Những khác biệt giữa các thế hệ

Một hôm giờ nghỉ, cô ngồi trong lớp 12F nhà C nhìn ra ngoài sân, thấy 3 cô giáo đang đi cùng nhau. Họ không cùng tuổi nhau, nhưng sao trông thật giống nhau : cũng quần áo màu sẫm, đồng bộ, cũng ba chiếc cặp to, và trên hết, cũng dáng đi chầm chậm...
Ba cô cứ đi như thế, xuyên qua sân trường đầy nắng, giữa một đám học trò đùa vui inh ỏi. Nếu nhìn kỹ những học trò này, chỉ thấy chúng giống nhau ở bộ quần áo đồng phục, còn lại rất khác nhau.
Trong đầu cô chợt hiện lên suy nghĩ : thế hệ học sinh này (nửa cuối 8X và 9X) dường thư khác hẳn các thế hệ trước kia. Cái gì đã làm ra sự khác biệt này ? Khoảng cách về trình độ thông tin ? Độ nhanh nhạy ? Sự giàu lên nhanh chóng của một tầng lớp xã hội Việt Nam ? Sự du nhập của lối sống nước ngoài ?
Và trên tất cả là câu hỏi : Phải chăng tất cả những vấn đề về giao tiếp giữa hai thế hệ (thấy cô - học trò / bố mẹ - con cái) xuất phát từ đó ?
Cô rất muốn nghe suy nghĩ của các em chung quanh vấn đề này.
 

Sit

Member
thế hệ học sinh này (nửa cuối 8X và 9X) dường thư khác hẳn các thế hệ trước kia. Cái gì đã làm ra sự khác biệt này ? Khoảng cách về trình độ thông tin ? Độ nhanh nhạy ? Sự giàu lên nhanh chóng của một tầng lớp xã hội Việt Nam ? Sự du nhập của lối sống nước ngoài ?.
Em nghĩ cô đã đưa ra hết những cái làm ra sự khác biệt rồi đấy chứ :)>-

Theo suy nghĩ của riêng em,vấn đề giao tiếp giữa thầy cô - hs,bố mẹ-con cái nó xuất phát từ quan niệm và suy nghĩ của mỗi người.
Ví dụ thế này,bố mẹ em,từ lúc em bé đã luôn dạy em phải tự lập,và luôn tôn trọng những ý kiến và sở thích của em,ko cấm đoán việc gì mà chỉ khuyên nên làm gì,cái j tốt cái j ko tốt,cái j nên cái j ko nên.Như thế dễ dàng cho chúng em nói ra những điều mình suy nghĩ.
Nếu bố mẹ khắt khe,cấm đoán này nọ,chỉ làm con cái thêm có khoảng cách với mình.Hoặc ít khi quan tâm đến đời sống của con,con nghĩ j,con cần j ko biết thì rõ ràng ko thể khiến con cái mình gần gũi với mình đc.
Cũng như thế với giáo viên,nếu một giáo viên mà cứ áp đặt,rồi luôn luôn nghiêm khắc mà ko quan tâm đến cs của hs thế nào,rồi đánh giá hs của mình qua điểm số,hình thức,các quan hệ,v.vv...như thế ko thể gần gũi với hs được.

Em thấy giáo viên của thế hệ trước,tức là đã đi dạy từ 30 năm trở lên,khó gần lắm.Và ko hiểu sao lại rất hay soi (từ này biết lấy từ nào để thay cho hợp lí nhỉ??!!??),như thế hay tạo cảm giác "sợ" cho hs!
Trường mình có một số giáo viên trẻ rất hay nhé,ví dụ như cô Hương,em chưa hề biết cô,nhưng cách cô lên forum để trao đổi với hs,lần đầu em thấy.Ngay cả với một hs chưa gặp cũng đã tạo cách gần gũi,thế có tốt hơn ko.Hoặc như giáo viên chủ nhiệm của em,cô trẻ và tâm lý!Em còn được đứa em kể gv văn lớp nó trẻ lắm,đi lx dùng v3 hồng!cách cô ấy nói với hs cũng gần gũi.Rõ ràng chúng em thấy đc ở những giáo viên như thế là thuốc thế hệ trẻ,cảm giác gần gũi hơn nhiều.
Người còn trẻ thì nên trẻ,dù sao trong suy nghĩ của phần đông vẫn là giáo viên ko nên thế này thế kia,ăn mặc thì phải già dặn và hầu như là màu tối,tất cả chỉ làm một ngôi trường trở nên già cỗi và con người trong ấy cứ thế hệ này đi ra đi vào đều phải chịu cái già cỗi ấy đè lên mình!|-)
 

bebegirl_solo

New Member
:-j em thấy hs thời nào thì hầu như cũng như nhau cả , có điều có ( dám ) bộc lộ không thôi , nhiều khi là do sức ép của xã hội , của hoàn cảnh sống nữa . Thời nào chẳng có ng thế nọ thế kia . Bây h ăn sung mặc sg' , thoải mái , tự do hơn ( kể cả trong cách ứng xử ) chả nhẽ cứ bắt hs phải như ngày xưa :-<
Đấy là suy nghĩ của em thôi :-"
 

Pirate

Member
GV ngày xưa cũng có GV khó gần có GV dễ gần , ko thể đánh đồng được ;) Điển hình như GV Văn vs. GVCN lớp em :D : cô Toàn thì em đã nói rồi ;) ko khí lúc nào cũng như chuẩn bị bóp chết học sinh , cô giáo và học sinh nôm na là "ở 2 đầu chiến tuyến" :-l .Trong khi thầy Hưng CN lại thực sự là độc nhất vô nhị , có lẽ là 1 trong những người cuối cùng của lớp GV yêu học sinh +tâm huyết với nghề ngày xưa (thầy Quyết Hưng còn hơn tuổi cô Toàn đấy nhé ;) ):x:x .Thậm chí suy nghĩ của thầy cũng cực thanh niên luôn ;).Thế nên thực ra những gì cô Hương nói cũng chỉ đúng 1 phần thôi .
 

Sit

Member
em này ko đọc kĩ rồi,cô Hương ko đưa ra cái j để gọi là đúng hay ko hoàn toàn đúng!
Mà đã ai đánh đồng đâu!
 

U.F.O

Active Member
EM xin lỗi lạc đề và cá nhân một chút
Em chán cảnh học sinh đối thoại với duy nhất 1 đại diện cho GV trong trường vào 4r rồi. Cả trường mà chỉ có 1GV vào đối thoại với học sinh. KHông biết lời nói của mình nói ra có được nghe, được nhiều người biết, hiểu và có hiệu quả gì không nữa. Có khi còn hại thêm.

Nản.
Ít nhất nếu thầy cô nào có vào 4r 0 nói chuyện vứi học sinh thì cũng xác nhận là có vào chứ.
 

Sit

Member
EM xin lỗi lạc đề và cá nhân một chút
Em chán cảnh học sinh đối thoại với duy nhất 1 đại diện cho GV trong trường vào 4r rồi. Cả trường mà chỉ có 1GV vào đối thoại với học sinh. KHông biết lời nói của mình nói ra có được nghe, được nhiều người biết, hiểu và có hiệu quả gì không nữa. Có khi còn hại thêm.

Nản.
Ít nhất nếu thầy cô nào có vào 4r 0 nói chuyện vứi học sinh thì cũng xác nhận là có vào chứ.
thằng chồng mình bị điên rôi`!L-)
muốn khẳng định tiếng nói của mình thì ý kiến trực tiếp nhớ,chán với nản j ở đây :)) vớ vẩn
 
Em chán cảnh học sinh đối thoại với duy nhất 1 đại diện cho GV trong trường vào 4r rồi. Cả trường mà chỉ có 1GV vào đối thoại với học sinh. KHông biết lời nói của mình nói ra có được nghe, được nhiều người biết, hiểu và có hiệu quả gì không nữa. Có khi còn hại thêm.
Nản.
Ít nhất nếu thầy cô nào có vào 4r 0 nói chuyện vứi học sinh thì cũng xác nhận là có vào chứ.
Thiện ơi, định "câu bài" của gv đấy hả ?:D
Lại còn thay đổi avatar nữa chứ. Lần này thì... chán hẳn. Sao càng ngày càng xuống cấp thế ?;)
À mà cô xin chỉnh lý một chút nhá : cô chỉ đại diện cho cá nhân mình thôi, không đại diện cho ai hết. Cô không phải chủ nhiệm, cũng không phải là chủ tịch công đoàn, càng không phải BGH. Nhắc lại : cô chỉ là một gv bình thường, thích nói chuyện với các em để hiểu các em hơn. Thế thôi !:">
Còn chuyện gv phát biểu trên forum, xin các em cho thầy cô thời gian. À nhân tiện đay cô kể : hôm nọ cô thấy Công đoàn ngành GD Hà Nội tập dượt mấy bài giảng có sử dụng CNTT trong phòng hội trường, cô hỏi thầy Hà toán (chủ tịch công đoàn trường mình) : Anh có muốn biết hs nghĩ ntn về vấn đề này không ? và cô đưa cho thầy đọc ý kiến của các em trên forum. Đọc xong thầy bảo : rất hay, anh sẽ đưa ra để mọi gv trong trường cùng bàn luận.
Còn Thiện thích lời nói của mình có hiệu quả ư ? Xin mời làm hiệu trưởng trường Chu văn An nheé ! À không, phải làm giám đốc Sỏ GD hay Bộ trưởng thì may ra...:D
Còn với cô (và những người tham gia diễn đàn này chắc cũng nghĩ như cô) mục đích đầu tiên là : chia sẻ.
 
:-j em thấy hs thời nào thì hầu như cũng như nhau cả , có điều có ( dám ) bộc lộ không thôi , nhiều khi là do sức ép của xã hội , của hoàn cảnh sống nữa .
Vậy các em nghĩ rằng mình có thể thắng được sức ép đó không ?
Ở những lớp cô dạy, cô không nghĩ là mình "đàn áp" hs ghê gớm, nhưng lúc nào cô cũng có cảm tưởng là các em ngại đặt câu hỏi. Lúc khó nhất bao giờ cũng là lúc cô đề nghị các em đặt câu hỏi.
Đứa con trai lớn của cô bốn tuổi. Không lúc nào miệng nó ngừng hỏi "Mẹ ơi, tại sao lại thế này, thế kia..." Đến phát mệt vì những câu hỏi của nó. Phải chăng khi 16,17 tuổi, người ta đã đủ lớn để hiểu hết, không cần đặt câu hỏi nữa.
Ngại đặt câu hỏi có phải là đặc điểm của thế hệ các em ?
 

U.F.O

Active Member
Thiện ơi, định "câu bài" của gv đấy hả ?:D
Lại còn thay đổi avatar nữa chứ. Lần này thì... chán hẳn. Sao càng ngày càng xuống cấp thế ?;)
À mà cô xin chỉnh lý một chút nhá : cô chỉ đại diện cho cá nhân mình thôi, không đại diện cho ai hết. Cô không phải chủ nhiệm, cũng không phải là chủ tịch công đoàn, càng không phải BGH. Nhắc lại : cô chỉ là một gv bình thường, thích nói chuyện với các em để hiểu các em hơn. Thế thôi !:">
Còn chuyện gv phát biểu trên forum, xin các em cho thầy cô thời gian. À nhân tiện đay cô kể : hôm nọ cô thấy Công đoàn ngành GD Hà Nội tập dượt mấy bài giảng có sử dụng CNTT trong phòng hội trường, cô hỏi thầy Hà toán (chủ tịch công đoàn trường mình) : Anh có muốn biết hs nghĩ ntn về vấn đề này không ? và cô đưa cho thầy đọc ý kiến của các em trên forum. Đọc xong thầy bảo : rất hay, anh sẽ đưa ra để mọi gv trong trường cùng bàn luận.
Còn Thiện thích lời nói của mình có hiệu quả ư ? Xin mời làm hiệu trưởng trường Chu văn An nheé ! À không, phải làm giám đốc Sỏ GD hay Bộ trưởng thì may ra...:D
Còn với cô (và những người tham gia diễn đàn này chắc cũng nghĩ như cô) mục đích đầu tiên là : chia sẻ.
Chết chết mọi người hiểu lầm ý em rồi. Mà 0 phải câu bài đâu nhá.
Tại vì quanh đi quẩn lại hs trên 4r này chỉ nói với mỗi mình cô nên thấy nản quá thôi chứ em có muốn gì đâu :-s
Câu trên chỉ là câu kêu than. Không yêu cầu không đề nghị không hành động ~.~
 
Nguyễn Kim Anh said:
Bây h ăn sung mặc sg' , thoải mái , tự do hơn ( kể cả trong cách ứng xử ) chả nhẽ cứ bắt hs phải như ngày xưa :-<
Đấy là suy nghĩ của em thôi :-"
Ừ đúng là mỗi thời mỗi khác, bây giờ không thể như ngày xưa được. Nhưng thử lật lại cái "ngày xưa" ấy một tí nhé, xem nguyên do của những đòi hỏi ấy là từ đâu.
Thế hệ bố mẹ các em, và cả đến thế hệ của cô nữa (sinh trước 1980), đều chịu nhiều thiếu thốn về vật chất. Và khi người ta thiếu thốn về vật chất thì ước mơ về một cuộc sống no đủ nó mãnh liệt lắm. Cô còn nhớ cái cảm giác ở giữa đồng ban trưa để trông lúa, không một bóng râm (bóng râm duy nhất là chiếc nón đội đầu), khát cháy cổ chỉ thèm một ngụm nước trong và mát... Đấy là chỉ một trong những cái "thèm" thời thơ ấu. Và khi thiếu thốn nhiều thứ, người ta có nhiều ước mơ : ước mơ được đi học bằng xe đạp màu trắng, ước mơ có một cuốn từ điển, và trên hết là ước mơ học thật giỏi, không chỉ để vui lòng bố mẹ, không chỉ vì danh hiệu hsg mà còn vì miếng cơm manh áo sau này. Và khi đã kiếm được tiền rồi, một ngày kia miếng cơm bỗng thấy đắng ngắt khi đứa con trai vòi vĩnh : "Con ứ ăn cái này đâu, chán lắm mẹ ạ". Đấy, cái suy nghĩ của "người già" nó như thế đấy, vì thế mà đòi hỏi "Con phải sống như bố mẹ trước kia, có lý tưởng. Con phải tiết kiệm, con phải biết thương người nghèo..." Và những cái "con phải.." ấy nhiều lắm, làm cho một lúc nào đó đứa con phải gắt lên "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi !"

Vì thế cô nghĩ rằng sau này khi con trai cô lớn lên, thay bằng nói "con phải..." cô sẽ dạy nó giá trị của lao động chân tay, để nó thấy làm ra một củ khoai tây vất vả như thế nào (may quá, nhà cô có một cái vườn rất rộng :) ), để nó biết quý đồng tiền làm ra, cho nó gặp những em bé nghèo để nó hiểu thế nào là thiếu thốn và sẻ chia.
Và trên hết là phải có ước mơ.
Vậy thế hệ của các em có ước mơ không ? Ước mơ ấy có mãnh liệt không ?
 

Grenouille_vert

Moderator
Cô ơi hóa ra hồi trước em cũng được gặp cô rồi cô ạ, hội trường năm 2001, em hỏi cô từ Adieu Tristesse đọc như thế nào :D , lúc đấy không nghĩ là sau này em cũng sẽ học tiếng Pháp.

Thầy Hà là chủ nhiệm lớp em gái em, thấy nó than lắm, nên em cũng không hy vọng đâu cô ạ :p

Đến trước khi chết người ta còn ước mơ ... không phải chết nữa là bọn em :D, sống thì phải có ước mơ chứ, không biết ước mơ thì cũng khó mà tìm thấy mục đích sống để mà sống chứ không chỉ đơn thuần tồn tại.

Em thấy khác biệt lớn giữa các thế hệ là tầm nhìn và cách nhìn một vấn đề, sự việc. Hồi cấp III em luôn chống đối ra mặt thầy chủ nhiệm, chống đối cho đến ngày cuối cùng :)), nhưng càng học lên, càng lớn lên mới nhận ra cách xử lý và những điều thầy mắng mỏ ngày nào đều có ích cho bọn em lúc đó và cả bây giờ. Hồi đó cứ nghĩ là mình lớn rồi, chả cần để "ông ý" dạy bảo làm gì, nhưng thực ra còn quá trẻ con, chưa bao giờ tự đặt mình vào vị trí thầy xem tại sao thầy lại làm như thế, lại nói như thế.

Nhưng bây giờ xã hội thay đổi từng ngày, hơn kém nhau một, hai tuổi mà nhiều khi đã thấy cách biệt nhiều về suy nghĩ, em thấy cứ cố gắng mà sống tốt cho bản thân, cho mọi người đã là quá đủ rồi :))
 
Cô ơi hóa ra hồi trước em cũng được gặp cô rồi cô ạ, hội trường năm 2001, em hỏi cô từ Adieu Tristesse đọc như thế nào :D , lúc đấy không nghĩ là sau này em cũng sẽ học tiếng Pháp.
À thế thì cô cũng nhớ ra Vũ rồi Vũ ạ.

Đến trước khi chết người ta còn ước mơ ... không phải chết nữa là bọn em :D, sống thì phải có ước mơ chứ, không biết ước mơ thì cũng khó mà tìm thấy mục đích sống để mà sống chứ không chỉ đơn thuần tồn tại.
Nhưng vấn đề là ước mơ gì....

nhưng càng học lên, càng lớn lên mới nhận ra cách xử lý và những điều thầy mắng mỏ ngày nào đều có ích cho bọn em lúc đó và cả bây giờ.
Cô cũng nhận thấy như thế. Có những điều phải rất lâu người ta mới nhận ra. Nhưng kể ra bị mắng thì không vui lắm, vì thế hs phản ứng cũng là chuyện thường. Điều quan trọng là ẩn sau câu mắng ấy là tấm lòng yêu thương hay tinh thần "diệt đến cùng" của thầy (cô)

Hồi đó cứ nghĩ là mình lớn rồi, chả cần để "ông ý" dạy bảo làm gì, nhưng thực ra còn quá trẻ con, chưa bao giờ tự đặt mình vào vị trí thầy xem tại sao thầy lại làm như thế, lại nói như thế.
Đấy, cái mà cô muốn các em làm chính là thế đấy : đặt mình vào vị trí người khác xem tại sao người ta lại làm như thế. Hiểu rồi thông cảm được thì tốt. Sau đó sẽ nghĩ cách để thay đổi người ta (nếu có thể)
 

buibichphuong

New Member
Đôi khi đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu được họ và tự sửa lại bản thân là một điều rất tốt, nhưng không phải lúc nào nó cũng phát huy tác dụng, bởi sự việc có được thay đổi hay không phải phụ thuộc vào cả một tập thể. Cứ như lớp em, con gái còn ý thức được một chút về sự "thái độ" của một số thầy cô đối với lớp, nhưng chỉ có sự ý thức của nửa lớp thì chưa đủ, mà đâu có phải lúc nào mình nói bọn con trai nó cũng nghe đâu cơ chứ!
Giữa hai thế hệ bao giờ cũng có những sự khác nhau về suy nghĩ cô ạ, nhưng cũng tùy vào từng người mà có những cách thể hiện suy nghĩ ấy khác nhau. Có nhiều người đã nếm trải nhiều khó khăn trong cuộc sống trước đây, nhưng họ biết cách cải thiện bản thân để hợp với cuộc sống ngày nay hoặc có sự "thoáng" trong suy nghĩ thì tất nhiên sẽ khác những người cự kỳ cổ hủ rồi!
Bố mẹ em cũng có những lạc hậu trong suy nghĩ (em phải nói thẳng như thế) nhưng sau một thời gian (nhất là khi em càng ngày càng lớn) thì cũng hiểu những gì trong cuộc sống của em rất khác cuộc sống của bố mẹ và đã để em có thể tự do hơn (nhưng không có nghĩa là muốn thế nào cũng được).Mặc dù tìm đến tự do con đường chẳng lúc nào bằng phẳng cả, em đạt đựoc như thế cũng không ít lần phải...chiến tranh.
Em thấy anh Thiện nói cũng đúng cô ạ, tất nhiên lên đây với mục đích là chia sẻ về những suy nghĩ trong cuộc sống, nhưng lúc nào cũng chỉ có cô thì đôi khi cũng rất cởi mở, nhưng cái "cởi mở" ấy cũng chỉ gói gọn trong một người là cô thôi. Bọn em dù sao cũng muốn thầy cô hiểu những suy nghĩ của chúng em, nhất là vào lúc xã hội phát triển thế này, vấn đề tâm lý lại được đánh giá cực Kỳ cao, bởi chỉ những vụ việc không tâm lý giữa thầy cô hay cha mẹ với lứa tuổi bọn em mà dẫn đến hậu quả đánh tiếc...8-X
ĐỪNG NGHĨ HỌC SINH LÚC NÀO CŨNG LÁO, CŨNG NGHỊCH, HÃY NGHĨ HỌC SINH RẤT CẦN CÁC THẦY CÔ VÌ THẦY CÔ LÀ NHỮNG NGƯỜI DẠY HỌC TRÒ BƯỚC NHỮNG BƯỚC ĐẦU TIÊN VÀO ĐỜI!
 

akechi

New Member
Vậy các em nghĩ rằng mình có thể thắng được sức ép đó không ?
Ở những lớp cô dạy, cô không nghĩ là mình "đàn áp" hs ghê gớm, nhưng lúc nào cô cũng có cảm tưởng là các em ngại đặt câu hỏi. Lúc khó nhất bao giờ cũng là lúc cô đề nghị các em đặt câu hỏi.

Ngại đặt câu hỏi có phải là đặc điểm của thế hệ các em ?
Đó chỉ là số ít những giáo viên thôi cô ơi, có phải ai cũng suy nghĩ theo kiểu Tây Hóa như cô đâu, Hầu hết các giáo viên đều xếp đặt mọi thứ và bắt học sinh của mình phải làm theo . Ví du trong những cuộc thảo luận của lớp,các học sinh được phép đưa ra ý kiên, giáo viên chỉ giúp hướng dẫn học sinh thôi nhưng thật ra đó chả khác gì một giờ học bình thường trên lớp,:cô giáo nói học sinh nghe. và phải làm theo.. Như thế cũng gọi là "đàn áp" đó cô ...

Chúng em luôn nghĩ Nếu như chúng em có đặt câu hỏi hay góp ý gì với các thầy cô thì chắc chắn chúng em sẽ thành điểm nhắm.. Nhiều thầy cô còn "gài" những "tay sai " thân tin về làm "cán bộ" và ngầm báo cáo lại cấp trên . Đấy gọi là "đánh thẳng vào trong lòng đich làm tiêu hao sinh lực địch" và coi như xong... Bời vì hiếm có ai toàn diện lắm, rồi các thầy cô sẽ bới lông tìm vết.. mà ....
 

E-chip

Member
Nếu là 1 giáo viên,phải chọn giữa 1 cách dạy mới
khác với cái giáo trình mà hàng chục năm nay vẫn dạy đến thuộc lòng?
các chú sẽ chọn cái gì :p
(không tính GV đại học nhé, các cụ đấy toàn thạc sĩ, tiến sĩ T_T)
Đứa con trai lớn của cô bốn tuổi. Không lúc nào miệng nó ngừng hỏi "Mẹ ơi, tại sao lại thế này, thế kia..." Đến phát mệt vì những câu hỏi của nó. Phải chăng khi 16,17 tuổi, người ta đã đủ lớn để hiểu hết, không cần đặt câu hỏi nữa.
Bọn em lúc đấy chưa đủ lớn để hiểu hết
Nhưng đủ nhận thức độc lập để tự tìm hiểu,
Tất nhiên con đường nhận thức còn bước cuối là thực tế, để xác định nhận thức đó là chân lý,là đúng đắn hay không ^ ^
 

Glotiss

New Member
em thì lại nghĩ khác ,học sinh ngại hỏi chắc là do ...thói quen rồi
từ hồi cấp 1 thì đã học theo kiểu gò bó rồi, em còn nhớ mấy lần dự h ở cấp một ,cô cho biết câu hỏi trước,rồi bắt học thuộc câu trả lời~~> dĩ nhiên là thành công tốt đẹp 8-|
trong khi ở nước ngoài thì bài tập đều là dạng bài tập mở.thoải mái trao đổi từ bé rồi...chắc học sinh nước ngoài dạn hơn học sinh Việt Nam chắc cũng vì thế8-|
lên cấp 2 thì lại có những lí do vớ vẩn hơn,cụ thể là : cái này mình ko biết nhưng nhỡ bọn nó biết hết rồi=> đứng lên hỏi thì bọn nó sẽ cười mình=>bẽ...vv...vv
còn lên cấp 3 thì chắc cái sự lười phát biểu này nó ngấm vào máu rồi ,biết rồi cũng ko thèm phát biểu tại vì...ngại,rồi thế nọ thế kia
để thay đổi được chắc cũng phải lâu lắm 8-|
Một hôm giờ nghỉ, cô ngồi trong lớp 12F nhà C nhìn ra ngoài sân, thấy 3 cô giáo đang đi cùng nhau. Họ không cùng tuổi nhau, nhưng sao trông thật giống nhau : cũng quần áo màu sẫm, đồng bộ, cũng ba chiếc cặp to, và trên hết, cũng dáng đi chầm chậm...
Ba cô cứ đi như thế, xuyên qua sân trường đầy nắng, giữa một đám học trò đùa vui inh ỏi. Nếu nhìn kỹ những học trò này, chỉ thấy chúng giống nhau ở bộ quần áo đồng phục, còn lại rất khác nhau.
em thấy các thầy cô cũng khác nhau lắm đấy chứ ;));))
 

BATDAN

Member
Sưu tầm từ các đúc kết của nhân loại:

[-( Hỏi là đồng.
[-O< Nói là bạc.
:ph34r: Im lặng là vàng.

No comment, không có người suy luận nhiều, sẵn có cái kéo, del bài.
 

buibichphuong

New Member
Cũng phải công nhận là Hằng nói đúng, cái sự lười đặt câu hỏi là cả một vấn đề trong học sinh.
Đôi khi cô giáo đặt câu hỏi, nhiều đứa trả lời được thì nghĩ thế nào câu này dễ cũng có đứa nói hộ mình, thế thì thôi. Hoặc nếu mù mờ thì sợ cả lớp cười, thế là thôi. Nhưng cũng có khi câu hỏi đặt ra bình thường thôi, đứa nào cũng biết GV đặt ra để khuấy động không khí lớp nhưng...lười không muốn đứng lên:p
Thế là lúc đó thầy cô sẽ chán chẳng buồn hỏi, buông xuôi bó tay luôn với HS, hoặc khả quan hơn thì quát tháo: "câu dễ thế mà cũng không muốn nói à?" :))
Giống như cô giáo CN cấp 2 của em từng nhận xét về lớp với cô khác: "chúng nó độ ỳ cao lắm chị ạ!":-j
 
Ví du trong những cuộc thảo luận của lớp,các học sinh được phép đưa ra ý kiên, giáo viên chỉ giúp hướng dẫn học sinh thôi nhưng thật ra đó chả khác gì một giờ học bình thường trên lớp,:cô giáo nói học sinh nghe. và phải làm theo.. Như thế cũng gọi là "đàn áp" đó cô ...
Thế thì đúng là đàn áp rồi, vì theo giáo học pháp hiện đại, đã nói thảo luận là phải có ý kiến của nhiều người, thuộc nhiều chiều khác nhau. Gv lúc đó không đóng vai trò người thảo luận (không cần và không nên đưa ra ý kiến của mình), còn hs mới đóng vai trò chủ đạo. Gv chỉ đưa ra phương pháp (ví dụ trong môn ngoại ngữ là cách biểu đạt ý kiến cá nhân hay cao hơn là cách tìm ý), chỉ tham gia nếu thấy lạc đề. Hết buổi thảo luận, gv tổng kết, đánh giá từ những quan sát của học sinh.
Cá nhân cô thấy trong thảo luận gv không có quyền đánh giá nội dung ý kiến của học sinh (tự do suy nghĩ) chỉ có quyền đánh giá về thái độ và phương pháp.
Nhưng thảo luận trông thế thôi cũng đòi hỏi sự chuẩn bị công phu và tốn thời gian, vậy là nhiều gv... chậc, cho qua !

Chúng em luôn nghĩ Nếu như chúng em có đặt câu hỏi hay góp ý gì với các thầy cô thì chắc chắn chúng em sẽ thành điểm nhắm.. Nhiều thầy cô còn "gài" những "tay sai " thân tin về làm "cán bộ" và ngầm báo cáo lại cấp trên . Đấy gọi là "đánh thẳng vào trong lòng đich làm tiêu hao sinh lực địch" và coi như xong... Bời vì hiếm có ai toàn diện lắm, rồi các thầy cô sẽ bới lông tìm vết.. mà ....
Cô không nghĩ là tất cả các thầy cô đều thế đâu. Vả lại nếu bản thân các em, những người trực tiếp thu nhận kết quả từ phương pháp giảng dạy của thầy cô, không là người góp ý thì còn ai làm nữa. Cái quan trọng là góp ý thế nào để thầy cô hiểu thiện chí của mình thôi.
Còn chuyện "gián điệp" này cô cũng đã được chính một cô giáo CN kể lại như một "biện pháp hữu hiệu" trong việc "trị" học trò. Nhưng cô quan sát thì thấy rằng ; dù lớp đó hs rất ngoan nhưng phần lớn các em đều không phục, không quý gvcn, một số thậm chí còn "ghét cay ghét đắng" cô ấy nữa. Một gvcn như thế không thể gọi là thành công được đúng không các em ? Cò những "gián điệp" chắc số phận cũng không hơn gì.
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top