Những âm thanh ma

Những âm thanh ma
06:55' 21/01/2005 (GMT+7)

Vào thế kỷ thứ 18, nghệ sĩ violon nổi tiếng G.Tartini (Ý) trong những phút chuẩn bị trước giờ biểu diễn đã dạo thử vài khúc nhạc. Khi đàn hai nốt cùng phát ra một lúc (double corde) và lắng tai nghe, ông phát hiện, nếu đàn mạnh đến một mức nào đó, ông sẽ nghe được một âm thanh thứ ba khác trầm hơn, cùng tồn tại với hai âm thanh kia. Tartini rất ngạc nhiên và thầm nghĩ: Âm thanh thứ ba đó là "âm thanh ma" (sons fantômes) sinh ra do tai mình bị bệnh chăng?

Nhưng không chỉ Tartini mà Sorge, nhạc sĩ đại phong cầm cùng thời với Tartini ở Hambourg (Đức) cũng nghe được âm thanh ma này. Không lâu sau, nhiều nhạc sĩ khác cũng phát hiện ra "âm thanh ma" như Tartini và Sorge. Và các nhà vật lý học đã tính được tần số của nó, đó là hiệu của tần số hai âm thanh phát ra cùng một lúc.

"Âm thanh ma" này đã sinh ra như thế nào? Người tìm ra lời giải cho câu hỏi này là Helmholtz: Âm thanh này không phải do nhạc cụ tạo ra mà chỉ sinh ra do cộng hưởng trong hốc tai của người nghe. Vì vậy khi chúng ta nghe nhạc, tai ta đã "vô tình" thêm một số âm thanh cho bản nhạc và như thế tai ta không những chỉ cảm nhận âm thanh mà còn có chức năng như một nhạc cụ (tạo ra nguồn âm) khi nghe nhạc. Mặc dù "vô tình" nhưng bất cứ thính giả nào khi nghe hòa nhạc cũng đã phối hợp với dàn nhạc hoặc hợp xướng để tạo ra một "dị bản" khác mà họ không hề hay biết. Các nhà bác học cũng đã tính toán và bổ sung thêm những "hoạ âm chủ quan" mà trên lý thuyết, các hợp âm có thể tạo ra. Đó là những "âm thanh ma" có thể kết hợp với nhau thành từng cặp để tạo ra những âm thanh khác. Nhà bác học nổi tiếng Leibniz (Đức) cho rằng "âm nhạc là một bài tập số học không chủ ý của tâm hồn". Thật vậy, khi tiếp nhận âm nhạc, đôi tai và não bộ con người luôn làm những phép tính chớp nhoáng (cộng, trừ, nhân...) với các tần số âm học.

Bất kỳ âm thanh nào, nếu đủ lớn đều có thể được biến đổi trong trí óc con người để trở thành một bản "giao hưởng". Tuy nhiên không phải ai cũng có đôi tai có thể cảm nhận được những "âm thanh ma" đó và hình như chưa ai có đôi tai có thể nghe được bản "giao hưởng" như đã nói ở trên.

*

Hữu Trịnh (Theo Physique et musique - Gleb Anfilov)
 
he he hôm trước em cũng vừa học về cái này ở lớp xong... tại vì trong chương trình thi tốt nghiệp bọn em có học nhạc của Xu Yi. Ko biết bác Apa có biết nhạc sĩ này ko. Sinh năm 1963, học ở Bắc Kinh rồi sau đó theo học ở trường nhạc Paris, thế nên tác phẩm của bà bị ảnh hưởng bởi cả âm nhạc phương tây cũng như âm nhạc và các lý luận triết học phương Đông. các tác phẩm của Xu Yi mà bọn em đang học hầu hết khai thác mạnh về những âm thanh ma này. Bản nhạc mà em đang học tên là Le plein dans le vide, đấy đại loại là Đầy đủ trong trống rỗng, vì bà theo lý luận triết học của Lão Tử ( là gì thì khỏi kể ra nhé hihi)..... Mỗi tội em thấy nghiên cứu tác phẩm này thực sự thực sự rất khó.
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top