thoát ra. Từ Wreath đến By the pain I see in Others, không nhớ nổi có bao lần tim bị nhói lên, và bao lần thấy rực rỡ trước mắt thoáng qua ánh sao băng - xẹt một cái là mất hút - nhường cho bóng đêm tung hoành. Nghe Opeth khó mà biết lúc họ kết thúc, thậm chí thưởng thức liên tiếp vài Albums vẫn như một lần tra vấn thâm tâm mình - ồ, dĩ nhiên là rất dễ suy sụp! Có ai đủ dũng cảm nhận ra mình là quỷ dữ cơ chứ, hay cứ mơ mộng về thiên đàng?

Từ nước Mỹ, nơi bạo lực chết chóc là chuyện cơm bữa, Death Metal được công nhận và phát triển mạnh mẽ. Nhưng chính Thụy Điển mới là nơi làm phong phú cho dòng nhạc ồn ã dữ dội ấy. Rất dễ giải thích vì sao tại Mỹ, Death Metal ngày càng cục cằn, còn nơi hoang lạnh Bắc Âu nó biến thành bức tranh lung linh đa dạng, mà cao điểm chính là Black Metal. Có khi Opeth tiến rất gần đến Black, rồi quay ngoắt lại Classic đơn giản. Hai chất giọng, một từ vực sâu, và giọng trong nhưng ngân dài thống thiết ũ rũ, luôn đi kèm nhau mọi bài hát. Lối chơi guitar khi rõ ràng Iron Maiden, lúc thì chẳng phân biệt phong cách. Này nhé, nếu anh theo dõi riêng guitar, hãy cẩn thận, vì Deliverance có thể làm mất đi âm sắc vốn thấy của cây đàn điện, rồi anh muốn điên lên khi đàn thùng nỉ non. Phải thừa nhận tại Deliverance, thì tính chất Death Metal rất rõ như chưa từng hiện diện, nhắc đến điểm này, vì có rất nhiều lần chúng ta tranh cãi xem liệu Opeth - có - từng - chơi Death hay chăng. Nhưng Black thì rõ hơn, bởi thế, Deliverance tự nó nhuốm màu đen tang tóc, một cảm giác anh đang lạc đường, vươn tay ra không lâu thì sẽ đọng lại vũng đặc sệt như thuỷ ngân, và nhanh chóng chui tọt qua từng kẽ tay, rơi thánh thót như làn điệu Gothic xuống chân. Nếu có trí tưởng tượng viến vông, hãy nhắm mắt lại, quên đi màn đêm, thì quay vòng xung quanh là những nghệ sĩ nhạc Jazz với muôn vàn chuỗi nhạc kì lạ khó hiểu, một chàng trai thất tình ôm guitar gỗ tâm sự, lũ quỷ nhảy nhót gào rú man rợ, tiên nữ ca cao ngất. Khi nhắm mắt, đừng lo ngại mình chẳng thấy gì, trong đầu sẽ từ từ hiện rõ bữa tiệc quái lạ, giữa thiên - nhân và địa ngục. Từng lỗi lầm trong đời lần lượt điểm danh, lặng người và thấy mình nhẹ như mây, lâng lâng trong nhạc. Thôi miên là thế! Khúc cuối bản By the pain I see in Others - đoạn kết Deliverance - tượng trưng cho cầu nại hà chăng, khi mà thần kinh bị kéo căng cực độ, văng vẳng tiếng kinh cầu ai oán, không, đừng giết tôi, không, đau đớn quá...!

Khi nghe Deliverance, đã đoán trước là bị cuốn hút vào ma lực của Opeth, khi viết cảm nhận, đã biết rằng thật khó mà minh mẫn, vậy mà ngôn từ cứ chui ra vô thức.

Deliverance là "chiếc lá cuối cùng". Chắc bạn đã đọc và có thể khóc về cuối truyện như người viết bài reviews này. Với sức lực cạn kiệt, người hoạ sĩ già đã vẽ nên một chiếc lá - tác phẩm lòng người - cứu sống một cô gái không còn niềm tin sức sống. Vâng, Deliverance đặt dấu chấm hết cho Opeth - đen tối thần bí - và một Opeth khác sống dậy: Damnation.





Là con người, ai mà chẳng có những suy nghĩ, những cảm xúc và những tâm sự riêng; và có lẽ, chỉ khi bất chợt tìm thấy cho mình một cái riêng thì ta mới nhìn lại và hiểu rõ bản thân hơn. Đó là lúc con người ta bộc lộ ra cái mâu thuẫn lớn nhất trong một cuộc sống cộng đồng: mong muốn giữ những tâm sự lại cho riêng mình đối lập với nhu cầu được chia sẻ những điều thầm kín… Hãy tin rằng bạn thật may mắn nếu có những người sẵn sàng ngồi nghe bạn nói, hiểu những gì bạn nghĩ và xa hơn nữa là đồng cảm với bạn. Còn với tôi, không có mấy người thực sự lắng nghe những gì tôi muốn nói, còn hiểu được tôi thì không có ai cả…

Cũng bởi vậy, tôi đã thật sự ngạc nhiên khi cảm nhận được một cảm giác hoàn toàn lẻ loi và đơn độc tương tự trong âm nhạc của Opeth, mà cụ thể hơn là hai album đầu của ban nhạc: Orchid và Morningrise. Hãy tin rằng, nếu như bạn chưa bao giờ ở trong cùng một hoàn cảnh như vậy thì sẽ chẳng bao giờ bạn có thể hiểu được cảm giác khi đó của tôi, dù rằng bạn có thể vẫn hiểu đồng cảm là gì. Còn nếu bạn cũng đã từng tìm thấy chính mình trong thế giới của Orchid hay Morningrise thì hẳn bạn sẽ không ngạc nhiên khi thấy hôm nay tôi lại viết về những album đã ra đời cách đây những 10 năm rồi. Được nói ra những gì mình suy nghĩ, điều đó rất quan trọng với tôi; còn nếu bạn thấy nó cũng rất có ý nghĩa thì tại sao bạn không cùng làm như vậy ?
 

phongvan

Member
PORCUPINE TREE bnad này có ảnh hưởng rất nhiều tới OPETH, có thể nói đây là phần pro trong OPETH


Được khởi nguồn vào năm 1987 bởi multinstrumentalist Steven Wilson , anh chính là ca sĩ chính , là guitarist , là composer , là productor , trong tất cả các albums của Porcupine Tree . Chỉ điều đó cũng cho thấy rằng Steven Wilson (SW) là linh hồn , là vị thủ lĩnh ko thể thay thế của PT , cũng chính với cái sự sáng tạo gần như có 102 đó mà chất nhạc của PT mang đậm nét Wilson-ish và khó có thể sắp xếp vào một thể loại nào cố định . Khi có SW âm nhạc của PT luôn là sự đổi mới , sự sắc xảo và linh hoạt khiến người nghe gần như hoàn toàn bị khống chế .
Porcupine Tree (PT) trong thời điểm đầu mới thành lập , được biết đến như là one-man project của SW (tức là một mình SW làm tất cả từ A-Z , từ sáng tác , chơi nhạc cho đến production) . Cùng trong thời điểm với PT , SW còn là một trong bộ ba của band Art Rock NO-MAN . Trong lúc hợp tác và làm việc với NO-MAN , SW rất hứng thú với những thứ âm nhạc của những nhóm nhạc trong những năm 70s , và vì thế anh quyết định tạo dựng 1 band nhạc của riêng mình ,với mong muốn xây dựng một thứ âm nhạc space/experimental đặc sắc với chỉ 1 member duy nhất . Và lịch sử của Porcupine Tree được bắt đầu từ đây .Điều này cũng cho thấy tài năng và sự sắc sảo của SW , vì tuy tồn tại trước PT nhưng ở thời điểm hiện tại trong khi NO-MAN gần như ko được nhắc đến thì PT lại là một trong những band có nhiều ảnh hưởng nhất tới dòng Prog/Rockk đương đại .
Lại tiếp tục với sự hình thành và phát triển của PT , trong thời điểm đầu mới tồn tại , SW đã thử thu âm một số những ca khúc ở dạng cassette .Cảm thấy ưng ý với thành quả mình làm ra , năm 1989 SW gửi chiếc băng cassette có tựa đề “Targuin’s Seaweed Farm “ với những ca khúc đầu tay của mình cho một số những nơi mà anh cảm thấy rằng họ có thể nhận xét đúng đắn về âm nhạc của mình . Và đích đến ngay sau đó được xác định , một tạp chí Underground mang tên UK Beat , tuy ko hề biết đến SW , nhưng sau khi thử check qua chiếc băng cassette đã quyết định gửi bài viết bình luận về chiếc băng cassette “Targuin’s Seaweed Farm “ lên mặt báo . Và họ quyết định mời SW sáng tác và thu âm để chuẩn bị cho album đầu tay .Ngay sau đó SW tiếp tục thu âm và cho ra đời một bản thu trong dạng cassette nữa có tựa đề là “The Nostalgia Factory” âm nhạc trong “The Nostalgia Factory” vẫn là phong cách psychedelic như là trong “Targuin’s Seaweed Farm “ .Quá sức bất ngờ với phong cách của PT , một hãng đĩa độc lập đã quyết định kí hợp đồng với PT , và muốn SW ghép 2 bản thu dưới dạng cassettes đó lại và cho ra dưới dạng double CD .
Và album đầu tiên của PT đã ra đời như thế , là sự tập hợp của 2 bản demos cassettes trước đó , và có 1 điều đặc biệt là trong toàn bộ album này SW là người xử lý toàn bộ các bước từ sáng tác , chơi nhạc , cho đến hợp tác sản xuất . Album này là album “On The Sunday Of Life …” được phát hành cuối năm 1991 , một sự khởi đầu tương đối tốt của best band in underground psychedelic groups . Cho đến thời điểm hiện tại thì album này của PT đã bán được hơn 20.000 bản , và bài hát “Radioactive Toy” là một trong những bài hát được yêu thích nhất của PT .
Cùng trong thời điểm này NO-MAN nhóm nhạc khác của SW cũng đã kí hợp đồng với hãng đĩa và đã cho ra album đầu tay , nhưng những thành viên của NO-MAN cũng để cho SW có nhiều thời gian với nhóm riêng của mình là PT . Chính vì được sự giúp đỡ của các thành viên NO-MAN , SW có nhiều thời gian theo đuổi cái mục tiêu với PT của mình hơn . Năm 1993 album thứ 2 của PT ra đời có tựa là “Up The Downstair” đây cũng là 1 double CD , với phong cách psychelic của Pink Floyd , và một số những bands Rock của thập kỉ 70s 80s , cùng với sự sáng tạo trong lối chơi nhạc của SW “Up The Dowstair” trở thành một trong những kiệt tác của Psychedelic Rock , và là một trong những album hay nhất trong năm 1993 .Có 1 điều đáng chú ý là trong album này có sự hợp tác của Richard Barbieri và Colin Edwin , 2 người sau này là thành viên chính thức của PT .
[
PT thời kì đầu với 1 mình Steven Wilson
Cuối năm 1993 để chuẩn bị cho việc lưu diễn quảng bá âm nhạc , Colin Edwin , Richard Barbieri , và Chris Mailand được mời tham gia band nhạc , đầu tiên với mục đích lưu diễn , nhưng sau đó đây chính là những thành viên có những đóng góp không nhỏ cho tên tuổi của PT ngày càng nổi tiếng . Với đội hình mới này band nhạc đã cho ra 4 album là : “The Sky Moves Sideways -1995” , “Signify -1996”, “Stupid Dream -1999” và “Lightbulb Sun – 2000” , đây là những album cực hay và đặc sắc của PT , giúp PT khẳng đinh được vị trí số 1 trong làng ProgRock đương đại. Cũng sau chính những album này tên tuổi và vị trí của PT cũng được đánh bóng khi kí hợp đồng béo bở hơn với một hang đĩa lớn hơn đó là Lava/Atlantic Records trong năm 2001.Nhưng niềm vui ko được trọn vẹn vì sau 8 năm gắn bó với band nhạc tay trống Chris Mailand quyết định rời bỏ band nhạc vào đầu năm 2002 , một sự tổn thất khá lớn đối với PT cũng như với những người yêu thích PT.


Nhưng Gavin Harrison tay trống cũng đã có khá nhiều tiếng tăm khi hợp tác cùng với một số tên tuổi như Manfred Mann , Eros Ramazzoti... và gần đây nhất là Iggy Pop đã được mời để thay thế cho Chris Mailand , phong cách “máu lửa” của Gavin Harrison , cũng là một nguyên nhân khiến cho nhạc của PT hùng hục khí thế , và có khá nhiều nét metal ở trong 2 albums sau khi anh tham gia đó là :”In Absentia-2002” và album mới nhất “Deadwing-2005” . Những albums này chúng ta sẽ nói đến nhiều hơn trong các phần sau .
Cũng trong và sau thời điểm thu âm album “In Absentia” SW có hợp tác và sản xuất một số album với band nhạc Prog/Metal Opeth , vì vậy cũng thật dễ hiểu làm sao khi mà trong 2 album mới nhất gần đây âm nhạc của PT đôi khi có thấy âm hưởng của Opeth , và ngược lại : bánh ít đi , thì bánh qui lại.
 

phongvan

Member
PINK FLOYD


Phần I : Cảm nghĩ về Pink Floyd và nhạc của họ.


* Pink Floyd là một band nhạc chơi Rock, đó là điều được cả thế giới khẳng định. Nhưng thể loại rock của họ thì rất kỳ lạ và đa dạng, ai đó gọi nó là Space Rock hay Psychedelics hay vân vân, tôi đơn giản chỉ nghĩ nó là thể loại Mind Rock (Tự gọi thôi) với ý nghĩa là nhạc nói lên tâm tư suy nghĩ về cuộc sống, về quá khứ, hiện tại và tương lai - nhạc của tâm hồn và trí tuệ. Nhạc của Pink không bình dị và dễ tiếp cận như Beatles, không đặc trưng bởi trữ tình như Elvis, không sôi động như Rolling Stones, Nhạc Pink mang một nét đẹp vừa hoang sơ vừa sâu sắc, tôi không biết ví làm sao : cảm giác như nghe thứ âm nhạc của những nhà phê bình cuộc sống trong đó cả trữ tình, dữ dội, vừa khắc khổ vừa thanh thoát, có lẽ nói như vậy cũng không đúng và tôi cảm thấy rất khó diễn đạt cảm giác của mình nhưng nếu phải so sánh với một cái gì đó thì tôi cảm thấy nó như là âm thanh của thế giới, cuộc sống xã hội. Đôi lúc nó là triết lý được phổ thành nhạc - Một trang web nào đó đã hình dung con người tương lai sẽ nghe nhạc Pink như nghe giao hưởng, tôi nghĩ cũng có thể lắm bởi nhạc Pink nhiều lúc như tách bạch khỏi thời đại, như thứ nhạc có thể trường tồn theo thời gian.



Phong cách ảnh hưởng bởi cá nhân.


Xuyên suốt lịch sử của mình, Pink Floyd mang ảnh hưởng của hai tính cách : một là của Syd Barrette (xin gọi thân mật là Syd) một là của Roger Water (Roger).



* Trong giai đoạn đầu dưới ảnh hưởng của Syd Barrette, nhạc Pink thường* mang tiết tấu đơn giản với tính trẻ thơ, và những chủ đề rất lạ so với những ban nhạc cùng thời. Giai đoạn này Syd là người cầm trịch, sáng tác và hát chính. Âm nhạc đã có mang nét bồng ảo đầu tiên như sự tuyên bố ra đời của một dòng nhạc mới. Tôi nghĩ cũng có thế giải thích nét kỳ dị này là lý do của cái tên Psychedelics. Một thứ nhạc có thể đưa ta trải qua cảm giác bồng bềnh, huyền ảo như có thể lôi ta vào một thế giới khác - thế giới của tưởng tượng. Với một số bài hát tôi chưa thực sự hiểu tư tưởng hoặc ý sâu xa của tác giả, chỉ thấy có vẻ toát lên là những hình ảnh nhiều lúc rời rạc như thế giới trong trí óc trẻ thơ, là sự tinh nghịch con trẻ.. Chính đây là giai đoạn mà tôi nghĩ mình cần ý kiến tham khảo của những người nghe Pink. Hãy thử đưa ra một ví dụ : Trong “Flaming” (The Piper At The Gate Of Dawn) :

Alone in the clouds all blue
Lying on an eiderdown.
Yippee! You can't see me
But I can you.

Có nhiều cách dịch nhưng hẳn chỉ có một cách hiểu đúng, liệu có phải thế này không : Lang thang trên những đám mây(tưởng tượng) nhưng cảm giác buồn chán, Nằm vật trên tấm đệm lông này, Ô kìa, bạn chẳng thấy tôi, nhưng tôi lại thấy bạn.

Nếu hiểu như vậy thì tính chất con trẻ là rõ ràng : Tôi cứ nghe và tưởng tượng những bài hát thời nhỏ hay hát : này chú là chú ếch con……

Và trong “Bike” Syd viết : Tôi có một cái xe đạp, nếu bạn muốn bạn có thể thử nó, nó có cái rổ này, cái chuông để kêu này và nhiều thứ trang trí cho đẹp, Tôi sẵn sàng cho bạn nhưng không thể bởi tôi chỉ mượn nó thôi. Hay “The Gnome” như một câu truyện cổ tích kể về những chú lùn hạnh phúc.Ai đó có thể chỉ cho tôi một ý nghĩa mới cho những lời trên? Chất giọng Syd cũng rất ngây thơ và trong sáng – nghe anh hát tôi tưởng như anh đang làm chú hề kể chuyện cho trẻ nhỏ vậy! Tôi thì luôn cảm thấy mình như nhỏ lại và sẵn sàng hát những bài hát của trẻ thơ khi nghe album “P.A.G.O.D”.



* Trong khi Syd mang cho Pink kiểu phá cách, tách Pink ra khỏi chuẩn mực thì phải đợi Roger, tay bassist huyền thoại trong lịch sử của Rock, toả sáng Pink mới thực sự cất cánh với âm nhạc của mình. Không phải cách chơi bass đầy chất sáng tạo có thể làm Roger nổi bật (mặt mạnh của Roger hình như chính là tiếng bass mang cả giai điệu – Ai đó chưa có kinh nghiệm nghe Pink cũng dễ nhận thấy điều đó trong “Hey You”, nhạc phẩm thể hiện rất “lộ” cái chất bass đầy giai điệu và sáng tạo), cái làm cho Roger nổi bật để dần dần trở thành người dẫn đầu chính là sức sáng tạo, sự quan sát và khả năng thể hiện triết lý bằng ngôn ngữ và âm nhạc. Nối tiếp với thứ âm nhạc tạo cảm giác của triều đại Syd, Roger trang trí nhạc thêm cho Pink bằng những nét tính cách đa dạng hơn với điểm nổi bật chính là sự quan sát và phản ánh cuộc sống cộng thêm những triết lý xuất phát từ những quan sát của mình. Roger không có chủ đề ưa thích, tôi nói vậy với ý là ông luôn thay đổi đối tượng phản ảnh của mình : Tự nhiên, lịch sử, những giá trị của cuộc sống (“Time”, “Money”..) rồi đến phản đối những quy tắc khắc nghiệt của xã hội loài người, phê phán chiến tranh (Ví như “The Wall” khắc hoạ cuộc sống vật chất và tư tưởng của một cá nhân bị chèn ép trong quy định của Lịch sử, chiến tranh và những quy tắc xã hội).



Nhạc Pink Floyd thời gian này không mất đi những nét huyền ảo đáng quý và rất riêng của mình nhưng được phát triển thành một phong cách cực kỳ hiện đại (Tôi nhấn mạnh như vậy vì chắc rằng nếu quẳng cho một Rockie về Pink nghe “Dark Side Of The Moon” và “The Wall” thì hẳn họ sẽ nghĩ đó là nhạc của một band hiện đại nếu không biết đây là những album đã có gần 3 thập kỷ tuổi đời). Ngoài chất liệu âm nhạc mới, giai đoạn này Pink Floyd cũng đã khám phá ra nhiều kỹ thuật biến âm, những dụng cụ tạo âm thanh kỳ ảo, những kỹ thuật mô fỏng âm thanh thế giới thực từ các nhạc cụ. Một sáng tạo là phụ với âm nhạc nhưng khá ấn tượng trong trình diễn là sử dụng ánh sáng như một đồng minh để tạo cảm giác. Tôi không hề được xem các show của của bộ “psychedelic four” này nhưng các show của David Gilmour (Dave) cùng với Rick Wright (Rick) và Nick Mason (Nick) chơi lại và đặc biệt là “Berlin show” nơi mà Roger một mình điều binh khiển tướng với rất nhiều ngôi sao ca nhạc thời bấy giờ (nhân dịp người ta kéo đổ bức tường Berlin cũng như kéo đổ CNXH ở Đông Âu) thì ánh sáng quả là một đồng minh kỳ diệu (Roger đã có sai lầm khi ủng hộ sự sụp đổ của CNXH - Người Việt Nam sẽ chứng minh điều đó).

Đây là giai đoạn chứa thời kỳ thành công nhất của Pink Floyd. Thời gian này người ta thấy Pink Floyd làm việc với một sức sáng tạo khủng khiếp với 6 album chỉ trong có 8 năm (1971 đến 1979):
- Meddle
- Obscured By Clouds
- The Dark Side of the Moon
- Wish You Were Here
- Animals
- The Wall
trong đó tôi chỉ có thể loại một album ra khỏi hàng rất hay (“Obscured by Clouds” có lẽ không xuất sắc cho lắm), bốn album được xếp top 100 của nhiều trang Rock (Có lần lang thang trên mạng tình cờ thấy trang www.prog-nose.org với một bảng xếp hạng do người sử dụng mạng bầu chọn thì thấy cả 4 album còn lại ((trừ tiếp “Animal”)) xếp trong Top 100 với “Dark Side..” xếp No1 và “Wish U..” và “Meddle” xếp dưới 20.), album “The Wall” được nhiều người cho là xuất sắc nhất và “Dark Side..” Xếp No1 MTV rất lâu trước khi chương trình này thay đổi cách tính điểm xếp hạng. Một cái thống kê rối rắm và phức tạp phải không các bạn, nhưng nó cho thấy đây là thời đại mang nhiều thành công (kể cả mặt thương mại) và danh tiếng nhất cho Pink.
 

phongvan

Member
Bốn thời kỳ âm nhạc.


Mặc dù có 2 luồng ảnh hưởng nhưng lịch sử Pink Floyd (theo tôi) có thể chia làm 4 thời kỳ:


- Thời kỳ ảnh hưởng của Syd. (Tìm phong cách)
- Thời kỳ đệm. (Tìm phong cách và sáng tạo - bước đầu thành công)
- Thời kỳ ảnh hưởng của Roger. (Thành công)
- Thời kỳ hậu Roger. (Hết sáng tạo)


Bốn thời kỳ mang chất nhạc khác nhau mặc dù sự chuyển tiếp giữa các thời kỳ là liên tục như xe số tự động. Bốn phong cách này có thể đem chia ra để có được bốn ban nhạc không hề kém cỏi. Tuy nhiên đó là 4 in 1. Thời kỳ đầu và thứ ba đã được đề cập khá kỹ ở trên, tôi xin nói về hai thời kỳ còn lại:



Thời kỳ đệm. (Tìm phong cách và sáng tạo - bước đầu thành công


* Riêng thời kỳ thứ 2 chính là bước đệm tìm phong cách của một Pink Floyd mới - một Pink Floyd tìm cách thay đổi tìm ra chính mình. Gọi đây là bước đệm cũng không hoàn toàn chính xác bởi nó cũng tự mình định nghĩa một phong cách. Tôi xin mạo muội xếp

“A Saucerful of Secrets” – 1968



“More” – 1969


“Ummagumma” – 1969


“Atom Heart Mother” – 1970


“Meddle” – 1971


“Obscured By Clouds” – 1972


vào thời kỳ thứ hai. Lý do chính là phong cách nhạc huyền ảo (vẫn nó từ thời Syd) nhưng mang phong thái tự nhiên. Hai album tôi thích nhất là “A Saucerful of Secrets” và “Meddle” dường như phản ảnh quan sát về tự nhiên và lịch sử (ý nghĩ này của tôi một phần do ảnh hưởng của Video Album : Live At Pompeii với hầu hết nhạc phẩm nổi bật của giai đoạn). Âm thanh như tiếng gọi hoang dã, của lịch sử. Ta như du hành ngược thời gian để về với thế giới thời nguyên sơ, với những câu truyện truyền thuyết, những trường ca của lịch sử. Với tôi, cảm giác đó cứ trải qua từ “Set The Control For The Heart Of The Sun”, “A Saurcerful Of Secrets”, “Careful With That Axe Êugene” đến “Echoes”…

Hãy thử nghe “Echoes” :

And no one called us to the land
And no one crosses there alive.
No one speaks and no one tries
No one flies around the sun....

Không ai hướng ta vào vùng đất đó
Không ai vượt qua vùng đất đó mà sống sót
Không ai kể và không ai muốn kể về nó
Không ai muốn bay quanh mặt trời


Với tiếng hát mang mác buồn như tiếng kể chuyện, lời văn như lời một câu truyện truyền thuyết truyền miệng. Ta như sống lại trong thế giới không thực của truyền thuyết. Ta nhớ đến Đăm Săn dũng cảm muốn vượt đầm lầy để cưới nữ thần mặt trời, kết cục chàng đã chết trong đầm lầy tăm tối – Con người quả là bé nhỏ trước thiên nhiên và các vị thần linh. Câu cuối “No one flies around the sun” phải chăng nhắc đến Iakus - người đã bay với đôi cánh kết bằng lông chim và sáp rồi kết cục là chết khi đôi cánh bị thiêu cháy bởi mặt trời...


Ai đó tôn vinh “Dark Side Of The Moon” và “The Wall”, riêng tôi, tôi luôn run lên khi nghe những lời ca trên. Nếu phải chọn tôi sẽ chọn “Live At Pompeii”, nếu phải chọn tôi sẽ chọn “A Saucerful of Secrets”,
“Ummagumma” hay “Meddle”, đó là cảm giác không lý giải rõ ràng được nhưng chính phong cách này của Pink Floyd làm rung động lòng tôi nhất.



Thời kỳ hậu Roger - Hết sáng tạo



* Thời kỳ cuối cùng cũng là thời suy tàn của đế chế Pink Floyd khi ban nhạc đã ‘tan đàn sẻ nghé’: sau những mâu thuẫn cá nhân, trục trặc về vai trò của người đứng đầu, tâm hồn – nhà thơ – nhà tư tưởng của ban nhạc Roger đã ra đi để lại ba thành viên bơ vơ không người chỉ lối – ta nhớ rằng chính Roger đã đẩy Syd ra khỏi ban nhạc thì nay ông buộc phải ra đi. Nick và Rick không thực sự đủ yêu Pink Floyd cũng như không đủ tài năng. Dave – tay guitar huyền thoại đã từ thổi sức sống cho không biết bao nhiêu cây trái của Pink lại không có khả năng trồng cây! Trớ trêu thay khi ta rút ra được bài học về sự kết hợp khi quá muộn : Không có thành viên nào của Pink là thừa và nếu thiếu một trong bọn họ, Pink không còn là Pink nữa. Giai đoạn này dù Dave (trụ cột bất đắc dĩ của ban nhạc) chật vật lắm, cùng rất nhiều người, cố tạo lên được 2 album tuy nhiên 2 album này chỉ mang lại thành công vớt vát bởi nó không mới mẻ về mặt ý tưởng cũng như âm nhạc. Nó sẽ chỉ là album hay mà không phải là album xuất sắc vượt trội - điều mà Pink đã từng làm được rất nhiều lần. Từ đây sự tồn tại của Pink chỉ thể hiện trong những chuyến lưu diễn của 3 thành viên còn lại và những show riêng của Roger.

Cũng không thể trách ai về việc Pink Floyd xuống dốc. Giống như các triều đại trong lịch sử, Pink đã phát triển đến hưng thịnh để rồi suy tàn, có thể các thành viên cũng không còn đủ sức sáng tạo nữa – tuy nhiên gia sản để lại của Pink quá lớn khiến cho người đời phải ngắm nhìn và khen ngợi.





MORE

Tôi không cho là toàn bộ thành viên của pink là người thuộc trường kiến trúc - chỉ có Roger dính dáng tí chút thôi, tuy nhiên nếu bạn yêu Pink và hiểu sâu thì tôi nghĩ bạn làm kiến trúc tốt đấy vì nhạc Pink bắt người ta phải tưởng tượng - Tôi có anh bạn học kiến trúc và rất yêu Pink cũng như yêu cái đột phá trong kiến trúc - nhiều lúc tôi thấy 2 nét tính cách này là 1.

Thêm nữa Syd không mất như bạn tưởng đâu, theo một cuộc fỏng vấn Dave thì ông nói là thỉnh thoảng vẫn đi thăm Syd ở một BV tâm thần nào đó ở Anh (Lâu rồi tôi không nhớ) và nên nhớ là song song với Pink, Syd cũng có một sự nghiệp solo riêng (cùng với ông bầu cũ của Pink khi còn Syd) với ít nhất 2 album "The Madcap Laughs" và "Barrett".

Điều cuối cùng tôi muốn tham khảo ý kiến mọi người là thời đại Syd của Pink thì nhạc của họ là nhạc gì? Tôi thì không nghĩ đó là Rock N' Roll, nó chẳng giống một thể loại nào tôi đã từng nghe là chắc chắn rồi (À trừ "Kìa chú ếch kon"), còn là Rock thì có lẽ bởi Rock mang tính rất bao trùm - tôi gọi tất cả cái gì tôi thích nghe, có guitar trống và Bass, hơi phức tạp một chút và mang tư tưởng là Rock. Tuy nhiên theo cách hiểu của một số tạp chí (Rolling Stones thì fải) thì thời này nhạc Pink về tính chất là thể loại Rock trừu tượng và mang khái niệm (khác tính bình dân). Nó chưa hẳn đã mang đậm đặc tính "ảo giác" mặc dù trong "The Piper Of The Dawn" đã thể hiện ít nhiều.

Một điều nữa tôi muốn hỏi những người muốn chia sẻ là : Bạn có nghĩ người ta gọi Pink là thể loại Psychedelic là hoàn toàn đúng? Tôi nghĩ Pink có phong cách này nhưng không hoàn toàn đặc trưng. Vậy theo bạn Pink thuộc thể loại gì?...
 

BATDAN

Member
Ha, ha, chú em Phongvan này mạnh bạo quá ha! :)) :)) :))
Nhận định riêng cũng là cái hay, nhưng có những cái thế giới đã công nhận rồi thì ta cứ bưng lên mâm mà xơi, mất công đi dép lốp lội dãy Trường Sơn tìm cái đường mòn HCM không lối ra để làm gì. =)) =)) =))
Sách vở quốc tế đều công nhận, Pink Floyd, một band nhạc (art-)rock Anh quốc, là một trong những band mở đầu cho hướng Psychedelic Rock & Progressive Rock (nguồn: wiki...)
 

phongvan

Member
chẳng riêng j wiki đâu
mà 9/10 các trang đều nhận định như anh cả
:))
1/10 còn lại là các trang của mấy thằng đần
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top