Nhạc cổ điển: Giao thoa giữa lãng mạn và trữ tình

Nhạc cổ điển: Giao thoa giữa lãng mạn và trữ tình

Sưu Tầm

"Một thế kỷ là 100 năm, nhưng dường như thế kỷ 19 quá chật hẹp, không thể chứa hết tên tuổi các nghệ sĩ thiên tài trong hội họa, âm nhạc, kiến trúc và các lĩnh vực khác. Có thể nói, mỗi một thập kỷ lại xuất hiện một nhạc sĩ lỗi lạc. Chính vào nửa cuối thế kỷ đáng ghi nhớ này là giai đoạn giao thoa giữa chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa trữ tình trong nền âm nhạc cổ điển thế giới. Không thể sắp xếp tên tuổi các nhạc sĩ theo trình tự thời gian, cũng như phát sáng tài năng hoặc những cống hiến cho kho tàng âm nhạc nhân loại. Các trường phái âm nhạc ở mỗi nước đều mang dấu ấn riêng biệt và đặc sắc cùng hợp lưu vào biển cả âm nhạc thế giới."

Richard Wagner, người Đức, là một con người cách mạng, một nhạc sĩ thiên tài đầy sức quyến rũ, nhưng cũng rất ích kỷ và kiêu ngạo. Các tác phẩm của ông là sự hòa hợp của chất thơ, chất nhạc và chất sân khấu. Bước khởi đầu của ông rất gian nan, khốn khó và không được đánh giá đúng tài năng. Từ 1939 - 1842, ông sống ở Paris, để có tiền trở về Đức, ông buộc phải bán bản thảo opera "Con tàu ma" (The Flying Dutchman). Danh tiếng của ông vang dội ở Dresden với các tác phẩm "Rienzie", "Con tàu ma", "Tannhäuser". Năm 1864, vua Lui II xứ Bavaria mời Wagner quay trở lại Thụy Sĩ để hoàn thành tổ khúc "Kịch bốn bộ". Ông sống với Cosima, con gái của Lizst. Đến gần cuối đời ông mới thực hiện được ước mơ của mình: nhà hát ông dự kiến được xây dựng trên đồi Xanhter ở Beyruth. Một nhà hát có có cấu trúc âm học đặc biệt rất thích hợp để biểu diễn các tác phẩm của riêng ông. Tổ hợp "Chiếc vòng của Nibelunghen" là một hệ thống tác phẩm bi kịch của Wagner, thể hiện những tư tưởng âm nhạc và triết học gồm có 4 opera..

Nền opera Pháp xuất hiện có phần muộn mằn hơn. Halévy, Ober và Meyerbeer là những người có công đầu tiên. Triều đại Napoleon III đã khiến cho âm nhạc của họ được lưu truyền mãi mãi. Charles Gounod là người chấn hưng nền opera Pháp. Sự êm dịu trong giai điệu phản ánh trạng thái yên tĩnh của thời đại ông, khi đó là Đế chế thứ hai. Ở tuổi 41, lần đầu tiên ông công diễn vở opera "Faust" là một kỳ công thực sự. Âm nhạc minh bạch của Gounod sau này ảnh hưởng lớn tới các nhạc sĩ Debussy, Fauré và Massenet, mãi mãi là âm nhạc hết sức đại chúng. Năm 18 tuổi, George Bizet, nhà soạn nhạc trẻ đã giành được giải thưởng Roma. Năm 1863, ông cho công diễn vở opera "Những người thợ mò ngọc trai" và năm 1866 là "Cô gái xinh đẹp xứ Pec" nhưng không mấy thành công. Kiệt tác "Carmen" của ông được trình diễn ở Nhà hát ca hài kịch Paris năm 1975, chất lượng opera không phải đã được công nhận ngay. Trong khi đó, Nietzsche, nhà triết học và là bạn Wagner đánh giá: "Tác phẩm giống như một sự sáng tạo thuần khiết của thiên tài". Choáng váng trước sự đón nhận đó, Bizet vốn bị bệnh đau tim đột ngột qua đời ba tháng sau khi Carmen được công diễn lần đầu.

Âm nhạc Pháp âm thầm đi tìm bản sắc dân tộc của mình với bốn nhà soạn nhạc tiên phong. Nhà soạn nhạc Saint-Saëns nói: "Tôi sáng tác nhạc giống như cây táo sinh ra quả vậy". Ông viết 5 concerto cho violon, 3 giao hưởng, nhạc thính phòng và đặc biệt là 4 giao hưởng thơ. Ông còn tỏ rõ tài năng của một hoạ sĩ trong một tổ khúc gồm 14 khúc nhạc "Lễ hội hóa trang loài vật". Với tư cách chủ tịch Hội âm nhạc dân tộc, ông luôn luôn bênh vực cho sự minh bạch của logic và lý trí. Ông là nhạc sĩ thuộc phái Thi đàn của âm nhạc Pháp. Saint-Saëns viết một bộ 15 tác phẩm cho sân khấu, nổi nhất là vở "Samson và Dalida". Trước khi mất năm 1921, Saint-Saëns còn viết bản nhạc đầu tiên cho phim câm trên đàn piano.

Chủ nghĩa lãng mạn không chết khi thế kỷ 19 kết thúc. Jules Massenet (1842 - 1912) với các opera "Manon"và "Werther" đã quay về các chủ đề muôn thuở. Thời gian đó, ở kinh thành Viên, người ta nhảy valse, một dòng xoáy âm nhạc thực sự làm cho 50.000 người phải xoay tròn như gió lốc buổi tối trong các gian phòng lớn sáng rực. Kinh thành Viên bị mê hoặc bởi dòng nhạc valse của gia đình Strauss với ba người con trai đều nổi tiếng như nhau. Nhạc valse trở thành âm nhạc bác học. Johann Strauss, người con thứ ba, niềm vinh quang của cả gia đình là một nhà soạn nhạc kiệt xuất. Ông đã phát triển và làm cho nhạc valse phong phú lên rất nhiều. Chính nhờ ông mà người ta được thưởng thức bản "Danube blue" (Đanuyp xanh) nổi tiếng nhất của thành Viên. Johann II để lại cho nhân loại trên 500 bản valse, polka, cardi và golop.

Tại trung tâm châu Âu cổ kính, nước Séc chịu ảnh hưởng sâu sắc của Liszt và Wagner. Bedrich Smetana (1824 -1884) là người đầu tiên khám phá ra "kho báu" âm nhạc dân tộc Séc. Ông là người giàu lòng yêu nước trong âm nhạc lẫn ngoài đời. Tổ khúc giao hưởng "Tổ quốc tôi" và vở opera "Vị hôn thê bị mua chuộc" (The Bartered Bride) đều thấm đượm chất nhạc dân gian xứ Bohemia và tâm hồn đất nước. Antonin Dvorák (1841 - 1904) là sứ giả của nền âm nhạc Séc trên khắp thế giới. Năm 32 tuổi, thành công đến với ông qua thái độ khâm phục của nhạc sĩ Brahms trước các "Ca khúc xứ Movari" của ông. Ông được bổ nhiệm làm giám đốc Nhạc viện New York. Tai đây, ông cho ra đời bản giao hưởng "Thế giới mới" (From the New World). Một sự pha trộn tài tình giữa âm nhạc da đen, nhạc Á Đông và dòng nhạc Slave. Ông còn viết 8 giao hưởng, một concerto tuyệt vời cho violoncelle, rất nhiều nhạc tôn giáo và các phẩm trữ tình.

Kể từ thời Piotr Đại đế (1672 - 1725), âm nhạc Nga chịu ảnh hưởng nặng nề của các loại nhạc "nhập khẩu" từ phương Tây làm thui chột sức sáng tạo của âm nhạc Nga. Mikhail Glinka (1804 - 1857) sinh trong một gia đình quý tộc giàu có, ham thích du ngoạn. Đặc biệt ông rất thích đến Pháp, nơi có nghệ thuật nấu ăn sành sỏi và những lâu đài cổ kính bên bờ sông Loire. Khúc ouverture cho vở opera "Cuộc đời Sa hoàng" (A Life for the Tsar) lấy từ tiểu thuyết của đại văn hào Puskin là bức tranh toàn cảnh của các ca khúc và vũ điệu Nga. Glinka tạo nên niềm hứng khởi cho các nhạc sĩ Nga.

Piotr Il'yich Tchaikovsky nổi tiếng nhất trong các nhà soạn nhạc Nga thế kỷ 19 (1840 - 1893). Những tác phẩm giàu cảm xúc, thấm đậm tâm hồn Nga thể hiện một tâm hồn tinh tế và nhạy cảm. Là một người tiếp thu văn học Pháp, chính ông đã châu Âu hóa âm nhạc Nga, kết hợp những chuẩn mực nhạc cổ điển với tình cảm Slave sôi động. Ông đặc biệt xuất sắc trong các vở ballet: "Hồ thiên nga", "Người đẹp ngủ trong rừng". Thế nhưng thành công và danh tiếng không mang đến hạnh phúc. Định mệnh luôn đè nặng trên vai Tchaikovsky. Điều này thể hiện rõ nhất trong 3 bản giao hưởng, trong số 6 bản cuối cùng. Tuyệt vọng vì cuộc hôn nhân thất bại, ông đầm mình xuống sông, định làm cho mình viêm phổi mà chết. Song chẳng có chuyện gì xảy ra. Những câu chuyện vỡ mộng và bi thảm trong các vở opera "Eugene Onegin", "Con đầm bích"
(The Queen of Spades) thể hiện nỗi đau thương trong tâm hồn Tchaikovsky.

Sự pha trộn các trường phái nhạc dân tộc không hề làm mai một các truyền thống của Beethoven, Brahms, Mahler (trường phái Đức phát triển rực rỡ). Năm 1853, Brahms 20 tuổi, ông rời quê hương Hamburg đi chu du với một nghệ sĩ violon nổi tiếng người Digan. Ông là nhà soạn nhạc được Schumann "phát hiện" khi đưa tên ông lên tạp chí: "và Brahms đã đến với một dòng máu mới". Sau khi Shumann qua đời, Brahms phản đối chủ nghĩa xã hội phóng túng. Ông thể hiện cảm hứng bốc lửa trong những hình thức mạnh mẽ nhưng vẫn mang những nét truyền thống dân tộc. Ông là một người tài năng, nghị lực và cô độc. Cô đơn nhưng không chán đời. Ông yêu trẻ con, kiếm sống như một nhạc sĩ chuyên nghiệp. Thất vọng với ý định trở thành nhạc trưởng ở Hamburg, ông đến Vienna và sống ở đó suốt đời. Thành công đối với ông khi viết "Khúc tưởng niệm Đức" (A German Requiem) (1868) để tưởng niệm Schumann. Ông viết 4 giao hưởng, 2 concerto cho piano, 1 concerto cho violon, 1 giao hưởng thính phòng và 200 bản lider. Các giao hưởng của ông thể hiện sự xung đột tư tưởng, ca khúc chứa đựng những tâm tư thầm kín.

Cuối thế kỷ 19, trường phái dân tộc chủ nghĩa trong âm nhạc Pháp có phần giảm bớt. Nhạc sĩ Emanuen Sabrie (?) là người theo trường phái Wagner nhưng âm nhạc mang tính hài hước. Sự pha trộn những tính cách khác nhau thường để lại dấu ấn trong các tác phẩm của ông. Nét nhạc của Sabrie viết cho các nhạc cụ rất phóng túng, rực rỡ và đầy dí dỏm. Bản "Expanha" là một tác phẩm viết theo phong cách ấn tượng. Đây chính là dấu hiệu báo trước sự tuôn trào mạnh mẽ của trường phái âm nhạc Pháp, với những tên tuổi sáng chói như Morit, Debussy.

Vậy là nền âm nhạc cổ điển thế giới đã khép lại thế kỷ 19 đầy huy hoàng và bước sang thế kỷ mới với tất cả sự phong phú, đa dạng và không kém phần phức tạp...
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Mình may mắn từ bé đã được ru ngủ bằng những bản nhạc piano của Mozart, Schubert, nghe Walzer của Johann Strauss... Khi lớn lên may mắn thế nào lại được ở Áo, nên điều kiện được trau dồi kiến thức âm nhạc cổ điển lại càng được mở rộng...

Nhưng phải nói là phải được tiếp xúc với nó từ hồi còn nhỏ (theo mình thì muộn nhất là vào cấp 3) thì mới có thể cảm thụ được hết. Khi đó, có thể nói là nhạc cổ điển được "ăn vào trong máu". Thoáng nghe đã biết tiếng đàn piano này có trong không, thoáng nghe đã biết dàn nhạc giao hưởng này chơi có đều không, âm thanh có tốt không.
Nhạc cổ điển (và cả những bài cổ cổ) rất khó thể hiện, không phải là chơi đúng nhạc là sẽ hay, mà khi chơi và hát, mình phải đặt cả tâm hồn của mình vào bài hát, mà tâm hồn đấy phải là tâm hồn thật của mình, chứ cố gượng ép, cố bắt chiếc thì cũng nghe ra được.

Nhạc cổ điển rất kén đối tượng nghe... Không phải ai cũng có thể thưởng thức được nhạc cổ điển...
 
Cái này em đồng ý với chị Hà. Không chỉ nhạc cổ điển rất kén đối tượng nghe mà đi sâu hơn vào vấn đề này, những trường phái, giai đoạn của nhạc cổ điển còn kén người nghe hớn nữa.
Vd như rất ít người nghe thời kỳ Baroque. Ít người thưởng thức được Liszt hơn Chopin ....
 

Sirius

Member
Nhạc cổ điển không kén người nghe. phải chăng thì cổ điển chỉ ngọt và đầy vần luật như một bài thơ Đường vậy. Quy chuẩn đã được đặt ra và không ai có thể vượt qua nó. Chất sáng tạo không được sử dụng nhiều trong cổ điển.
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Nghe em Tuấn nói chẳng lẽ chị lại nói luôn là em chẳng hiểu gì về định nghĩa trong Âm Nhạc nói chung...

Mỗi 1 thể loại nhạc có 1 quy luật chuẩn nhất định (thì phải có định nghĩa tương đối chính xác như thế thì người ta mới có thể phân biệt được các loại nhạc với nhau chứ em nhỉ ;) ).
Nhưng do khả năng sáng tạo của con người khá phong phú nên càng ngày càng có nhiều thể loại nhạc mới. Nhưng tất cả vẫn đều theo 1 định nghĩa và có tên gọi riêng.
Vì thế, xét cho cùng, tất cả các loại nhạc đều có "quy chuẩn đã được đặt ra và không ai có thể vượt qua nó" (theo lời của em). Sáng tạo hay không là do người ta sử dụng quy luật đấy theo cách nào và như thế nào, chứ không phải là do cách cải biên đi thành 1 thể loại nhạc mới!

Mà thực ra, cái gì càng có nhiều "quy chuẩn" thì càng khó thực hiện đúng và càng khó sáng tác và càng phải có sự sáng tạo 1 cách tinh tế.
Như vậy, nhạc cổ điển đòi hỏi trình độ (hiểu biết) rất cao.
 
Không sáng tạo thì lấy đâu ra âm nhạc ? Nếu nói về nhạc cổ điển thì bản thân lịch sử ncd đã nói lên nguồn sáng tạo vô tận từ phục hưng những thê kỉ 16 đến đương đại.

Còn nhạc cổ điển không kén người nghe thì có lẽ cũng đúng có chăng là chỉ thiếu người có đủ lòng kiên nhẫn sự say mê và 1 chút khả năng cảm thụ.

Mình không hiểu bạn nói NCD vần luật tức là sao ? Còn ngọt phải chăng bạn ám chỉ đến giai điệu ?
 

haketu

Member
theo em thì ý của ku tuấn là: nhạc cổ điển khác nhạc bây h ở chỗ, nhạc trẻ bây h có nhiều chất sáng tạo hơn, có thể ngẫu hững......Còn cổ điển thì chỉ theo 1 quy luật chặt chẽ về giai điệu, nhịp....(lấy luật vần trong thơ Đường làm VD ấy mà...). có đúng không nhỉ.
nhưng mà ông Tuấn nhầm to đấy. theo em thì cái hay của nhạc cổ điển chính là chỗ kén người nghe. không phải ai cũng nghe được. nhưng nếu ai hiều được âm nhạc chung, và NCĐ riêng===> sẽ thấy nhạc cổ điển rất hay!!!
@anh Hùng: em nghĩ nghe được nhạc cổ điển hay không là do khả năng cảm thụ và tính cách của cá nhân nhiều hơn. chứ đam mê với lòng kiên nhẫn chỉ là số ít. người cố gắng đam mê đến mấy mà không hiểu biết tí j` về âm nhạc thì cũng coi như không.
nói mà nghĩ buồn thay cho nhạc trẻ bây h quá.......
 

Sirius

Member
:) Em không nghe nhạc trẻ, em vẫn vạ vật đến Nhạc Tranh nghe Tuấn Khang, vẫn còn lang thang ra 84 Nguyễn Du khi chị Lê Thu vẫn còn đánh,Nghe cổ điển nhiều chứ. Nhưng hiện do già qua, xu hướng chuyển sang Jazz với nhiều sự sáng tạo vô biên.
Cổ điển hay chứ nhưng lời bình kén người nghe thì không hợp lý. Câu đó nói cho giao hưởng, nói cho thính phòng, nói cho Opera thì hợp hơn. Hmm các nhà ga bên Đức bật nhạc cổ điển cả đêm ==> tình trạng lộn xộn ở các nhà ga giảm hẳn ( chắc nghe không được rồi chả buòn đánh nhau :D như bác nói ). Em thực sự chả thích cái câu "kén" chút nào, như các tác phẩm điện ảnh của Vn sau khi làm xong trình chiếu chả ai xem liền đăng báo " tác phẩm nghệ thuật kén người nghe " , nghe bức xúc lắm.
 

haketu

Member
nhưng 1 sự thật là: không phải ai cũng có thể nghe đựoc, và hiểu đựoc NCĐ!!!
nếu em cho là từ "kén" không đúng thì đưa ra lý lẽ chứng minh đi!!!
 
Tú à em nên hiểu ý anh rằng người nghe nhạc cổ điển cần hội tụ đủ ít nhất 3 phẩm chất anh đã nêu. Anh k đề cao vấn đề kiến thức vì điều đó có thể bổ xung được khi người ta đã có mục đích và lòng say mê.
Anh vẫn giữ ý kiến cho rằng nhạc cổ điển hàm chứa khả năng sáng tạo nhất. VD các khúc biến tấu, chuyển soạn ... NCD không đơn thuần là giao hưởng thính phòng và opera mà luôn luôn bắt nguồn từ trong âm nhạc dân gian phương tây do đó sức sáng tạo là vô hạn. Kết luận thiếu sự sáng tạo trong nhạc cổ điển là sai lầm.

Mọi người vui lòng chuyển chủ đề đang nói sang topic khác nhé. Lạc đề rồi
 

rikku

Active Member
à, lại nhạc Tranh TK, . .
Cổ điển ==> dòng nhạc đã tồn tại hàng trăm năm với những tác gia lớn; nhạc đã đạt tới CHUẨN MỰC về nghệ thuật; về hòa thanh; giai điệu; tiết tấu; ..
Nói nhạc Cổ Điển kén người nghe cũng đúng; nhưng chắc chắn mỗi con người HIỂU VỀ ÂM NHẠC, ở mỗi một mức độ nào đều cảm nhận được một hay nhiều điểm hay từ một bản nhạc cổ điển. Tương tự; khi trình độ âm nhạc tăng lên thì lại có cảm nhận khác về nhạc cổ điển.
Bản thân em theo Guitar; một nhạc cụ không dành cho nhạc Cổ điển. Nhưng cũng tạm dùng nó để chơi một vài bản cổ điển chuyển soạn cho Guitar.
Lại nói về cây Guitar; đó ko phải là một nhạc cụ cổ điển. Nhạc Guitar ra đời gắn cùng với Jazz; và chỉ thực sự được phổ biến như một nhạc cụ cổ điển từ sau Seg hay Ter..
dù sao em cũng lấy cái trình độ âm nhạc nhỏ bé của mình để cảm nhận một chút nhạc cổ điển, . . ^_^ như nếu dịch sát nghĩa thì cổ điển chẳng qua là thứ nhạc "CŨ" thôi mà ^_^
 

Vũ "nhị"

Member
rikku said:
dù sao em cũng lấy cái trình độ âm nhạc nhỏ bé của mình để cảm nhận một chút nhạc cổ điển, . . ^_^ như nếu dịch sát nghĩa thì cổ điển chẳng qua là thứ nhạc "CŨ" thôi mà ^_^
Em dịch thế rất chuẩn, và chuẩn được 50%. Cái "điển" ở đây chính là "điển hình" và có thể hiểu là chuẩn mực cho các loại nhạc khác.

Thực sự nhạc cổ điển ra đời chính là lúc âm nhạc đang thuở sơ khai, con người đang "mò mẫm" tìm hiểu những quy luật cơ bản của âm nhạc. Đây không thể gọi "cổ điển" là một "dòng" nhạc, bởi vì lẽ đơn giản nó chính là khời nguồn cho vô số các "dòng" nhạc hiện đại. Các quy chuẩn âm nhạc của nhạc cổ điển chính là "chân lí" mà tất cả đều phải tuân theo.

Còn nói nhạc cổ điển không có sức sáng tạo thì rất tiếc là sai, bởi lẽ nhạc cổ điển đề cao sự sáng tạo không thua thời hiện đại nhưng cái "sáng" ấy phải được đặt đúng nơi đúng chỗ ( VD: Đoạn cuối 1 concerto hay 1 lieder ). Tất cả các thể loại hiện đại hiện nay ( Pop, Rock, Jazz ...) xét theo quan điểm khoa học âm nhạc thì đều là âm nhạc bậc thấp so với nhạc cổ điển cả về số đơn vị biểu diễn, cách thức biểu diễn ( Nếu không nói là cả giai điệu ). Vì vậy không thể kết luận âm nhạc bậc thấp hơn có sức sáng tạo cao hơn âm nhạc bậc cao.

Nhạc cổ điển có kén người nghe hay không thì còn phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng có lẽ yếu tố chủ quan rất quan trọng. Theo mình thì trong bản thân nhạc cổ điển có rất nhiều "nhánh" khác nhau và việc yêu thích hay không đều là do sở thích mỗi người. Nếu bạn nghe nhạc cổ điển mà "không thấy hay" rất có khả năng bạn chưa "tìm" được thể loại hợp với bản thân mình. Đừng nên vội kết luận "vơ đũa" về nhạc cổ điển.
 

sound_of_war

New Member
Đã rất chuẩn thì không thể chỉ là 50%. Nhưng mà em không có ý phản bác lại Vũ đâu. Vì Vũ nói khá đúng (theo em thì đúng một cách khách quan, vì em cũng nghĩ giống Vũ).Em không đủ kiên nhẫn để nghe hết Symphony No.9 của Beethoven, 3 bản Symphony Jupiter của Mozart, bộ 6 bản Concerto Brandenburg của Bach... Nhưng lại có thể nghe cả ngày 24 Caprices cho violin solo của Paganini, hay nguyên cả Concerto No. 2 "La Campanella" của ông...
Mỗi người "kén" một phong cách, một thể loại.
Mà Sirius phân ra "cổ điển" với "giao hưởng, thính phòng, opera" là như thế nào, chẳng lẽ hai "nhóm" đó có gì khác nhau à? "Giao hưởng, thính phòng, opera" không phải là ncđ à?
 
Khờ khờ đấy là bởi vì em bị ấn tượng bởi sự mới lạ trẻ trung phá cách mạnh mẽ của Paganini. ( Hay là em còn chưa đủ sâu sắc đề nghe Sym no.9 của Beethoven - đùa tí thôi anh cũng k cảm nhân hết được ) Nghe nhiều người ta cũng sẽ vỡ ra nhiều điều. Trong cái quen thuộc của mỗi bản nhạc luôn ẩn chứa những điều mới mẻ mà chúng ta chưa phát hiện được ( khách quan và chủ quan ) . Vd anh nghe homesickness của Grieg cảm nhận sẽ khác mọi người vì anh đang ở xa :D
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Hihi, đọc mấy bài viết ở đây thú vị phết ;)
Ý của chị thì chị đã nói hết rồi... Hôm nay ngồi đọc lại bài giới thiệu của Hngf thì chị tìm ra 1 lỗi khá sai về gia đình nhà Strauss ;)
Xin đính chíng với mọi người :D
Bài giởi thiệu của Hùng said:
Thời gian đó, ở kinh thành Viên, người ta nhảy valse, một dòng xoáy âm nhạc thực sự làm cho 50.000 người phải xoay tròn như gió lốc buổi tối trong các gian phòng lớn sáng rực. Kinh thành Viên bị mê hoặc bởi dòng nhạc valse của gia đình Strauss với ba người con trai đều nổi tiếng như nhau. Nhạc valse trở thành âm nhạc bác học. Johann Strauss, người con thứ ba, niềm vinh quang của cả gia đình là một nhà soạn nhạc kiệt xuất. Ông đã phát triển và làm cho nhạc valse phong phú lên rất nhiều. Chính nhờ ông mà người ta được thưởng thức bản "Danube blue" (Đanuyp xanh) nổi tiếng nhất của thành Viên. Johann II để lại cho nhân loại trên 500 bản valse, polka, cardi và golop.
Đính chính là: Bố tên là Johann Strauss, có 2 con trai, con trai thứ nhất cũng tên là Johann Strauss, và con trai thứ 2 tên là Josef Strauss, cả 3 Bố con đều nổi tiếng. Bố nổi tiếng về Polka nhiều hơn, Johann Strauss con nỏi tiểng về nhạc Van lẫn Polka, con Josef Strauss nổi tiếng về nhạc trữ tình với những bản kịch hát rất hay...
Nhìn chung thì Johann Strauss con là nỏi tiếng nhất.
Gia đình này là người Wien chính gốc nên họ viết rất nhiều bài về Wien, những giai điệu thật tha thiết tả về những câu chuyện của thành Wien, phong cảnh của Wien, con người Wien... Chị rất thích "Wiener Blut" (tạm dịch là: "Dòng máu người Wien") của Johann Strauss con. Ngoài Wiener Blut thì JS con cũng viết hài kịch, điển hình là "Die Fledermaus" (Con Dơi), cũng nói về cuộc sống của người Wien thời ấy, bản kịch này thực ra cũng kể về đời sống thật của JS con...
 
Tiêu rồi em xin lỗi mọi người. Em kiểm duyệt bài sưu tầm không tốt. Thông cảm thông tin về strauss em nắm không tốt ( em ít nghe strauss ). Em sẽ có bài đính chính sau.Cám ơn chị Hà ạ!
Một lần nữa xin được cáo lỗi :)
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top