Nghiệt ngã lựa chọn sống trung thực

lion

Moderator
Staff member
Áp lực trình diễn giá trị ở đời

TS Trịnh Hòa Bình
Tham dự cuộc thảo luận "mini" của các bạn trẻ "cuối 8X, đầu 9X", TS Bình cho hay, có rất nhiều câu chuyện được chia sẻ là, tại sao ở đời này, những người thường xuyên hoặc rất nhiều lần không trung thực mà vẫn thăng tiến và gặt hái, như vậy, trung thực không giải quyết được chuyện gì hay chăng?
Chỉ lấy một ví dụ ngay trong bình diện giáo dục - đào tạo, với những người làm tiến sĩ mà học thật, thi thật thì cái bằng tiến sĩ của họ là bằng thực.
Còn với chức danh giáo sư thì nhiều người vẫn có thể không đứng bục dạy nhưng có “mánh khóe” xin bài của các đệ tử, xin các công trình, đề tài rồi mua chuộc, lôi kéo người khác bỏ phiếu cho mình, thì cái chức danh giáo sư đó hóa ra lại là ảo.
Nhưng xã hội lại tôn vinh chức danh đó như một giá trị thực. Vậy hóa ra giá trị ảo đã đưa đến những quyền lợi thực và điều này không hề có lợi cho giới trẻ?
Phóng viên: Vậy theo ông, trong giới trẻ có một bộ phận đang lầm lẫn trong sự nhận thức về các giá trị thực - ảo ở đời hay là họ có nhận thức đúng đắn nhưng vẫn đi theo sự “a dua” của đám đông để giữ cho mình sự tư lợi và an toàn?
Theo tôi, có bộ phận nhầm lẫn, có bộ phận rất lớn phân biệt được, nhưng họ không thắng nổi cái áp lực trình diễn các giá trị ở đời đang được đám đông cổ vũ và chạy theo. Cũng có một bộ phận không chấp nhận sống chung với lũ trong một dòng đời như thế!
- Có những bạn cho rằng họ muốn sống trung thực nhưng sống trung thực thì nhận được gì, khi rất nhiều câu chuyện diễn ra hàng ngày cho thấy, trung thực sẽ “mất” nhiều hơn là “được”...
Đổ lỗi cho hoàn cảnh như vậy có thể thông hiểu được chứ không phải là một lý do chính đáng. Vì cứ chờ thiên hạ thay đổi đi đã rồi mới đến lượt mình, thì xã hội này sẽ không bao giờ thay đổi.
Tôi có thể lấy ngay một ví dụ như ở một số các quốc gia có sự tương đồng về văn hóa với chúng ta như Hàn Quốc hoặc Nhật Bản. Tại sao một ông cựu tổng thống có thể tự tử vì xấu hổ?
Một ông thủ tướng, bộ trưởng có thể sẵn sàng từ chức khi làm điều gì đó sai trái gây mất lòng tin của người dân? Nhân dân nước đó có đổ lỗi cho hoàn cảnh để vin vào đó mà sống không trung thực không?
Ở trong những xã hội đó, giả dối hay trung thực được kiểm chứng bằng ý thức pháp luật, nó tồn tại lâu dài và đi liền với các định chế thưởng, phạt.
Cũng như vậy, những chuẩn mực văn minh trong đời sống cộng đồng nhỏ nói riêng và cả một xã hội rộng lớn nói chung cũng là một “chế tài” nghiêm khắc khiến trung thực trở thành một giá trị đạo đức được đề cao và tôn vinh.
3 tầng tàn dư văn hóa: căn nguyên của giả dối
- Nhắc đến câu chuyện về giáo dục, có những người nói rằng ngay bản thân cơ chế giáo dục này đã dạy cho đứa trẻ biết nói dối từ bé. Ví dụ như những tiết học dự giờ được đạo diễn từ trước, những bài văn mẫu, sử mẫu, hay những môn phụ như kỹ thuật, giáo dục công dân đang buộc học sinh lâm vào thế phải học thuộc để đối phó với những kỳ thi…
Tôi hiểu rằng nếu sự nói dối mà được tích lại trong ngày một, ngày hai thì sẽ rất dễ trở thành một thứ ’văn hóa" giả dối.



Coi trọng hơn vai trò cá nhân, vai trò của người đứng đầu cũng là một cửa dẫn tốt để khôi phục lại tính trung thực.



Nhưng thật ra các bạn cũng đừng quá bi quan về vấn đề này vì khi con người ta đạt tới một trình độ nhân cách phát triển hơn, hoàn thiện hơn về tri thức và tư duy, thì nó cũng biết đào thải và gỡ bỏ dần dần những điều xấu, biết quay lưng lại với sự giả dối.

Sự giả dối này có một căn nguyên văn hóa sâu xa. Đó là tàn dư giả dối trong một xã hội phong kiến tôn thờ đạo Khổng, cái văn minh salon phòng khách của Pháp và cái giáo điều, giả dối trong mô hình XHCN kiểu cũ.
Ba cái tầng tàn dư văn hóa này đã dẫn đến những hệ ứng xử của con người VN như chúng ta đang chứng kiến hiện nay.
Tất nhiên đây là quá trình đấu tranh vật lộn không hề dễ dàng. Nhưng tôi nghĩ rằng, khi chúng ta đổi mới và bây giờ, coi trọng hơn vai trò cá nhân, vai trò của người đứng đầu thì cũng là một cửa dẫn tốt để khôi phục lại tính trung thực.
- Phải chăng ông muốn nói đến tính chất “làm gương” của những người đứng đầu?
Đúng thế! Nói đến vai trò của người đứng đầu là tôi muốn gắn với việc coi trọng cá nhân.
Những người đứng đầu này có xu hướng “độc tài” một chút thì sẽ thắng thế được xu hướng dân chủ kiểu làng xã, kiểu cộng đồng mà trách nhiệm được quy cho tập thể như hiện nay.
Khi vai trò cá nhân được đề cao thì bản thân người ta sẽ có sự kiêu hãnh về thương hiệu cá nhân của mình.
Khi cá nhân không có vinh quang, kiêu hãnh như vậy thì họ sẽ ẩn mình trong dòng người mà nói dối, làm ẩu.
Còn nếu tất cả những gì họ làm đều được công bố, công khai, và được đánh giá gắn với sự vinh quang, với tên tuổi, thương hiệu của họ thì câu chuyện trung thực sẽ không cần chúng ta bàn tới nữa.
Trung thực để "giáo dưỡng" trung thực
- Ở một vị trí của 1 người cha, 1 người thầy thì ông sẽ có những lời khuyên như thế nào để giới trẻ có một bản lĩnh sống trung thực trong bối cảnh xã hội hiện nay?
Ở tư cách của một người nghiên cứu thì tôi không muốn có 1 lời khuyên răn, dạy bảo cho cộng đồng.
Nhưng với tư cách của một người cha, tôi có thể nói rằng, tôi không giống như một số người khác bằng mọi cách kéo con vào trong lĩnh vực hoạt động của mình rồi chạy chọt trường này trường kia con vào học.
Con trai tôi nói cháu chơi với nhiều bạn, kể cả xấu và tốt, nhưng không bao giờ cháu để việc cá nhân ảnh hưởng đến danh tiếng của gia đình và dòng họ.
- Cha mẹ không thể dạy con trung thực khi bản thân họ lại gian dối để tư lợi?
Đúng thế, gia đình có một vai trò rất lớn vì gia đình là nơi xã hội hoá. Vậy một ông bố, bà mẹ đang hành xử không trung thực, sống giả dối thì đứa con sẽ được tiếp biến văn hóa, được xã hội hóa, từ chính môi trường đó.
Các em sẽ trở thành hình ảnh của bố mẹ bây giờ vào trong tương lai, hoặc các em sẽ là người biết phân biệt đúng sai để trở thành người trung thực.
Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cái bản lĩnh cá nhân của mỗi người.
- Theo ông thì có nhiều bạn trẻ sở hữu một bản lĩnh cá nhân với sức đề kháng tốt như vậy không?
Không bi quan, nhưng tôi cho rằng không có nhiều lắm những đứa trẻ như vậy.
Trong bối cảnh hiện nay, khả năng phân tích đúng sai và lựa chọn cho mình một mục đích sống đúng đắn của đứa trẻ sẽ phụ thuộc rất lớn vào truyền thống gia đình, sau đó là vai trò của giáo dục và xã hội.
- Xin cảm ơn ông.

vnn.vn
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top