Nghề giáo: hãy kiềm chế, bình tĩnh, kiên trì và mềm mỏng

lion

Moderator
Staff member
Nhiều bình luận dưới các bài báo về cô giáo dạy Toán im lặng suốt 3 thángkhi lên lớp tại trường THP Long Thới, có nhiều ý kiến cho rằng em học sinh đòi hỏi quá nhiều, rằng giáo viên lên lớp đủ thứ áp lực, lo “chạy cho hết bài” để không cháy giáo án, thậm chí có ý kiến còn cho rằng học sinh lười, không ngoan, nói chuyện với các em nhiều lúc các em hỗn láo, mình không giữ được bình tĩnh thì mang họa…

Thế nhưng, có một câu chuyện kể về một người thầy có đệ tử đêm đêm trèo tường đi chơi về trễ. Một đêm nọ, khi leo qua bức tường để tuột xuống, bàn chân người đệ tử đã đạp xuống vai người thầy đang ngồi giữa sương tuyết chờ đứa học trò hư của mình.

Cô Hồ Thị Tâm chia sẻ: “Lúc nghe sư thầy giảng đến đây, cái đốn ngộ của đứa học trò hư trước sự bao dung quảng đại của tấm lòng vị tha ở một người thầy làm mình sực tỉnh. Mình đã sốt ruột nóng nảy trước cái hư của học trò. Mình đã muốn điên lên trước những trò dại của học trò… tất thảy vì lòng yêu thương lo lắng cho chúng, nhưng mình đã đủ nhẫn nại như người thầy này chưa?

Cho dù, cũng có những lúc tưởng chừng như không thể bước lên bục giảng, chỉ mong con đường đến trường cứ dài mãi, nhưng cứ bước chân vào cửa lớp, tôi lại quên hết mọi chuyện để đắm say với bài giảng, với học sinh; cũng bần thần cả người khi đứng trước một đứa học trò lầm lì, hỏi không thưa la không nói, để sau đó là những đêm dài nhắn tin đến mờ mắt, mong sao học sinh chia sẻ với cô giáo để còn biết cách mà hỗ trợ. Làm những điều đó là bởi mình là người ý thức được nghề, ít ra, mình biết mình cần phải xấu hổ trước học trò”.

Nhà giáo lão thành – nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam – Đà Nẵng cũ đã đặt vấn đề rằng lâu nay, chúng ta thường tư duy theo hướng người thầy là tấm gương để HS noi theo, nhưng hầu như không mấy ai chú ý rằng, chính HS mới là tấm gương thật phản chiếu tất cả nhất cử, nhất động của người thầy.

“Cái hay, cái xấu của mỗi thầy cô giáo, HS đều cảm nhận được cả, đừng nghĩ là các em trẻ dại chưa biết gì. Trẻ tinh ý lắm, ai thương yêu, quan tâm các em thật lòng, các em đều biết cả. Nhưng thật diệu kỳ và tuyệt vời là cuộc sống vốn dĩ còn có sự khoan dung nên những hình ảnh không đẹp, những câu chuyện không hay về thầy cô, theo thời gian cũng dần bị quên lãng hoặc được gạn đục khơi trong, để khi nhớ về thời hoa niên, bao giờ mỗi người trong chúng ta cũng nhớ về những kỷ niệm đẹp. Đừng nghĩ rằng, chỉ có thầy cô giáo mới có lòng khoan dung, mà HS cũng khoan dung lắm” - cô Tâm nói.

Ở khu hiệu bộ của trường THCS Lê Độ (Q. Sơn Trà, TP Đà Nẵng), tấm biển ghi 20 điều giáo cần thấu hiểu được BGH nhà trường bố trí cho treo ở nhiều nơi: phòng họp hôi đồng, phòng tiếp phụ huynh… Chỉ cần thấu hiểu được 20 điều căn cốt này, giáo viên cũng đã có thể trở thành một nhà giáo chuẩn mực, được học sinh và phụ huynh quý trọng. Chẳng hạn như: “Hãy bước vào lớp với nụ cười".

"Khi học trò chào, hãy nhìn vào mắt từng em để hiểu được tâm trạng của chúng, vui thì chia vui, buồn thì động viên hoặc không cần che giấu tình cảm của mình với các em, nhưng cần tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt với một vài em nào đó. Hãy cố nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm đó. Bạn hãy giúp chúng nhận ra, phát triển chúng thêm” - thầy Lê Quốc Hùng – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, đây là những điều mà thầy sưu tầm được và thấy rất đúng với nghề giáo: hãy kiềm chế, bình tĩnh, kiên trì và mềm mỏng.
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top