Lý thuyết âm nhạc cơ bản.

Đây là những kiến thức được lấy từ sách Lý thuyết âm nhạc cơ bản của tác giả VA Vakhrameev.
Để topic được trình bày 1 cách khoa học dễ hiểu đề nghị mọi người đừng đăng bài ở đây.

Chương 1. Âm thanh.

1- Cơ sở vật lí của âm thanh.

Danh từ "âm thanh" xác định hai khái niệm: thứ nhất - âm thanh là 1 hiện tượng vật lí, thứ hai - âm thanh là 1 cảm giác.

1/ Do kết quả của sự rung (dao động) của 1 vật thể đàn hồi nào đó, chẳng hạn của dây đàn, mà xuất hiện sự lan truyền theo hình làn sóng những dao động kéo dài của môi trường không khí.

Những dao động này được gọi là những sóng âm. Từ nguồn phát âm, chúng lan truyền ra theo tất cả các hướng.

2/ Cơ quan thính giác tiếp nhận các sóng âm; các sóng âm này gây ra sự kích thích trong cơ quan thính giác, truyền qua hệ thần kinh vào bộ não, tạo nên cảm giác về âm thanh.

2. Các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc

Chúng ta tiếp nhận một số lượng lớn các âm thanh khác nhau, nhưng không phải mọi âm thanh đều được dùng trong âm nhạc. Thính giác của ta phân biệt những âm thanh có tính nhạc và những âm thanh có tính chất tiếng động.

Những âm thanh có tính chất tiếng động không có cao độ chính xác, thí dụ tiếng rít, tiếng kẹt cửa ... và vì thế không thể sử dụng trong âm nhạc.

Đặc tính của âm thanh có tính nhạc được xác định bởi ba thuộc tính là độ cao, độ mạnh và âm sắc.

Ngoài ra,độ dài của âm thanh cũng có ý nghĩa to lớn trong âm nhạc. Độ dài của âm thanh không làm thay đổi tính chất vật lí, nhưng đứng trên quan diểm âm nhạc, vì là 1 trong những thuộc tính, nó lại có ý nghĩa quan trọng bậc nhất ( ngang hàng với các thuộc tính cơ bản ).

Độ cao của âm thanh phụ thuộc vào tần sô dao động của vật thể rung. Dao động càng nhiều, âm thanh càng cao và ngược lại.

Độ mạnh của âm thanh phụ thuộc vào sức mạnh của những dao động, tức là phụ thuộc vào quy mô dao động của vật thể - nguồn âm thanh. Không gian trong đó diễn ra các dao động gọi là biên độ dao động. Biên dộ dao động càng rộng âm thanh càng to và ngược lại.

Âm sắc là khía cạnh chất lượng của âm thanh, là màu sắc của nó. Để xác định đặc điểm của âm sắc, người ta sử dụng những tính từ thuộc các lĩnh vực cảm giác khác nhau. Ta biết rằng mỗi nhạc cụ hoặc mỗi giọng đều có âm sắc riêng. Cùng 1 âm thanh có cao độ nhất định, nhưng do các loại nhạc cụ khác nhau phát ra thì mỗi nhạc cụ có một màu sắc riêng.

Sự khác biệt của âm sắc tùy thuộc vào thành phần những âm cục bộ mà ở mỗi âm thanh đều có.

Các âm cục bộ ( bồi âm ) được cấu tạo nên do hình thái phức tạp của sóng âm.

Độ dài của âm thanh phụ thuộc vào độ dài của các dao động của nguồn phát âm. Chẳng hạn, quy mô dao động lúc âm thanh bắt đầu vang càng rộng thì thời gian nhân vang càng kéo dài trong điều kiện nguồn phát âm được rung tự do.

Kì sau Bồi âm hàng âm tự nhiên.
 
3. Bồi âm, Hàng âm tự nhiên.

Hình thức phức tạp của sóng âm nảy sinh do việc vật thể dao động trong khi rung đã khúc triết ở những phần bằng nhau. Những phần này tạo ra những dao động độc lập trong quá trình dao động chung của vật thể và tạo ra những làn sóng phụ tương ứng với độ dài của chúng. Cấc dao động phụ (đơn giản) tạo thành bồi âm. Độ cao của bồi âm không giống nhau vì tốc độ giao động của các sóng tạo ra chúng khác nhau, sóng phụ tương ứng với độ dài của chúng.

Độ dài của làn sóng bồi âm thứ hai do 1 nửa dây đàn tạo nên, ngắn bằng nửa làn sóng của âm cơ bản, và tần số dao động của nó nhanh hơn hai lần. Tương tự với các bồi âm nối tiếp.

Nếu lấy số lượng dao động của âm thanh thứ nhất của dây đàn (âm cơ bản) làm đơn vị, số lượng dao động của các bồi âm sẽ được thể hiện bằng 1 loạt số đơn: 1,2,3,4,5,6,7,....

Hàng âm như vậy như vậy gọi là hàng âm tự nhiên.

4. Hệ thống âm nhạc, hàng âm, các bậc cơ bản và tên gọi của chúng, các quãng tám.

Hệ thống âm thanh dùng làm cơ sở cho hoạt động âm nhạc hiện nay là lọa âm thanh có những mối tương quan nhất định với nhau về độ cao. Sự sắp xếp các âm của hệ thống dựa theo độ cao gọi là hàng âm, còn mỗi âm thanh khác là 1 bậc của hàng âm đó. Hàng âm hoàn chỉnh của hệ thống âm nhạc gồm 88 âm khác nhau. Dao động của các âm đó từ những âm thấp nhất đến những âm cao nhất nằm trong giới hạn từ 16 đến 4176 lần trong 1 s. Đó là những âm thanh có dộ cao mà tai người có thể phân biệt.

Các bậc cơ bản của hàng âm trong hệ thống âm nhạc có 7 tên gọi độc lập :

đô rê mi pha son la xi

Các bậc âm cơ bản tương ứng với những âm thanh phát ra khi gõ các phím trắng của Piano:

Bảy tên gọi của các bậc cơ bản được nhắc lại 1 cách chu kì trong hàng âm và do đó chúng bao gồm âm thanh của tất cả các bậc cơ bản.

Sở dĩ như vậy vì mỗi âm thứ tám tính ngược lên (trong số những âm phát ra khi bấm các phím trắng) được tạo nên bơir sự tăng gấp đôi số lượng dao động so với âm thứ nhất. Cho nên nó tương ứng với bồi âm thứ hai của âm thứ nhất (âm xuất xứ) vì vậy hoàn toàn quyện với âm đó.

KHoảng cách giữa các âm thanh của những bậc giống nhau gọi là quãng tám. Bộ phận của hàng âm trong đó có 7 bậc âm cơ bản cũng gọi là quãng tám. Như vậy toàn bộ hàng âm chia thành những quãng tám. Âm thanh của bậc Đô được coi là âm đầu của quãng tám. Toàn bộ hàng âm gồm bảy quãng tám trọn vẹn và bốn âm hợp thành 2 quãng tám thiếu hai đầy hàng âm ( ở hai đầu bàn phím piano ) Tên gọi các quãng tám cực trầm (từ những âm thấp đến những âm cao như sau

C2: quãng tám cực trầm
C1: quãng tám trầm ( đầu bàn phím )
C: Quãng tám lớn
c: Quãng tám nhỏ
c1: quãng tám 1
c2: quãng tám 2
c3: quãng tám 3
c4: quãng tám 4
c5: quãng tám 5 ( cuói bàn phím )
 
Khổ quá đang ốm mà không dám bỏ vì sợ topic bị loãng.

5. Hệ âm nhạc, hệ âm điều hòa, nửa cung và nguyên cung, các bậc chuyển hóa và tên gọi của chúng.

Mối tương quan về độ cao tuyệt đối (được điều chỉnh chính xác) của các âm trong hệ thống âm nhạc gọi là hệ âm.

Hệ âm hiện đại lấy điểm xuất phát từ 440 dao động trong 1 s của âm la ở quãng thứ nhất.

Trong hệ thống âm nhạc hiện hành, mỗi quãng tám chia thành mười hai phần bằng nhau - mười hai nửa cung. Hệ âm này gọi là hệ âm điều hòa. Nó khác với hàng âm tự nhiên ở chõo các nửa cung trong quãng tám ở hệ này đều bằng nhau.

Vì quãng tám được chia thành mười hai nửa cung băng nhau nên nên nửa cung là khỏang cách hẹp nhất giữa các âm của hệ thống âm nhạc. Khoảng cách do hai nửa cung tạo thành gọi là nguyên cung.

Giữa các bậc cơ bản của hàng âm có hai nửa cung và năm nguyên cung. Chúng được sắp xếp như sau:

C-D=1
D-E=1
E-F=1/2
F-G=1
G-A=1
A-B=1
B-C=1/2

Những nguyên cung được tạo nên giữa các bậc cơ bản chia thành các nửa cung. Những âm thanh chia các nguyên cung ấy thành nửa cung là âm thanh phát ra từ các phím đen trên piano. Như vậy quãng tám gồm 12 âm cách đều.

Mỗi bậc cơ bản của hàng âm có thể được nâng cao hoặc hạ thấp. Những âm tương ứng với các bậc nâng cao hoặc hạ thấp là những bậc chuyển hóa. Cho nên tên gọi của các bậc chuyển hóa lấy từ tên gọi các bậc cơ bản.

Sự nâng cao các bậc cơ bản lên nửa cung gọi là thăng. Sự hạ thấp các bậc cơ bản xuống nửa cung gọi là giáng. Có cả thăng kép và giáng kép.

Nâng cao và hạ thấp các bậc cơ bản gọi là hóa.
 
6. Sự trùng âm của các âm thanh.

Như trên đã nói tất cả các nửa cung trong quãng tám đều bằng nhau. DO đó cùng 1 âm thanh nhưng có thể là do hóa âm.

Sự bằng nhau của các bậc có cùng 1 độ cao nhưng khác tên kí hiệu gọi là sự trùng âm.

Bậc chuyển hóa có thể ở cùng 1 độ cao so với bậc cơ bản, VD B giáng và C, F giáng và E.
 
7. Nửa cung diatonic, chromatic và nguyên cung.

Ở trên đã nêu các định nghĩa về nửa cung và nguyên cung. Cần phân biệt sự khác nhau giữa các nửa cung, nguyên cung diatonic và chromatic.

Nửa cung diatonic là nửa cung tạo nên giữa hai bậc kề nhau của hàng âm. Như trên đã nói, các bậc cơ bản của hàng âm tạo nên hai thứ nửa cung: E - F và B-C.

Ngoài các nửa cung nói trên, có thể tạ ra các nửa cung diatonic giữa các bậc cơ bản với bậc chuyển hóa cao hoặc mà thấp kề bên hoặc giữa hai bậc chuyển hóa.

Nửa cung chromatic được tạo ra bởi:

a, Giữa bậc cơ bản với sự hóa của nó.
b, Giữa bậc thăng với sự thăng kép của nó, giữa bậc giáng với sự giáng kép của nó.

Nguyên cung diatonic là nguyên cung được tạo nên giữa hai bậc kề nhau. Các bậc cơ bản tạo nên năm nguyên cung C-D, D-E, F-G, G-A, A-B.

Ngoài ra nguyên cung diatonic có thể tạo nên giữa các bậc cơ bản và bậc chuyển hóa cũng như giữa hai bậc chuyển hóa.

Nguyên cung Chromatic là nguyên cung được tao ra:

a, Giữa bậc cơ bản với sự thăng kép hoặc giáng kép của nó.
b, Giữa hai bậc chuyển hóa của 1 bậc cơ bản
c, giữa các bậc ở các nhau 1 bậc
 
8. Ký hiệu âm thanh bằng hệ thống chữ cái.

Ngoài tên gọi bằng vần của các âm thanh trong hoạt động âm nhạc người ta còn dùng phương thức kí hiệu âm thanh bằng chữ cái dựa trên bảng chữ cái LAtin. Bảy âm cơ bản được kí hiệu như sau.

Đô = C
Rê = D
Mi = E
Pha = F
Xon = G
La = A
Xi = H

Khi hình thành hệ thống chữ c ái này vào thời trung cổ hàng âm bắt đàu từ La trong đó Xi giáng là bậc cơ bản. Về sau xi giáng được thay bằng Xi. Do đó ban đầu hàng âm có dạng

A=La
B=Xi giáng
C= Đô
D=Rê
F=pha
G=Xon

Để kí hiệu các bậc chuyển hóa người ta thêm vào các chữ cái những vần: is - thăng, isis - thăng kép, es - giáng, eses - giáng kép.

Trường hợp ngoại lệ là bậc chuyển hóa xi giáng vẫn giỡ nguyên kí hiệu bằng chữ cái B,b.

Khi gặp những nguyên âm a và r để tiện phát âm, người ta bỏ e tron vần es,thành

Mi giáng là es
La giáng là as

Để kí hiệu các quãng tám người ta thêm vào những con sô hoặc những vạch nhỏ. Các âm thanh của quãng tám lớn và nhỏ kí hiệu bằng chữ cái hoa và chữ thường.

VD

La quãng tám lớn là A
Xon quãng tám nhỏ là G

Các âm thanh từ quãng tám thứ nhất đến quãng tám thứ 5 kí hiệu bằng những chữ thường kèm theo các số tương ứng với tên gọi của quãng tám hoặc kèm theo những vạch ở phía trên với số lượng tuong ứng.

Các âm thanh của những quãn tám trầm hoạc cực trầm được kí hiệu bằng chữ hoa kem theo số hoặc vạch ở dưới.
 

aadder27

Member
Appassionata said:
2.



Đặc tính của âm thanh có tính nhạc được xác định bởi ba thuộc tính là độ cao, độ mạnh và âm sắc.

.

Bài viết của anh quá đầy đủ rồi,nhưng em nghĩ đặc tính của âm thanh ở đây còn thiếu,đó là : trường độ,cường độ,cao độ và âm sắc
 

rikku

Active Member
,, .. Chúng ta đang học Âm nhạc T T Em muốn hiểu kỹ hơn thì anh cho mượn cuốn "ôn tập Vật lý 12" của Bùi Thanh Khiết, có hẳn 1 phần nói về âm học đấy =)) Tha hồ ^^ (cách đây vài tuần thi ĐH anh cũng thuộc hết nhưng bây giờ thả rồi ;)) )
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top