Ở đây có ai quan tâm tới PR ko?

mu-fan

Member
PR là một trong 5 nghề hot nhất hiện nay đứng sau :IT ,Sale ,Marketing...nhưng thực sự thì ở VN hiện nay cung ko đủ cầu.
Nhu cầu thì lớn mà số lượng ko được bao nhiêu.
Hôm nay post lên đây bài báo để các bạn tham khảo.Hi vọng có thể để mọi người hiểu hơn về PR

Dù không tuyển dụng rầm rộ như các chức danh khác, nhưng thời gian tới, các công việc dưới đây sẽ thu hút nhiều lao động, nhất là những người có kiến thức rộng, am hiểu nhiều lĩnh vực và khả năng truyền đạt, giao tiếp tốt.

Chuyên viên tổ chức sự kiện, truyền thông

Trong hoạt động kinh doanh không một doanh nghiệp (DN) nào lại không muốn khuếch trương thương hiệu cùng danh tiếng công ty mình. Đó cũng là lý do mà hầu hết các công ty khi đi vào hoạt động đều cần đến đội ngũ chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện. Thông qua các chuyên viên này, danh tiếng công ty cùng với thương hiệu của họ sẽ được người tiêu dùng biết đến.

Những nhân viên như PR (quan hệ cộng đồng-Public Relation), Media - chuyên tổ chức các sự kiện là nghề đang thu hút nhiều bạn trẻ. Khác với trước đây, công việc của chuyên viên tổ chức sự kiện đòi hỏi người đảm nhận nó phải mang tính chuyên nghiệp, nghĩa là ngoài kiến thức rộng về mọi lãnh vực phải thường xuyên cập nhật những thông tin mới từ phía các công ty đối tác.

Bà Ngô Thị Ngọc Huyền, phụ trách chương trình đào tạo PR Đại học Kinh tế TPHCM, cho biết: Khả năng giao tiếp cũng ảnh hưởng lớn đến công việc nhất là người phụ trách bộ phận PR. Người biết nhiều ngoại ngữ lại càng có lợi thế hơn trong lãnh vực này. Đây cũng là ngành sẽ thu hút nhiều bạn trẻ muốn thử sức trong môi trường năng động.

Chuyên gia tư vấn tài chính


Khi đời sống được nâng cao, kinh tế mỗi gia đình dần khá lên thì cũng là lúc mọi người cần đến các chuyên gia tư vấn về tài chính cho mình. Làm thế nào để số tiền nhàn rỗi được đầu tư cho hợp lý trong các lãnh vực để sinh ra nhiều lợi nhuận là công việc của người làm tư vấn.

Việc cân đối ngân sách trong gia đình cũng cần đến các chuyên gia này. Đặc biệt, thị trường chứng khoán cùng các hoạt động kinh doanh về tài chính đang phát triển khá mạnh tại Việt Nam lại càng đòi hỏi lực lượng lao động này.

Theo bà Tiêu Yến Trinh, Trưởng Phòng Dịch vụ nhân sự Công ty PricewaterhouseCoopers: “Theo hướng phát triển của thị trường cùng với sự xuất hiện của các quỹ đầu tư thì đây là ngành sẽ thu hút lao động trong thời gian tới. Đối tượng làm tốt công việc này gồm các kiểm toán viên, người làm trong ngân hàng, phân tích tài chính. Chính vì thế, yêu cầu của các DN, cá nhân đòi hỏi người làm công tác tư vấn tài chính phải có trình độ.
Phải cập nhật thông tin về tài chính kịp thời, liên tục như: phương thức đầu tư mới, các chế độ bảo hiểm mới để đáp ứng nhu cầu thị trường. Càng có nhiều thông tin cùng kinh nghiệm làm việc càng dễ khẳng định mình trước khách hàng”.

Trong tương lai, người làm tư vấn tài chính không chỉ phục vụ cho một DN mà họ có thể tư vấn cho nhiều DN, cá nhân khác nhau. Và dĩ nhiên thù lao của họ cũng không kém phần hấp dẫn.

Chuyên viên tư vấn đàm phán


Trong hoạt động kinh doanh, việc đàm phán quyết định sự thành bại của một hợp đồng kinh tế. Chính vì thế, từ khi các công ty DN ra đời thì nhu cầu cần các chuyên viên về đàm phán là điều tất yếu.

Theo các công ty tư vấn nguồn nhân lực: Không chỉ tại Việt Nam mà hiện nay trên thế giới cũng đang cần các chuyên gia tư vấn đàm phán. Bởi họ là người đưa ra những quyết định hợp lý, ứng phó với những tình huống đặc biệt trong hoạt động kinh doanh.

Am hiểu nhiều lãnh vực, kiến thức xã hội phong phú, nắm vững chính sách thuế... là yếu tố giúp cho người làm đàm phán dễ thành công.

(Theo Người Lao Động)
 

mu-fan

Member
PR - Đưa doanh nghiệp đến với công chúng
11:18' 09/07/2003 (GMT+7)

Chương trình giới thiệu sản phẩm Aquafina của Pepsi.


(VietNamNet) - Học bổng Đèn đom đóm, Học bổng Coca-Cola, chương trình ca nhạc thời trang ''Khám phá phong cách Aquafina'', Cúp bóng đá Tiger Cup, chương trình hiến máu nhân đạo của nhân viên Prudential... Những hoạt động được gọi là PR (Public Relations) này đã góp phần không nhỏ giúp các thương hiệu Cô gái Hà Lan, Coca-Cola, Pepsi, Tiger, Prudential... tranh thủ công chúng. Trong khi đó, đối với các DN Việt Nam, khái niệm PR dường như vẫn còn xa lạ.

DN Việt Nam còn thờ ơ với PR

PR (Public Relations) được hiểu là quan hệ công chúng, quan hệ cộng đồng hoặc quan hệ đối ngoại. PR bắt đầu được thực hành ở Mỹ từ đầu thế kỷ XX.
Các lĩnh vực hoạt động của PR:

Tư vấn chiến lược với lãnh đạo công ty
Quan hệ báo chí: tổ chức họp báo, soạn thảo thông cáo báo chí, thu xếp các buổi phỏng vấn...
Tổ chức các sự kiện: khai trương, động thổ, khánh thành, kỷ niệm...
Đối phó với các rủi ro: khiếu nại, tranh chấp... hoặc những lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm của DN.
Các hoạt động tài trợ cộng đồng.
Các hoạt động phi thương mại trực tiếp với khách hàng.
Quan hệ PR đối nội.
Tư vấn cho các yếu nhân trong giao tế, phát ngôn...

Xu hướng kinh doanh trên thế giới hiện nay quan niệm vấn đề thương hiệu bao trùm lên tất cả. Nhãn hiệu thậm chí có thể tồn tại lâu hơn hàng hoá. Nó là một tài sản vô hình cố định mà từ đó các công ty sở hữu có thể thu về lợi nhuận siêu ngạch.

Thực tế là đa số các DN Việt Nam hiện nay chỉ quan tâm tới sản xuất và tiêu thụ một cách thụ động mà chưa quan tâm đến việc tìm hiểu thị hiếu, điều tra nghiên cứu thị trường, xây dựng một chiến lược PR quảng bá thương hiệu bài bản nhằm tìm một chỗ đứng cho thương hiệu của mình trên thị trường.

Theo điều tra mới đây của dự án ''Hỗ trợ DN Việt Nam xây dựng và quảng bá thương hiệu'' do Báo Sài Gòn tiếp thị và Câu lạc bộ Hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp tổ chức, chỉ có 4,2% DN Việt Nam coi thương hiệu là vũ khí trong cạnh tranh, chỉ 16% DN có bộ phận tiếp thị chuyên trách. Trong đó, rất hiếm các DN có bộ phận làm PR độc lập mà thường được ghép cùng với các phòng marketing, hành chính, tổng hợp.

Đối với các công ty quảng cáo - truyền thông làm PR, số khách hàng là các DN Việt Nam vẫn còn khiêm tốn. Trao đổi với VietNamNet, Chị Phan Minh Thu, Trưởng phòng quảng cáo - dịch vụ Công ty truyền thông Dolphin Media cho biết: ''Lượng khách hàng nước ngoài của chúng tôi thường chiếm tỷ lệ lớn hơn khách hàng trong nước. Đặc biệt, đối với những mặt hàng khó thì hầu như chỉ có DN nước ngoài đặt hàng. Chúng tôi đã tiến hành PR thành công cho những sản phẩm không thể tiến hành quảng cáo được như dược phẩm Androgen (thuốc tăng cường nội tiết tố ở nam giới) của tập đoàn Organon N.V (Hà Lan) với 19 bài báo đăng tải trên các báo, tạp chí hàng đầu của Việt Nam''.

Ông Nguyễn Bá Ngọc, Giám đốc Công ty truyền thông Ngôi sao - Starcom cũng nhận định: ''Chúng tôi có những khách hàng lớn như Honda, LG, Mobi Fone...".

Công chúng được lợi, DN có lợi hơn

Năm 2002, Pepsi có chiến lược tung sản phẩm mới - nước tinh khiết Aquafina. Bên cạnh các phim quảng cáo truyền hình, các biểu tượng (logo) quảng cáo tại các nhà hàng, siêu thị, quán ăn, Pepsi tung ra một chiến dịch PR rầm rộ với chương trình ca nhạc thời trang ''Khám phá phong cách Aquafina'' với sự tham gia của các ngôi sao ca nhạc, sân khấu, thời trang...

Bia Foster cũng không chỉ hài lòng với khẩu hiệu quảng cáo ''kiểu Úc'' mà còn tổ chức chiến dịch tài trợ hàng trăm triệu đồng cho bệnh viện Đà Nẵng. Coca-Cola tài trợ 130.000 USD cho ''Quỹ học bổng Coca-Cola'' của Bộ Giáo dục và Trung ương Đoàn Thanh niên.

Những hoạt động vì cộng đồng này đem lại hiệu quả lớn trong việc nâng cao hình ảnh thương hiệu trong lòng công chúng. Công chúng được hưởng lợi một cách thiết thực từ những chương trình PR như vậy nên cũng tin tưởng vào nhãn hiệu đó hơn. Điều này giải thích vì sao công chúng Việt Nam quen với những thương hiệu ''ngoại'' hơn các thương hiệu trong nước.

Mặt khác, theo bà Hoàng Thị Mai Hương, Giám đốc Công ty truyền thông Saatchi & Saatchi, ''Các hoạt động PR thường có chi phí thấp hơn do không phải chi các khoản tiền lớn thuê mua thời lượng trên các phương tiện truyền thông và không cần chi phí thiết kế sáng tạo và sản xuất cao. Ngân quỹ chi cho hoạt động PR cũng thường thấp hơn chi phí quảng cáo hàng chục lần mà hiệu quả thông tin lại không hề thấp hơn do tính chất tập trung của đối tượng và tác dụng rộng rãi của truyền miệng''.

Cũng theo bà Hương, các hoạt động PR cũng thường mang tính chất nhất quán lâu dài hơn quảng cáo. Các chiến dịch quảng cáo thường phải thay đổi khá thường xuyên để bắt kịp thị hiếu của thị trường song hình ảnh và các giá trị của thương hiệu phải được xây dựng và gìn giữ trong một thời gian dài thì mới có thể tranh thủ được công chúng.

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống lần thứ 2 của Bill Clinton với đối thủ Bob Dole năm 1996, ''Một đội quân đông đảo các chuyên viên PR luôn dội bom các nhà báo bằng hàng núi thông tin và tài liệu. Cứ khi nào một nhà báo cần thông tin hay nhận định gì từ ban vận động bầu cử hay thậm chí từ chính ứng viên, anh ta cũng có thể lấy được thông tin hay lời giải thích một cách nhanh chóng, dễ dàng...''
(Ken Auletta - The New Yorker)
 

mu-fan

Member
Rất vui vì đã có người quan tâm tới PR
@Anfield :Một nhân viên PR có thể kiếm được từ 15.000-25.000 USD/năm,còn 1 anh bạn của mu-fan hiện nay cũng kiếm được tầm 8 tr/tháng ko kể "đá ngoài" .Khi nào mu-fan tìm được số liệu sẽ đưa cho mọi người xem.
@Appassionata: Ở VN thì cũng có nhiều chỗ để học như Thames Business -chỗ Nguyễn Thái Học,TEC-chố đường Linh Lang,bên trong phân viện báo chí và tuyên truyền...nhưng để đi làm PR ko nhất thiết phải có bằng cấp về PR.Bởi vì cái nghề này đòi hỏi thực tiễn,đòi hỏi relations mà cái này thì ko có nơi nào cấp bằng cả.Những người làm PR mà mu-fan biết đều là những ngừoi rẽ ngang sang.CÓ người học sư phạm,người kinh tế.người báo chí....PR dành cho tất cả mọi người.
Nói như thế ko có nghĩa là bằng cấp ko quan trọng.Nếu bạn được học PR bài bản thì bạn sẽ có nền tảng kiến thức sẽ dễ dàng đối phó với công việc trong cuộc sống sau này hơn.
Còn bạn học PR ở VN đọc sách gì thì hiện nay cũng hiến có sách nào gọi là chính quy dạy về PR ở VN.Theo mu-fan thấy thì đa fần đêu là sách tiếng Anh.
Nhưng có một số sách bạn có thể tham khảo như cuốn "sự thật về quảng cáo" ,"phá vỡ bí ẩn PR","quảng cáo thoái vị và PR lên ngôi"....
Cám ơn mọi người đã quan tâm.
 

mu-fan

Member
mu-fan có một số e book về PR như pr hand book ,sổ tay PR .nếu các bạn quan tâm các bạn có thể PM cho mu-fan.để mu-fan gửi cho các bạn.
 

Tinkerbell

Member
Các anh các chị và các em bé, ai quan tâm đến PR ngoài đọc cuốn QUẢNG CÁO THOÁI VỊ VÀ PR LÊN NGÔI - Tác giả: Al Ries và Laura Ries mà MF giới thiệu nên đón đọc (chưa xuất bản, đây là nghe tin nội bộ) 22 QUY LUẬT VÀNG TRONG XÂY DỰNG NHÃN HIỆU (đồng tác giả). Hoặc mọi người cứ search các bài viết của 2 cha con này - đây là những tác giả nổi tiếng thế giới chuyên viết về PR.
PR hiện nay đang là 1 trong ít nghề hot nhất, không một PR officer nào của các cty lớn tại HN lại chịu lái Matịt cả.
 

DarkTemplar

Member
Anh nghe nói ở một số hiệp hội và tổ chức nước ngoài, ngoài các qui định, điều lệ còn có các sổ tay public relations để hướng dẫn hội viên xây dựng và quảng bá hình ảnh của tổ chức...
Các em có thể lấy cva.org ra để thực hành vài chiêu được không?
 

mu-fan

Member

KHÁI NIỆM PR


Học bổng Đèn đom đóm, Học bổng Coca-Cola, chương trình ca nhạc thời trang ''''Khám phá phong cách Aquafina'''', Cúp bóng đá Tiger Cup, chương trình hiến máu nhân đạo của nhân viên Prudential... Những hoạt động được gọi là PR (Public Relations) này đã góp phần không nhỏ giúp các thương hiệu Cô gái Hà Lan, Coca-Cola, Pepsi, Tiger, Prudential... tranh thủ công chúng. Trong khi đó, đối với các DN Việt Nam, khái niệm PR dường như vẫn còn xa lạ.



PR (Public relations) LÀ GÌ?



Cũng như những ngành mới (như marketing chẳng hạn), có rất nhiều định nghĩa khác nhau về PR. Những định nghĩa đó tồn tại song song, và bổ sung cho nhau. Rex Harlow, một trong những học giả hàng đầu về PR cho hay, có đến hơn 500 định nghĩa khác nhau về PR! Có lẽ cũng chính vì vậy, có rất nhiều cách giới hạn vai trò và chức năng của PR trong đời sống hiện đại. Tuy nhiên, các định nghĩa thường đi đến thống nhất với nhau về một vấn đề cốt lõi là:



''''PR là một quá trình quản lý về truyền thông nhằm nhận biết, thiết lập và duy trì những quan hệ hữu ích giữa một tổ chức, cá nhân với những cộng đồng liên quan có quyết định trực tiếp hay gián tiếp tới sự thành bại của tổ chức, cá nhân đó.''''



“PR là một hoạt động nhắm hỗ trợ cho hoạt động Marketing làm cho khách hàng biết đến công ty ngày một nhiều hơn "



Hiện nay người ta dịch từ Public Relations (PR) ra tiếng Việt theo rất nhiều cách khác nhau: Quan hệ đối ngoại, Giao tế cộng đồng, Giao tế nhân sự... Có hai từ khá sát với nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của PR, đó là quan hệ công chúng và quan hệ cộng đồng. Từ quan hệ công chúng có vẻ sát nghĩa hơn, tuy nhiên, lại không đúng với nhiều nghiệp vụ của PR như Government Relationship (hay Government affair) Industry Relations... Trong các nghiệp vụ này, không thể coi các nhóm cộng đồng đồng nghiệp hay các nhóm quan chức chính quyền là những nhóm công chúng và bản chất của chúng cũng như vậy. Xét chung, có lẽ từ quan hệ cộng đồng là thích hợp hơn cả và khắc phục được nhiều điểm yếu của các cách dịch khác
 

U.F.O

Active Member
Nói dài quá chả muốn đọc luôn à.Lần sau tóm tắt lại đi
Mù hơn cả người mù là người không muốn đọc. Điếc hơn cả người điếc là người không mún nghe . Đọc 3 topic thấy ông tòan trả nhời kỉu nì .
 

Sirius

Member
Vài điều về nghề kiến trúc sư

Phê bình, dù ở lĩnh vực nào cũng là rất khó vì đối tượng để phê bình có khi chính lại là chủ thể của đối tượng. Vì vậy phê bình kiến trúc càng khó, có thể nói là khó hơn các hình thức phê bình văn học nghệ thuật, những ngành nghệ thuật với tính chất biểu hiện những nội dung mang tính trừu tượng và không sờ thấy được. Kiến trúc là những vật thể 3 chiều, “một hình tượng nghệ thuật sinh động cụ thể, cảm tính, có hình khối, đường nét, màu sắc”... tồn tại giữa trời xanh như muôn vàn vật thể khác trên trái đất. Công trình kiến trúc cũng là tác phẩm của các nghệ sĩ, nghệ sĩ thực thụ, đó là những kiến trúc sư.

Một áng thơ hay, một bài hát đi vào lòng người, một bộ phim làm rung động trái tim được tạo ra bởi các nhà thơ, nhạc sĩ, đạo diễn biên kịch tài ba. Các công trình kiến trúc đẹp và trường tồn với thời gian cũng là được sinh ra bởi bàn tay và khối óc của các kiến trúc sư kiệt xuất về trí tuệ và tâm hồn. Điều đó khẳng định rằng kiến trúc cũng là một ngành nghệ thuật như bao ngành nghệ thuật khác. Đó là nghệ thuật mang tính tổng hợp của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau để tạo ra một “vật thể sinh động” phục vụ cuộc sống con người.

Nói đến phê bình nghệ thuật, ban đầu có thể khẳng định người ta chỉ nghĩ đến phê bình văn học, âm nhạc và hội hoạ mà người ta ít khi nghĩ đến phê bình kiến trúc vì lẽ kiến trúc và công trình kiến trúc chất lượng hay không, đẹp hay không đẹp dường như là một cái gì đó rất đỗi hiển nhiên và nó biểu hiện một cách rõ ràng trong thực tiễn cuộc sống và cảm giác của con người. Như vậy kiến trúc không phải là một cái gì đó quá khó hiểu để người ta có thể đưa ra một bình luận nào đó về sự tồn tại của công trình. Cũng vì cái “bình luận” dễ dàng đó mà môn Lý luận phê bình kiến trúc lại trở nên khó khăn hơn nhiều so với các loại hình phê bình khác. Lý luận phê bình kiến trúc là “bình luận” kiến trúc thông qua các luận cứ khoa học, nghệ thuật, thực tiễn cuộc sống và phát triển xã hội.

Kiến trúc Việt Nam cho tới những năm 1930 - 1945 mới có những kiến trúc sư đầu tiên của trường Cao đẳng Mỹ thuật mở năm 1924 đào tạo. Ban đầu còn chịu nhiều ảnh hưởng của đường lối kiến trúc Pháp và kiến trúc cổ Trung Quốc, Cuộc cách mạng Tháng Tám đã chắp cánh cho nền văn hóa mới, giải phóng nghệ thuật kiến trúc khỏi ách thực dân phong kiến. Một chân trời mới cho nền kiến trúc dân tộc ..."

Cũng từ ngày đó, các công trình Việt mọc lên ngày càng nhiều. Cái đẹp nhiều, cái xấu cũng không ít nhưng đó là một quá trình tìm tòi và phát triển của nền kiến trúc Việt Nam độc lập. Chúng ta không thể nhận thấy một công trình kiến trúc có giá trị nếu chỉ nhìn nhận nó dưới một khía cạnh nào đó mà không thể đưa ra những quan điểm của mình về kiến trúc, không chứng minh bằng kiến trúc và thực tiễn khoa học. Luận điểm đó sẽ không được khẳng định và không có giá trị trong phê bình kiến trúc. Nghiên cứu lý luận & phê bình kiến trúc là quá trình nghiên cứu khoa học, nghệ thuật, thực tế cuộc sống để chứng minh giá trị cũng như thiếu sót về mọi mặt của công trình để nền kiến trúc đương đại đi theo một xu thế phát triển mới đáp ứng đầy đủ nhu cầu cuộc sống và cảm thụ thẩm mỹ ngày càng phát triển của xã hội.

Có thể nói rằng: “Phê bình kiến trúc là một môn khoa học, nó phản ánh nhận thức các khuynh hướng vận động của kiến trúc đương đại quốc gia, thế giới thông qua lăng kính lịch sử kiến trúc các thời đại. Nó tìm kiếm bàn đạp cho kiến trúc nước nhà vươn tới, khám phá những nhân tố xã hội- thẩm mỹ có khả năng mở ra một quá trình kiến trúc, nghệ thuật mới, chỉ ra được những điểm cần khắc phục trong sáng tác kiến trúc so với nhu cầu thời đại và của chính bản thân kiến trúc”. (Trích Một số bài viết tiểu luận - Phê bình dịch thuật Kiến trúc - KTS Đoàn Khắc Tình). Điều đó chứng minh rằng lý luận phê bình kiến trúc có tác động rất to lớn tới cuộc sống và tư duy sáng tác của các kiến trúc sư.

Ví dụ, trước đây, thủ đô Hà Nội ta nhà mái chóp, chóp tròn, chóp vuông, chóp tam giác, chóp củ hành... chóp đủ loại mọc lên như “chông” trong các khu nhà ở kiểu biệt thự bên Hồ Tây thơ mộng, dần dần cũng xuất hiện ở các vùng nông thôn hẻo lánh xa xôi. Người sắp làm nhà cho đó là đẹp, người định làm nhà coi đó là chuẩn mực của mình, người đi đường cũng trầm trồ khen ngợi vì nó lạ mắt. Hình thức mái đó cứ như một thể loại mốt thời trang cứ rầm rộ lên cho đến khi giới kiến trúc sư tỏ ra quá bức xúc vì sự vô nghĩa của hình thức này. Bài báo “Em ơi... Hà nội chóp” của Phạm Thanh Hà (đăng ở báo Nhân dân số ngay 16/3/1996 và Tạp chí Kiến trúc số 2 năm 1996) là sự phê bình đường lối kiến trúc mang phong cách lai căng đó. Chắc chắn rằng, chúng ta, các nhà quản lý, các chủ đầu tư, kiến trúc sư từ đó sẽ định hướng lại tư duy của mình và có thể lúc nào đó ta đi qua con đường Hà Nội ta sẽ không phải nhìn những ngôi nhà và hát lên “Em ơi...Hà Nội chóp”.

Còn mạnh mẽ hơn, như số phận của nhà trăm mái - một “động chứa kỳ quặc”, được “định đoạt” dưới tay các kiến trúc sư và các nhà quản lý. Năm 1992, khi “nhà trăm mái” ở số 9 Đinh Tiên Hoàng, Đà Lạt, Lâm Đồng sắp bị phá dỡ sau một năm sử dụng thì bài báo về nhà trăm mái đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 3 năm 1992 mang đậm tính lý luận phê bình kiến trúc dựa trên những lý luận khoa học sâu sắc của KTS. Trần Hùng với mục đích duy trì sự tồn tại của ngôi nhà này. Bài báo đã khiến cho không ít nhà phê bình phải suy nghĩ. Bài báo đã “duy trì sự sống” cho ngôi nhà thêm một thời gian bằng một kỳ tạp chí, vì sự ra đi của ngôi nhà cũng xuất phát từ bài báo chống lại nó - bài báo viết về cuộc phỏng vấn PGS.KTS Huỳnh Đăng Hy về nhà trăm mái có tựa đề “Nhà trăm mái - một động chứa kỳ quặc”. Bài báo đã đặt dấu chấm hết cho số phận ngôi nhà và để lại những suy tư trong lòng của các kiến trúc sư.

Những ví dụ trên chưa phải là tất cả nhưng đó là những ví dụ sống động cho tác động của lý luận phê bình kiến trúc đến cuộc sống, cho thấy rằng phê bình kiến trúc có tác động mạnh mẽ dến tâm lý con người, đến xã hội và lôi kéo sự quan tâm, chú ý của quần chúng đến tác phẩm kiến trúc, xóa bỏ sự thờ ơ của quần chúng đối với những biến đổi mạnh mẽ của kiến trúc nước nhà. Phê bình kiến trúc một cách nghiêm túc, chuẩn mực và khách quan sẽ giúp cho những người trong nghề có thêm những thông tin vô cùng bổ ích, những thông tin giúp cho họ có những định hướng đúng đắn trên con đường sáng tác nghệ thuật của mình. Phê bình kiến trúc giúp cho công chúng có những đồng cảm trước công trình kiến trúc và là cơ sở để nhận thức của nhân dân không còn quá lệch lạc so với sự phát triển của đời sống kiến trúc xung quanh mình.

Trở về với nhà mái chóp, hình thức lai căng này, trộm nghĩ, có lẽ chẳng ai lại muốn làm cho mình một công trình như thế nữa để thiên hạ “ghé mắt” buông lời dèm pha hay cũng không ai lại muốn nhà mình làm lên rồi lại bị phá dỡ vì sự kỳ quặc quá mức để rồi ảnh hưởng đến môi trường kiến trúc, cảnh quan xung quanh. Cũng như là một Hà Nội vàng, tòa nhà “hàm cá mập”, nhà “siêu mỏng”, nhà lại cổ... những hình thức kiến trúc đó, qua lý luận, phê bình mà giờ đây, quần chúng ai cũng có cho mình những cảm nhận, quan điểm riêng để rồi có những đánh giá, nhận xét kiến trúc một cách lý trí hơn.

Vậy, phê bình kiến trúc kéo theo nhiều sự thay đổi trong nhận thức, thị hiếu về kiến trúc của xã hội, của các kiến trúc sư, các nhà quản lý, các chủ đầu tư. Vì những đánh giá kiến trúc dựa trên nền tảng thẩm mỹ, nghệ thuật và khoa học thực tiễn phát triển xã hội luôn là kim chỉ nam cho tiến trình phát triển kiến trúc và là định hướng cho người làm kiến trúc có những cảm nhận mới về kiến trúc dưới bàn tay mình.
 

chuon_chuon9x

New Member
cho hỏi :pháp có phải là 1 nước mạnh về đào tạo PR k? Nếu k thì ngoài nước nào (có sử dụng tiếng pháp) đạo tạo PR tốt nhất?
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top